Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Phân tích
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính 04/2023/UBTVQH15

Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước
Cơ quan ban hành: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:04/2023/UBTVQH15Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Pháp lệnhNgười ký:Vương Đình Huệ
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
28/02/2023
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Kế toán-Kiểm toán

TÓM TẮT VĂN BẢN

Từ 01/5, cá nhân can thiệp trái luật vào kết quả kiểm toán bị phạt đến 50 triệu đồng

Đây là mức phạt mới được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua tại Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước ngày 28/02/2023.

Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước của cá nhân là 50 triệu đồng. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước của tổ chức là 100 triệu đồng.

Cụ thể, phạt từ 10 – 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Mua chuộc, hối lộ tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá dưới 02 triệu đồng cho Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán; Cản trở công việc của Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán viên Nhà nước.

Đồng thời, phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công. Phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng đối với hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán.

Ngoài ra, hành vi chậm gửi báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho Kiểm toán Nhà nước đến 30 ngày so với thời hạn yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước tại báo cáo kiểm toán cũng bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng.

Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01/5/2023.

Xem chi tiết Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 tại đây

tải Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
__________________

Pháp lệnh số: 04/2023/UBTVQH15

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
 lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________

PHÁP LỆNH

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 54/2014/QH13, Luật số 18/2017/QH14 và Luật số 67/2020/QH14;

n cứ Luật Kiểm toán nhà nước số 81/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 55/2019/QH14;

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Pháp lệnh này quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền, thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của Pháp lệnh này đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
Điều 3. Áp dụng quy định của pháp luật đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
1. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, ngoài việc bị xử phạt theo quy định của Pháp lệnh này, còn phải thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 4. Đối tượng bị xử phạt
1. Cá nhân quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiện hành vi quy định tại Chương II của Pháp lệnh này.
2. Tổ chức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiện hành vi quy định tại Chương II của Pháp lệnh này.
3. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 5. Các hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
1. Các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 8 của Luật Kiểm toán nhà nước.
2. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Luật Kiểm toán nhà nước.
3. Hành vi vi phạm quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước quy định tại Điều 68 của Luật Kiểm toán nhà nước.
Điều 6. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực kiểm toán nhà nước bao gồm:
a) Buộc cải chính thông tin, tài liệu, dữ liệu có nội dung sai lệch, không chính xác hoặc không trung thực;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
Điều 7. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của cá nhân là 50.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Pháp lệnh này là mức phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại Điều 16 của Pháp lệnh này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP
KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Điều 8. Hành vi vi phạm quy định về gửi báo cáo định kỳ
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý đến 15 ngày so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý từ trên 15 ngày đến 30 ngày so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý từ trên 30 ngày đến 60 ngày so với thời hạn quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý từ trên 60 ngày trở lên so với thời hạn quy định.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi từ chối gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước.
Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện việc kiểm toán
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp không kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Trì hoãn việc cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, không đầy đủ theo yêu cầu của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu không trung thực, không khách quan theo yêu cầu của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi từ chối cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính thông tin, tài liệu, dữ liệu có nội dung sai lệch, không chính xác hoặc không trung thực đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này.
Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về trả lời và giải trình liên quan đến nội dung kiểm toán
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trả lời và giải trình không kịp thời các vấn đề theo yêu cầu của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trả lời và giải trình không chính xác, không đầy đủ các vấn đề theo yêu cầu của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không trả lời và giải trình các vấn đề theo yêu cầu của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi từ chối trả lời và giải trình các vấn đề theo yêu cầu của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính thông tin, tài liệu, dữ liệu có nội dung sai lệch, không chính xác đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 11. Hành vi không ký biên bản kiểm toán, không chấp hành quyết định kiểm toán
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không ký biên bản kiểm toán theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định kiểm toán.
Điều 12. Hành vi mua chuộc, hối lộ Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán; cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. Mua chuộc, hối lộ tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2.000.000 đồng cho Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán;
2. Cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước.
Điều 13. Hành vi che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 14. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chậm gửi báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho Kiểm toán nhà nước đến 30 ngày so với thời hạn yêu cầu của Kiểm toán nhà nước tại báo cáo kiểm toán.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện không đầy đủ một trong những kiến nghị của Kiểm toán nhà nước trong khi có điều kiện thi hành;
b) Chậm gửi báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho Kiểm toán nhà nước từ trên 30 ngày đến 60 ngày so với thời hạn yêu cầu của Kiểm toán nhà nước tại báo cáo kiểm toán.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Báo cáo sai sự thật về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
b) Từ chối hoặc chậm gửi báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho Kiểm toán nhà nước từ trên 60 ngày trở lên so với thời hạn yêu cầu của Kiểm toán nhà nước tại báo cáo kiểm toán.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trong khi có điều kiện thi hành.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 4 Điều này.
Chương III
THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN, THẨM QUYỀN XỬ PHẠT
VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
TRONG LĨNH VỰC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Điều 15. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
1. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước bao gồm:
a) Kiểm toán viên nhà nước;
b) Tổ trưởng Tổ kiểm toán;
c) Phó Trưởng đoàn kiểm toán;
d) Trưởng đoàn kiểm toán;
đ) Kiểm toán trưởng.
2. Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 16. Thẩm quyền xử phạt và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Trưởng đoàn kiểm toán có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 Điều 6 của Pháp lệnh này.
2. Kiểm toán trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực kiểm toán nhà nước;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 Điều 6 của Pháp lệnh này.
3. Trưởng đoàn kiểm toán nhà nước có thẩm quyền xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi, nội dung cuộc kiểm toán trong thời hạn kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.
Chương IV
THỦ TỤC XỬ PHẠT, THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT
VÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT
Điều 17. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước được thực hiện theo quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III Phần thứ hai của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 69 của Luật Kiểm toán nhà nước về việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan; quyền khởi kiện và giải quyết đơn khởi kiện được thực hiện theo quy định tại Điều 69a của Luật Kiểm toán nhà nước về việc khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 18. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Kiểm toán trưởng có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 19. Thi hành quyết định cưỡng chế
1. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước do Kiểm toán nhà nước chủ trì, lực lượng Cảnh sát nhân dân, Kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản có trách nhiệm phối hợp thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc thi hành quyết định cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 88 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Hiệu lực thi hành
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2023.
Điều 21. Trách nhiệm tổ chức thi hành
Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức thi hành Pháp lệnh này; rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền bảo đảm có hiệu lực đồng thời với thời điểm Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành./.

_________________________
Pháp lệnh này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, phiên họp thứ 20 thông qua ngày 28 tháng 02 năm 2023.

 

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Vương Đình Huệ

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 51/2022/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 135/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính thuộc ngành Giao thông Vận tải

Thông tư 51/2022/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 135/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính thuộc ngành Giao thông Vận tải

Vi phạm hành chính, Giao thông

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi