Quyết định 1852/QĐ-BTP 2020 Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở dành cho hòa giải viên

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1852/QĐ-BTP

Quyết định 1852/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp ban hành Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở dành cho hòa giải viên
Cơ quan ban hành: Bộ Tư phápSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1852/QĐ-BTPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Thanh Tịnh
Ngày ban hành:01/09/2020Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
___________

Số: 1852/QĐ-BTP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________

Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2020

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở dành cho hòa giải viên

_____________

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

 

Căn cứ Luật Hòa giải ở cơ sở ngày 20/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở;

Căn cứ Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022”;

Căn cứ Quyết định số 4077/QĐ-BTP ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chương trình khung bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên;

Căn cứ Kế hoạch số 4238/KH-BTP ngày 28/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về xây dựng Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở dành cho đội ngũ hòa giải viên;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở dành cho hòa giải viên.

Tài liệu này thay thế Tài liệu 3 trong Bộ tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên ban hành kèm theo Quyết định số 1753/QĐ-BTP ngày 22/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (để phối hợp);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Vụ PBGDPL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Thanh Tịnh

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HÒA GIẢI VIÊN Ở CƠ SỞ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2019 ĐẾN NĂM 2022

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ DÀNH CHO ĐỘI NGŨ HÒA GIẢI VIÊN

I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CHUNG VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ

1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hòa giải ở cơ sở

1.1. Khái niệm hòa giải ở cơ sở

Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở[1],

1.2. Đặc điểm của hòa giải ở cơ sở

Hòa giải ở cơ sở có những đặc điểm chung của công tác hòa giải gồm:

- Là một phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên theo quy định của pháp luật về hòa giải.

- Là sự thỏa thuận ý chí, thể hiện quyền tự định đoạt của các bên mâu thuẫn, tranh chấp. Nói cách khác, chủ thể trong quan hệ hòa giải phải chính là các bên mâu thuẫn, tranh chấp. Kết quả hòa giải thành hay không thành hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên tranh chấp có tìm ra được giải pháp giải quyết tranh chấp không.

- Các bên tranh chấp cần đến một bên thứ ba làm trung gian hòa giải, giúp họ đạt được thỏa thuận, tìm ra được hướng giải quyết tranh chấp, chấm dứt bất đồng, xung đột. Bên thứ ba chính là hòa giải viên, có vai trò trung lập và độc lập với các bên tranh chấp.

- Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên tranh chấp không được trái với quy định của pháp luật, phải phù hợp đạo đức xã hội, không xâm phạm lợi ích hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba. Dù thỏa thuận hòa giải thhiện ý chí tự nguyện của các bên tranh chấp, nhưng nếu thỏa thuận đó vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì không được công nhận.

Ngoài những đặc điểm chung của công tác hòa giải nêu trên, hòa giải ở cơ sở còn có những đặc điểm riêng như sau:

- Hòa giải ở cơ sở được điều chỉnh bởi Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, nhằm giải quyết các mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp dân sự (như mâu thuẫn trong gia đình, dòng họ, tranh chấp giữa hàng xóm láng giềng...) và vi phạm pháp luật trong trường hợp không bị xử lý vi phạm hành chính, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự xảy ra trên địa bàn.

- Tổ hòa giải ở cơ sở là tổ chức tquản của nhân dân, hoạt động trên cơ sở tự nguyện vì mục đích xã hội, vì cộng đồng và phi lợi nhuận; việc hòa giải không thu phí.

- Hòa giải viên ở cơ sở là người thường trú tại cơ sở, khi hòa giải, hòa giải viên không chỉ dựa trên các quy định của pháp luật (giải thích, hướng dẫn các bên vận dụng pháp luật) mà còn dựa vào chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán tốt đẹp để giúp đỡ, thuyết phục các bên tự thương lượng, thỏa thuận chấm dứt mâu thuẫn, xung đột. Hòa giải viên ở cơ sở không có quyền xét xử như thẩm phán và không được ra phán quyết như trọng tài viên.

- Cách thức hòa giải ở cơ sở không phải tuân theo trình tự, thủ tục bắt buộc mà tùy thuộc từng vụ việc cụ thể, hòa giải viên linh hoạt hòa giải sao cho phù hợp với đối tượng, tính chất, hoàn cảnh.

1.3. Vai trò của hòa giải ở cơ sở

Hòa giải ở cơ sở có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, có thể nói đây là một phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả, thể hiện trên những mặt sau:

- Là một phương thức giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật.

- Góp phần giữ gìn, duy trì đoàn kết trong nội bộ nhân dân; củng cố, phát huy tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình, cộng đồng; phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý xã hội. Công tác hòa giải ở cơ sở thể hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thông qua đó nhân dân, xã hội trực tiếp tham gia quản lý mọi mặt đời sống xã hội.

Bằng hoạt động hòa giải ở cơ sở, các bên tranh chấp đã tự mình giải quyết tranh chấp, xung đột trên cơ sở mong muốn, hài hòa lợi ích của các bên. Hòa giải viên là người hoạt động vì lợi ích cộng đồng, họ không hướng tới mục tiêu lợi nhuận; công việc của hòa giải viên là hàn gắn những mâu thuẫn nảy sinh trong gia đình, dòng họ, tranh chấp giữa hàng xóm láng giềng với nhau; để từ đó không cần đến sự can thiệp của Nhà nước đối với những công việc mà xã hội có thể tlàm được. Điều này thể hiện cao quyền làm chủ của nhân dân, góp phần thực hiện có hiệu quả Hiến pháp năm 2013.

- Hoạt động hòa giải ở cơ sở góp phần tích cực trong việc giảm áp lực cho các cơ quan Nhà nước, cơ quan tư pháp; hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo, nhất là khiếu nại vượt cấp, kéo dài.

Kết quả hòa giải thành ở cơ sở phần lớn được các bên tự nguyện thi hành, bởi nội dung thỏa thuận khi hòa giải thành là ý chí của các bên tranh chấp, các bên hài lòng với giải pháp đã thống nhất nên thường tự giác thi hành một cách nhanh chóng (đa số các trường hợp không cần tòa án công nhận). Vì thế, các mâu thuẫn được triệt tiêu hoàn toàn nên không có khiếu kiện (bao gồm cả khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện kéo dài). Thực tế cho thấy, mọi vấn đề đều nảy sinh từ cơ sở và ở đâu làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở thì ở đó an toàn chính trị, an ninh, trật tự xã hội được giữ vững[2].

- Hoạt động hòa giải ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần trực tiếp tác động đến việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.

Bằng việc vận dụng những quy định pháp luật để giải thích, phân tích, hướng dẫn các bên giải quyết tranh chấp, hòa giải viên đã giúp họ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình để từ đó xử sự phù hợp với quy định pháp luật, chuẩn mực đạo đức xã hội.

- Công tác hòa giải ở cơ sở giúp giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, kịp thời và triệt để; ít tốn kém về thời gian, nhân lực.

Hòa giải viên ở cơ sở là người sinh sống tại địa bàn dân cư nên họ có điều kiện phát hiện sớm và nắm bắt được nội dung vụ, việc, tranh chấp. Ngay khi vụ việc vừa phát sinh, hòa giải viên ở cơ sở biết được sự việc, có mặt kịp thời để can ngăn sự việc tiến triển theo chiều hướng xấu[3], dàn xếp ngay, làm cho sự việc lắng xuống, các bên bình tĩnh lại và từ đó hướng dẫn, giúp đỡ các bên hóa giải mâu thuẫn một cách ổn thỏa. Thực tiễn hoạt động hòa giải ở cơ sở cho thấy, có những vụ việc nếu không được hòa giải kịp thời thì sự việc bị dồn nén lâu ngày, âm ỉ trong mỗi bên, đến khi bùng phát trở nên nghiêm trọng, thậm chí thành hành vi vi phạm pháp luật hình sự, xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của các bên. Hòa giải ở cơ sở sẽ kịp thời dập tắt xung đột, không để mâu thuẫn trở nên gay gắt, không vượt qua giới hạn, giúp cho các bên tránh được việc giải quyết xung đột bằng bạo lực.

Khi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải ở cơ sở, các bên không phải trả lệ phí, không mất nhiều thời gian tham gia vụ kiện, công việc không bị ảnh hưởng.

- Kết quả hòa giải thành ở cơ sở phần lớn được các bên tự nguyện thi hành, góp phần giảm khiếu kiện của nhân dân.

Khi hòa giải thành, nội dung thỏa thuận là ý chí của các bên tranh chấp, các bên hài lòng với giải pháp giải quyết do chính họ đưa ra nên thường là tự giác thi hành một cách nhanh chóng (đa số các trường hợp không cần tòa án công nhận, họ tự nguyện thực hiện theo các nội dung đã thỏa thuận). Vì thế, các mâu thuẫn được triệt tiêu hoàn toàn nên không có khiếu kiện (bao gồm cả khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện kéo dài). Thực tế cho thấy, mọi vấn đề đều nảy sinh từ cơ sở và ở đâu làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở thì ở đó an toàn chính trị, an ninh, trật tự xã hội được giữ vng.

Mặt khác, đối với bản án, khi thi hành thường gặp nhiều trở ngại khó khăn vì nhiều đương sự không hài lòng với quyết định của bản án; việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định của bản án mang tính bắt buộc nên đương sự có nghĩa vụ thường không tự nguyện thi hành, từ đó cần đến việc giải quyết của cơ quan Thi hành án dân sự. Điều này tạo áp lực cho cả đương sự và cơ quan thi hành án, một số trường hợp đương sự không đồng ý với việc thi hành án đã khiếu nại, khiếu kiện, dẫn đến tình trạng vụ việc bị kéo dài nhiều năm.

- Tiết kiệm chi phí

Khi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải ở cơ sở, các bên tiết kiệm và giảm thiểu rất nhiều chi phí. Hiện nay, vụ việc hòa giải ở cơ sở không tính phí, hòa giải viên làm việc trên cơ sở tự nguyện, vì lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng. Trong tố tụng dân sự nếu vụ việc được hòa giải thành do Thẩm phán tiến hành trước khi mở phiên tòa thì các đương sự phải chịu 50% án phí dân sự sơ thẩm. Đối với trường hợp vụ án dân sự đưa ra xét xử thì các đương sự phải nộp án phí theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình không có giá ngạch thì mức án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng. Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch thì mức án phí căn cứ vào giá trị tài sản có tranh chấp[4]. Thực tế có không ít vụ án dân sự phải qua nhiều vòng tố tụng (sơ thẩm, phúc thẩm; giám đốc thẩm lại trở về sơ, phúc thẩm...), bên thắng kiện đôi khi không đủ bù đắp chi phí tố tụng; ngoài ra công việc của các bên đương sự bị ảnh hưởng do phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án, điều này ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các bên, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập bị giảm sút.

2. Phạm vi hòa giải ở cơ sở

Theo Điều 3 Luật Hòa giải ở cơ sở, Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, phạm vi hòa giải ở cơ sở được quy định như sau:

2.1. Các mâu thuẫn, tranh chấp vi phạm pháp luật được tiến hành hòa giải, gồm:

a) Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác);

Ví dụ: Nhà bà Th và ông H là hai hộ liền kề. Gần đây, ông H có nuôi gà tre và làm chuồng nuôi nhốt sát ngay cửa sổ nhà bà Th. Gà gáy suốt ngày làm bà Th mất ngủ. Phân gà bốc mùi hôi thối gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, ô nhiễm không khí và ảnh hưởng tới sức khỏe các thành viên trong gia đình bà Th. Bà Th đã nhắc nhnhiều lần nhưng ông H vẫn tiếp tục nuôi nên hai bên lời qua tiếng lại, gây mất trật tự nơi xóm phố.

b) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;

Ví dụ: Là hàng xóm thân thiết nhiều năm, ông B có nhu cầu được mua con bò cái của ông A để nhân giống với giá 10 triệu đồng. Hai bên đã thống nhất việc mua bán, ông B trao 10 triệu đồng cho ông A mà không có giấy tờ gì, riêng việc nhận bò, hai bên thống nhất ba ngày sau sẽ giao nhận để được ngày tốt. Ngày hôm sau, ông A nghĩ lại thấy bán bò giá đó là thấp, bởi con bò cái đang có chửa nên tiếc không muốn bán. Vì thế, khi ông B sang nhận bò, ông A không giao bò mà đề nghị ông B thông cảm nhận lại 10 triệu đồng. Ông B không đồng ý do việc mua bán đã hoàn thành, tiền ông đã trả, chỉ còn mỗi việc giao nhận bò. Hai bên đã xảy ra tranh chấp, lời qua tiếng lại.

c) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha, mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn.

Ví dụ: Anh H và chị T kết hôn đã được 15 năm, sinh được 2 con, một trai, một gái, hiện 2 con đang tuổi đi học. Cuộc sống của gia đình anh chị rất khó khăn, hàng ngày chị tần tảo bán rau ngoài chợ, anh thì làm nghề chạy xe ôm. Chạy xe vất vả, mà vẫn không có tiền, anh H thường to tiếng, chửi bới, thậm chí “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với vợ. Chị T do làm việc mệt mỏi nên đôi khi cũng nặng lời, xỉa xói chồng. Gần đây, hai vợ chồng anh chị thường xuyên cãi vã, to tiếng với nhau, gây mất trật tự thôn xóm.

d) Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính.

Ví dụ: Anh P và anh L đang vui vẻ trò chuyện, uống rượu thì vợ anh P hớt hải chạy về, nói con trâu của anh L đã phá nát ruộng ngô nhà mình. Vợ chồng anh P yêu cầu anh L đền bù. Cho rằng tại anh P rủ mình uống rượu say, không quản lý được trâu nên anh L không đồng ý. Hai người bạn từ “vui vẻ” quay sang xô xát, mâu thuẫn. Vợ anh P vào can thì bị anh L đẩy ra, ngã xây xước tay chân.

đ) Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp sau đây:

- Trường hợp không bị khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:

(1) Không có sự việc phạm tội;

(2) Hành vi không cấu thành tội phạm;

(3) Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều: Điều 123 (tội giết người), Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác), Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi), Điều 143 (tội cưỡng dâm), Điều 150 (tội mua bán người), Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi), Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản), Điều 171 (tội cướp giật tài sản), Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản), Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy), Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy), Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy), Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy), Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy), Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép), Điều 266 (tội đua xe trái phép); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử), Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử), Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác), Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản), Điều 299 (tội khủng bố), Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia), Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).

Như vậy, trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không thuộc các trường hợp nêu trên và nếu không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thì có thể hòa giải.

Ví dụ: Đcó tiền ăn, chơi game, Minh H - 13 tuổi có hành vi trộm cắp chiếc điện thoại của ông B bán được 3,5 triệu đồng, trong khi ông B mới mua được hơn 1 tháng với giá 8 triệu đồng. Tuy nhiên, tại thời điểm H có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, H mới 13 tuổi, chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên thuộc trường hợp không bị khởi tố hình sự. Bên cạnh đó, hành vi của H có dấu hiệu của tội phạm ít nghiêm trọng, nên theo quy định tại khoản 1 của các Điều 90, 92, 94 Luật xử lý vi phạm hành chính, H không bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, Do đó, nếu bố mẹ H (người đại diện theo pháp luật của H) và ông B không thương lượng được về mức đền bù tiền chiếc điện thoại và một/hai bên có yêu cầu hòa giải ở cơ sở thì hòa giải viên có thể tiến hành hòa giải vụ, việc này.

(4) Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

(5) Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

(6) Tội phạm đã được đại xá.

(7) Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.

(8) Tội phạm quy định tại Khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

- Trường hợp pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố theo quy định tại Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra theo quy định tại Khoản 1 Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 hoặc đình chỉ vụ án theo quy định tại Khoản 1 Điều 282 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

e) Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP[5] của Chính phủ ngày 30/9/2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương II Phần thứ năm của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Ví dụ: Do nhiều lần có hành vi xâm phạm sức khỏe các thành viên trong gia đình, như ngày 15/9/2019, Nguyễn Văn T 16 tuổi có hành vi dùng tay đánh vào mặt ông Nguyễn Văn A (bố đẻ của T), bị Công an xã lập biên bản sự việc và nhắc nhở; ngày 21/11/2019, T lại có hành vi đẩy bà Lê Thị H (bà nội của T) khiến bà bị ngã gãy xương bánh chè... nên T bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

g) Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm.

2.2. Các trường hợp không hòa giải

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP, thì khi thuộc các trường hợp sau đây hòa giải viên không được tiến hành hòa giải:

a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;

Ví dụ: Các mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm, lấn chiếm đất công, tranh chấp về sử dụng trái phép công trình công cộng... Cụ thể như trường hợp sau: Năm 2012, để mở rộng đường liên huyện, nhà nước có thu hồi đất của một số hộ gia đình ven đường, trong đó có hộ bà X. Sau khi làm đường, phía trước nhà bà X vẫn còn khoảng 8m2 đất không sử dụng hết và bị bỏ hoang. Tận dụng khoảng đất này, bà X dựng cọc, lp mái tôn mở quán bán trà đá, ông P cũng che một mái lều nhỏ làm quán sửa xe máy trên đó. Giữa ông P và bà X thường xuyên cãi cọ, lời ra tiếng vào, thậm chí có xô xát lẫn nhau. Trong trường hợp này, hành vi của bà X và ông P đều là vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của nhà nước nên không được tiến hành hòa giải.

b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết (Ví dụ: chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền hủy kết hôn trái pháp luật nên hòa giải viên không được hòa giải để các bên tự giải quyết, duy trì quan hệ hôn nhân và gia đình trái pháp luật đó), giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật[6] hoặc trái đạo đức xã hội[7] (ví dụ, như các giao dịch mua bán chất ma túy, mại dâm...) thì không được hòa giải nhằm mục đích để các bên tiếp tục thực hiện giao dịch đó.

c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp được hòa giải tại điểm đ mục 2.1 nêu trên;

Ví dụ: Bùi Văn Q (22 tuổi) và Nguyễn V (23 tuổi) có mâu thuẫn từ trước vì Q quen với bạn gái của V là Nguyễn Thanh C. Khoảng 15h20’ ngày 02/6/2019, V gọi điện thoại hẹn Q đến điểm canh đê X đnói chuyện riêng và được Q đồng ý. Tại đây, hai bên nói chuyện được một lúc thì xảy ra xung đột, V đã dùng tay tát Q một cái và yêu cầu Q tránh xa bạn gái mình. Lợi dụng lúc V quay lại xe bỏ đi, Q lao đến và rút dao thủ sẵn trong người đâm V. Rất may, có người đi qua phát hiện và đưa V đi cấp cứu kịp thời, hậu quả V bị thương tật 35%. Đây là trường hợp phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không được hòa giải.

đ) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính (bao gồm: bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính), trừ các trường hợp được hòa giải tại điểm e mục 2.1 nêu trên;

Ví dụ: Ông A có mảnh đất ở diện tích 200 m2 (chiều ngang 10m, chiều dài 20m) tại thành phố H. Tháng 01/2019, ông A có xin giấy phép xây dựng nhà ở với chiều ngang 8m, chiều dài 14m. Khi chuẩn chuẩn bị khởi công thì con ông A đi xem và thầy phong thủy nói chiều dài tốt nhất là 15m9. Cho rằng, nếu có tăng thêm chiều dài thì vẫn nằm trên đất hợp pháp, không có tranh chấp nên ông A không xin điều chỉnh Giấy phép xây dựng mà tự ý cho xây dựng với chiều dài nhà 15m9. Trường hợp này, việc làm của ông đã vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP với mức xử phạt tiền quy định từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đây là trường hợp không được hòa giải ở cơ sở.

đ) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở bao gồm: Hòa giải tranh chấp về thương mại và hòa giải tranh chấp về lao động, do việc hòa giải các tranh chấp này được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về thương mại và lao động.

Trong trường hợp xác định vụ, việc không thuộc phạm vi hòa giải, thì hòa giải viên giải thích cho các bên về lý do không hòa giải và hướng dẫn các bên làm thủ tục cần thiết để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Ví dụ: Khi bị anh T nhiều lần đòi số tiền 500 triệu đồng đã cho vay và mặc dù biết con gái là chị Ph đã có người yêu, vợ chồng ông H vẫn bắt Ph lấy anh T để trừ nợ, có đăng ký kết hôn ở UBND xã. Do hôn nhân không được xây dựng trên cơ sở tình yêu, tự nguyện quyết định nên dù mới chỉ kết hôn chưa đầy tháng, chị Ph đã cảm thấy cuộc sống bế tắc, muốn từ bỏ tất cả. Theo lời khuyên của một người bạn, chị Ph đã nhờ tổ hòa giải giúp đỡ để ly hôn với anh T.

Trường hợp này, việc kết hôn giữa anh T và chị Ph là trái pháp luật do chị Ph bị cưỡng ép kết hôn. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 29, Khoản 2 Điều 35 và Điểm g Khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP, thì vụ việc không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở. Do đó, hòa giải viên cần từ chối tiến hành hòa giải dựa trên căn cứ pháp luật nêu trên, đồng thời hướng dẫn chị Ph đến Tòa án nhân dân huyện đđược giải quyết theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.

* Lưu ý: Trong trường hợp không xác định được vụ, việc có thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở hay không thì hòa giải viên đề nghị công chức Tư pháp - Hộ tịch hướng dẫn.

3. Nguyên tắc hòa giải ở cơ sở

a) Nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở

Nhiệm vụ của hòa giải viên là hướng dẫn, giúp các bên tranh chấp, vi phạm pháp luật tìm được tiếng nói chung để tự giàn xếp mâu thuẫn một cách ổn thỏa, đúng quy định pháp luật. Vì lẽ đó, trước hết hòa giải viên phải tôn trọng sự tự nguyện của các bên, tôn trọng ý chí của họ. Hòa giải viên chỉ đóng vai trò là người trung gian hướng dẫn, giúp đỡ các bên giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa giải chứ không áp đặt, bắt buộc các bên phải tiến hành hòa giải. Nếu các bên không chấp nhận việc hòa giải thì hòa giải viên không thể dùng ý chí chủ quan của mình mà bắt buộc họ phải hòa giải. Mọi tác động đến sự tự do ý chí của các bên như cưỡng ép, làm cho một trong hai bên bị lừa dối hay nhầm lẫn đều không thể hiện đầy đủ tính tự nguyện của các bên. Tính tự nguyện này còn được thể hiện thông qua quyền yêu cầu chấm dứt hòa giải của các bên tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình hòa giải.

b) Nguyên tắc bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ; giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi

Chính sách của Nhà nước là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý của Nhà nước để hướng dẫn các quyết định và đạt được các kết quả hợp lý hay nói cách khác đó là những định hướng chuẩn mực cho các hành vi xử sự và các hoạt động xã hội của Nhà nước. Pháp luật của Nhà nước là những quy tắc xử sự chung, thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội có tính phổ biến nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Các quy phạm đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp là các quy tắc xử sự có tính truyền thống trong quan hệ xã hội phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước và nguyện vọng của nhân dân. Những chuẩn mực đạo đức được nhận diện ở từng lĩnh vực của đời sống rất đa dạng. Ví dụ như y đức trong nghề y, đạo đức của nhà giáo trong nghề sư phạm, đạo đức thể thao trong thể thao, đạo đức của nhà báo trong hoạt động báo chí, v.v... Tuy nhiên, việc vận dụng những chuẩn mực đạo đức vào trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội lại tùy thuộc vào những đặc điểm truyền thống, tâm lý xã hội của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng và phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của lĩnh vực đó.

Vậy nên, hòa giải ở cơ sở cần phải được tiến hành phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân, đồng thời là biện pháp quan trọng trực tiếp đưa chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, phát huy truyền thống đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.

Để thực hiện nguyên tắc này, mỗi hòa giải viên phải hiểu và nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trước hết, cần nắm vững các văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở và các văn bản có liên quan mật thiết đến công tác hòa giải ở cơ sở như pháp luật dân sự (quan hệ tài sản, quan hệ hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế...); pháp luật hôn nhân và gia đình (quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, quan hệ cha, mẹ, con; nhận nuôi con nuôi; ly hôn, yêu cầu cấp dưỡng...); pháp luật đất đai, bảo vệ môi trường; pháp luật hành chính và pháp luật hình sự...

Bên cạnh việc nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hòa giải viên cần nắm vững các phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương để động viên, giúp các bên dàn xếp mâu thuẫn, tranh chấp, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, việc vận dụng các phong tục, tập quán, câu ca dao, tục ngữ, phải có sự chọn lọc cho phù hợp, tránh các giáo lý, hủ tục lạc hậu. Ví dụ, ở Tây Nguyên, hòa giải viên có thể kết hợp với một số quy định tiến bộ trong Luật tục Êđê để hòa giải. Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, luật tục Êđê coi trọng “việc vợ, chồng kết hôn ăn ở bền vững, không bỏ nhau”[8] hoặc luật tục nhấn mạnh trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ, không được có cử chỉ bất kính, không vâng lời cha mẹ[9], không được bỏ nhà đi lang thang, có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ, ông, bà[10]... Đây là quy định tiến bộ, phù hợp với đạo đức, truyền thống của Luật tục, hòa giải viên nên khai thác và vận dụng hợp lý vào từng vụ việc cụ thể để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp.

c) Nguyên tắc khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 10 của Luật Hòa giải ở cơ sở

Khi mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra, mỗi bên đều có lý lẽ riêng, tự cho mình là đúng, thường không thấy điều sai trái của mình gây ra cho người khác hoặc ctình bảo vệ quyền lợi của mình một cách bất hợp pháp. Vì vậy, khi thực hiện hòa giải, hòa giải viên phải bảo đảm nguyên tắc khách quan, công minh để giải quyết tranh chấp một cách công bằng, bình đẳng, quan tâm đến lợi ích của các bên tranh chấp, không nghiêng về bên này mà làm thiệt hại đến lợi ích bên kia; tránh không bị mặc cảm bởi những ấn tượng ban đầu về vụ việc hay bị chi phối, tác động bởi những định kiến chủ quan (ví dụ như những nhìn nhận, đánh giá không tốt về bên mâu thuẫn, tranh chấp trước khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp...). Vì nếu những cảm giác hay ấn tượng ban đầu đó mà không dựa trên những sự kiện thực tế của vụ việc thì hòa giải viên có thể dễ mắc sai lầm.

Hòa giải viên cần phải lắng nghe các bên tranh chấp, đồng thời, tôn trọng sự thật khách quan, công bằng, đề cao lẽ phải, tìm cách giải thích, phân tích để mỗi bên hiểu rõ đúng sai, không xuê xoa “dĩ hòa vi quý” cho xong việc. Hơn nữa, có khách quan, công bằng thì hòa giải viên mới tạo được lòng tin của các bên, để họ chia sẻ, lắng nghe, tiếp thu ý kiến phân tích, giải thích của mình, từ đó có nhận thức, tự nguyện điều chỉnh hành vi cho phù hợp hoặc tự chịu “thua thiệt” một chút để hướng tới li ích chung là sự ổn định trật tự, yên vui của gia đình, cộng đồng.

Thông thường, khi có mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật xảy ra trong xã hội nếu không được giải quyết kịp thời dễ dẫn đến “việc bé xé ra to” việc đơn giản thành phức tạp, phạm vi ảnh hưởng cũng như hậu quả của các vi phạm pháp luật và tranh chấp ngày càng lớn. Do đó, đòi hỏi hòa giải viên phải tiến hành chủ động, kịp thời để phòng ngừa, ngăn chặn các vi phạm pháp luật.

Hoạt động hòa giải ở cơ sở đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc có lý, có tình, nghĩa là hòa giải phải dựa trên cơ sở pháp luật và đạo đức xã hội. Trước hết cần đề cao yếu tố tình cảm, phân tích, khuyên nhủ các bên ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức: Như con cái phải có hiếu với cha mẹ; anh chị em phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau “như thể tay chân”, “chị ngã, em nâng”, “máu chảy ruột mềm”, “môi hở răng lạnh”; vợ chồng sống với nhau phải có tình, có nghĩa, “đạo vợ, nghĩa chồng”; xóm giềng thì “tắt lửa tt đèn có nhau”, “bán anh em xa, mua láng giềng gần”... Đồng thời, hòa giải viên phải dựa vào pháp luật để phân tích, đưa ra những lời khuyên và hướng dẫn các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư.

Trong quá trình hòa giải, hòa giải viên phải tìm hiểu ngọn ngành của vụ việc như: Nguyên nhân phát sinh, diễn biến của vụ việc, thái độ mong muốn của các bên... Trong số các thông tin cần thiết đó, đôi khi có những thông tin liên quan đến bí mật đời tư của các bên tranh chấp. Khi được các bên tranh chấp tin tưởng và cung cấp thông tin về đời tư, hòa giải viên cần tôn trọng và không được phép tiết lộ. Tuy nhiên, cũng cn phân biệt giữa bí mật thông tin đời tư cá nhân và những thông tin mà các bên tranh chấp che du về hành vi vi phạm pháp luật của mình.

d) Nguyên tc tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng

Tuân thủ nguyên tắc này có nghĩa là việc hòa giải không chnhằm giải quyết tranh chấp, bảo vệ, khôi phục quyền và lợi ích của các bên mà còn phải bảo đảm lợi ích chung của xã hội, của Nhà nước và của người khác. Hòa giải viên không chỉ giúp các bên giải quyết tranh chấp mà còn góp phần giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của công dân.

Đối với hòa giải ở cơ sở, các tranh chấp, xích mích trong đời sống sinh hoạt hàng ngày về sử dụng lối đi qua nhà, sử dụng điện, nước sinh hoạt, đổ rác thải làm mất vệ sinh môi trường... thường liên quan đến nhiều người khác ngoài các bên tranh chấp. Hòa giải viên không thể vì mục đích đạt được hòa giải thành của các bên tranh chấp mà làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bất kỳ người nào khác.

đ) Nguyên tắc bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở

Thực tiễn công tác hòa giải ở cơ sở thời gian qua cho thấy, ở nơi này, nơi khác vẫn còn xảy ra tình trạng bất bình đẳng giới, bị ảnh hưởng bởi tư tưởng phong kiến “trọng nam, khinh ngây nhiều khó khăn cho công tác hòa giải ở cơ sở... Nội dung của nguyên tắc này như sau:

- Bình đẳng giới trong các quy định đối với hòa giải viên, tổ trưng tổ hòa giải: Về tiêu chuẩn, phương thức bầu hòa giải viên, quyền và nghĩa vụ của hòa giải viên, tổ hòa giải và tổ trưởng tổ hòa giải đều không phân biệt nam nữ. Về cơ cấu tổ hòa giải, pháp luật quy định: “Mỗi tổ hòa giải có từ 03 hòa giải viên trở lên, trong đó có hòa giải viên nữ”;

- Bình đẳng giới còn được thể hiện trong các quy định về yêu cầu hòa giải, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình hòa giải, thủ tục tiến hành hòa giải, văn bản hòa giải, thực hiện các thỏa thuận hòa giải, theo dõi, đôn đốc thực hiện kết quả hòa giải thành đối với các bên là như nhau không phân biệt nam, nữ.

e) Nguyên tắc không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự

Để bảo đảm tôn trọng sự tự nguyện của các bên, tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, hòa giải viên và các bên liên quan không được lợi dụng việc hòa giải để ngăn cản các bên bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, để bảo đảm mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật thì hòa giải viên, các bên liên quan phi tuân thủ nguyên tắc không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để tự giải quyết với nhau những vi phạm pháp luật nhằm trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự.

4. Quy trình hòa giải ở cơ sở

Hòa giải ở cơ sở là hoạt động tự nguyện, mang tính xã hội, tính cộng đồng vì vậy không quy định thủ tục bắt buộc khi tiến hành hòa giải. Tùy thuộc vào đối tượng, tính chất vụ việc, điều kiện nảy sinh mâu thuẫn, phong tục tập quán, mối quan hệ giữa các bên tranh chấp... mà hòa giải viên chủ động thực hiện hòa giải ở cơ sở. Tuy nhiên, hòa giải viên có thể tham khảo các bước tiến hành một cuộc hòa giải ở cơ sở dưới đây để từ đó rút kinh nghiệm, bổ sung thêm vào cách thức, kỹ năng hòa giải của mình nhằm nâng cao chất lượng hòa giải ở cơ sở. Cụ thể, để tiến hành một cuộc hòa giải, thông thường trải qua 02 giai đoạn (chuẩn bị hòa giải, tiến hành hòa giải) với những bước cơ bản sau:

4.1. Chuẩn bị hòa giải

- Hòa giải viên phải tìm hiểu nội dung vụ việc, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp, lợi ích mà mỗi bên hướng tới. Để nắm được các thông tin này, hòa giải viên cần gặp gỡ, trao đi với từng bên tranh chấp (có thể gặp ở nhà riêng của mỗi bên hoặc gặp tại nơi thuận tiện như quán cà phê hoặc trong giờ giải lao tại nơi làm việc...). Ngoài ra, để nắm được tổng thể vụ việc một cách khách quan, toàn diện, hòa giải viên nên gặp gỡ, trao đi với những người có liên quan, người biết về vụ, việc (như hàng xóm, cha, mẹ, con của các bên tranh chấp). Hòa giải viên cũng cần đề nghị được cung cấp tài liệu, bằng chứng liên quan đến vụ việc và xem xét cụ thể, tỉ mỉ các tài liệu, bằng chứng đó.

- Hòa giải viên phải tìm hiểu các quy định pháp luật điều chỉnh trực tiếp mối quan hệ giữa các bên mâu thuẫn, tranh chấp. Hòa giải viên cần đọc quy định pháp luật (Bộ luật, luật, nghị định, thông tư), các tài liệu pháp luật liên quan điều chỉnh vấn đề, nội dung tranh chấp, mâu thuẫn giữa các bên để đối chiếu quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên trong mối quan hệ đó. Hòa giải viên phải trả lời được các câu hỏi: Ai sai, ai đúng, sai đến đâu và đúng ở mức độ nào, pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào, vấn đề này sẽ giải quyết như thế nào theo quy định pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, hòa giải viên có thể đưa vụ, việc ra trao đổi, thảo luận trong tổ hòa giải để tìm ra các quy định pháp luật thích hợp áp dụng cho giải quyết vụ việc hoặc tham khảo ý kiến của những người có trình độ pháp lý (như công chức tư pháp cấp xã, luật gia, luật sư, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên... sinh sống trong khu vực hoặc mình biết).

- Hòa giải viên cần thống nhất với các bên mâu thuẫn, tranh chấp về thời gian và địa điểm thực hiện hòa giải, thành phần tham dự hòa giải, việc hòa giải tiến hành công khai hay không công khai. Điều này nhằm tạo sự thoải mái cho các bên, tránh tình trạng cảm thấy bị gò bó, không thoải mái hoặc miễn cưỡng, không thích thành phần tham dự hòa giải.

Thời gian thực hiện các công việc trên là 03 ngày kể từ ngày được phân công hòa giải (Khoản 2 Điều 20 Luật Hòa giải ở cơ sở).

4.2. Tiến hành hòa giải

a) Địa điểm, thời gian thực hiện hòa giải:

Địa điểm và thời gian thực hiện buổi hòa giải do hòa giải viên đã thống nhất trước đó với các bên mâu thuẫn, tranh chấp. Địa điểm có thể là nhà riêng của một bên, nhà riêng của hòa giải viên, nhà văn hóa hay địa điểm khác mà các bên đề xuất cho cảm giác dễ chịu, thoải mái.

b) Thành phần tham dự buổi hòa giải:

Thành phần tham dự buổi hòa giải gồm những người sau:

- Hòa giải viên: chủ trì buổi hòa giải

- Các bên mâu thuẫn, tranh chấp

- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan

- Hòa giải viên hoặc các bên có thể mời người khác tham gia hòa giải. Việc mời người khác tham gia hòa giải phải được sự đồng ý của các bên mâu thuẫn, tranh chấp. Người được mời có thể là người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc người có uy tín khác.

c) Các bước tiến hành hòa giải

Bước 1: Mở đầu buổi hòa giải

Hòa giải viên chủ trì buổi hòa giải nêu lý do, mục đích, ý nghĩa của buổi hòa giải; thống nhất với các bên về một số quy ước, cách làm tại buổi hòa giải. Hòa giải viên phải tạo ra không khí thân mật, cởi mở và chân thành, không áp đặt ý chí của hòa giải viên đối với các bên tranh chấp, không thiên vị hay bênh vực bên nào.

Bước 2: Các bên trình bày nội dung vụ, việc

- Hòa giải viên mời từng bên trình bày sự việc. Sau khi trình bày xong, các bên có quyền bổ sung ý kiến, đưa ra luận cứ, quan điểm của mình.

- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phát biểu quan điểm của họ về vấn đề đang tranh chấp, mâu thuẫn.

Lưu ý: Đây là phần dễ dẫn đến xung đột, đổ lỗi cho nhau giữa các bên tranh chấp, vì vậy hòa giải viên phải là người điều hành, tránh tình trạng các bên căng thẳng, đối đầu nhau; hòa giải viên đề nghị ai nói trước, ai nói sau; có biện pháp ngắt lời người đang lấn át khi cần thiết.

Bước 3: Phân tích vụ việc, dẫn chiếu các quy định pháp luật, trao đổi phương án giải quyết vụ việc

Sau khi nghe đầy đủ các ý kiến đã trình bày, hòa giải viên tổng hợp lại các vấn đề tranh chấp, phân tích vụ, việc; dẫn chiếu các quy định pháp luật áp dụng đối với từng bên tranh chấp; phân tích phong tục tập quán, truyền thống đạo đức xã hội.

Hòa giải viên phân tích lợi ích của việc hòa giải thành, hậu quả pháp lý mà các bên có thể phải gặp phải nếu tiếp tục tranh chấp và có những hành vi sai trái.

Người được mời tham gia hòa giải có thể phân tích, bổ sung làm rõ ý kiến của hòa giải viên.

Trên cơ sở phân tích cho các bên hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình; thấy rõ hành vi ứng xử của mình phù hợp ở điểm nào, chưa phù hợp ở điểm nào, hòa giải viên đề nghị các bên đưa ra ý kiến, trình bày phương án giải quyết tranh chấp của mình. Hòa giải viên hỏi từng bên có đồng ý với phương án do bên kia đưa ra không, đồng ý ở điểm nào và không đồng ý ở điểm nào, hưng giải quyết ra sao. Cuối cùng hòa giải viên chốt thống nhất phương án giải quyết mâu thuẫn với các bên, nếu tất cả các bên đều nhất trí phương án giải quyết thì hòa giải viên chuyển sang bước 4. Trong trường hợp các bên không đưa ra các phương án giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp thì hòa giải viên có thể gợi ý một số phương án để các bên tham khảo, cho ý kiến và thống nhất cách giải quyết.

Bước 4: Kết thúc hòa giải

Sau khi các bên bàn bạc, trao đổi, thảo luận các phương án giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, tùy thuộc vào tình hình, kết quả phiên hòa giải, hòa giải viên xử lý như sau:

- Trường hợp các bên đạt được thỏa thuận: Trên cơ sở các phương án giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn do các bên đưa ra hoặc hòa giải viên gợi ý. Các bên trao đổi, bàn bạc thống nhất phương án giải quyết tranh chấp, trách nhiệm cụ thể của từng bên, thời hạn thực hiện trách nhiệm. Hòa giải viên chốt lại nội dung thỏa thuận, trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi bên. Nếu các bên đồng ý lập văn bản hòa giải thành thì hòa giải viên lập văn bản hòa giải thành; các bên và hòa giải viên cùng ký văn bản hòa giải thành.

Hòa giải viên giải thích trách nhiệm thực hiện thỏa thuận hòa giải thành cho các bên, hướng dẫn các bên có quyền lựa chọn thực hiện thủ tục đề nghị Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở. Giá trị pháp lý của quyết định của Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở.

- Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận, tức là hòa giải không thành. Hòa giải viên hướng dẫn các bên có quyền yêu cầu tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Nếu các bên yêu cầu lập văn bản hòa giải không thành, thì hòa giải viên lập văn bản hòa giải không thành.

Ví dụ: Vào năm 1990, ông C cho hai con trai của mình là ông T và ông A mỗi người 10 công ruộng, nhưng do ông T mất sớm và con của ông T là chị M còn nhỏ, không thể quản lý phần tài sản cha mình để lại, nên ông C cho ông A mượn canh tác với điều kiện là khi nào chị M lớn và có nhu cầu sử dụng canh tác phần đất trên thì ông A phải trả lại phần đất trên cho chị M. Khi chị M lớn lên và có nhu cầu sử dụng canh tác, đòi lại phần đất trên thì ông A không đồng ý trả lại đất với lý do đất này ông C trước khi chết đã cho ông và ông đã sử dụng canh tác nhiều năm qua. Chị M gửi đơn yêu cầu đến tổ hòa giải nhờ hòa giải.

Mặc dù được các hòa giải viên phân tích, động viên, nhưng ông T và chị M không đi đến thống nhất giải quyết tranh chấp - vụ việc hòa giải không thành. Tại Khoản 1, 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Theo đó, trường hợp hòa giải không thành, hòa giải viên cần hướng dẫn một trong các bên hoặc cả hai bên làm đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã hòa giải.

- Trường hợp các bên chỉ thỏa thuận được một phần những vấn đề có tranh chấp, hòa giải viên tiếp tục thuyết phục các bên bàn bạc, thỏa thuận tiếp. Nếu các bên thống nhất được thì thuộc trường hợp hòa giải thành; nếu các bên vẫn không thống nhất được thì thuộc trường hợp hòa giải không thành.

5. Thủ tục đề nghị công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án[11]

Theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, đối với thỏa thuận hòa giải thành thì các bên có trách nhiệm thực hiện. Trong quá trình thực hiện thỏa thuận hòa giải thành, nếu một bên vì sự kiện bất khả kháng không thể thực hiện được thì có trách nhiệm trao đổi, thỏa thuận với bên kia và thông báo cho hòa giải viên (Điều 25 Luật Hòa giải ở cơ sở).

Việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành phụ thuộc vào sự tự nguyện, tự giác của các bên, chưa có chế tài bắt buộc các bên phải thực hiện thỏa thuận hòa giải thành. Trên thực tế, có trường hợp các bên đã thỏa thuận hòa giải thành nhưng sau đó một bên lại thay đổi không thực hiện nội dung đã hòa giải, mặc dù kết quả hòa giải thành nhưng lại không thi hành được nên bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết bằng thủ tục tố tụng, như vậy vụ việc bị kéo dài, phức tạp, mất thời gian, công sức của cả người dân và Tòa án.

Để khắc phục hạn chế nêu trên, đảm bảo giá trị pháp lý của kết quả hòa giải ở cơ sở, từ đó hạn chế các tranh chấp yêu cầu Tòa án giải quyết, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã dành 01 chương (Chương XXXIII) quy định về thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án.

5.1. Điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở (Điều 417 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015)

Nhằm bảo đảm kết quả thỏa thuận hòa giải thành đúng quy định pháp luật, tránh trường hợp các bên thỏa thuận trái pháp luật và đạo đức xã hội hoặc lợi dụng cơ chế công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án đxâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác..., Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định rất chặt chẽ về điều kiện để Tòa án công nhận kết quả hòa giải ngoài Tòa án. Điều này đặt ra yêu cầu hòa giải viên ở cơ sở phải nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở.

Theo đó, vụ việc hòa giải thành ở cơ sở được Tòa án công nhận khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

(1). Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

(2). Vụ, việc được hòa giải tuân thủ đúng quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở;

(3). Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý;

(4). Có văn bản hòa giải thành. Nội dung thỏa thuận hòa giải thành là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba;

(5). Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở.

5.2. Thẩm quyền ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở

Tòa án có thẩm quyền ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người yêu cầu cư trú, làm việc[12].

5.5. Thủ tục yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở

a) Người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở (là một bên hoặc cả hai bên) phải gửi đơn đến Tòa án theo quy định tại Điều 418 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

* Đơn yêu cầu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

- Ngày, tháng, năm làm đơn;

- Tên Tòa án có thẩm quyền ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở;

- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;

- Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc nội dung thỏa thuận hòa giải thành ở cơ sở (nếu có);

- Tên, địa chỉ của hòa giải viên, tổ hòa giải đã tiến hành hòa giải;

- Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;

- Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Mẫu đơn yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở xem tại Phụ lục IV, mẫu số 1.

* Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi văn bản về kết quả hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Văn bản về kết quả hòa giải thành do hòa giải viên ở cơ sở lập theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 và Khoản 2 Điều 24 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.

Văn bản hòa giải thành gồm các nội dung chính sau đây:

- Căn cứ tiến hành hòa giải;

- Thông tin cơ bản về các bên;

- Nội dung chủ yếu của vụ, việc;

- Diễn biến của quá trình hòa giải;

- Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện;

- Quyền và nghĩa vụ của các bên;

- Phương thức, thời hạn thực hiện thỏa thuận;

- Chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và của hòa giải viên.

Mẫu biên bản hòa giải thành ở cơ sở xem tại Phụ lục IV, mẫu số 2.

b) Thời hạn gửi đơn: Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày lập văn bản hòa giải thành.

5.4. Hiệu lực ca Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở của Tòa án

- Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở của Tòa án có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

- Việc Tòa án không công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của kết quả hòa giải ở cơ sở.

- Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự.

Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự, tức là sau khi có quyết định công nhận của Tòa án, các bên phải tự nguyện thi hành thỏa thuận của mình trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành của Tòa án; hết thời gian này, bên phải thực hiện nghĩa vụ có điều kiện thực hiện nghĩa vụ mà không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện, bên có quyền được nộp đơn yêu cầu thi hành cho cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014).

Lưu ý: Việc yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở là hoàn toàn tự nguyện, các bên có quyền gửi đơn yêu cầu hoặc không gửi đơn yêu cầu.

II. KỸ NĂNG HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ

Để hòa giải thành công và nâng cao chất lượng hòa giải ở cơ sở, mỗi hòa giải viên không chỉ nắm vững chính sách, thể chế pháp luật trên các lĩnh vực mà còn phải giỏi kỹ năng, chuyên nghiệp trong công tác, đặc biệt phải biết lồng ghép kỹ năng “dân vận khéo” vào trong quá trình hòa giải từng vụ, việc cụ thể. Vận dụng lý thuyết của dân vận trong công tác hòa giải ở cơ sở chính là việc tuyên truyền, vận động Nhân dân, giúp dân giải quyết những khó khăn, mâu thuẫn phát sinh trong cuộc sống, làm cho người dân thấy quyền lợi, nghĩa vụ, thấy lợi ích hài hòa của mình trong mối quan hệ với người khác, với tập thể và xã hội. Việc “dân vận khéo” được lồng ghép trong từng kỹ năng cụ thể, từ kỹ năng lắng nghe, giao tiếp với các bên đến kỹ năng điều hành buổi hòa giải và tư vấn, hướng dẫn, vận động các bên tự thỏa thuận, dàn xếp mâu thuẫn, tranh chấp.

1. Kỹ năng tiếp cận thông tin về vụ, việc hòa giải và nhu cầu của các bên

1.1. Kỹ năng giao tiếp:

Để góp phần hòa giải thành công các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, một trong những kỹ năng quan trọng nhất của hòa giải viên là kỹ năng giao tiếp với các bên trong vụ việc và các bên có liên quan. Trong quá trình tiến hành hòa giải, hòa giải viên cần phải vận dụng kỹ năng giao tiếp để nắm bắt thông tin vụ việc hòa giải; cung cấp cho các bên những thông tin chính xác; đồng thời, chia sẻ, cảm thông về mặt tâm lý với họ; qua đó, trang bị cho họ kiến thức pháp luật, giúp họ lựa chọn cách ứng xử, suy nghĩ phù hợp nhất.

Ngay khi nhận được thông tin vụ việc cần hòa giải, hòa giải viên phải trực tiếp đến gặp từng bên hoặc các bên tranh chấp để nghe họ trình bày về nội dung vụ việc, những vấn đề vướng mắc và yêu cầu hòa giải. Trong giai đoạn này, hòa giải viên cần tiếp cận các bên, nghe họ trình bày nội dung vụ việc, đồng thời, hòa giải viên có thể đặt các câu hỏi để làm làm rõ các tình tiết của vụ việc, tạo cơ hội cho các bên ngồi lại với nhau cùng bàn bạc giải quyết tranh chấp...

Mục đích hòa giải viên gặp gỡ, giao tiếp với các bên là để tìm hiểu về tâm lý của từng đối tượng và các mối quan hệ xã hội của họ, từ đó có thái độ ứng xử, giao tiếp phù hợp. Do đó, khi tiếp xúc với bất cứ đối tượng nào, hòa giải viên đều phải khiêm tốn, thể hiện thái độ đúng mực, tôn trọng đối tượng và tạo không khí nói chuyện cởi mở giữa các bên tranh chấp để xây dựng niềm tin và hiểu biết lẫn nhau. Đây được coi là bước đầu tiên của quá trình hòa giải. Vì vậy, khi tiếp cận các bên, hòa giải viên cần lưu ý một số thái độ ứng xử với các bên như:

- Quan tâm và sẵn lòng giúp đỡ;

- Tôn trọng và lắng nghe các bên trình bày quan điểm, vấn đề;

- Nhiệt tình trong công việc;

- Chân thành, cởi mở để tạo sự tin cậy;

- Hiểu và thông cảm với tâm lý, suy nghĩ, cảm xúc của các bên.

Khi đã tạo được niềm tin của các bên, họ sẽ sẵn lòng chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, từ đó hòa giải viên mới tìm được nguyên nhân sâu xa của mâu thuẫn và có định hướng cách giải quyết vụ việc một cách thấu tình đạt lý.

1.2. Kỹ năng lắng nghe

Để thu nhận được những thông tin chính xác, trung thực về vụ việc của các bên tranh chấp, hòa giải viên phải chú ý lắng nghe từng bên trình bày để hiểu rõ về nội dung và bản chất vụ việc. Việc thực hiện tốt kỹ năng lắng nghe cũng sẽ giúp hòa giải viên xây dựng lòng tin của các bên đối với mình, từ đó, khuyến khích các bên chia sẻ trung thực, cởi mở, đầy đủ về suy nghĩ, tâm tư, tình cảm và những vấn đề, khúc mắc cần giải quyết của họ.

Khi các bên trình bày dài, hoặc nói lại những nội dung đã nhắc, hoặc có thái độ mất kiên nhẫn khi nói, hòa giải viên không nên cắt ngang lời các bên hoặc hỏi lại ngay trong khi họ đang trình bày về vụ việc mà nên kiên trì nghe hết những gì đối tượng nói. Nghệ thuật tốt nhất là biết lắng nghe để hiểu, đừng phản ứng lại đối tượng và cần khuyến khích họ nói đến khi không còn gì để nói. Bằng phương pháp đó, khuyến khích được các bên nói hết những gì cần nói và hòa giải viên sẽ hiểu được bản chất của vụ việc;

Sau khi nghe các bên trình bày vụ việc, hòa giải viên cần kiểm tra, khẳng định lại những thông tin về suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của đối tượng mà mình tiếp nhận được. Hòa giải viên cn thể hiện sao cho các bên tin rằng mình đã nắm được đúng quan điểm và bản chất vụ việc thì các bên mới dễ tiếp thu những lời tư vấn và chấp nhận thỏa thuận phương án giải quyết tranh chấp mà hòa giải viên đưa ra.

Mặc dù là những người uy tín, chuyên đi “gỡ rối” các mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp trong cộng đồng dân cư, nhưng trong quá trình lắng nghe các bên trình bày, hòa giải viên cần tránh các hành vi như: chỉ trích, đặt ra những giả định, chỉnh lý, lên lớp về mặt đạo lý, chất vấn, tranh luận với đối tượng trong khi họ đang trình bày; có điệu bộ, cử chỉ (như lắc đầu, cau mặt, nheo mắt...), lời nói tỏ thái độ phủ định hay khó chịu khi đối tượng trình bày dài dòng, không logic, khó hiểu hoặc đặt ra nhiều câu hỏi không có liên quan đến vụ việc; buồn bực hay cáu giận khi các bên có cử chỉ hoặc lời nói không hài lòng.

1.3. Kỹ năng khai thác thông tin, tài liệu, chứng cứ về vụ việc

* Kỹ năng khai thác thông tin:

Để có thể đưa ra phương án tư vấn cho các bên mâu thuẫn, tranh chấp, hòa giải viên cần nghiên cứu kỹ vụ việc, phân tích nội dung vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn, tranh chấp, tính chất, mức độ tranh chấp, thái độ tâm lý của các bên tranh chấp, xác định các yêu cầu cụ thể của các bên, những nội dung nào các bên đã thống nhất được, nội dung nào còn mâu thuẫn thông qua việc tiếp xúc, lắng nghe, lấy thông tin từ hai bên tranh chấp.

Sau khi lắng nghe và ghi chép đầy đủ những nội dung chính mà các bên đã trình bày, hòa giải viên có thể khai thác thêm thông tin về vụ việc thông qua việc đặt câu hỏi cho họ. Các bên thường trình bày theo ý chí chủ quan và bỏ qua nhiều chi tiết mà họ cho là không cần thiết. Vì vậy, hòa giải viên cần gợi ý những vấn đề để bên tranh chấp trình bày đúng bản chất của sự việc. Từ đó có thể đưa ra những lời khuyên hay tư vấn chính xác, đúng pháp luật, đồng thời giúp cảm hóa, thuyết phục được các bên tự nguyện thực hiện.

Hòa giải viên nên lựa chọn và sử dụng một số dạng câu hỏi phù hợp với từng trường hợp và mục đích thông tin muốn đạt được.

Ví dụ: Anh H và chị V lấy nhau đã được gần 5 năm, hiện đang có hai con nhỏ. Cuộc sống gia đình anh chị rất vất vả, hàng ngày, chị đi làm công nhân may, còn anh thì đi thu mua phế liệu rồi bán lại cho các đại lý. Thời gian gần đây, anh H bỗng nhiên bỏ bê công việc, lao vào đánh đề, cờ bạc, rượu chè bê tha. Chị V đã nhiều lần khuyên nhủ, thuyết phục chồng, nhưng không được. Hai vợ chồng thường xuyên to tiếng, xô xát, anh H đã nhiều lần đánh chị V, gây mất trật tự xóm làng.

Trường hợp này, sau khi gặp gỡ, lắng nghe vụ việc từ phía chị V, nếu hòa giải viên muốn lấy được các thông tin cụ thể, chi tiết việc anh H nhiều lần đánh chị V thì có thể sử dụng những câu hỏi đóng dưới dạng đưa ra các phương án trả lời sẵn để chị V lựa chọn như: “Chị đã báo cáo chính quyền địa phương về hành vi cư xử bạo lực của chồng chị chưa?; “Anh H có thường xuyên đánh chị không?; “Anh H có thường xuyên say xỉn không?”

Trong trường hợp muốn hiểu rõ hơn tình hình gia đình chị V hoặc suy nghĩ của chị V về anh H, hòa giải viên có thể dùng các câu hỏi mở như: “Hằng ngày, anh y đi xử với chị như thế nào?; “Khi chị tức giận như vậy thì anh H đã phản ứng ra sao?; “Chị mô tả chuỗi sự việc xảy ra có được không?”... Những câu hỏi mở dưới hình thức này sẽ giúp cho các bên được tự do đưa ra ý kiến theo suy nghĩ của mình, do đó hòa giải viên sẽ thu thập thêm nhiều thông tin có ích cho việc hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp.

Trường hợp chị V thông tin cho hòa giải viên về việc anh H - chồng chị đã nhiều lần đánh chị, đã có người can thiệp nhưng vẫn không sửa bỏ, hòa giải viên hỏi lại chị V bằng những câu hỏi dưới dạng chủ đạo như: “Chị có thật sự tin lời giải thích của chồng chị không?; “Chị từng bao giờ thử tìm cách nói chuyện với anh ấy chưa?; hoặc “Chị có nghĩ rằng mình nên báo công an ngay khi anh H đánh chị không?”... Những câu hỏi này mang tính ép đối tượng đưa ra câu trả lời theo một cách nào đó, đồng thời cho phép làm tăng cơ hội phản hồi từ đối tưng theo cách nào đó. Tuy nhiên, những câu hỏi dưới dạng này áp đặt quan điểm nhất định trong một tình huống nên nếu hòa giải viên không cẩn thận, họ có thể tạo ra phản ứng bất hợp pháp hoặc sự khiêu khích từ phía đối tượng.

* Kỹ năng yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan:

Đối với những tranh chấp đơn giản, rõ ràng, sau khi nghe các bên trình bày, hòa giải viên có thể phân tích, giải thích, hướng dẫn được ngay cho đối tượng. Tuy nhiên, đối với những vụ việc phức tạp, đã diễn ra trong một thời gian dài hoặc vụ việc đã được một số cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp hoặc giúp đỡ giải quyết, nhưng các bên tranh chấp vẫn không hài lòng và tiếp tục tranh chấp, thì hòa giải viên phải yêu cầu các bên cung cấp các chứng cứ và tài liệu có liên quan (nếu có).

Trong trường hợp cần thiết, hòa giải viên phải tự mình tìm hiểu, thu thập chúng cứ, gặp gỡ các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã từng tham gia giúp đỡ giải quyết, gặp người chứng kiến nghe họ trình bày về diễn biến và nội dung vụ việc mà họ biết được. Chỉ có như vậy thì hòa giải viên mới có thể hiểu biết được bản chất vụ việc, nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, từ đó đưa ra lời tư vấn chính xác, đúng pháp luật, thuyết phục được các bên tranh chấp tự nguyện giải quyết bất đồng.

Trong thực tiễn, cũng có những vụ việc mà đối tượng chỉ trình bày vụ việc một cách chung chung, chưa muốn cung cấp cho hòa giải viên những văn bản, chứng cứ mà họ cho rằng không có lợi cho mình, thì hòa giải viên cần thuyết phục để họ cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan, có như vậy thì mới có thể xác định nội dung vụ việc chính xác và đúng bản chất, đúng pháp luật.

Sau khi đối tượng đã cung cấp đầy đủ các giấy tờ, tài liệu có liên quan, hòa giải viên cần dành thời gian đđọc, nghiên cứu các giấy tờ, tài liệu đó. Trong khi đọc, hòa giải viên có thể đồng thời hình thành luôn giải pháp trên cơ sở sắp xếp các tài liệu theo tầm quan trọng của vấn đề đưa ra. Có những tài liệu hòa giải viên không hiểu, không đọc được hoặc nghi ngờ về tính chân thực của nó thì cần hỏi lại đối tượng để khẳng định ngay. Trường hợp sau khi nghe đối tượng trình bày và nghiên cứu các tài liệu do đối tượng cung cấp thấy chưa thể đưa ra lời khuyên ngay được mà phải có thời gian nghiên cứu thì hẹn tư vấn cho đối tượng vào một ngày khác. Trong mọi trường hợp, khi chưa thực sự tin tưởng về giải pháp mà mình sẽ đưa ra cho đối tượng thì hòa giải viên không nên vội vàng đưa ra.

2. Kỹ năng tìm mâu thuẫn, xung đột lợi ích cốt lõi, nguyên nhân chủ yếu

Những tranh chấp phát sinh trong cuộc sống thường ngày có thể được biểu hiện dưới một hình thức cụ thể nào đó, nhưng nguyên nhân sâu xa của nó có thể là những vấn đề hoàn toàn không có liên quan đến nội dung tranh chấp. Nói cách khác, các bên trong quan hệ tranh chấp phát sinh có thể sử dụng hình thức tranh chấp này để giải quyết một mâu thuẫn khác. Ví dụ: Hai hộ gia đình có mâu thuẫn trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại phát sinh mâu thuẫn biểu hiện dưới hình thức tranh chấp về quyền sử dụng đất. Nếu hòa giải viên chỉ hướng nội dung hòa giải đến việc xác minh vấn đề sử dụng đất thì sẽ không giải quyết được ngọn nguồn của mâu thuẫn.

Để tìm ra mâu thuẫn, các xung đột lợi ích cốt lõi và nguyên nhân chủ yếu của vụ việc, hòa giải viên cần liên tục đặt ra những câu hỏi tại sao lại như vậy đối với các thông tin, tình tiết của vụ việc mà mình được tiếp nhận.

2.1. Các loại lợi ích trong mâu thuẫn, tranh chấp

Dựa trên những căn cứ khác nhau, các nhà nghiên cứu đã chia lợi ích thành nhiều loại khác nhau: dựa vào các lĩnh vực của đời sống xã hội: chia thành lợi ích kinh tế, lợi ích văn hóa, lợi ích chính trị... khái quát hơn là lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần; dựa vào phạm vi hoạt động của chủ thể: chia thành lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích giai cấp, lợi ích toàn xã hội, lợi ích quốc gia, lợi ích nhân loại...; dựa vào thời gian tồn tại của lợi ích: chia thành lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; dựa vào tầm quan trọng của lợi ích: chia thành lợi ích căn bản và lợi ích không căn bản, lợi ích cấp bách và lợi ích không cấp bách; dựa vào tính chất và các biện pháp thực hiện lợi ích: chia thành lợi ích chính đáng và lợi ích không chính đáng...

Trong hòa giải ở cơ sở, việc thu thập thông tin để xác định chính xác lợi ích của các bên trong mâu thuẫn, tranh chấp là gì sẽ giúp hòa giải viên tìm ra được mấu chốt của vấn đề, từ đó dẫn dắt các bên đưa ra các giải pháp giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp một cách thỏa đáng, đạt được nguyện vọng của mỗi bên, do đó mâu thuẫn được giải quyết triệt để.

Ví dụ: A và B là hàng xóm có điều kiện kinh tế eo hẹp, hai bên thống nhất chung tiền mua 01 con bò nhỏ với mục đích cùng nhau chăm sóc để khi lớn bò sẽ sinh con, bán lấy tiền chia đôi. Tuy nhiên, mới nuôi bò được hơn 01 năm thì A có việc cần dùng đến tiền nên muốn bán bò để lấy tiền, còn B muốn tiếp tục nuôi bò để đạt mục đích đề ra từ đầu là có bò con bán lấy tiền. Do không thống nhất được cách giải quyết, vì B không đủ tiền để trả cho A hơn nữa con bò đã lớn nên giá trị đã thay đổi so với lúc mua ban đầu, tranh chấp đã xảy ra. Giả sử A đưa vụ, việc ra Tòa án thì Tòa án sẽ giải quyết theo pháp luật như sau: Nếu B nhận nuôi bò thì phải trả cho A một khoản tiền tương đương giá trị nửa con bò; nếu B không có tiền trả cho A thì con bò sẽ bị bán đi và số tiền chia đôi cho A và B. Xử lý như vậy thì chỉ đạt lợi ích của A còn lợi ích và nguyện vọng của B không thỏa mãn. Do đó, nếu vụ, việc được hòa giải ở cơ sở, hòa giải viên sẽ nắm được lợi ích của các bên từ đó hướng đến giải pháp ổn thỏa hơn. Hòa giải viên có thể gợi ý bên A bán quyền sở hữu một nửa con bò đó cho một người nào đó trong thôn/bản để chung với B tiếp tục nuôi bò và cùng hưởng hoa lợi phát sinh từ việc chung đó. Như vậy, giải quyết được ổn thỏa nguyện vọng của cả hai bên.

Tìm hiểu về lợi ích cũng giúp xác định những người liên quan đến mâu thuẫn, tranh chấp. Các giải pháp giải quyết tranh chấp cần đề cập đến các lợi ích luật định (pháp lý), tuy nhiên chúng cũng phải đáp ứng các nhu cầu tâm lý (tình cảm) và các nhu cầu thủ tục của các bên tranh chấp. Điều này cho phép tìm ra một số giải pháp giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp và tạo ra nhiều lựa chọn đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các bên tranh chấp. Nắm bắt đúng lợi ích cốt lõi dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp, giúp tìm được các giải pháp thích hợp, kết quả là các giải pháp giải quyết tranh chấp trở nên bền vững (giải quyết được cái “gốc” của vấn đề).

Làm cách nào chúng ta biết được lợi ích của các bên tranh chấp là những lợi ích gì?

Lắng nghe các bên giúp họ bộc lộ tình huống và suy nghĩ thấu đáo hơn về những động lực của họ trong vụ tranh chấp. Các hòa giải viên cần bảo đảm phát triển các kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Bên cạnh đó, để làm rõ thêm thông tin về các lợi ích, hòa giải viên cn có kỹ năng đặt câu hỏi (như đã trình bày tại mục 1 phần II Tài liệu này).

2.2. Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp

a) Do vấn đề truyền đạt

Sự thiếu thông tin (rào cản giao tiếp) là một trong những nguyên nhân gây ra xung đột, do kĩ năng lắng nghe chưa tốt, chia sẻ thông tin không đầy đủ, khác biệt trong cách giải thích và nhận thức vấn đề, hay các biểu hiện phi ngôn từ bị bỏ qua hoặc không được nhận biết. Nội dung của người nói được người nghe hiểu không hoàn toàn chính xác. Mức độ không chính xác càng cao càng có nguy cơ gây ra những hiểu lầm.

Ví dụ: Một người không truyền đạt thông tin rõ ràng cho hàng xóm của mình về việc sử dụng nhờ phương tiện giao thông của anh ta. Khi anh ta thực hiện hành vi sẽ làm cho quan hệ giữa hai người trở nên căng thẳng, điều này có thể dẫn đến xung đột giữa hai gia đình.

b) Sự phụ thuộc lẫn nhau trong công việc

Sự phụ thuộc lẫn nhau đối với công việc xảy ra khi hai hay nhiều người phụ thuộc lẫn nhau để hoàn thành công việc của họ và tiềm năng xung đột tăng lên khi mức độ phụ thuộc lẫn nhau tăng lên. Có ba hình thức phụ thuộc lẫn nhau đối với công việc sau đây:

- Sự phụ thuộc lẫn nhau khi cùng làm việc với nhau: Nhiều người phối hợp với nhau cùng thực hiện một công việc nhằm hoàn thành nhiệm vụ, về tổng thể được gọi là sự phụ thuộc lẫn nhau khi cùng làm việc với nhau.

- Sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính nối tiếp nhau: Khi một người không thể thực hiện công việc của mình nếu người trước đó không kết thúc. Sự phụ thuộc này diễn ra phổ biến trong quá trình sản xuất. Ví dụ trong hoạt động vận tải, người sửa xe không hoàn thành công việc sẽ dẫn tới người lái xe không thể làm được việc của mình.

- Sự phụ thuộc qua lại lẫn nhau: Loại này xảy ra đối với những nhiệm vụ nối tiếp nhau khi mỗi người phụ thuộc vào việc thực hiện hoạt động của người khác. A phụ thuộc vào B và C. Trong khi B và C phụ thuộc lẫn nhau và cũng phụ thuộc vào A.

c) Mục tiêu không tương đồng

Mục tiêu cá nhân của các thành viên cộng đồng không thể giống nhau do lợi ích khác nhau. Khi có những hoạt động ảnh hưởng tới không gian, thời gian chung của cộng đồng sẽ dễ dàng ny sinh mâu thuẫn.

d) Do có sự đe dọa

Khi không có sự đe dọa hầu như các cá thể sẽ hợp tác nhiều hơn. Mức xung đột tăng lên khi một bên có sự đe dọa đối với phía bên kia.

đ) Do khan hiếm nguồn lực

Khả năng xung đột sẽ tăng lên trong những điều kiện khan hiếm. Khi các nguồn lực bị giới hạn, các cá thể bị đẩy vào cuộc cạnh tranh mang tính thắng thua và những cuộc cạnh tranh như vậy thường dẫn đến xung đột.

Ví dụ về tranh chấp đất đai thì những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai thường là:

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Người dân thiếu hiểu biết: Có nhiều trường hợp đất công cộng được sử dụng cho mục đích làm đường đi, sinh hoạt,... lại bị người dân vô tư phân chia, sử dụng theo các luật lệ, tập quán xưa mà không dựa vào pháp luật hiện hành, dẫn đến tranh chấp.

+ Mâu thuẫn lợi ích cá nhân: Quá trình phân chia tài sản, mâu thuẫn khi chuyển nhượng,... cũng rất dễ phát sinh tranh chấp đất đai.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Cơ chế quản lý của Nhà nước còn thiếu sót: Nhiều trường hợp các địa phương có quan hệ đất đai phức tạp, Nhà nước vẫn chưa có hồ sơ địa chính hoàn chỉnh. Ngoài ra, việc phân cấp quản lý cho quá nhiều ban ngành dẫn đến việc quản lý còn nhiều thiếu sót cũng là nguyên nhân gây ra tranh chấp đất.

+ Cán bộ thực hiện công vụ đất đai không tốt: Một số cán bộ thực hiện công vụ không gương mẫu, lợi dụng chức quyền và vì lợi ích riêng tư hoặc thiếu trình độ quản lý, gây ra nhiều bức xúc cho người dân.

+ Bồi thường giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng: Một số trường hp giải tỏa khu đất đang thuộc quyền sở hữu của người dân không bồi thường thỏa đáng hoặc đưa giá tái định cư quá cao, gây ra mâu thuẫn giữa người dân và các nhà quản lý.

+ Công tác giải quyết khiếu nại chưa tốt: Một số cơ quan nhà nước không làm việc đúng trách nhiệm trong vấn đề hòa giải, hướng dẫn người dân làm hồ sơ khiếu nại, né tránh trách nhiệm khi xảy ra khiếu kiện. Cũng có trường hợp đưa ra phương án giải quyết thiếu khả thi và công bằng, dẫn đến phát sinh những mâu thuẫn phức tạp hơn.

+ Thủ tục chuyển nhượng không đúng: Đã có một số trường hợp khi xem lại các hồ sơ đã lập trước đó không đúng với quy định của pháp luật hiện hành nên dẫn đến khởi kiện để giành lại quyền lợi.

- Nguyên nhân khác: Nhận thức của nhiều người dân về quan hệ đất đai không phù hợp với quy định của pháp luật. Vẫn còn tồn tại các phong tục, tập quán truyền thống, hương ước, luật tục về đất đai, thiếu căn cứ pháp lý đang chi phối sinh hoạt kinh tế - xã hội nhiều địa phương, nhất là ở những vùng nông thôn, vùng núi. Vì vậy, khi có xung đột, người dân không căn cứ vào pháp luật mà chỉ căn cứ vào tập quán để giải quyết, dẫn đến xung đột. Không ít người dân, không phân biệt được quyền sở hữu và quyền sử dụng, đồng nhất việc cấp “sổ đỏ” với thừa nhận quyền sở hữu đất đai, nhất là đất nông nghiệp, đất ở. Ở Tây Nguyên, đồng bào các tộc người thiểu số coi đất đai của mình là bất kỳ nơi nào họ đã canh tác, thậm chí là đất đốt rừng, phá rừng.

Ví dụ nguyên nhân dẫn đến các vụ việc bạo lực gia đình như do rượu và ma túy, do mâu thuẫn trong làm ăn, khó khăn về kinh tế, ngoại tình, do nhận thức về vấn đề bình đẳng giới rất hạn chế...

Bạo lực gia đình là do rượu và ma túy: Khi sử dụng các chất kích thích như rượu, ma túy... nam giới thường có nguy cơ giải quyết những khó khăn bằng hành vi bạo lực, chẳng hạn như nhiều người thường lấy cớ say rượu, thua bạc để đánh đập, hành hạ vợ con, bắt vợ phải đưa tiền để đi uống rượu và chơi cờ bạc.

Bạo lực gia đình thường xảy ra trong những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn: Những cặp vợ chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống thường có sự căng thẳng về thần kinh hơn và do đó dễ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh cãi trong gia đình và cuối cùng nam giới thường sử dụng quyền và sức mạnh của mình để gây ra bạo lực với phụ nữ...

3. Kỹ năng tra cứu, tham khảo, vận dụng pháp luật, phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong hoạt động hòa giải ở cơ sở

3.1. Kỹ năng tra cứu pháp luật, tài liệu tham khảo

Trong quá trình hòa giải, một hoạt động hết sức quan trọng và mang tính quyết định của hòa giải viên là tư vấn pháp luật (giải đáp pháp luật, cung cấp thông tin pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp, đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn các bên xử sự phù hợp với pháp luật...). Để đưa ra lời tư vấn pháp luật chính xác, việc tra cứu pháp luật, tài liệu tham khảo trong quá trình hòa giải là yêu cầu bắt buộc nhằm:

- Khẳng định với các bên tranh chấp rằng hòa giải viên đang thực hiện hòa giải theo pháp luật, trên cơ sở pháp luật chứ không phải theo cảm tính chủ quan.

- Giúp hòa giải viên khẳng định những lời tư vấn của mình là đúng pháp luật vì trong thực tiễn, không phải bao giờ hòa giải viên cũng có thể nhớ chính xác tất cả các quy định thuộc các lĩnh vực pháp luật khác nhau.

a) Nguyên tắc khi tra cứu, tìm kiếm văn bản pháp luật, quy phạm pháp luật

- Bảo đảm tính hiệu lực: Văn bản pháp luật, quy phạm pháp luật được tra cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc phải đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm xảy ra vụ việc (tại thời điểm nảy sinh vụ việc, văn bản pháp luật nào đang điều chỉnh và quy phạm pháp luật nào có hiệu lực áp dụng).

- Bảo đảm tính chính xác: Các văn bản, điều luật hòa giải viên tra cứu, áp dụng trong giải quyết tình huống phải được trích dẫn chính xác, bảo đảm hiểu đúng quy định pháp luật.

- Bảo đảm tính đầy đủ, toàn diện: Hòa giải viên phải tìm kiếm đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp; việc tìm kiếm, tra cứu đầy đủ các điều luật liên quan sẽ như một chiếc chìa khóa để xử lý tốt các chứng cứ, giải quyết hết được các mối quan hệ pháp luật trong vụ việc, làm căn cứ để đưa ra giải pháp tối ưu trong giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên. Bên cạnh những điều luật quy định trực tiếp về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong vụ việc, hòa giải viên còn phải tìm kiếm các điều luật khác có liên quan (đó là những điều luật không trực tiếp điều chỉnh quan hệ của các bên trong vụ việc nhưng phải tìm hiểu điều luật này để hiểu rõ, đầy đủ, toàn diện hơn về các điều luật điều chỉnh trực tiếp nội dung vụ việc).

b) Các bước tra cứu văn bản pháp luật, tài liệu tham khảo

Bước 1: Đặt các câu hỏi để xác định vấn đề pháp lý trong vụ việc cần hòa giải

Cần nghiên cứu phân tích vụ việc hòa giải, các câu hỏi cần đặt ra để nghiên cứu, phân tích là:

- Vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn là gì?

- Vấn đề tranh chấp thuộc lĩnh vực nào?

- Vấn đề pháp lý đặt ra là gì? Các khía cạnh cần lưu ý là gì? Và định hướng điều chỉnh pháp luật đối với các vấn đề pháp lý đó?

- Các vấn đề cần quan tâm để dẫn chiếu đến văn bản điều chỉnh của pháp luật?

Bước 2: Xác định các văn bản pháp luật thuộc phạm vi tra cứu và khoanh vùng các văn bản có chứa các văn bản quy phạm pháp luật cần tra cứu

Sau khi đã xác định được vấn đề pháp lý của vụ việc, cần tiến hành tìm kiếm nguồn luật để giải quyết. Cơ sở dẫn chiếu là mối quan hệ giữa các tình tiết thực tế trong vụ việc với phần phạm vi và đối tượng điều chỉnh trong các văn bản pháp luật, cụ thể là các yếu tố, tình tiết thuộc nội dung dliệu của phần giả định trong các quy phạm pháp luật.

Tra cu văn bản, xác định từ khóa quan trọng. Ví dụ: Hôn nhân gia đình, Dân sự, đất đai, năm có hiệu lực của văn bản, Nghị định, thông tư...

Bước 3: Kiểm tra, rà soát các văn bản trong nhóm văn bản đã tập hợp

Tiêu chí để kiểm tra, rà soát là tính hợp pháp, hợp lý, tính thống nhất và hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật nói chung. Sau đó kiểm tra hiệu lực của từng quy phạm có liên quan đến nội dung vụ việc nằm trong các văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, lưu ý áp dụng:

(i) Văn bản pháp luật để điều chỉnh vấn đề của vụ việc, đang còn hiệu lực.

(ii) Văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề của vụ việc, đã hết hiệu lực pháp luật một phần và chứa đng quy phạm pháp luật còn hiệu lực pháp luật điều chỉnh vụ việc.

Ví dụ: Trước đây nhà ông K có cho nhà ông X mắc đường dây tải điện qua đất nhà để phục vụ sinh hoạt của gia đình ông X. Tuy nhiên hiện nay, ông K có đang dự định xây dựng nhà trên phần đất có đường dây điện của ông X mắc qua. Ông K có trao đi với ông X về việc di dời đường dây điện sang vị trí mới nhưng ông X không đồng ý với lý do trước đây Ông K đã cho phép ông X mắc đường dây điện như hiện tại, hai bên phát sinh mâu thuẫn, ông K gửi đơn đến Tổ hòa giải để yêu cầu được hòa giải.

Với tình huống này, trước tiên hòa giải viên cần xác định mâu thuẫn trong vụ việc là gì? Thuộc lĩnh vực nào?

Trong trường hợp này, tranh chấp giữa ông K và ông X là quyền mắc đường dây tải điện qua bất động sản của các chủ sở hữu khác, thuộc lĩnh vực dân sự. Hòa giải viên cần tìm hiểu về quyền mắc đường dây tải điện qua bất động sản của các chủ sở hữu khác, quyền và nghĩa vụ của bên.

b) Nguồn tra cứu, tìm kiếm văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu tham khảo

- Tra cứu, tìm kiếm các văn bản pháp luật được in trên giấy từ các nguồn sau:

+ Tài liệu pháp luật của cá nhân hòa giải viên (tự thu thập, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp, hỗ trợ);

+ Sách, tài liệu pháp luật tại tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn.

Sách, tài liệu pháp luật tại hệ thống thư viện ở địa phương.

- Tra cứu, tìm kiếm bằng Internet: Để bảo tính chính xác của văn bản pháp luật được tra cứu, tìm kiếm qua mạng internet, hòa giải viên phải lựa chọn các trang web uy tín, tin cậy. Một trong số các trang dữ liệu pháp luật chính xác, có thời gian cập nhật nhanh là:

(i) Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật: http://vbpl.vn.

Để tra cứu hiệu lực, các văn bản liên quan đến văn bản cần tìm kiếm trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, người đọc có thể xem các trường thông tin “Thuộc tính”, “Lịch sử”, “Văn bản liên quan”, “Lược đồ” khi văn bản cần tìm kiếm đã hiện ra.

(ii) Trang web văn bản của Chính phủ: http://vanban.chinhphu.vn

(iii) Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp: www.moj.gov.vn

(iv) Trang web hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Văn phòng Quốc hội: http://vietlaw.gov.vn.

(v) Trang chủ quản của đơn vị ban hành văn bản: Ví dụ, tìm kiếm văn bản về đất đai có thể vào cng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường: www.monre.gov.vn; tìm kiếm văn bản trong lĩnh vực tài chính có thể vào cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn.

Một nguồn tài liệu quan trọng có thể tham khảo là các Báo cáo tổng kết của Tòa án hoặc các án lệ của Tòa án nhân dân tối cao (www.toaan.gov.vn, mục Công bố bản án, quyết định và mục Án lệ). Đây là các thông tin hữu ích, có thể áp dụng tương tự vào vụ việc đang giải quyết.

3.2. Kỹ năng vận dụng pháp luật, phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong hoạt động hòa giải ở sở

a) Kỹ năng vận dụng pháp luật

- Xác định hệ thống quy định pháp luật áp dụng:

Trên cơ sở nội dung vụ việc, hòa giải viên liệt kê các điều luật liên quan đến nội dung vụ việc, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên:

(i) Các điều luật quy định trực tiếp về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong vụ việc;

(ii) Các điều luật khác có liên quan.

Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong giải quyết vụ việc phải tuân thủ nguyên tắc theo quy định tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Cụ thể như sau:

+ Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

Ví dụ: Cũng là việc mua bán nhà ở nhưng nếu mua bán vào năm 2016 thì áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015; nếu mua bán vào năm 2003 thì áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1995 (có hiệu lực từ 01/7/1996 đến 31/12/2005); nếu mua bán vào năm 1993 thì áp dụng Pháp lệnh Nhà ở (có hiệu lực từ 01/7/1991 đến 30/6/1995); nếu mua bán vào 1983 thì áp dụng Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

Giá trị pháp lý của chúng cao thấp khác nhau do vị trí của cơ quan nhà nước trong bộ máy Nhà nước quy định (văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước có giá trị pháp lý cao hơn văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, ví dụ: Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành có giá trị pháp lý cao hơn văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có giá trị pháp lý cao hơn văn bản của cơ quan cấp dưới, ví dụ: văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có giá trị pháp lý cao hơn văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành...).

+ Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

Ví dụ: Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 do Quốc hội ban hành, có hiệu lực từ 01/7/2016. Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự quy định tại Điều 2 là: “Đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì áp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 159 và điểm h Khoản 1 Điều 192 của Bộ luật Tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12.

Như vậy, theo quy định của Nghị quyết 103/2015/QH13 nêu trên thì vụ việc phát sinh trước 01/01/2017 sẽ áp dụng quy định về thời hiệu theo luật cũ. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điểm d Khoản 1 Điều 688) lại quy định giao dịch xác lập trước 01/01/2017 thì “Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này”, tức là theo luật mới. Quy định về thời hiệu của pháp luật cũ và pháp luật mới có rất nhiều khác biệt. Ví dụ thời hiệu khởi kiện chia thừa kế của pháp luật cũ là 10 năm nhưng theo pháp luật mới là 30 năm kể từ ngày mở thừa kế”.

Do cùng cơ quan ban hành là Quốc hội, quy định cùng về một vấn đề là thời hiệu mà có nội dung khác nhau nên phải áp dụng văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau là Bộ luật Dân sự năm 2015 (Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực ngày 01/01/2017, Nghị quyết 103/2015/QH13 có hiệu lực ngày 25/11/2015).

+ Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mi không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.

Ví dụ: Tại khoản 2 Điều 2 Nghị Quyết 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 quy định về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 quy định:

“Các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích”.

b) Kỹ năng vận dụng phong tục, tập quán, truyền thống tt đẹp của dân tộc

Xã hội truyền thống Việt Nam chịu ảnh hưởng của tư tưởng đức trị của Nho giáo, nên người dân Việt Nam (đặc biệt là người dân sống ở khu vực nông thôn) rất coi trọng giá trị đạo đức. Các quan hệ xã hội bị chi phối mạnh bởi quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán truyền thống. Tại Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“1. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.

2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”.

Vì vậy, khi các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán. Đồng thời các phong tục, tập quán đó phải là những phong tục, tập quán tốt đẹp; không trái nguyên tắc của pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội.

Đ phát huy hiệu quả tối đa trong việc vận dụng các phong tục, tập quán giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, hòa giải viên cần xác định, liệt kê cụ thể các quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán, các quy định trong hương ước, quy ước của thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư có liên quan trực tiếp đến nội dung vụ việc để làm căn cứ phân tích, lập luận, thuyết phục, hướng dẫn các bên tìm giải pháp giải quyết bất đồng, tranh chấp.

Ví dụ: Đồng bào dân tộc Mường Hòa Bình có truyền thống tổ chức lễ hội sau khi đã thu hoạch xong vụ mùa hàng năm. Trong lễ hội của người Mường, không thể thiếu tiếng cồng (chiêng). Vào ngày lễ hội, ông A cho ông B mượn chiêng để sử dụng. Sau lễ hội, ông B mang chiêng trả cho ông A. Ông A không ở nhà, ông B tự mang chiêng vào trong nhà ông A và treo lên chỗ đchiêng. Ba ngày sau, ông A yêu cầu ông B phải bồi thường thiệt hại do khi ông B sử dụng đã làm mặt chiêng bị nứt, vỡ, nhưng ông B không chấp nhận yêu cầu của ông A.

Trường hợp này cũng thiếu căn cứ để yêu cầu ông B bồi thường, vì khi chuyển giao chiêng cho ông B, các bên không có bất kỳ văn bản nào xác định thực trạng của chiêng. Tuy nhiên, nếu áp dụng tập quán thì lại có cơ sở buộc ông B có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông A do sử dụng chiêng mà gây thiệt hại.

Theo tập quán của người Mường (Hòa Bình) thì khi mượn chiêng, cả bên cho mượn và bên mượn phải mang chiêng ra trước cửa hoặc sân của chủ cho mượn, chủ của chiêng gõ chiêng một hồi ba tiếng hoặc ba hồi chín tiếng và tiếng chiêng ngân lên ở tần scao nhất. Nếu các bên hoặc một bên sau khi nghe xong hồi chiêng mà không cảm thấy chiêng bị rè do bị vỡ, bị nứt thì việc chuyển giao chiêng bình thường. Ngược lại, khi bên mượn chiêng trả lại chiêng thì cũng phải làm thủ tục tương tự như khi mượn, là gõ một hồi ba tiếng hoặc ba hồi chín tiếng đmọi người cùng nghe xem tiếng chiêng có bị rè hoặc khác biệt so với khi mượn không. Căn cứ vào tập quán trên, ông B khi trả chiêng đã không thực hiện nghi thức theo tập quán, do vậy chiêng bị rè, nt vỡ là do ông B trong khi sử dụng đã làm hư hỏng, theo đó ông B có trách nhiệm phải bồi thường cho ông A[13].

* Lưu ý:

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 126/2014/NĐ-CP, trong đó quy định Danh mục Các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ và cấm áp dụng.

4. Kỹ năng tổ chức, điều hành, kiểm soát buổi hòa giải

4.1. Kỹ năng tổ chức bui hòa giải

Để tổ chức buổi hòa giải, cần thực hiện các hoạt động sau:

a) Lập danh sách những người tham gia buổi hòa giải: Ngoài các bên, hòa giải viên cần lưu ý mời người có quyền và lợi ích liên quan[14] đến mâu thuẫn, tranh chấp tham dự buổi hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý. Nếu thấy cần thiết, hòa giải viên và một trong các bên khi được sự đồng ý của bên kia có thể mời người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc người có uy tín khác tham gia hòa giải.

Ví dụ: Anh A vay của anh B 70 triệu đồng, không làm giấy vay tiền. Việc vay tiền có chị C, người cùng công ty của hai anh biết. Vừa qua, anh A bị bệnh nặng và qua đời. Trước khi chết, anh A đã kịp dặn dò, chia tài sản của mình cho bố mẹ, vợ, song lại quên khoản nợ trên. Sau khi biết tang lễ cho anh A hoàn tất, anh B đến đề nghị vợ anh A - chị D, trả số tiền 70 triệu đồng. Chị D không đồng ý trả vì chị không thấy chồng kể về việc này. Hai bên xảy ra tranh chấp và đề nghị thòa giải giúp đỡ. Trong trường hợp này, việc trả anh B 70 triệu đồng sẽ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của bố mẹ anh A. Do đó, hòa giải viên bên cạnh việc mời chị C, người biết về việc vay tiền giữa anh A và anh A, cần mời thêm bố mẹ anh A tham gia buổi hòa giải.

Để biết thông tin về người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội hiện đang sinh sống hoặc làm việc tại địa phương, hòa giải viên có thể tham khảo ý kiến của bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố; trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố; công chức tư pháp - hộ tịch. Hiện nay, tại một số địa phương đang triển khai thực hiện phân công cán bộ, đảng viên phụ trách hộ gia đình nơi cư trú và việc thực hiện bước đầu có hiệu quả tích cực. Ngay sau khi được giao nhiệm vụ phụ trách, các đảng viên có trách nhiệm đến tng hộ gia đình tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, tuyên truyền, vận động các hộ gia đình thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư... Theo đó, bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố sẽ phần nào nắm bắt được những thông tin cơ bản của người dân cư trú trên địa bàn.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 417 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì một trong các điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án là “Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự”. Pháp luật dân sự quy định, người từ đủ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Khoản 2 Điều 20 Bộ luật dân sự năm 2015). Theo đó, trường hợp vụ việc có một trong các bên là người bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì hòa giải viên cần lưu ý mời người đại diện theo pháp luật/hoặc người giám hộ tham gia hòa giải.

Ví dụ 1: Nguyễn Văn A, 20 tuổi, bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Vừa qua, A cạy cửa, trốn ra ngoài chơi. Thấy chiếc xe ô tô nhà bà X đỗ trước cửa nhà, A lấy viên đá ven đường vẽ nghịch lên xe làm xước toàn bộ mặt trước và hai bên xe. Thiệt hại gây ra cho bà X là 10 triệu đồng. Ông B, bố của A và cũng là người được Tòa án chỉ định người giám hộ cho A đề nghị được bồi thường cho gia đình bà X 3 triệu vì hoàn cảnh gia đình ông rất khó khăn. Bà X không đồng ý. Vụ việc được đưa ra tổ hòa giải. Trong trường hợp này, các bên tham gia hòa giải được xác định là bà X và ông B.

Ví dụ 2: Lê Văn S, 19 tuổi, nghiện ma túy dẫn đến phá tán tài sản của gia đình và theo yêu cầu của bà B, mẹ của S, Tòa án huyện M đã quyết định tuyên bố S là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bà B là người đại diện theo pháp luật của S. Vừa qua, S có hành vi gây thiệt hại cho anh H số tiền 50 triệu đồng. Anh H yêu cầu S bồi thường toàn bộ số tiền cho mình nhưng S không đồng ý vì S chỉ vô ý gây ra thiệt hại. Vụ việc được đề nghị tổ hòa giải giúp đỡ.

Trường hợp này, do việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ liên quan trực tiếp đến tài sản của S - người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự nên hòa giải viên cần mời bà B tham gia hòa giải.

* Trường hợp một hoặc các bên là tổ chức thì sẽ do người đại diện hợp pháp của tổ chức tham gia hòa giải.

b) Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức buổi hòa giải: Trong thực tiễn rất ít trường hợp hòa giải viên chỉ tiến hành hòa giải một lần là có thể giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn được ngay mà trái lại để vận động, giúp đỡ các bên tự dàn xếp, thỏa thuận chấm dứt tranh chấp, mâu thuẫn, hòa giải viên phải kiên trì, tốn nhiều thời gian, công sức gặp gỡ từng bên hoặc các bên nhiều lần đphân tích, giải thích. Hơn nữa, các bên cũng cần có thời gian để suy ngẫm những điều hòa giải viên đã phân tích, giải thích và cân nhắc thiệt hơn để quyết định cách hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp. Vì vậy, việc lựa chọn thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải thường được tiến hành sau khi hòa giải viên đã có sự tiếp xúc trực tiếp với các bên mâu thuẫn, tranh chấp.

Về thời gian hòa giải, để bảo đảm việc hòa giải được tiến hành kịp thời, tránh kéo dài, dẫn đến những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra, trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày được phân công, hòa giải viên bắt đầu tiến hành hòa giải, trừ trường hợp cần thiết phải hòa giải ngay khi chứng kiến vụ, việc hoặc các bên có thỏa thuận khác về thời gian hòa giải.

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, việc hòa giải kịp thời, đúng lúc hoặc ngay sau khi sự việc xảy ra thì càng thuận lợi cho việc hòa giải đạt được kết quả, bởi nếu để mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài, rất có thể trở nên gay gắt, phức tạp hơn, việc giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Chính vì vậy, trường hợp hòa giải viên là người trực tiếp chng kiến tranh chấp, mâu thuẫn và xét thấy cần thiết phải hòa giải ngay thì việc hòa giải có thể được tiến hành ngay tại thời điểm và nơi xảy ra tranh chấp.

Ví dụ: Anh P trong khi đã ngà ngà men rượu có lời nói trêu ghẹo, dùng tay ssoạng lên người vợ anh T, nên bị anh T đánh ngã đập mồm xuống đất xưng to. Sau khi bị đánh, anh P gọi điện cho anh em người cùng bản đến đăn thua đủ, “quyết sinh tử” với anh T và cầm quốc của quán gần đó lao vào đòi đánh anh T. Nhận định sự việc rất căng thẳng, cần giải quyết ngay để kịp thời phòng ngừa việc tổ chức đánh người, dẫn đến tình trạng nhiều người vi phạm pháp luật, gây mất trật tự an ninh xã hội, nên ngay khi phát hiện vụ việc, ông Q cùng một số người dân có mặt kịp thời can ngăn, đưa mỗi người ra một địa điểm khác nhau, đồng thời gọi các thành viên khác của tổ hòa giải đến để phối hợp giải quyết. Vụ việc kết thúc với kết quả hòa giải thành, hai bên đều tự nguyện xin lỗi và bỏ qua cho nhau, không bên nào đòi hỏi bên kia phải bồi thường.

c) Gửi thông báo, giấy mời cho những người tham gia buổi hòa giải;

d) Dự kiến chương trình buổi hòa giải: Việc làm này là cần thiết để mọi người tham gia buổi hòa giải được chủ động tham gia ý kiến, phát biểu, tranh luận...

đ) Chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

4.2. Kỹ năng điều hành buổi hòa giải

Trước khi bắt đầu tiến hành hòa giải, hòa giải viên phải kiểm tra lại chính xác thông tin những người tham gia phiên hòa giải để bảo đảm triệu tập người tham gia phiên hòa giải được đầy đủ, không bị bỏ sót, nhất là những người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Có thuộc các trường hợp phải có người đại diện không? Nếu có người đại diện theo ủy quyền, thì thủ tục pháp lý về ủy quyền đã hợp lệ chưa, phạm vi ủy quyền như thế nào? Đối với trường hợp đại diện đương nhiên thì người đại diện đương nhiên đó có đúng pháp luật không?...

Điều hành phiên hòa giải phải bảo đảm nội dung đã dự tính. Nghi thức buổi hòa giải cần thực hiện đơn giản gọn nhẹ, nên biểu hiện tình cảm làng xóm, họ hàng, gia đình... để giảm căng thẳng cho các bên khi tham dự. Các nội dung được hòa giải viên trình bày tại buổi hòa giải phải tập trung, ngắn gọn và súc tích, đi thẳng vào vấn đề mà các bên mâu thuẫn, tranh chấp.

Hòa giải viên dành thời gian cho các bên tham gia đưa ra quan điểm, ý kiến nhưng cần thông báo cho họ thời gian giới hạn cho việc trình bày để tránh lan man và hướng vào vấn đề trọng tâm. Hòa giải viên phải kiểm soát thời gian, sao cho vừa đảm bảo nội dung, vừa linh hoạt theo diễn tiến thực tế của buổi hòa giải, không quá máy móc, cng nhắc.

Đảm bảo tính dân chủ, công bằng trong buổi hòa giải: Các nội dung trình bày của các bên phải hết sức ngắn gọn để dành thời gian cho người khác đưa ra ý kiến. Vấn đề nào xét thấy có mức độ ít liên quan đến nội dung vụ việc thì hòa giải viên cần chủ động dừng tranh luận và hướng các bên quay trở lại nội dung chính. Vấn đề nào có tác dụng tích cực tới tất cả các bên để có thể tìm ra tiếng nói chung thì hòa giải viên cần tập trung khai thác, định hướng các bên vào vấn đề đó.

4.3. Kỹ năng kiểm soát buổi hòa giải

Để có buổi hòa giải diễn ra trong kiểm soát, hòa giải viên cần tổ chức và điều hành tốt buổi hòa giải. Ngoài ra cũng cần có một số kỹ năng để kiểm soát buổi hòa giải, tránh những tình huống đáng tiếc có thxảy ra.

a) Để kiểm soát tốt buổi hòa giải, hòa giải viên cần:

- Thể hiện thái độ quan tâm và nhạy cảm khi nói chuyện với các đối tượng yếu thế (phụ nữ, người già, người tàn tật...). Vì một số người có thể miễn cưỡng khi cung cấp các thông tin chi tiết về vụ việc, do dự khi kể về vụ việc hoặc cố gắng rút lại lời khai về một số điểm. Một số người lại cảm thấy lo sợ họ có thể gặp khó khăn, bất lợi khi nói ra quan điểm của mình.

- Cung cấp trước cho các bên những thông tin có liên quan đến quá trình hòa giải đtránh sự hiểu lầm không đáng có và xây dựng niềm tin của họ.

- Tạo ra không gian thân thiện và cởi mở để các bên có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc cũng như quan điểm của họ về vụ việc. Tránh tạo không khí tiêu cực, khiến một số người có cảm giác như đang bị hỏi cung hay phán xét.

- Thể hiện sự tôn trọng với tất cả các bên. Khi cả hai bên đều có mặt tại buổi hòa giải, hòa giải viên phải bảo đảm rằng không có bất cứ ai phải chịu áp lực hay bị đe dọa từ người khác.

- Quan sát mọi thay đổi trong cách ứng xử của các bên so với buổi gặp sơ bộ ban đầu. Nếu một bên có dấu hiệu không thoải mái hoặc sợ hãi, người tiến hành hòa giải cần tạm dừng buổi hòa giải, dành thời gian gặp riêng từng bên để xem xét lại các tình tiết và chứng cứ của vụ việc.

b) Trong quá trình phân tích vụ việc và đi đến thống nhất cách giải quyết tại buổi hòa giải, hòa giải viên cần lưu ý:

- Khi phân tích vụ việc, cần bảo đảm rằng hòa giải viên đã có được mọi tài liệu có liên quan đến vụ việc hiện tại và trong quá khứ.

- Nghiên cứu các quy định của pháp luật có liên quan để bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc pháp luật. Nếu chưa chắc chắn, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật có liên quan.

Đối với vụ việc có phát sinh bạo lực, hòa giải viên cần nhấn mạnh rằng không được dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp; đồng thời cần cảnh báo cho người gây bạo lực biết họ có thể bị áp dụng những chế tài mạnh hơn nếu tiếp tục gây ra bạo lực.

c) Các cách ứng phó, hóa giải xung đột mà hòa giải viên có thể sử dụng để kiểm soát, định hướng buổi hòa giải:

- Sự hợp tác: Cách này coi trọng cả mục đích và mối quan hệ. Các bên hp tác với nhau tìm ra giải pháp tốt nhất cho cả đôi bên, chú trọng sự đồng thuận. Tất cả các bên phải cùng theo đuổi tìm kiếm giải pháp tốt cho các bên chứ không chỉ cho một bên. Cách này tạo ra được kết quả cả hai bên đều thắng.

- Sự thỏa hiệp: Mỗi bên trong tranh chấp có thể phải hy sinh một chút quyền lợi để đạt được một số quyền lợi khác. Họ cùng nhau tìm những giải pháp trung hòa để đôi bên cùng có một phần lợi ích. Có thể tạo ra kết quả cùng thắng hoặc cùng thua thiệt.

- Sự nhường nhịn, xoa dịu: Cách này quan tâm đến các mối quan hệ chứ không cần quan tâm đến kết quả quyền lợi. Vì vậy, khi các bên giải quyết xung đột theo kiểu này có thể hy sinh quyền lợi của mình nhưng giữ được mối quan hệ thân thiện với bên kia và mọi người khác trong cộng đồng.

* Không nên đồng thuận với các bên giải quyết xung đột, mâu thuẫn bằng “Sự né tránh của một bên”. Đây là cách khi gặp xung đột thì né tránh sự va chạm, đối đầu với mâu thuẫn, không quan tâm đến nhu cầu của các bên, “thua” cũng không sao. Cách này dễ tạo ra kết quả các bên cùng chấp nhận dừng tranh chấp để giữ hòa khí, nhưng nguy cơ bùng phát tranh chấp vẫn tiềm ẩn.

5. Kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, giải thích, thuyết phục, vận động các bên tự thỏa thuận dàn xếp mâu thuẫn, tranh chấp

Tư vấn pháp luật là hoạt động giải đáp pháp luật, cung cấp thông tin pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức, đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn các bên xử sự phù hợp với pháp luật...

Việc đề xuất phương án tư vấn phù hợp là kết quả của một quá trình tìm hiểu, phân tích kỹ lưỡng, chính xác nội dung vụ việc. Đtư vấn cho các bên cách giải quyết tranh chấp phù hợp với quyền và lợi ích của các bên tranh chấp và đảm bảo đúng quy định pháp luật, hòa giải viên cần vận dụng tốt các kỹ năng tiếp cận đối tượng để nắm bắt thông tin về vụ, việc hòa giải và nhu cầu của các bên; xem xét, xác minh vụ, việc; tìm mâu thuẫn, xung đột lợi ích cốt lõi, nguyên nhân chủ yếu; kỹ năng tra cu pháp luật, tài liệu tham khảo, vận dụng pháp luật, phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Trên cơ sở các thông tin thu thập được và nghiên cứu các quy định của pháp luật, các phong tục, tập quán tốt đẹp liên quan đến vụ việc, hòa giải viên nên dự kiến trước các phương án tư vấn cho các bên tranh chấp đảm bảo được quyền và lợi ích cho hai bên, phân tích, đánh giá ưu điểm, hạn chế của các phương án để đưa ra, gợi ý phương án tư vấn phù hợp nhất cho các bên.

Tại buổi hòa giải, hòa giải viên chỉ gợi ý giải pháp khi các bên tranh chấp không đưa ra được phương án giải quyết hoặc phương án do các bên đưa ra không đúng pháp luật, khó khả thi trên thực tế. Đồng thời, hòa giải viên phải phân tích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong vụ việc, hành vi nào các bên được làm và những hành vi nào pháp luật cấm; phân tích những hành vi nào phù hợp với pháp luật, với đạo đức xã hội và hành vi nào trái pháp luật, trái với đạo đức xã hội, nêu rõ hậu quả pháp lý mà các bên phải gánh chịu nếu tiếp tục tranh chấp và đưa ra định hướng giải quyết tranh chấp để các bên xem xét, thảo luận, tự lựa chọn và quyết định.

Tuy nhiên làm sao để truyền đạt được đầy đủ ý nghĩa, ưu điểm của giải pháp, hướng dẫn, giải thích rõ ràng, chi tiết cho các bên về phương án giải quyết vụ việc đòi hỏi hòa giải viên phải nghiên cu về cách trình bày các giải pháp trước hai bên sao cho rõ ràng, trung thực, thuyết phục đảm bảo căn cứ pháp lý rõ ràng, đầy đủ lý lẽ, đề xuất và chng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá của mình là xác đáng. Đồng thời, hòa giải viên phải vận dụng tốt kỹ năng thuyết phục, vận động các bên.

Thuyết phục các bên tự nguyện thỏa thuận, giải quyết tranh chấp là “dân vận khéo”, đòi hỏi hòa giải viên phải nắm vng kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực tranh chấp, có kỹ năng hòa giải, có uy tín, phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm sống, biết vận dụng pháp luật và đạo đức xã hội để thuyết phục các bên đi đến thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Thuyết phục các bên tự nguyện giải quyết tranh chấp được hòa giải viên thực hiện trong suốt quá trình hòa giải. Về thực chất, thuyết phục là việc hòa giải viên đưa ra lý lẽ, lời khuyên về cách ứng xử (nên làm gì và không nên làm gì) để các bên chấp nhận, đồng ý những lời khuyên của hòa giải viên, tự lựa chọn phương thức giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp một cách tốt nhất.

Trong quá trình hòa giải, hòa giải viên cần phải luôn kết hợp cả tình và cả lý để phân tích, giải thích, thuyết phục các bên tranh chấp hòa giải với nhau. Muốn thuyết phục các bên tranh chấp thương lượng thành công, đạt được thỏa thuận, hòa giải viên cần lưu ý một số điểm sau:

- Hòa giải viên phải giữ vai trò trung gian, vô tư, khách quan, công bằng, không áp đặt khi tiến hành hòa giải; điều hành việc hòa giải linh hoạt, mềm dẻo; sử dụng ngôn ngữ dễ nghe, dễ hiểu, kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ pháp lý và ngôn ngữ đời thường; sử dụng linh hoạt nhiều loại câu hỏi để tháo gỡ hiệu quả mâu thuẫn, tranh chấp giữa các đương sự như: câu hỏi đánh giá; câu hỏi mở; câu hỏi đóng; câu hỏi gợi ý; câu hỏi yêu cầu; câu hỏi tác động suy nghĩ;..kết hợp việc sử dụng lời nói với các tài liệu, chứng cứ có liên quan để thuyết phục các bên.

- Luôn thông cảm và tôn trọng đối tượng: Khi phân tích, giải thích cho các bên biết hành vi của họ là đúng hay sai, hòa giải viên cần phải xây dựng không khí gần gũi và tin tưởng, cảm thông và tôn trọng đối tượng, luôn có thái độ ân cần, chia sẻ, nhiệt tình, cần phải làm cho không khí nói chuyện được vui vẻ, chan hòa. Như vậy, đối tượng sẽ lắng nghe ý kiến thuyết phục của hòa giải viên. Khi thuyết phục đối tượng mà nói được những suy nghĩ, trăn trở của họ, dễ đạt được kết quả mong muốn. Muốn thế mọi lý lẽ, thuyết phục của hòa giải viên phải xuất phát từ lập trường của các bên tranh chấp mà suy nghĩ và đặt vấn đề, đưa ra giải pháp tối ưu cho các bên tranh chấp, hợp tình, hợp lý.

- Khơi gợi cho các bên tranh chấp những tình cảm tốt đẹp vốn có giữa họ (tình cảm gia đình, tình cảm hàng xóm, tình cảm bạn bè...) để họ dễ thông cảm cho nhau.

- Đưa ra những chứng cứ, ví dụ cụ thể: Điều thuyết phục đối tượng tốt nhất là hòa giải viên cần đưa ra được những ví dụ, những chứng cứ minh họa cụ thể cho phân tích, lập luận của mình.

- Cần mềm mỏng, kiên trì thuyết phục, không nên nôn nóng: hòa giải viên cần phải suy nghĩ chín chắn, đắn đo câu nói, nói cái gì trước, cái gì sau, điều gì không nên nói. Ngoài ra, cần phải bình tĩnh, kiên trì giải quyết từng bước, nhất là đối với những người có thái độ ngoan cố.

6. Kỹ năng ghi chép biên bản, sổ theo dõi hoạt động hòa giải, lập văn bản hòa giải thành, văn bản hòa giải không thành

6.1. Kỹ năng ghi chép của hòa giải viên

Để lưu giữ các thông tin cần thiết làm cơ sở tiến hành hòa giải vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp, hòa giải viên cần phải ghi chép đầy đủ các thông tin liên quan đến vụ việc, bao gồm:

- Nội dung cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với từng bên tranh chấp;

- Nội dung trao đổi giữa hòa giải viên với những cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan;

- Ý kiến tư vấn của những người được mời tham gia hòa giải;

- Diễn biến buổi hòa giải.

Trong quá trình ghi chép, hòa giải viên cần lưu ý một số yêu cầu và kỹ năng cụ thể sau:

- Ghi chép trung thực, đầy đủ, chính xác và chi tiết các nội dung, tình tiết sự việc, ý kiến và số liệu.

- Chú ý vào các vấn đề trọng tâm của vụ việc.

- Chủ động ghi lại những thông tin có giá trị, không cần ghi lại những thứ không cần thiết, chỉ ghi lại những ý kiến và sự kiện quan trọng, không phải mọi thứ đều có giá trị.

- Không nên quá chú ý đến các lỗi chính tả và các lỗi ngữ pháp. Điểm quan trọng là phải viết thật rõ ràng và dễ hiểu, sắp xếp thông tin một cách có tổ chức để bảo đảm có thể hiểu ngay khi đọc lại, chú trọng quá nhiều vào hình thức ghi chép sẽ mất tập trung lắng nghe.

- Có thể để chừa lại nhiều khoảng trống trong sổ ghi chép để điền thêm những gì quên trong quá trình trao đổi, tìm hiểu vụ việc.

- Đghi chép nhanh, hòa giải viên có thể sử dụng hệ thống viết tắt, các biểu tượng; hòa giải viên nên thể hiện thông tin ghi chép được dưới dạng bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh minh họa, đánh số, gạch chân cho những ý chính, ý trọng tâm cho dễ hiểu, dễ nhớ.

- Khi chưa hiểu rõ ý của một người nào đó, hòa giải viên đừng ngần ngại, hãy đặt câu hỏi để làm sáng tỏ thông tin, bảo đảm nội dung ghi chép chuẩn xác, trung thực.

- Nếu được người đối thoại cho phép, hòa giải viên có thể ghi âm lại những lời nói do các bên trình bày về vụ việc.

6.2. Kỹ năng ghi Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở

Theo Điểm d Khoản 2 Điều 28 Luật Hòa giải ở cơ sở và Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, ngày 21/4/2014, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành mẫu Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở tại Quyết định số 889/QĐ-BTP. Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở có ký hiệu: TP/HG-2014-TDHĐ và được sử dụng thống nhất trên khổ giấy 210 x 297 mm.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi Sổ của hòa giải viên, mẫu Sổ được thiết kế theo dạng bảng và gồm 11 cột như sau:

- Cột 1: Số thứ tự của vụ, việc hòa giải đã thực hiện trong năm.

- Cột 2: Ngày, tháng năm nhận vụ, việc hòa giải.

- Cột 3: Ngày, tháng năm thực hiện hòa giải.

- Cột 4: Họ và tên, tuổi, địa chỉ các bên, người có liên quan đến vụ, việc hòa giải (nếu có).

- Cột 5: Họ và tên hòa giải viên, người chứng kiến việc hòa giải, người được mời tham gia hòa giải (nếu có).

- Cột 6: Nội dung chủ yếu của vụ, việc và yêu cầu của các bên.

- Cột 7: Thỏa thuận của các bên (hoặc yêu cầu của mỗi bên) sau khi hòa giải.

- Cột 8, 9: Kết quả hòa giải.

- Cột 10: Chữ ký của hòa giải viên; người chứng kiến việc hòa giải; người được mời tham gia hòa giải (nếu có).

- Cột 10: Ghi chú.

Việc ghi Sđược thực hiện như sau:

- Hòa giải viên ghi các thông tin về vụ, việc đã thực hiện hòa giải liên tiếp theo thứ tự từng trang, không được bỏ trống. Nội dung ghi phải chính xác, chữ viết phải rõ ràng. Nếu có sai sót khi ghi chép, thì người ghi chép trực tiếp gạch bỏ phần sai sót, ghi chép lại. Cụ thể như sau:

+ Cột 1: Thứ tự các vụ, việc được ghi chép theo năm tính từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12; bắt đầu từ số 01 và ghi liên tục đến hết năm. Trong trường hợp chưa hết năm mà sử dụng sang sổ khác, thì hòa giải viên phải lấy tiếp số thứ tự cuối cùng của sổ trước, không được ghi từ số 01. Đối với sổ được sử dụng tiếp cho năm sau, thì hòa giải viên ghi vụ, việc hòa giải đầu tiên của năm sau tại trang mới và bắt đầu từ số 01.

+ Cột 6: Ghi tóm tắt mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật đã được hòa giải; nguyên nhân của mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật; yêu cầu của các bên...

+ Cột 7: Ghi thỏa thuận của các bên trong trường hợp các bên đạt được thỏa thuận; hoặc ghi yêu cầu của mỗi bên trong trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận.

+ Cột (8, 9): Đánh dấu (x) vào ô tương ứng với kết quả hòa giải.

- Việc giữ gìn, bảo quản, lưu trữ Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở thuộc trách nhiệm của tổ trưởng tổ hòa giải. Sổ theo dõi không được để nhòe hoặc rách nát. Khi thôi giữ nhiệm vụ, tổ trưởng tổ hòa giải phải bàn giao Sổ cho người kế nhiệm. Khi hết năm theo dõi, tổ trưởng thòa giải có trách nhiệm thng kê tổng số vụ, việc đã thực hiện hòa giải; tổng số vụ, việc đã hòa giải thành và hòa giải không thành; ký, ghi rõ họ tên và xin chữ ký, đóng dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

6.3. Lập văn bản hòa giải thành, văn bản hòa giải không thành

a) Văn bản hòa giải thành

Trong trường hợp các bên thỏa thuận lập văn bản hòa giải thành, hòa giải viên có thể giúp các bên lập văn bản này gồm các nội dung chính sau đây:

+ Căn cứ tiến hành hòa giải: Nêu rõ việc hòa giải được thực hiện trong trường hợp nào.

+ Thông tin cơ bản về các bên: Họ và tên, tuổi, địa chỉ các bên, người có liên quan đến vụ, việc hòa giải (nếu có).

+ Nội dung chủ yếu của vụ, việc: Ghi tóm tắt mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật đã được hòa giải; nguyên nhân của mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật.

+ Diễn biến của quá trình hòa giải: Ghi tóm tắt quá trình tổ chức hòa giải vụ việc (tổ chức gặp gỡ từng bên, tổ chức buổi hòa giải giữa các bên - thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung: ý kiến hòa giải viên, ý kiến từng bên).

+ Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện, quyền và nghĩa vụ của các bên: Ghi rõ giải pháp hai bên thống nhất để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp. Trong đó, nêu rõ để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, hai bên đã thống nhất quyền và nghĩa vụ của từng bên như thế nào.

+ Phương thức, thời hạn thực hiện thỏa thuận: Nêu cách thức, phương pháp và thời hạn thực hiện thỏa thuận.

(Tham khảo Mẫu biên bản hòa giải thành ở cơ sở số 02 Phụ lục IV).

b) Văn bản hòa giải không thành

Trường hợp các bên yêu cầu lập văn bản hòa giải không thành, thì hòa giải viên lập văn bản hòa giải không thành.

(Tham khảo Mẫu biên bản hòa giải thành ở cơ sở số 03 Phụ lục IV).

 

PHỤ LỤC

I. MỘT SỐ CÂU CA DAO, TỤC NGỮ THƯỜNG ĐƯỢC VẬN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ

1. Ca dao, tục ngữ về hôn nhân - gia đình

1.1. Quan hệ giữa cha, mẹ và con

- Cá chẳng ăn muối cá ươn

Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Cây xanh thì lá cũng xanh

Cha mẹ hiền lành để đức cho con.

- Có cha có mẹ thì hơn,

Không cha không mẹ như đàn không dây.

- Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

- Công cha nghĩa mẹ cao dày

Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ

Nuôi con khó nhọc đến giờ

Trưởng thành con phải biết thờ hai thân

Thức khuya dậy sớm chuyên cần

Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con.

- Con dại, cái mang.

- Cá chuối đắm đuối về con

- Có chi bằng cơm với cá,

Có chi bằng má với con.

- Lá rụng về cội.

- Con hơn cha, nhà có phúc.

- Con có mẹ như măng ấp bẹ

- Con chẳng chê mẹ khó, chó không chê chủ nghèo.

- Cha sinh không tày mẹ dưỡng.

- Mẹ dạy thì con khéo, bố dạy thì con khôn.

- Dâu dâu rể rể, cũng kể là con

- Dâu hiền hơn con gái, rể hiền hơn con trai.

- Gái mà chi, trai mà chi

Sinh ra có nghĩa, có nghì thì hơn.

- Hùm giữ chẳng ăn thịt con.

- Một mẹ nuôi được mười con

Mười con không nuôi được một mẹ.

- Tu đâu cho bằng tu nhà,

Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu.

- Trẻ cậy cha, già cậy con

- Uốn cây từ thuở còn non,

Dậy con từ thuở con còn ngây thơ.

- Ép dầu ép mỡ

Ai nỡ ép duyên.

1.2. Quan hệ giữa vợ và chồng

- Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

- Của chồng, công vợ

- Chồng giận thì vợ bớt lời

Cơm sôi nhỏ lửa chẳng đời nào khê.

- Chồng em áo rách em thương

Chồng người áo gấm, xông hương mặc người.

- Chồng còng lấy vợ cũng còng

Nằm phản thì trật, nằm nong thì vừa.

- Chồng như đó, vợ như hom

- Cờ bạc là bác thằng bần

Cửa nhà tan nát, vợ con chia lìa.

- Ớt nào ớt chẳng cay,

Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng.

- Thuyền theo lái, gái theo chồng.

- Đạo vợ, nghĩa chồng

- Đốn cây ai nỡ đứt chồi

Đạo chồng nghĩa vợ, giận rồi lại thương.

- Gái có công chồng chẳng phụ

- Hai tay bưng đọi chè tàu

Vừa đôi thì lấy, ham giàu làm chi.

- Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.

- Tay nâng chén muối đĩa gừng,

Gng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

- Thương nhau bất luận giàu nghèo

Dù cho lên ải xuống đèo cũng cam.

- Thuận vợ, thuận chồng tát bể Đông cũng cạn.

- Xấu chàng hổ ai.

1.3. Quan hệ giữa anh, chị, em trong gia đình

- Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

- Anh em như thể tay chân

Anh em hòa thuận song thân vui vầy.

- Anh em ăn ở thuận hòa

Chớ điều chếch lệch người ta chê cười.

- Anh em hiền thậm là hiền

Đừng một đồng tiền mà đấm đá nhau.

- Cắt dây bầu dây bí,

Chẳng ai cắt dây chị dây em.

- Chị ngã em nâng.

- Em thuận, anh hòa là nhà có phúc.

- Khôn ngoan đá đáp người ngoài,

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ c.

1.4. Quan hệ, ứng xử giữa các thành viên trong gia đình

- Trong ấm, ngoài êm

- Kính trên, nhường dưới.

- Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

- Trên thuận, dưới hòa.

- Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.

- Lọt sàng xuống nia.

2. Ca dao, tục ngữ về quan hệ xóm giềng, xã hội

- Ăn cây nào, rào cây ấy.

- Kính lão, đắc thọ.

- Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

- Bán anh em xa mua láng ging gần.

- Cái sảy nảy cái ung.

- Cả giận mất khôn.

- Đói cho sạch, rách cho thơm.

- Không tham của người.

- Lạt mềm buộc chặt.

Già néo đứt dây.

- Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

- Một điều nhịn, chín điều lành.

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.

- Mình vì mọi người, mọi người vì mình.

- Nói lời phải giữ lấy lời

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

- Nhặt được của rơi, trả người bị mất.

- Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng.

- Ở hiền thì lại gặp lành

Những người nhân đức trời dành phúc cho.

- Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.

- Tối lửa tắt đèn có nhau.

- Thương người như thể thương thân.

- Trai thời trung hiếu làm đầu

Gái thời tiết hạnh là câu sửa mình.

- Xóm giềng tối lửa tắt đèn có nhau.

II. DANH MỤC TẬP QUÁN LẠC HẬU VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CẦN VẬN ĐỘNG XÓA BỎ HOẶC CẤM ÁP DỤNG

(theo Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ)

1. Tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ

(1). Kết hôn trước tuổi quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

(2). Việc đăng ký kết hôn không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

(3). Cưỡng ép kết hôn do xem “lá số” và do mê tín dị đoan; cản trở hôn nhân do khác dân tộc, tôn giáo.

(4). Nếu nhà trai không có tiền cưới và đồ sính lễ thì sau khi kết hôn, người con rể buộc phải ở rể để trả công cho bố, mẹ vợ.

(5). Quan hệ gia đình theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ, không bảo đảm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái.

(a) Chế độ phụ hệ:

Khi ly hôn, nếu do người vợ yêu cầu ly hôn thì nhà gái phải trả lại nhà trai toàn bộ đồ sính lễ và những phí tổn khác; nếu do người chồng yêu cầu ly hôn thì nhà gái vẫn phải trả lại nhà trai một nửa đồ sính lễ. Sau khi ly hôn, nếu người phụ nữ kết hôn với người khác thì không được hưởng và mang đi bất cứ tài sản gì. Sau khi cha, mẹ ly hôn, con phải theo cha.

Khi người chồng chết, người vợ góa không có quyền hưởng phần di sản của người chồng quá cố để lại. Nếu người vợ góa tái hôn với người khác thì không được hưởng và mang đi bất cứ tài sản gì.

Khi người cha chết, chỉ các con trai có quyền còn các con gái không có quyền hưởng phần di sản của người cha quá cố để lại.

(b) Chế độ mẫu hệ:

Người con bị bắt buộc phải mang họ của người mẹ.

Khi người vợ chết, người chồng góa không có quyền hưởng phần di sản của người vợ quá cố để lại và không được mang tài sản riêng của mình về nhà.

Khi người mẹ chết, chỉ các con gái có quyền còn các con trai không có quyền hưởng phần di sản của người mẹ quá cố để lại.

Sau khi ở rể, người con rể bị “từ hôn” hoặc sau khi ăn hỏi, nhận đồ sính lễ, người con trai bị “từ hôn” thì không được bù trả lại.

(6). Không kết hôn giữa người thuộc dân tộc này với người thuộc dân tộc khác và giữa những người khác tôn giáo.

2. Các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cấm áp dụng

(1). Chế độ hôn nhân đa thê.

(2). Kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời.

(3). Tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ.

(4). Thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché... để dẫn cưới).

(5). Phong tục “nối dây”; Khi người chồng chết, người vợ góa bị ép buộc kết hôn với anh trai hoặc em trai của người chồng quá cố; khi người vchết, người chồng góa bị ép buộc kết hôn với chị gái hoặc em gái của người vợ quá cố.

(6). Bắt buộc người phụ nữ góa chồng hoặc người đàn ông góa vợ, nếu kết hôn với người khác thì phải trả lại tiền cưới cho nhà chồng cũ hoặc nhà vợ cũ.

(7). Đòi lại của cải, phạt vạ khi vợ, chồng ly hôn./.

III. VỀ MỘT SỐ KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG

1. Về việc lập biên bản hòa giải thành

(Do Luật hòa giải ở cơ sở không quy định việc lập biên bản hòa giải thành là bắt buộc nên có thể dẫn đến việc sau khi hòa giải thành, các bên thay đi ý kiến, không thực hiện thỏa thuận đã đạt được, gây khó khăn cho việc hòa giải và theo dõi thực hiện kết quả hòa giải thành).

Một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 là “Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở”. Vì vậy, để đảm bảo nguyên tắc này, việc lập biên bản hòa giải (thành hay không thành) phụ thuộc vào ý chí của các bên tranh chấp, mâu thuẫn, Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 không quy định việc lập biên bản hòa giải là bắt buộc.

Để nâng cao giá trị của biên bản hòa giải thành, Chương XXXIII Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 đã quy định thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án. Theo đó, các bên sau khi hòa giải thành có quyền yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành. Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở của Tòa án có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm và được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 418 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thì kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi văn bản về kết quả hòa giải thành theo quy định của pháp luật có liên quan.

Do vậy, trong quá trình hòa giải, hòa giải viên cần phổ biến quy định của pháp luật về quyền yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở. Trong trường hợp một bên hoặc các bên mun thực hiện quyền này thì hòa giải viên lập biên bản hòa giải thành (tham khảo Mẫu biên bản hòa giải thành dưới đây) để các bên có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định.

2. Về thời hạn tiến hành hòa giải và giới hạn số lần hòa giải không thành tối đa cho mỗi vụ việc

(Việc pháp luật không quy định cụ thể thời hạn tiến hành hòa giải và giới hạn số lần hòa giải không thành tối đa cho mỗi vụ việc gây khó khăn cho quá trình hòa giải, làm cho vụ việc hòa giải kéo dài, nhiều khi làm cho vụ việc trở nên phức tạp hơn).

Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật không quy định cụ thể về trình tự, thời hạn tiến hành hòa giải, xuất phát từ nguyên tắc “không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở” và để tránh “tố tụng hóa” hoạt động hòa giải ở cơ sở. Theo đó, thời hạn tiến hành hòa giải và số lần hòa giải sẽ tùy thuộc vào đối tượng, tính chất, điều kiện, hoàn cảnh mâu thuẫn, tranh chấp, mối quan hệ... của các bên tranh chấp mà hòa giải viên lựa chọn thời điểm tiến hành hòa giải cho phù hợp. Ví dụ trường hợp mâu thuẫn đang gay gắt, các bên đang bức xúc với nhau cao độ thì việc hòa giải ngay lúc đó sẽ không mang lại hiệu quả mà cần thời gian để các bên giảm bớt sự căng thẳng, hòa giải viên tiếp xúc từng bên một, từ đó thống nhất thời gian và địa điểm để các bên gặp nhau để hòa giải; tuy nhiên, có những vụ, việc phải hòa giải ngay như mâu thuẫn về sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung hoặc tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con.

Khoản 2, 3 Điều 23 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định, hòa giải kết thúc khi một hoặc các bên yêu cầu chấm dứt hòa giải; các bên không thể đạt được thỏa thuận và việc tiếp tục hòa giải cũng không thể đạt được kết quả. Như vậy, khi thuộc một trong 02 trường hợp quy định nêu trên, hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải. Có những vụ việc sau 1 - 2 lần hòa giải nhưng các bên vẫn giữ nguyên quan điểm, mức độ mâu thuẫn không giảm thậm chí còn tăng thì hòa giải viên kết thúc việc hòa giải; song cũng có trường hợp hòa giải viên phải kiên trì hòa giải đến 3 - 4 lần mới thành công; hoặc cũng có những vụ việc đang tiến hành hòa giải lần 1 nhưng một bên nhất quyết yêu cầu chấm dứt hòa giải, thực hiện quyền khởi kiện tại Tòa án hay khiếu kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Về số lượng hòa giải viên tối thiểu của tổ hòa giải

(Luật Hòa giải cơ sở quy định số lượng hòa giải viên tối thiểu của tổ hòa giải là ba (03) người là quá ít đối với những thôn, tổ dân phố rộng, đông dân cư).

Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định số lượng tối thiểu hòa giải viên trong một tổ hòa giải là 03 người và không quy định số lượng tối đa. Căn cứ vào đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội, dân số của địa phương và đề nghị của Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định số lượng tổ hòa giải, hòa giải viên trong một tổ hòa giải (Khoản 1, 2 Điều 12 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013). Mỗi địa phương, vùng, miền trên cả nước có đặc điểm dân cư, điều kiện đặc thù khác nhau nên số lượng thành viên tổ hòa giải khác nhau. Đối với địa phương có địa bàn rộng, đông dân cư, địa bàn hay xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn thì Chủ tịch UBND cấp xã quyết định số lượng hòa giải viên trong mỗi ttừ 5 đến 7 người hoặc nhiều hơn nữa; còn đối với địa phương có dân cư thưa thớt, người dân sống ôn hòa, yên bình thì Chủ tịch UBND cấp xã quyết định số lượng hòa giải viên trong mỗi tổ từ 3 người trở lên.

4. Việc quy định, hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục hòa giải

(Pháp luật về hòa giải ở cơ sở chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục hòa giải làm cho hòa giải viên gặp khó khăn, lúng túng trong việc hòa giải).

Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật. Do tính chất hòa giải ở cơ sở đề cao quyền tự quyết, tự định đoạt của các bên tranh chấp; việc hòa giải phụ thuộc vào đối tượng, tính chất vụ việc, điều kiện, hoàn cảnh, mối quan hệ của các bên tranh chấp mà hòa giải viên lựa chọn cách thức hòa giải phù hợp nhằm đạt kết quả cao nhất. Vì vậy, pháp luật về hòa giải ở cơ sở không quy định về trình tự, thủ tục hòa giải để tránh sự “tố tụng hóa” hoạt động hòa giải ở cơ sở, ảnh hưởng đến quyền tự quyết, tự định đoạt của các bên.

Tuy nhiên, để giúp hòa giải viên ở cơ sở nắm được những việc cần làm khi tiến hành hòa giải, Bộ Tư pháp đã nghiên cu, tổng hợp xây dựng quy trình tiến hành hòa giải gồm các bước tiến hành hòa giải (Mục 4 Phần I Tài liệu này). Việc tiến hành hòa giải cụ thể như thế nào còn phụ thuộc vào các bên tranh chấp, tình hình cụ thể của mỗi vụ, việc và kinh nghiệm, kỹ năng của hòa giải viên.

5. Động viên, khích lệ đối với hòa giải viên; nâng cao nhận thức xã hội về công tác hòa giải ở cơ sở.

(Việc sơ kết, tổng kết, đánh giá, khen thưởng, động viên, tôn vinh trong công tác hòa giải ở cơ sở, tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp tư pháp cho hòa giải viên ở cơ sở chưa được thực hiện thường xuyên, gây khó khăn trong việc động viên, khích lệ đối với hòa giải viên, nâng cao nhận thức xã hội về công tác hòa giải ở cơ sở).

Việc khen thưởng hòa giải viên ở cơ sở có ý nghĩa rất lớn, thể hiện sự ghi nhận những đóng góp, nỗ lực của hòa giải viên, sự động viên, khích lệ đối với hòa giải viên; đồng thời là dịp để tăng cường nhận thức xã hội về công tác hòa gii cơ sở. Điểm b Khoản 2 Điều 29 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm “Chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở”. Vì vậy, để kịp thời động viên, khuyến khích hòa giải viên ở cơ sở, đề nghị địa phương thực hiện tốt quy định này trong Luật.

Việc tặng kỷ niệm chương trong lĩnh vực này thực hiện theo quy định xét tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp tư pháp ban hành tại Thông tư số 06/2018/TT-BTP ngày 07/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Theo đó, cá nhân là hòa giải viên ở cơ sở được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương khi có đủ 10 năm trở lên liên tục trực tiếp làm công tác hòa giải tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố hoặc có đủ 08 năm trở lên liên tục trực tiếp làm công tác hòa giải và có thành tích xuất sắc được khen thưởng từ 03 Giấy khen hoặc 01 Bằng khen của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về công tác hòa giải. Đối với hòa giải viên nữ thì thời gian làm công tác hòa giải quy định tại khoản này được giảm 02 năm (Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 06/2018/TT-BTP). Vì vậy, hòa giải viên đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên gửi hồ sơ về Bộ Tư pháp để được Bộ xét tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tư pháp” theo quy định.

6. Tổ chức các cuộc thi về hòa giải

(Các cuộc thi về hòa giải hiện chưa được tổ chức thường xuyên nên cũng phần nào gây khó khăn, chưa tạo điều kiện để các hòa giải viên được chia sẻ các kiến thức, kỹ năng hòa giải).

Để góp phần thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở; tuyên truyền, phổ biến đến đông đảo cán bộ, nhân dân các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ, đời sống hàng ngày của người dân; đồng thời tạo diễn đàn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên; biểu dương và tôn vinh những điển hình xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở trên cả nước, việc tổ chức các cuộc thi về hòa giải là cần thiết. Tại địa phương, tùy tình hình thực tiễn, việc tổ chức được địa phương chủ động thực hiện. Ở Trung ương, định kỳ 05 năm, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc, trong năm 2016 Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III, dự kiến năm 2021, Bộ Tư pháp sẽ tổ chức Hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV.

7. Thù lao vụ việc hòa giải

(Việc chưa nắm rõ mức chi, hồ sơ, trình tự thủ tục chi thù lao vụ việc hòa gii ở cơ sở theo quy pháp luật cũng gây khó khăn không ít cho công tác hòa giải ở cơ sở).

a. Mức chi

Khoản 19 Điều 4 Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT/BTC-BTP quy định mức chi tối đa 200.000 đồng/vụ việc/tổ hòa giải

Đây là mức chi tối đa, không phụ thuộc vào việc vụ việc hòa giải thành hay hòa giải không thành; căn cứ vào khả năng ngân sách và tình hình thực tế ở địa phương, địa phương có thể quy định mức chi bằng hoặc thấp hơn. Trường hợp địa phương chưa hoặc không ban hành mức chi cụ thể thì được áp dụng theo quy định tại Thông tư này để thực hiện.

b. Trình tự, thủ tục thanh toán

Trình tự thực hiện:

- Tổ trưởng tổ hòa giải lập hồ sơ đề nghị thanh toán thù lao cho hòa giải viên.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định và trả thù lao cho hòa giải viên thông qua tổ hòa giải; trường hợp quyết định không thanh toán cho hòa giải viên thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị thanh toán thù lao của hòa giải viên có ghi rõ họ, tên, địa chỉ của hòa giải viên; tên, địa chỉ tổ hòa giải; số tiền đề nghị thanh toán; nội dung thanh toán (có danh sách các vụ, việc trong trường hợp đề nghị thanh toán thù lao cho nhiều vụ, việc); chữ ký của hòa giải viên; chữ ký xác nhận của tổ trưởng tổ hòa giải.

Xuất trình Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở để đối chiếu khi cần thiết.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Tổ hòa giải thực hiện trả thù lao cho hòa giải viên theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được thù lao.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã.

Việc chi trả thù lao vụ việc hòa giải có thể được tổ trưởng tổ hòa giải tổng hợp hồ sơ đề nghị thực hiện ngay sau khi kết thúc hòa giải hoặc theo từng tháng, quý, năm.

 


[1] Khoản 1 Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở

[2] Đối với bản án, quyết định của Tòa án, khi thi hành thường gặp nhiều trngại khó khăn vì nhiều đương sự không hài lòng với quyết định của bn án; việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định của bản án mang tính bắt buộc nên đương sự có nghĩa vụ thường không tự nguyện thi hành, từ đó cần đến việc giải quyết của cơ quan Thi hành án dân sự. Điều này tạo áp lực cho cả đương sự và cơ quan thi hành án, một số trường hợp đương sự không đồng ý với việc thi hành án đã khiếu nại, khiếu kiện, dẫn đến tình trạng vụ việc bị kéo dài nhiều năm.

[3] Khi biết sự việc thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở thì không cần đơn yêu cầu hay giấy đề nghị của các bên, hòa giải viên có mặt ngay để hòa giải.

[4] Giá trị tranh chấp từ trên 60 triệu đồng đến 400 triệu đồng thì nộp 5% của giá trị tranh chấp; từ trên 400 triệu đồng đến 800 triệu đồng thì nộp 20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tranh chp vượt quá 400 triệu đồng; từ trên 800 triệu đồng đến 2 tỷ đồng thì nộp 36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800 triệu đồng; từ trên 2 tỷ đng đến 4 tỷ đồng thì nộp 72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 2 tỷ đồng; từ trên 4 tỷ đồng thì nộp 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4 tỷ đồng.

[5] Được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

[6] Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. (Điều 123 Bộ luật dân sự 2015)

[7] Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. (Điều 123 Bộ luật dân sự 2015)

[8] Điều 109 Luật tục Êđê quy định: "... Vòng cườm họ đã trao cho nhau, vòng đeo tay họ đã đổi cho nhau, vòng kia đi lấy vòng này, vòng của người con trai trao cho người con gái, vòng của người con gái trao cho người con trai; việc trao đi do họ tự định đoạt. Họ như những con ngựa không bị ai ép phải chịu cương, như những con trâu không bị ai ép phải chịu thừng, không có ai đã buộc họ phải đi vòng, đổi cườm cho nhau... Đã lấy vợ thì phải ở với vợ cho đến chết; đã cm cần rượu thì phải vào cuộc cho đến khi rượu nhạt... - Luật tục Ê đê (Tập quán pháp), Nxb. Chính trị Quốc gia 1995.

[9] Điều 144 về những người con gái không vâng lời cha mẹ quy định: “Hắn là đứa con gái mẹ khuyên không nghe, cha bảo không vâng, chưa phát rẫy đã rẫy c, không biết gì là điều phải trái... Như con lợn, con trâu để hiến sinh, vì những chuyện hắn đã gây ra, hắn phải chịu mất xác. Cha mẹ hắn sẽ chẳng lo lắng cho hắn, chẳng đùm bọc hắn nữa. Chị em hắn cũng chẳng còn ai muốn cưu mang hắn”

[10] Điều 146 về những con, cháu không chăm sóc mẹ cha, bà ông, chúng không được thừa kế; tài sn sẽ thuộc về người đàn bà nào chăm sóc họ trong tuổi già, hoặc do họ nuôi (làm con, cháu).

[11] Công văn số 1503/BTP-PBGDPL ngày 05/5/2017 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở.

[12] Căn cứ Khoản 7 Điều 27; Điểm a Khoản 2 Điều 35 và Điểm s Khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

[13] Phùng Trung Tập, PGS.TS. Đại học Luật Hà Nội, Tạp chí nghiên cứu pháp luật, http://nguoibaovequyenloi.com/User/ThongTin_ChiTiet.aspx?MaTT=30320156252676495&MaMT=23

[14] Là người tuy không phải là một trong các bên mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật nhưng việc hòa giải có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi