Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách miễn giảm học phí đối với học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 23/2001/TTLT-BTC-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 23/2001/TTLT-BTC-BLĐTBXH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Nguyễn Đình Liêu; Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 06/04/2001 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 23/2001/TTLT-BTC-BLĐTBXH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ
TÀI CHÍNH - BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
SỐ 23/2001/TTLT/BTC-BLĐTBXH NGÀY 6 THÁNG
4 NĂM 2001
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM HỌC PHÍ ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN
THUỘC DIỆN CHÍNH SÁCH ĐANG THEO HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGOÀI
CÔNG LẬP
Thực hiện Nghị định số
28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ "Qui định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt
sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến,
người có công giúp đỡ cách mạng"; ngày 02 tháng 11 năm 1999 Liên Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban
hành Thông tư liên tịch số 26/1999 TTLT/BLĐTBXH-BTC-BGDĐT hướng dẫn thực hiện
chính sách ưu đãi trong giáo dục và đào tạo.
Nay để phù hợp với
chính sách khuyến khích xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo theo Nghị
định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 08 năm 1999 của Chính phủ, sau khi có ý
kiến thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 1608/KHTC ngày
08/03/2001; Liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn
thực hiện chính sách miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên thuộc diện
chính sách đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập (sau
đây gọi tắt là các trường ngoài công lập) như sau:
1. Đối tượng thực hiện:
- Chế độ miễn giảm học phí được áp dụng đối với Anh hùng Lực lượng Vũ trang, Anh hùng Lao động; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con của liệt sĩ, con của thương binh (kể cả con của thương binh loại B đã được xác nhận từ trước ngày 31/12/1993 đang hưởng trợ cấp hàng tháng), con của người hưởng chính sách như thương binh, con của bệnh binh (kể cả con của bệnh binh bị mất sức lao động từ 41 % đến 60% đã được xác nhận từ ngày 31/12/1994 trở về trước đang hưởng trợ cấp hàng tháng) đang theo học tại các trường ngoài công lập (sau đây gọi tắt là học sinh) có đủ điều kiện xác nhận là đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi theo qui định tại các Điều 64 và 65 của Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ.
- Học sinh, sinh viên là con của thương binh, con của bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh thuộc các diện ưu đãi nêu trên đã làm xong thủ tục hưởng chế độ hoặc đang hưởng chế độ miễn giảm học phí trong thời gian học mà bố hoặc mẹ là thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh từ trần thì vẫn được hưởng chế độ ưu đãi nếu còn tiếp tục đi học.
- Không áp dụng chế độ miễn giảm học phí đối với các học sinh sau:
+ Học sinh đang học tại các trường đào tạo và các cơ sở giáo dục theo phương thức giáo dục không chính qui.
+ Học sinh đã hưởng chế độ ưu đãi ở một trường đại học, nay tiếp tục học thêm một chuyên ngành đại học khác.
+ Học sinh các khoá học sau Đại học.
+ Lưu học sinh Việt Nam đang học ở nước ngoài.
2. Phương thức thực hiện chính sách miễn giảm học phí đối với học sinh đang học tại các trường ngoài công lập:
a- Học sinh thực hiện việc đóng học phí như các học sinh ngoài diện chính sách theo qui định chung của Nhà trường.
b- Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội (kể cả các Trung tâm nuôi dưỡng thương binh nặng thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý) căn cứ hồ sơ đang quản lý, bản khai hưởng trợ cấp (mẫu số I), phiếu xác nhận của Nhà trường nơi học sinh đang theo học thuộc khối giáo dục (mẫu số 2A) hay khối đào tạo (mẫu số 2B), bản sao Giấy Khai sinh của học sinh và các giấy tờ có liên quan khác để cấp lại phần học phí mà học sinh được miễn hoặc giảm theo qui định
Riêng đối với học sinh là con của thương binh hiện đang còn công tác trong quân đội hoặc công an thì Phòng LĐ-TBXH nơi gia đình học sinh có hộ khẩu thường trú căn cứ bản khai hưởng trợ cấp (mẫu số 1) do cơ quan công an, quân đội nơi đang quản lý hồ sơ và thực hiện chi trả trợ cấp, phụ cấp cho thương binh xác nhận cùng các giấy tờ liên quan khác như đã nêu trên để cấp lại phần học phí mà học sinh được miễn hoặc giảm.
c- Mức học phí làm căn cứ để Nhà nước cấp hỗ trợ học phí đối với học sinh đang theo học tại các trường ngoài công lập, cụ thể như sau:
- Đối với khối giáo dục, đào tạo do địa phương quản lý là mức học phí các trường công lập do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qui định.
- Đối với các trường thuộc khối đào tạo do Trung ương quản lý là mức học phí cao nhất trong khung thu học phí các trường công lập cùng khối, cụ thể như sau.
+ Trường dạy nghề: 120.000 đồng/tháng;
+ Trường Trung học chuyên nghiệp: 100.000 đồng/tháng;
+ Trường Cao đẳng: 150.000 đồng/tháng;
+ Trường Đại học: 180.000 đồng/tháng.
d- Mức hỗ trợ học phí:
- 50% học phí đối với học sinh thuộc diện giảm học phí;
- 100% học phí đối với học sinh thuộc diện miễn học phí.
Khoản hỗ trợ học phí này được cấp theo từng năm học và được chi trả vào 2 học kỳ:
- Học kỳ I chi trả vào tháng 11 hoặc tháng 12 hàng năm.
- Học kỳ II chi trả vào tháng 4 hoặc tháng 5 hàng năm.
3. Thủ tục lập hồ sơ hưởng trợ cấp:
Học sinh thuộc đối tượng chính sách sau khi nhập trường cần có các giấy tờ sau để nộp cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (hoặc Phòng Tổ chức Lao động và Xã hội) cấp huyện nơi đang quản lý hồ sơ và thực hiện chi trả trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công hoặc nơi học sinh có hộ khẩu thường trú (đối với học sinh là con của thương binh còn đang công tác trong quân đội và công an):
+ Bản khai hưởng trợ cấp (mẫu số I);
+ Phiếu xác nhận (mẫu số 2A hoặc 2B) do nhà trường nơi học sinh đang theo học cấp theo từng học kỳ.
+ Bản sao Giấy khai sinh của học sinh.
Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp thực hiện việc lập thủ tục hồ sơ chi trả phần kinh phí được miễn hoặc giảm cho học sinh theo trình tự như qui định tại Thông tư liên tịch số 26/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BGDĐT ngày 02 tháng 11 năm 1999 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Nguồn kinh phí thực hiện trợ cấp:
- Kinh phí hỗ trợ cho học sinh diện miễn hoặc giảm học phí qui định tại Thông tư này do Ngân sách Trung ương đảm bảo.
- Phương thức quản lý, lập dự toán, cấp phát, quyết toán thực hiện theo qui định hiện hành.
Khoản kinh phí chi trả năm 2001 tăng do thực hiện chính sách miễn giảm học phí đối với học sinh đang theo học tại các trường ngoài công lập sắp xếp trong dự toán chi bảo đảm xã hội đã được thông báo.
5. Tổ chức thực hiện:
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2001.
Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ vào qui định tại Thông tư này phối hợp với các cơ quan Tài chính, Kho bạc, Giáo dục - Đào tạo tổ chức việc chi trả trợ cấp đầy đủ và đúng đối tượng qui định.
Những qui định khác về ưu đãi trong giáo dục và đào tạo vẫn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 26/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BGDĐT ngày 02 tháng 11 năm 1999 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời để liên Bộ xem xét giải quyết.
(Mẫu số 1)
CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN KHAI
HƯỞNG CHẾ ĐỘ ƯU ĐàI TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
thuộc khối (1).........................
Kính gửi: Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội
Quận/huyện.................. tỉnh/TP.................
Đồng kính gửi:
Trường............................................
Tên tôi là (2):.................................................................. Nam, nữ
Ngày, tháng, năm sinh:..................................................................
Nguyên quán:................................................................................
Hiện có hộ khẩu thường trú tại (3):................................................
.......................................................................................................
Tôi là đối tượng hưởng chính sách (4):............................................
Giấy chứng nhận số:........................................................................
Có con (hoặc bản thân) tên là (5):..................................... Nam, nữ
Hiện đang học tại lớp (năm thứ):........................ Khoa....................
Trường:.............................................................. Khoá học..............
Căn cứ vào Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ, tôi làm bản khai này để được xem xét giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo theo quy định và chế độ hiện hành.
Xác nhận của cơ quan quản lý Căn cứ hồ sơ đang quản lý, ông/bà ..................................................... đúng là đối tượng chính sách như đã trình bày trong bản khai này. Thủ trưởng đơn vị (Ghi rõ chức danh, ký tên và đóng dấu) |
...., ngày.... tháng... năm.... Người làm đơn (Ký tên và ghi rõ họ tên) |
Ghi chú:
+ (1): Ghi rõ thuộc khối giáo dục hay đào tạo
+ (2), (5): Ghi rõ họ tên ghi bằng chữ in hoa có dấu
+ (3): Ghi rõ địa chỉ cụ thể (thôn, xã, huyện, tỉnh; số nhà, đường phố, quận, thành phố)
+ (4): Ghi rõ loại đối tượng chính sách: anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con liệt sỹ, con của thương binh, con của bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh. Nếu là thương binh, bệnh binh thì ghi rõ tỷ lệ mất sức lao động.
(Mẫu số 2A)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường........................ ................................... Số............................... |
CỘNG
HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
PHIẾU XÁC NHẬN
(dùng cho các trường thuộc khối giáo dục)
Trường (1):..........................................................................................
Địa chỉ cụ thể:.....................................................................................
Số điện thoại:.......................................................................................
Xác nhận em (2):................................................................... Nam/Nữ
Là học sinh lớp:.................................................. Khoá học:.................
Đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết chế độ ưu đãi cho em (3)........................................... theo quy định và chế độ hiện hành.
...., ngày.... tháng.... năm....
Hiệu trưởng
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú:
+ (1): Ghi rõ tên trường, địa chỉ cụ thể (xã, huyện, tỉnh; số nhà, đường phố, quận, thành phố).
+ (2, 3): Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa có dấu.
(Mẫu số 2B)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường........................ ................................... Số............................... |
CỘNG
HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
PHIẾU XÁC NHẬN
(dùng cho các trường thuộc khối đào tạo)
Trường (1):..........................................................................................
Địa chỉ cụ thể:.....................................................................................
Số điện thoại:.......................................................................................
Xác nhận anh/chị (2):..........................................................................
Là học sinh/sinh viên năm thứ:........................ Học kỳ:......................
Lớp................................................................... Khoa..........................
Khoá học:.........................................................
Đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết chế độ ưu đãi cho anh/chị (3)........................................... theo quy định và chế độ hiện hành.
...., ngày.... tháng.... năm....
Hiệu trưởng
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú:
+ (1): Ghi rõ tên trường, địa chỉ cụ thể (xã, huyện, tỉnh; số nhà, đường phố, quận, thành phố).
+ (2, 3): Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa có dấu.