Trả lời:
Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 15/2014/TT-BCA, “trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.”
Do đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chuyển quyền sở hữu xe, người mua phải làm thủ tục đăng ký sang tên xe. Quá thời hạn này, người mua xe chưa làm thủ tục sang tên xe sẽ bị xử phạt.
Đối chiếu với quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020), tổ chức, cá nhân không đăng ký sang tên xe theo quy định bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 400.000 đồng - 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô;
- Phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng đối với cá nhân, từ 04 - 08 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô.
Như vậy, trường hợp không sang tên xe đúng thời hạn quy định sẽ bị xử phạt theo mức nêu trên.
Đồng thời, việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 nêu trên chỉ được thực hiện thông qua:
- Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
- Công tác đăng ký xe.
Theo đó, khi bạn làm thủ tục đăng ký sang tên xe, bạn sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi không sang tên xe.
Lưu ý, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt (khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).
Nếu quá thời hạn này, sẽ bị cưỡng chế thị hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng sổ tiền phạt chưa nộp.