Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 151/HĐPH về phổ biến các luật, Nghị quyết mới
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 151/HĐPH
Cơ quan ban hành: | Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 151/HĐPH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Thanh Tịnh |
Ngày ban hành: | 19/01/2021 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
tải Công văn 151/HĐPH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRUNG ƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 151/HĐPH | Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2021 |
Kính gửi: | - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; |
Triển khai Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, trên cơ sở các luật, nghị quyết đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 10 và các nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cần tập trung triển khai trong dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc, đảm bảo quyền được thông tin về pháp luật của công dân, Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương (sau đây gọi tắt là Hội đồng) trân trọng đề nghị các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương thực hiện các công việc sau đây:
1. Tăng cường tổ chức phổ biến các luật, nghị quyết mới được thông qua
Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã thông qua 07 luật (Luật Bảo vệ môi trường; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS): Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Luật Thỏa thuận quốc tế; Luật Cư trú; Luật Biên phòng Việt Nam) và 13 Nghị quyết. Hội đồng đề nghị bộ, ngành, đoàn thể, địa phương:
a) Đối với các bộ, ngành quản lý nhà nước về lĩnh vực các luật, nghị quyết mới được thông qua
- Đăng tải, cập nhật toàn văn nội dung văn bản luật do cơ quan chủ trì soạn thảo trên Cổng/Trang Thông tin điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và các hình thức thích hợp khác để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân dễ dàng tiếp cận, khai thác và sử dụng khi có nhu cầu.
- Tổ chức biên soạn tài liệu tập huấn, phổ biến pháp luật; kịp thời quán triệt, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu nội dung và tinh thần của văn bản luật cho cán bộ, công chức, viên chức, báo cáo viên pháp luật của bộ, ngành trực tiếp triển khai thi hành văn bản luật; giải thích, cung cấp đầy đủ quy định của văn bản luật liên quan trực tiếp đến vụ việc đang giải quyết hoặc hướng dẫn tìm kiếm, tra cứu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật khi công dân có yêu cầu trong quá trình xem xét, giải quyết vụ việc của công dân.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, xác định nội dung, hình thức phổ biến văn bản luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn; biên soạn, đăng tải, phát hành rộng rãi tài liệu phổ biến nội dung văn bản luật và phối hợp với Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) để cập nhật trên Trang Thông tin về PBGDPL thuộc Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp (http://pbgdpl.moj.gov.vn; chuyên mục Tủ sách pháp luật). Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn tăng cường thông tin, phổ biến rộng rãi nội dung của luật cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý và Nhân dân bằng hình thức phù hợp, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai thực hiện (tập huấn, thi tìm hiểu pháp luật, tư vấn pháp luật trực tuyến; đối thoại pháp luật trực tuyến; biên soạn, đăng tải hỏi - đáp pháp luật trên Cổng Thông tin điện tử ...); bố trí nguồn lực bảo đảm thực hiện nhiệm vụ.
b) Đề nghị các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương có văn bản hướng dẫn, tổ chức quán triệt, phổ biến, giới thiệu nội dung, tinh thần của các văn bản luật có liên quan trong toàn ngành; chỉ đạo, yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, người lao động thuộc phạm vi quản lý tự giác học tập, tìm hiểu, tuân thủ và chấp hành các quy định mới ban hành trong quá trình thực thi công vụ và tham gia PBGDPL cho Nhân dân. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội tham gia giám sát việc thực hiện các văn bản luật, nghị quyết này.
2. Tăng cường PBGDPL để phòng ngừa tội phạm giết người
Thực hiện Công văn số 1676/TTg-NC ngày 30/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người, Hội đồng đề nghị các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương tổ chức PBGDPL cho Nhân dân với nội dung tập trung vào các quy định của pháp luật về thương lượng, hòa giải, khởi kiện, khiếu nại, tố cáo, việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quan hệ dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình, hình phạt đối với tội phạm giết người. Đổi mới hình thức PBGDPL để phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, trong đó, tập trung vào các hoạt động phổ biến tại cơ sở như: đối thoại, giải đáp, tư vấn pháp luật, hoà giải ở cơ sở; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số và mạng xã hội; các biện pháp tư pháp phục hồi; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh cơ sở và các hình thức PBGDPL trực quan.
3. Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật nhân dịp Tết Tân Sửu 2021
Đề nghị các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Cán bộ, công chức khi thực thi công vụ cần chú trọng phổ biến, vận động cán bộ, nhân dân tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật; tích cực tham gia đấu tranh, phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
Nội dung PBGDPL dịp Tết Tân Sửu 2021 tập trung vào các quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan, hủ tục, đánh bạc...); trật tự, an toàn giao thông và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông, chú trọng việc xử lý hành vi sử dụng rượu bia tham gia giao thông; phòng cháy, chữa cháy; quản lý cư trú, xuất nhập cảnh, tăng cường quản lý phòng, chống và xử lý nghiêm hành vi mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ, quản lý vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo; sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại; an toàn, vệ sinh thực phẩm; bảo vệ di sản văn hóa, quản lý đối với các hoạt động văn hóa, dịch vụ, giải trí, vui chơi, nhất là tại các lễ hội trong và sau dịp Tết...
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới với nhiều biến thể mới, đề nghị các bộ, ngành, đoàn thể và địa phương tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác, đẩy mạnh phổ biến các quy định pháp luật về phòng, chống dịch bệnh, nhất là các quy định về hậu quả pháp lý và trách nhiệm xã hội trong trường hợp làm lây lan dịch bệnh do vi phạm quy định về xuất nhập cảnh, quy định về cách ly bắt buộc; thông tin đầy đủ, kịp thời về hoạt động phòng tránh dịch bệnh tại bộ, ngành, địa phương..
Hình thức PBGDPL được lựa chọn phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn bảo đảm thiết thực, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng lưới loa truyền thanh cơ sở, PBGDPL trực quan trong công tác PBGDPL; lồng ghép giao lưu, sinh hoạt văn hóa, lễ hội, hòa giải ở cơ sở..., đồng thời phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, già làng, trưởng thôn, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng tham gia phổ biến, vận động, thuyết phục đồng bào, người dân nghiêm túc tuân thủ, chấp hành pháp luật, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội.
4. Trên cơ sở các nhiệm vụ nêu trên, Hội đồng trân trọng đề nghị các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các địa phương:
a) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và điều kiện, tình hình thực tiễn bám sát các giải pháp quy định trong Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ; quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn và chủ động tổ chức phổ biến, thông tin, truyền thông về các nội dung có liên quan bằng hình thức linh hoạt, phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn, có trọng tâm, trọng điểm. Trong quá trình thực hiện, cần nắm bắt và phản ánh kịp thời cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ý kiến của Nhân dân, phản ánh của dư luận xã hội đối với tính khả thi, hiệu quả, phù hợp của văn bản mới ban hành trên thực tế; tổ chức phổ biến, kịp thời định hướng thông tin về những vấn đề nóng, được dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận trong thực hiện các văn bản pháp luật mới ban hành cũng như các vấn đề cấp thiết của đời sống xã hội nảy sinh; tăng cường kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
b) Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông và mạng lưới truyền thanh cơ sở tăng cường thông tin, truyền thông, tuyên truyền, phổ biến về nội dung quy định tại mục 1, 2, 3 của Công văn này.
c) Đề nghị Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ tổ chức thông tin, phổ biến về lĩnh vực pháp luật tại Công văn này và lĩnh vực pháp luật khác thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
d) Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc tổ chức PBGDPL; chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố hướng dẫn các nhà trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn triển khai hoạt động ký cam kết không vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên.
đ) Đề nghị Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, các cơ quan báo chí tăng cường thời lượng, lồng ghép tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên các quy định pháp luật tại mục 1, 2, 3 của Công văn này trên chuyên trang, chuyên mục của báo, đài để mọi người biết và thực hiện.
e) Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước có văn bản hướng dẫn, tổ chức quán triệt, phổ biến, giới thiệu nội dung, tinh thần của các văn bản luật có liên quan trong toàn ngành và trong phạm vi quản lý; đề nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý tự giác học tập, tìm hiểu, tuân thủ và chấp hành các quy định mới ban hành trong quá trình thực thi công vụ và tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.
g) Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các văn bản luật liên quan cho thành viên, hội viên của tổ chức mình và tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho Nhân dân; tích cực vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tự giác tìm hiểu, tuân thủ và chấp hành pháp luật; tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật.
h) Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ hướng dẫn tại Công văn này, hướng dẫn của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và nhu cầu, điều kiện thực tiễn địa phương, có kế hoạch triển khai tuyên truyền, phổ biến nội dung và tinh thần của các văn bản luật và các lĩnh vực cần chú trọng PBGDPL trong dịp đón Tết cổ truyền tại địa phương với hình thức phù hợp; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện đảm bảo hiệu quả, thực chất.
i) Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp, tổ chức pháp chế bộ, ngành, đoàn thể Trung ương có trách nhiệm tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu các ngành, đoàn thể Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ nói trên.
Trên đây là hướng dẫn phổ biến các luật, nghị quyết mới được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 10, triển khai một số nhiệm vụ PBGDPL và tăng cường phổ biến pháp luật dịp Tết Tân Sửu 2021, Hội đồng trân trọng đề nghị bộ, ngành, đoàn thể, địa phương kịp thời triển khai thực hiện; tổng hợp báo cáo kết quả trong Báo cáo công tác tư pháp (lĩnh vực PBGDPL) hoặc Báo cáo của Hội đồng năm 2021 theo Thông tư số 12/2019/TT-BTP ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp; xây dựng biểu mẫu thông kế theo hướng dẫn tại Thông tư 03/2019/TT-BTP ngày 20/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp và gửi về Bộ Tư pháp - Cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương (qua Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện, mọi thông tin đề nghị phản ánh về Bộ Tư pháp (qua Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, điện thoại 024.6273.9480)./.
Nơi nhận: | TM. HỘI ĐỒNG |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây