Kế hoạch 116/KH-BVHTTDL 2024 tổ chức Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Kế hoạch 116/KH-BVHTTDL

Kế hoạch 116/KH-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2024
Cơ quan ban hành: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:116/KH-BVHTTDLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Kế hoạchNgười ký:Trịnh Thị Thủy
Ngày ban hành:10/01/2024Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch

tải Kế hoạch 116/KH-BVHTTDL

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Kế hoạch 116/KH-BVHTTDL DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Kế hoạch 116/KH-BVHTTDL PDF PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
_______________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

Số: 116/KH-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2024

 

 

KẾ HOẠCH

Tổ chức Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2024

________________

 

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thông qua các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn (2024) nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong nền văn hóa thống nhất mà đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc, đồng thời góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc tại “Ngôi nhà chung”, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, mang đến không khí đón Tết cổ truyền dân tộc cho khách du lịch những ngày đầu Xuân.

- Tái hiện, giới thiệu các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam, qua đó để mọi người dân, du khách hiểu thêm những giá trị, nét đẹp văn hoá, truyền thống của các dân tộc Việt Nam trong hoạt động đón Tết vui xuân đặc trưng đã có từ ngàn đời nay; tăng cường kế thừa và thực hành các loại hình văn hóa nhằm bảo tồn, phát huy các nghi lễ, tín ngưỡng, các loại hình nghệ thuật truyền thống, dân ca dân vũ đặc biệt của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; nâng cao sự cố kết cộng đồng, hỗ trợ nhau cùng phát triển, qua đó giáo dục thế hệ người Việt Nam ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.

2. Yêu cầu

- Các hoạt động cần tạo không khí vui tươi phấn khởi trong những ngày đầu xuân năm mới nhằm động viên, khích lệ đồng bào các dân tộc tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, đáp ứng nhu cầu về văn hóa tinh thần của quần chúng Nhân dân dịp Tết Giáp Thìn và thiết thực kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024).

- Các đại diện tham gia hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn trong Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền tổ quốc” là người có uy tín trong cộng đồng (nhân sỹ, trí thức, già làng, trưởng bản, nghệ nhân...) người dân tộc thiểu số đã có thành tích đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc tại địa phương.

- Việc tổ chức các hoạt động trong Ngày hội phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các địa phương, dân tộc tham gia sự kiện.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức trang trọng, tiết kiệm và đảm bảo an toàn tuyệt đối về chính trị, an ninh, trật tự xã hội.

II. QUY MÔ, THÀNH PHẦN, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

1. Quy mô

- Hoạt động của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với một số ban, ngành Trung ương và các địa phương.

- Chủ thể thực hiện: Chủ thể văn hoá - đồng bào dân tộc tái hiện các lễ hội, cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất, thực hành các nghi thức dân gian tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Dự kiến khoảng hơn 200 người của 28 cộng đồng dân tộc, của 16 tỉnh đại diện cho các dân tộc, vùng miền.

+ Huy động 40 đồng bào dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng.

+ Huy động 30 đồng bào dân tộc B’ru Vân Kiều, tỉnh Quảng Bình.

+ Huy động 40 đồng bào dân tộc Kinh, tỉnh Thanh Hóa.

+ Huy động 25 đồng bào dân tộc Chăm Bà-la-môn, tỉnh Ninh Thuận.

+ Mời người có uy tín trong cộng đồng (Nhân sỹ, trí thức, già làng, trưởng bản, nghệ nhân...) của một số cộng đồng dân tộc khu vực biên giới, mỗi dân tộc 2 người của 03 tỉnh: dân tộc Si La, Lự, La Hủ, Cống (Lai Châu), Cờ Lao, La Chí, Pu Péo, Lô Lô (Hà Giang), Ơ Đu (Nghệ An).

+ Có sự tham gia của hơn 100 đồng bào với 16 nhóm cộng đồng dân tộc hoạt động hàng ngày: Tày, Nùng (Thái Nguyên); Dao (Ba Vì, Tp Hà Nội); Mông (Hà Giang); Mường (Hòa Bình); Lào, Thái, Khơ Mú (Sơn La); Tà Ôi, Cơ Tu (Thừa Thiên Huế); Ba Na, Gia Rai (Gia Lai); Xơ Đăng (Kon Tum); Raglai (Ninh Thuận); Ê Đê (Đắk Lắk); Khmer (Sóc Trăng).

2. Thành phần tham dự

2.1. Trung ương

- Kính mời Lãnh đạo Đảng, Nhà nước (hàng năm theo thông lệ kính mời Chủ tịch nước chúc Tết cộng đồng các dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam) .

- Đại diện Lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Chủ tịch nước; Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Việt Nam...)

- Đại diện các đơn vị thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

- Đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí.

- Các Công ty lữ hành.

2.2. Địa phương

- Đại diện Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố tham gia Ngày hội: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Giang, Lai Châu, Nghệ An, Thái Nguyên, Sơn La, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Quảng Bình, Cao Bằng.

- Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao các địa phương tham gia: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Giang, Lai Châu, Nghệ An, Thái Nguyên, Sơn La, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Quảng Bình, Cao Bằng.

3. Thời gian, địa điểm

Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” được tổ chức trong 02 ngày (chưa kể ngày đi, về, trong đó các đoàn có mặt khoảng 14h00 ngày 23/02/2024), từ ngày 24 - 25/02/2024 (tức ngày 15, 16 tháng Giêng âm lịch) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Chương trình Bài ca mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân đất nước (Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc Tết đồng bào các dân tộc).

- Thời gian dự kiến: 08h30-09h30 thứ Bảy ngày 24/02/2024 (tức ngày 15 tháng Giêng).

- Địa điểm: Sân Lễ hội khu các làng dân tộc III.

- Nội dung:

+ Các bài ca về Đảng, về Bác Hồ, về mùa Xuân và giới thiệu di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc: Dự kiến Trình diễn giới thiệu trò Xuân phả - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tỉnh Thanh Hóa; các điệu múa đầu năm, múa lễ hội đền tháp của đồng bào Chăm Bà-la-môn tỉnh Ninh Thuận; giới thiệu nghệ thuật Hát Then di sản văn hóa đại diện nhân loại của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng; cồng chiêng, xoang của đồng bào B’ru Vân Kiều tỉnh Quảng Bình.

+ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc Tết đồng bào các dân tộc, tặng quà người có uy tín đồng bào dân tộc (28 đại diện 28 dân tộc: nhân sỹ, trí thức, già làng, trưởng bản, nghệ nhân...), đại diện đồng bào các dân tộc tặng quà, chúc Tết lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cùng tham gia vòng xòe đại đoàn kết các dân tộc đầu Xuân. Trồng cây lưu niệm tại khu các làng dân tộc sau đó dự tái hiện lễ Trỉa lúa của dân tộc B’ru Vân Kiều tỉnh Quảng Bình hoặc dự lễ hội Nàng Hai của dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng.

- Đơn vị thực hiện: Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Du lịch các tỉnh tham gia Ngày hội tổ chức thực hiện.

2. Tái hiện giới thiệu nghi thức, lễ hội truyền thống vùng miền, trình diễn di sản văn hóa

2.1. Tái hiện Lễ Trỉa lúa (Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia) của dân tộc B'ru Vân Kiều

- Thời gian: 09h30, thứ Bảy ngày 24/02/2024 (tức ngày 15 tháng Giêng)

- Địa điểm: Khu các làng dân tộc.

- Nội dung: Đồng bào B’ru Vân Kiều chủ yếu sinh sống tại các bản làng trên dãy Trường Sơn ở miền Tây Quảng Bình. Nơi đây khí hậu vô cùng khắc nghiệt, hạn hán, mưa lũ, thiên tai triền miên. Mùa hè thì nắng gió lào khô nóng thổi rát cả da thịt trong khi mùa đông lại lạnh giá và rét mướt. Chính vì thế, đồng bào người Bru-Vân Kiều luôn phải du canh du cư, sống dựa vào tự nhiên, núi rừng, sông suối. Hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân là làm nương rẫy và trồng lúa. Hằng ngày họ phát, đốt, cốt, trỉa để có thể sinh tồn. Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng người B’ru Vân Kiều luôn sáng tạo và gìn giữ vốn di sản văn hóa phi vật thể phong phú, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn, thẩm mỹ dựa trên các hoạt động thường ngày và tín ngưỡng tâm linh của họ. Trỉa lúa (lấp lỗ) là công đoạn cuối cùng của quy trình làm nương rẫy: từ chặt, đốt, cốt rồi đến trỉa. Tuy nhiên, công đoạn này đã được người dân nâng lên thành lễ hội với ý nghĩa là trước khi đem hạt giống được cất giữ kín đáo trong gùi ra, phải trỉa xuống đất để cầu mong các vị thần linh như thần trời, thần nước, thần núi, thần rừng gìn giữ và bảo hộ cho hạt giống được sinh sôi nảy nở, chắc hạt nặng bông khi đến mùa thu hoạch.

- Dự kiến mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu và đồng bào các dân tộc chứng kiến, dự, chung vui.

- Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình (Đồng bào dân tộc B’ru Vân Kiều huy động) và Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

2.2. Tái hiện Lễ hội Nàng Hai - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của dân tộc Tày

- Thời gian: 10h00, Thứ Bảy ngày 24/02/2024 (tức ngày 15 tháng Giêng)

- Địa điểm: Khu các làng dân tộc.

- Nội dung: Đây là lễ hội tiêu biểu của dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng thể hiện đầy đủ giá trị tâm linh truyền thống cũng như các loại hình văn hóa dân gian của dân tộc Tày tại địa phương. Lễ hội Nàng Hai hay còn gọi là Mẹ Trăng của người Tày ở Cao Bằng là một trong những lễ hội dân gian truyền thống, mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ. Lễ hội này được sáng tạo từ chính cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất của người nông dân miền núi. Lễ hội Nàng Hai của đồng bào Tày ở Cao Bằng được bắt đầu vào tháng Giêng và kéo dài đến trung tuần tháng Ba.

Theo tín ngưỡng dân gian dân tộc Tày, trên cung trăng có Mẹ Trăng và mười hai nàng tiên, là các con gái của Mẹ. Mẹ cùng các nàng hằng năm chăm lo bảo vệ mùa màng cho dân chúng ở trần gian. Hội Nàng Hai được tổ chức với ý nghĩa tượng trưng các mẹ các nàng ở dưới trần gian hành trình lên trời đón Mẹ Trăng và các nàng tiên xuống thăm trần gian và giúp trần gian trong công việc làm ăn để sinh sống. Trước đây, sản xuất nông nghiệp của người Tày phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên bà con luôn ước vọng một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình êm ấm. Lễ hội Nàng Hai là một trong những lễ hội cổ truyền của đồng bào Tày, thể hiện ước vọng của đồng bào vào lực lượng siêu nhiên với trí tưởng tượng phong phú, hình thức diễn xướng lễ độc đáo, đặc sắc.

- Dự kiến mời Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu và đồng bào các dân tộc chứng kiến, dự, chung vui.

- Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng (Đồng bào dân tộc Tày huy động và đồng bào đang hoạt động hàng ngày) và Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

2.3. Giới thiệu Trò Xuân phả - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

- Thời gian: 09h00 Chủ Nhật ngày 25/02/2024 (tức ngày 16 tháng Giêng).

- Địa điểm: Sân lễ hội làng III, Khu các làng dân tộc.

- Nội dung: Trò Xuân Phả được xem không chỉ độc đáo, đặc sắc mà còn “độc nhất vô nhị” ở Thanh Hóa. Tháng 9/2016, trò Xuân Phả được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Di sản này không chỉ là báu vật văn hóa xứ Thanh, mà đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Đặc trưng ở trò Xuân Phả là các vũ công nam có những động tác phóng khoáng, tay chân mở rộng, khỏe, thể hiện “trong nhu có cương, trong cương có nhu” với nhiều động tác múa, đội hình múa, làm tôn nên sắc thái văn hóa lúa nước, vẻ duyên dáng, tinh tế, kín đáo nhưng cũng rất mạnh mẽ của người Việt.

- Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

2.4. Tái hiện Lễ hội múa đầu năm - Rija Nagar của dân tộc Chăm

- Thời gian: 10h00 Chủ Nhật ngày 25/02/2024 (tức ngày 16 tháng Giêng).

- Địa điểm: Từ làng dân tộc Chăm đến quần thể tháp Chăm, Khu các làng dân tộc III.

- Nội dung: Lễ hội Rija Nagar diễn ra vào hai (02) ngày chính là ngày thứ Năm và ngày thứ Sáu hàng tuần. Nếu gọi theo con vật dâng cúng thì người Chăm nói: “ngày vào cúng con gà ngày ra cúng con dê”. Còn nếu, gọi theo tên các vị thần được thỉnh mời về để nhận lễ vật thì người Chăm nói: “ngày đầu tiên cúng các thần linh mới, ngày thứ hai cúng các thần linh cũ”. Tức là, ngày thứ nhất dâng lễ vật cho các vị thần linh đến từ thế giới Hồi giáo chỉ có các món ăn chay như chè, xôi và trái cây. Ngày thứ hai, dâng lễ vật cho các vị thần linh ảnh hưởng tín ngưỡng Ấn Độ giáo được thờ phượng trên các đền tháp với các món ăn mặn người ta làm một con dê để tế thần và các vị anh hùng dân tộc. Lễ hội Rija Nagar diễn ra trong thời điểm chuyển giao giữa mùa khô với mùa mưa như một hình thức cầu mưa. Đời sống người Chăm, gắn liền với các hoạt động nông nghiệp, với ruộng đồng từ nhiều đời nay. Do đó, lúc nào họ cũng khát khao cho khí trời thuận lòng người, cầu trời cho mưa rơi xuống, đất đai tươi tốt để có được vụ mùa bội thu.

Lễ hội Rija Nagar là một sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của người Chăm kết hợp với nghệ thuật biểu diễn ca múa nhạc làm cho không khí của năm mới tràn đầy phấn khởi và vui vẻ. Góp phần quan trọng trong việc bảo tồn các giá trị bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc Chăm.

- Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận (Đồng bào dân tộc Chăm Bà-la-môn) và Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

3. Chương trình “Du xuân” giới thiệu trò chơi dân gian, tri thức dân gian, ẩm thực truyền thống ngày Tết

3.1. Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ

- Thời gian: 9h30 - 10h00 Thứ Bảy ngày 24/02/2024 (tức ngày 15 tháng Giêng).

- Địa điểm: Khu các làng dân tộc

- Nội dung: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm sâu sắc đến môi trường. Người căn dặn Nhân dân phải tích cực trồng cây, gây rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Mùa Xuân Canh Tý, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động Tết trồng cây đầu tiên. Từ đó đến nay, cứ mỗi độ xuân về, Nhân dân cả nước lại hưởng ứng “Tết trồng cây” làm theo lời Bác. Phong trào này đã trở thành nét đẹp văn hóa, một hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị, địa phương và mọi người dân Việt Nam. Theo lời dạy của Người, trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta luôn có những chương trình lớn để thực hiện trồng cây phủ xanh đất trống, đồi trọc. Hằng năm, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào các dân tộc tụ họp về đây tổ chức các hoạt động vui xuân đón Tết và cùng với Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thực hiện nghi lễ trồng cây tại không gian các làng dân tộc. Nhân dịp Tết Giáp Thìn năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mời Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đồng bào trồng cây tại không gian làng dân tộc.

- Đơn vị thực hiện: Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp xây dựng chương trình, kịch bản chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện.

3.2. Chương trình “Du Xuân”giới thiệu trò chơi dân gian, tri thức dân gian, ẩm thực truyền thống ngày Tết

- Thời gian: 08h00 - 16h30 thứ Bảy, Chủ nhật ngày 24-25/02/2024 (tức ngày 15, 16 tháng Giêng).

- Địa điểm: Không gian các làng dân tộc điểm nhấn là các làng dân tộc phía Bắc.

- Nội dung: Tăng cường các hoạt động vui Tết đón xuân; giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc; thao tác giới thiệu tri thức dân gian, ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống; giới thiệu trò chơi dân gian ngày xuân...

+ Tổ chức các hoạt động trò chơi dân gian “Hội xuân”: nhảy sạp, đi cà kheo, đi cầu kiều, đánh đu... giao lưu tại không gian các nhà dân tộc (Thái, Mường, Mông, Dao, Tày, Nùng, Khơ Mú, Lào) với điểm nhấn Sắc màu Văn hóa - Du lịch Tây Bắc, các dân tộc phía Bắc là điểm nhấn, các dân tộc Tây Nguyên, Nam Bộ cộng hưởng tạo không khí vui tươi, phấn khởi ngày xuân.

+ Giới thiệu ẩm thực, các loại món ngày Tết: bánh chưng ngày Tết, xôi nếp ba màu, gà quay dân tộc, lợn quay, thịt sấy, lạp sườn, thắng cố, rượu ngô... (tại không gian các nhà dân tộc Thái, Mường, Tày, Nùng, Khơ Mú, Lào, Mông, Dao).

+ Giới thiệu sắc trắng của hoa cải (Mộc Châu), sắc phớt hồng của màu hoa Tam giác mạch (Hà Giang) cùng với sắc đào Tây Bắc ngày Tết...sẽ mang tới một dư vị ngày xuân.

- Đơn vị thực hiện: Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp với cộng đồng các dân tộc hoạt động hàng ngày tại Làng tổ chức thực hiện.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình, kịch bản chi tiết và các văn bản liên quan đến công tác tổ chức Ngày hội.

- Phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước báo cáo mời Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Chương trình Bài ca mừng Đảng quang vinh, mừng xuân đất nước; Chương trình giới thiệu nghi thức lễ hội và di sản văn hóa: Tái hiện lễ Trỉa lúa - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của dân tộc B’ru Vân Kiều tỉnh Quảng Bình; tái hiện lễ hội Nàng Hai - Di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng; giới thiệu trình diễn Trò xuân phả - Di sản văn hóa phi vật thể của xứ Thanh; tái hiện lễ múa đầu năm Rija Nagar của dân tộc Chăm Bà-la-môn tỉnh Ninh Thuận.

- Chịu trách nhiệm về cơ sở vật chất, điều kiện ăn, nghỉ; đón và tổ chức các hoạt động của đồng bào tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

- Tổ chức trang trí; đảm bảo điện, nước, âm thanh, ánh sáng; duy trì đảm bảo an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ.

- Lập dự toán và đảm bảo nguồn kinh phí cho các hoạt động của đồng bào tại Khu các làng dân tộc.

- Chủ động thực hiện công tác lễ tân, hậu cần, tuyên truyền, thông tin, quảng bá về các hoạt động của Ngày hội.

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí tăng cường tuyên truyền, quảng bá các hoạt động sự kiện trước, trong và sau Ngày hội, đặc biệt trước Tết Nguyên đán.

2. Văn phòng Bộ

- Phối hợp với Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam tham mưu Lãnh đạo Bộ mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương dự sự kiện và phối hợp xây dựng bài phát biểu của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Phối hợp với Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong các hoạt động: Hỗ trợ công tác quảng bá, truyền thông về sự kiện, bố trí phương tiện đi lại cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tham gia các hoạt động.

3. Các cơ quan báo chí thuộc Bộ (Báo Văn hóa, báo Điện tử Tổ quốc, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật)

Phối hợp tuyên truyền, quảng bá các hoạt động Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2024 trước, trong và sau thời gian diễn ra sự kiện.

4. Các Cục, Vụ khác thuộc Bộ: Tham dự các hoạt động và hỗ trợ Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

5. Đề nghị Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước

Phối hợp báo cáo Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Chương trình Bài ca mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân đất nước. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc Tết đồng bào các dân tộc, trồng cây lưu niệm tham gia các nghi thức lễ hội tôn vinh giá trị di sản của cộng đồng các dân tộc.

6. Đề nghị các địa phương

- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng huy động 40 đồng bào dân tộc Tày; Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa huy động 40 đồng bào dân tộc Kinh; Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình huy động 30 đồng bào dân tộc B’ru Vân Kiều; Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận huy động 25 đồng bào dân tộc Chăm Bà-la-môn tham gia các lễ hội, giới thiệu bản sắc văn hóa, du lịch địa phương tại Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2024 theo Kế hoạch.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố (Hà Nội, Thái Nguyên, Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Sóc Trăng, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế) với đầu mối là Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao hỗ trợ chuyên môn, bổ sung nhóm cộng đồng đang hoạt động hàng ngày của địa phương tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tham gia Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2024 theo Kế hoạch và phối hợp tuyên truyền, quảng bá về sự kiện.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: dân tộc Si La, Lự, La Hủ, Cống (Lai Châu); Pu Péo, Cờ Lao, La Chí, Lô Lô (Hà Giang), Ơ Đu (Nghệ An) cử 02 đại biểu/1 địa phương theo cơ cấu dân tộc được xác định là người có uy tín trong cộng đồng tham gia các hoạt động Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2024 theo Kế hoạch.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam chịu trách nhiệm gồm:

- Kinh phí hoạt động cho các đoàn dân tộc tham gia tại Khu các làng dân tộc; kinh phí đi lại, ăn, ở, bồi dưỡng cho đồng bào các dân tộc tham gia biểu diễn, tổ chức tái hiện lễ hội...; đại biểu dân tộc thiểu số là người có uy tín trong cộng đồng.

- Các chi phí khác theo quy định hiện hành.

2. Kinh phí tập luyện, hợp luyện cho đồng bào các dân tộc do địa phương chi trả; những đại biểu hưởng lương từ NSNN thực hiện theo chế độ tài chính hiện hành do cơ quan quản lý nhà nước chi trả.

3. Kinh phí hoạt động cho đoàn nghệ nhân dân tộc Kinh, tỉnh Thanh Hóa tham gia tổ chức hoạt động từ ngày 23 -25/02/2024 do địa phương chi trả.

4. Kinh phí của các cơ quan, đơn vị phối hợp.

Trên đây là Kế hoạch tổ chức Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ động triển khai thực hiện đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động./.

 

Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo)
- Các Thứ trưởng;
- VP Chủ tịch nước; VP TW Đảng; VP Quốc hội, VP Chính phủ (để báo cáo và phối hợp);
- UBND, Sở VHTTDL các tỉnh/thành tham gia;
- Các đơn vị liên quan thuộc Bộ VHTTDL;
- BQL Làng VHDL các DTVN;
- Các đơn vị phối hợp thực hiện;
- Lưu: VT, LVHDL, B.40.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trịnh Thị Thủy

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi