Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Chỉ thị 1497/CT-BNN-PC 2013 tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 1497/CT-BNN-PC
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1497/CT-BNN-PC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 06/05/2013 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 1497/CT-BNN-PC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1497/CT-BNN-PC |
Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2013 |
CHỈ THỊ
Tăng cường triển khai thực hiện đề án tuyên truyền, phổ biến
pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2013-2016
___________________
Trong giai đoạn 2009-2012, các Bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm và có các hoạt động cụ thể chỉ đạo việc thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số (Đề án 554). Do đó, Đề án đã đạt được những kết quả rất khả quan, giúp cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận và nâng cao hơn về trình độ hiểu biết pháp luật, đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và Đề án 554 nói riêng đi vào nề nếp. Nhiều cơ quan, đơn vị, tỉnh, thành phố có cách làm sáng tạo, đã xây dựng được nhiều mô hình hiệu quả, đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm tốt để nhân rộng trong giai đoạn tiếp theo.
Tuy vậy, việc thực hiện Đề án còn nhiều tồn tại cần khắc phục, như: tiến độ triển khai chậm; sự phối hợp hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật giữa trung ương và địa phương thiếu chặt chẽ; chế độ thông tin báo cáo chưa được thực hiện đầy đủ theo quy định; một số địa phương chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và phân bổ kinh phí thường xuyên cho hoạt động của Đề án; các mô hình chưa được nhân rộng; còn nhiều người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số chưa nắm được các qui định pháp luật cơ bản nên tình trạng vi phạm pháp luật còn khá phổ biến.
Để thực hiện tốt nội dung của Đề án trong giai đoạn 2013-2016, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:
1. Nghiêm túc quán triệt và triển khai thực hiện đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến ngày 10 tháng 4 năm 2013 về Tổng kết Đề án 554 giai đoạn 2009-2012, phương hướng, kế hoạch Đề án giai đoạn 2013-2016.
2. Khẩn trương lập kế hoạch thực hiện Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) tiếp tục thực hiện Quyết định 554/QĐ-TTg ngày 04/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2016; phê duyệt và bố trí kinh phí thực hiện từ năm 2013 để duy trì hoạt động và đảm bảo tiến độ đề án.
3. Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo (hoặc bộ phận chuyên trách thực hiện Đề án) ở địa phương.
Các địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo Đề án (hoặc bộ phận chuyên trách thực hiện Đề án) cần kiện toàn, có kế hoạch hoạt động và phân công cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo.
Đối với các địa phương khác, đề nghị sớm thành lập Ban chỉ đạo Đề án do đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là Chủ tịch Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh, thành phố làm Trưởng ban, đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc đồng chí Giám đốc Sở Tư pháp) làm Phó Trưởng ban và thành viên là lãnh đạo của Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Ban dân tộc cấp tỉnh, các Sở, ban ngành có liên quan.
4. Tiếp tục phát huy sự sáng tạo, lồng ghép các hoạt động, nhân rộng các mô hình tuyên truyền có hiệu quả như tư vấn pháp luật, tủ sách pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật..., mở rộng đối tượng tuyên truyền ở các vùng nông thôn, biên giới, hải đảo; tổ chức các trung tâm trợ giúp pháp lý, giải đáp pháp luật cho người dân; lựa chọn nội dung pháp luật để tuyên truyền, phổ biến phù hợp với
đối tượng, địa bàn; chú trọng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo chủ đề, chủ điểm, sát thực với từng đối tượng người dân; nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp cơ sở. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án tại các địa phương. Thực hiện các hướng dẫn của các cơ quan chủ trì các tiểu đề án ở Trung ương và duy trì chế độ báo cáo thường kỳ theo qui định.
Đồng thời đề nghị Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ủy ban Dân tộc xây dựng Chương trình hành động, kế hoạch triển khai thực hiện các tiểu đề án giai đoạn 2013-2016 và kế hoạch hàng năm; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án để phê duyệt trong tháng 5/2013 làm căn cứ đề nghị cấp kinh phí thực hiện./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |