Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 1958/QĐ-BNN-PC 2018 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghị quyết 19-2018/NQ-CP
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1958/QĐ-BNN-PC
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1958/QĐ-BNN-PC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Hà Công Tuấn |
Ngày ban hành: | 30/05/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh của Bộ Nông nghiệp
Ngày 30/5/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định 1958/QĐ-BNN-PC về Kế hoạch hành động của Bộ này thực hiện Nghị quyết 19-2018/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh.
Kế hoạch đã đề ra các mục tiêu như sau:
- Giảm ít nhất 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành; xóa bỏ căn bản tình trạng một mặt hàng chịu quản lý của nhiều hơn một cơ quan
- Giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông qua từ 25 – 27% hiện nay xuống dưới 10%
- Đến hết năm 2018, hầu hết các dịch vụ công phổ biến, liên quan đến người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3 và 4.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 1958/QĐ-BNN-PC tại đây
tải Quyết định 1958/QĐ-BNN-PC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 1958/QĐ-BNN-PC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 19-2018/NQ-CP NGÀY 15/5/2018 CỦA CHÍNH PHỦ
---------------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-2018/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1958/QĐ-BNN-PC ngày 30/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Ngày 15/5/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo (Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP). Để thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Kế hoạch hành động nhằm cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết với những nội dung sau:
I. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
1. Cải thiện môi trường kinh doanh ngành nông nghiệp cả về điểm số và thứ hạng, phấn đấu đến năm 2020 đạt mức trung bình trên các chỉ tiêu xếp hạng về môi trường kinh doanh của nhóm nước ASEAN 4.
2. Hoàn thành việc bãi bỏ, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh; kiến nghị bãi bỏ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư.
3. Giảm ít nhất 50% danh Mục hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành; đồng thời, chuyển đổi mạnh mẽ cách thức quản lý nhà nước từ chủ yếu tiền kiểm sang chủ yếu hậu kiểm; xóa bỏ căn bản tình trạng một mặt hàng chịu quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều hơn một cơ quan; giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 25 - 27% hiện nay xuống còn dưới 10%.
4. Đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Đến hết 2018, hầu hết các dịch vụ công phổ biến, liên quan đến người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3 và 4.
(Giải pháp cụ thể và phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ theo Phụ lục đính kèm),
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau đây:
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh theo phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về kết quả đạt được trong phạm vi nhiệm vụ được giao. Cụ thể:
a) Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai các nhiệm vụ, trong đó xác định cụ thể các nhiệm vụ phải thực hiện, tiến độ thực hiện và phân công cụ thể cá nhân chịu trách nhiệm.
b) Thắt chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường liêm chính, sáng tạo, nâng cao hiệu quả công vụ; chỉ đạo cán bộ, công chức, đặc biệt là người đứng đầu các đơn vị trực thuộc thay đổi thái độ làm việc phục vụ lợi ích của người dân và doanh nghiệp; kịp thời phát hiện và thay thế cán bộ, công chức chần chừ trong cải cách thủ tục hành chính, tháo bỏ rào cản, tạo thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, hoặc có hành vi lạm dụng thẩm quyền, vị trí việc làm để tư lợi riêng.
c) Tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, cung ứng dịch vụ công trực tuyến; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 vào hoạt động của đơn vị.
d) Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đồng bộ, tránh chồng chéo, gây ảnh hưởng tới hoạt động doanh nghiệp, thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra doanh nghiệp; đảm bảo quyền bình đẳng của doanh nghiệp trước pháp luật.
2. Rà soát, cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể:
a) Thực hiện tổng rà soát điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm đề xuất bãi bỏ các điều kiện đầu tư, kinh doanh không còn cần thiết. Xây dựng Nghị định sửa đổi một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, trình Chính phủ ban hành trong tháng 6/2018.
b) Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng văn bản quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh (Luật, Nghị định) đảm bảo chỉ quy định các điều kiện cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.
3. Đẩy mạnh, đổi mới công tác kiểm tra chuyên ngành:
a) Thực hiện cắt giảm ít nhất 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành trong từng lĩnh vực ngay trong năm 2018. Danh mục hàng hóa cắt giảm phải kèm theo mã HS tương ứng quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính và phải được quy định tại một quyết định cụ thể.
b) Hoàn thành việc rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan nhằm: (i) đổi mới phương thức quản lý nhà nước từ chủ yếu tiền kiểm sang chủ yếu hậu kiểm gắn liền áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân; và (ii) không áp dụng hình thức kiểm tra đối với từng lô hàng, trừ kiểm dịch; hoàn thành trước 31/10/2018.
c) Tạo môi trường cạnh tranh, minh bạch khuyến khích phát triển thị trường các dịch vụ thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận; xóa bỏ độc quyền trong chỉ định tổ chức chứng nhận sự phù hợp.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế rà soát, ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, đến hết năm 2020, cơ bản hoàn thành các quy chuẩn kỹ thuật chính về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
đ) Chủ động xem xét, giải quyết những khó khăn đối với doanh nghiệp trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành của Bộ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng nhiệm vụ được phân công, căn cứ vào Kế hoạch hành động này để xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện.
2. Các đơn vị được giao chủ trì thực hiện định kỳ báo cáo về Bộ (qua Vụ Pháp chế) để tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo nêu rõ tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ hoàn thành, nhiệm vụ chưa hoàn thành, những khó khăn và nguyên nhân trong quá trình tổ chức thực hiện.
Báo cáo định kỳ trước ngày 12 hàng tháng của các cơ quan, đơn vị gửi qua thư điện tử theo địa chỉ: [email protected]. Báo cáo định kỳ hàng Quý, 6 tháng và 1 năm của các đơn vị bằng văn bản, đồng thời gửi qua thư điện tử.
3. Giao Vụ Pháp chế chủ trì phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Bộ theo dõi, đôn đốc, tổng hợp và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 19-2018/NQ-CP của các cơ quan, đơn vị tại cuộc họp giao ban tháng, quý, 6 tháng và 1 năm của Bộ./.
PHỤ LỤC
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-2018/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1958/NQ-BNN-PC ngày 30 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT | NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CỤ THỂ | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian |
I | ĐỔI MỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH | |||
1 | Thực hiện cắt giảm ít nhất 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành trong từng lĩnh vực ngay trong năm 2018. Danh mục hàng hóa cắt giảm phải kèm theo mã HS tương ứng quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính. | - Tổng cục thủy sản; - Các Cục: Trồng trọt, Bảo vệ thực vật; Chăn nuôi, Thú y; Kinh tế hợp tác và PTNT; Quản lý chất lượng NLS và TS. (Theo lĩnh vực được phân công quản lý) | Vụ Pháp chế; Văn phòng Bộ | Tháng 10/2018 |
2 | Ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT ban hành Bảng mã số HS đối với hàng hóa chuyên ngành xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của BNN&PTNT. (Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan đề xuất, thống nhất danh mục hàng hóa với Bộ Công thương; thống nhất áp mã HS với Tổng cục hải quan, Bộ Tài chính; gửi Vụ Pháp chế tổng hợp) | Vụ Pháp chế | Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan | Tháng 9/2018 |
3 | Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế rà soát, ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, đến hết năm 2020, cơ bản hoàn thành các quy chuẩn kỹ thuật chính về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng và phù hợp với chuẩn mực quốc tế. (Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, phân công các đơn vị thuộc Bộ chủ trì xây dựng các Quy chuẩn kỹ thuật theo kế hoạch) | Các đơn vị thuộc Bộ liên quan | Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Vụ Pháp chế | Năm 2020 |
4 | Thực hiện xã hội hóa thực chất các hoạt động kiểm nghiệm, khuyến khích phát triển thị trường các dịch vụ thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận; xóa bỏ độc quyền trong chỉ định tổ chức chứng nhận sự phù hợp. | Vụ Tổ chức cán bộ | Vụ Khoa học Công nghệ và MT; Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan | Tháng 10/2018 |
5 | Thực hiện công nhận kết quả của các phòng kiểm nghiệm tư nhân được chỉ định ngoài hệ thống của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản trong việc cấp giấy Chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (Chứng thư). | Cục Quản lý chất lượng NLS và TS |
|
|
6 | Hoàn thành việc rà soát, xây dựng trình ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung các văn bản có liên quan nhằm: (i) đổi mới phương thức quản lý nhà nước từ chủ yếu tiền kiểm sang chủ yếu hậu kiểm gắn liền áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân; và (ii) không áp dụng hình thức kiểm tra đối với từng lô hàng, trừ kiểm dịch (Các đơn vị có thể áp dụng việc xây dựng một văn bản sửa nhiều văn bản) |
|
|
|
6.1 | Thông tư số 27/2017/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2017 Hướng dẫn kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm muối nhập khẩu | Cục Kinh tế hợp tác và PTNT | Vụ Pháp chế | Tháng 9/2018 |
6.2 | Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn | Cục Thú y | Vụ Pháp chế | Tháng 10/2018 |
6.3 | Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản | Cục Thú y | Vụ Pháp chế | Tháng 10/2018 |
6.4 | Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 quy định về quản lý thuốc thú y | Cục Thú y | Vụ Pháp chế | Tháng 7/2018 |
6.5 | Thông tư số 30/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2014 quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và sửa đổi khoản 3 Điều 2 Thông tư số 18/2016/TT- BNNPTNT ngày 24/6/2016 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý | Cục Bảo vệ thực vật | Vụ Pháp chế | Tháng 9/2018 |
6.6 | Thông tư số 48/2013/TT-BNNPNNT ngày 12/11/2013 quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu. | Cục Quản lý chất lượng NLS và TS | Vụ Pháp chế | Tháng 8/2018 |
6.7 | Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 hướng dẫn việc quy định cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT | Cục Quản lý chất lượng NLS và TS | Vụ Pháp chế | Tháng 8/2018 |
6.8 | Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm | Cục Quản lý chất lượng NLS và TS | Vụ Pháp chế | Tháng 9/2018 |
6.9 | Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ | Cục Quản lý chất lượng NLS và TS | Vụ Pháp chế | Tháng 9/2018 |
6.10 | Thông tư bãi bỏ một số thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT | Vụ Pháp chế | Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan | Tháng 7/2018 |
6.11 | Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Thông tư sửa đổi Thông tư sửa đổi quy định về phí dịch vụ kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng: Thông tư: 230/2016/TT- BTC; 284/2016/TT-BTC; 285/2016/TT-BTC; 286/2016/TT-BTC theo hướng giảm mức phí và giới hạn mức phí tối đa đối với một lô hàng. | Vụ Tài chính | Cục Quản lý chất lượng NLS và TS; Cục Thú y; Tổng cục Thủy sản và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan | Năm 2018 |
6.12 | Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa | Cục Trồng trọt | Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan | Tháng 12/2018 |
7 | Thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành của Bộ. Chủ động xem xét, giải quyết những khó khăn đối với doanh nghiệp trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành của Bộ. |
|
|
|
7.1 | Xem xét, giải quyết sớm đối với những khó khăn đối với doanh nghiệp như: Thủ tục kiểm dịch động vật hai giai đoạn, tại hai cấp của cơ quan thú y; Khái niệm “sản phẩm động vật” tại Phụ lục I Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn và Phụ lục 22 Thông tư số 24/2017/TT-BNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 ban hành bảng mã số HS đối với hàng hóa chuyên ngành xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cho diện hàng hóa phải kiểm dịch động vật quá rộng, quá mức cần thiết (chỉ nên kiểm dịch đối với các sản phẩm tươi sống hoặc sơ chế); | Cục Thú y |
|
|
7.2 | Xem xét, giải quyết sớm những khó khăn đối với doanh nghiệp như: Tình trạng hai đơn vị cùng kiểm tra một lô hàng hoặc một đơn vị kiểm tra theo quy định của hai luật nhưng với hai thủ tục khác nhau, cấp hai giấy chứng nhận; | Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Pháp chế | Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan | Tháng 10/2018 |
7.3 | Xem xét, giải quyết sớm những khó khăn đối với doanh nghiệp như: Bất cập về kiểm dịch và phí kiểm dịch, kiểm tra chất lượng đối với thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu ở dạng hàng rời. | Cục Chăn nuôi | Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật | Tháng 8/2018 |
7.4 | Nghiên cứu áp dụng quy định về miễn công bố hợp quy tại Khoản 2 Điều 4, về miễn kiểm tra chất lượng tại các Khoản từ 1 đến 7 Điều 13 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn thực phẩm trong quản lý chất lượng đối với thức ăn chăn nuôi. | Cục Chăn nuôi | Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan | Năm 2018 |
7.5 | Đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung Công văn số 1152/TTg-KTTH ngày 07 tháng 7 năm 2010 về việc tăng cường quản lý sản phẩm đông lạnh nhập khẩu theo hướng áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, cho phép doanh nghiệp kinh doanh có lịch sử tuân thủ tốt đưa hàng về kho bảo quản của doanh nghiệp để thực hiện việc kiểm dịch theo quy định. | Cục Thú y | Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan | Tháng 8/2018 |
7.6 | Tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; cơ chế một cửa quốc gia; cơ chế một cửa Asean và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, cung ứng dịch vụ công trực tuyến; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 vào hoạt động của đơn vị. | Vụ Tổ chức cán bộ Văn phòng Bộ | Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan | Hàng năm |
7.7 | Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đồng bộ, tránh chồng chéo, gây ảnh hưởng tới hoạt động doanh nghiệp, thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra doanh nghiệp; đảm bảo quyền bình đẳng của doanh nghiệp trước pháp luật. | Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan | Thanh tra Bộ | Hàng năm |
II | RÀ SOÁT, CẮT GIẢM ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ, KINH DOANH |
|
|
|
8 | Thực hiện tổng rà soát điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm đề xuất bãi bỏ các điều kiện đầu tư, kinh doanh không còn cần thiết. Xây dựng Nghị định sửa đổi một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, trình Chính phủ ban hành trong tháng 6/2018. | Vụ Pháp chế | Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan | Tháng 6/2018 |
9 | Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng văn bản quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh (Luật, Nghị định) đảm bảo chỉ quy định các điều kiện cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân. | Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan | Vụ Pháp chế | Năm 2018 |
III | TỔ CHỨC THỰC HIỆN |
|
|
|
10 | Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai các nhiệm vụ, trong đó xác định cụ thể các nhiệm vụ phải thực hiện, tiến độ thực hiện và phân công cụ thể cá nhân chịu trách nhiệm. | Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan | Vụ Pháp chế | Tháng 6/2018 |
11 | Đôn đốc, tổng hợp báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và 1 năm | Vụ Pháp chế | Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan | Định kỳ, theo yêu cầu |
12 | Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân và doanh nghiệp đối với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ | Vụ Pháp chế | Vụ Tổ chức cán bộ | Hàng năm |