Thông tư liên tịch 19/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 và Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23/4/2004 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người tàn tật
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 19/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 19/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng; Nguyễn Thị Hằng; Võ Hồng Phúc |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 19/05/2005 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 19/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ Xà
HỘI - BỘ TÀI CHÍNH - BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU
TƯ SỐ
19/2005/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BKHĐT NGÀY 19
THÁNG 5 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/CP NGÀY 23 THÁNG 11
NĂM 1995 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 116/2004/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 4 NĂM 2004 SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/CP CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
VỀ LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI TÀN TẬT
Căn cứ Nghị định số 81/CP ngày 23 tháng 11
năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Bộ Luật lao động về lao động là người tàn tật và Nghị định số 116/2004/NĐ-CP
ngày 23/4/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ (sau đây gọi chung là Nghị định số 81/CP đã
được sửa đổi, bổ sung);
Sau khi có ý kiến của
các Bộ, ngành liên quan, liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài
chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là liên Bộ) hướng dẫn thực hiện
như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Lao động là người tàn tật theo quy định tại Điều 1 Nghị
định số 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung;
2. Các cơ sở dạy nghề do Nhà nước, tổ chức và cá nhân lập ra
để đào tạo, đào tạo lại, bổ túc nghề theo quy định của pháp luật;
3. Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật theo quy định
tại Điều 2 của Nghị định số 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung;
4. Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật
Doanh nghiệp nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
5. Cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật
theo quy định tại Điều 3 của Nghị định
số 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung.
II. LẬP, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ VIỆC LÀM DÀNH CHO NGƯỜI
TÀN TẬT Ở TỈNH, THÀNH PHỐ
TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
1. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có trách nhiệm lập Quỹ việc làm dành cho người tàn tật (sau đây gọi chung là Quỹ) theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung để giúp đỡ người tàn tật học nghề, tạo việc làm, hỗ trợ các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật, hỗ trợ các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế có nhận người tàn tật vào học nghề và làm việc đạt tỷ lệ cao.
2. Quản lý quỹ: Quỹ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập và giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm chủ tài khoản.
3. Quỹ được hình thành từ các nguồn dưới đây:
a. Ngân sách địa phương:
Hàng năm, căn cứ khả năng ngân sách địa phương và nhu cầu giải quyết việc làm, học nghề cho người tàn tật tại địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định bố trí một khoản từ ngân sách cho Quỹ;
b. Khoản nộp hàng tháng của các doanh nghiệp không nhận đủ số người tàn tật vào làm việc theo quy định tại Điều 14, 15 của Nghị định số 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung và tiết 2, điểm B, Mục VI của Thông tư này;
c. Nguồn tài trợ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
d. Các nguồn thu khác.
4. Quỹ được sử dụng như sau:
a. Cấp hỗ trợ đối với các đối tượng sau:
- Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật để xây dựng, sửa chữa nhà xưởng, mua máy móc, thiết bị kỹ thuật, duy trì dạy nghề và phát triển sản xuất theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế nhận người tàn tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định tại Điều 14 của Nghị định số 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung khi sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn hoặc có dự án phát triển sản xuất nhưng phải được cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ;
- Cơ quan quản lý để đào tạo nâng cao năng lực đối với người làm công tác dạy nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người tàn tật.
b. Cho vay với lãi suất ưu đãi (theo mức lãi suất cho vay đối với người tàn tật của Ngân hàng chính sách xã hội) đối với các đối tượng sau:
- Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật;
- Cá nhân và nhóm lao động là người tàn tật;
- Cơ sở dạy nghề nhận người tàn tật vào học nghề và doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế nhận người tàn tật vào làm việc với tỷ lệ lao động là người tàn tật cao hơn tỷ lệ quy định tại Điều 14 của Nghị định số 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung.
c. Chi không quá 5% tổng số thu của Quỹ cho công tác quản lý Qũy.
d. Số dư hàng năm của Quỹ được chuyển sang năm sau. Không sử dụng Qũy việc làm này vào các mục đích khác.
III. CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI TÀN TẬT
1. Người tàn tật học nghề, bổ túc nghề, đào tạo lại nghề tại các cơ sở dạy nghề do Nhà nước quản lý được hưởng các chế độ quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung.
Riêng đối với người tàn tật thuộc đối tượng có công với cách mạng được hưởng ưu đãi theo quy định tại Thông tư số 26/1999/TTLT/ BLĐTBXH-BTC-BGDĐT ngày 2/11/1999 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 23/2001/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 6/4/2001 của Liên Bộ Tài chính – Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi trong giáo dục và đào tạo.
2. Người tàn tật học nghề ngắn hạn (dưới 1 năm) được hỗ trợ một phần tiền ăn, ở, đi lại trong thời gian học nghề từ nguồn kinh phí dành cho dạy nghề hàng năm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Nghị định số 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung. Mức hỗ trợ theo quy định tại tiết b điểm 1 mục VII của Thông tư này.
3. Cá nhân hoặc nhóm lao động là người tàn tật, tự tạo việc
làm có nhu cầu về vốn để sản xuất - kinh doanh - dịch vụ được xem xét vay vốn
với lãi suất ưu đãi từ Qũy Quốc gia về việc làm, Quỹ việc làm dành cho người
tàn tật và nguồn vốn cho vay xoá đói, giảm nghèo. Mức vay, thời hạn vay, lãi
suất vay vốn và thủ tục cho vay thực hiện theo quy định của các Quỹ trên.
IV. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ DÀNH RIÊNG
CHO NGƯỜI TÀN TẬT
Sau 12 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật được hưởng các chính sách theo qui định sau:
1. Được cấp vốn hỗ trợ từ Quỹ theo qui định tại Điều 7 của Nghị định số 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung để đào tạo, đào tạo lại, bổ túc nghề cho lao động là người tàn tật; mua sắm trang thiết bị, mở rộng cơ sở dạy nghề, thu nhận thêm người tàn tật vào học nghề, tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu. Mức hỗ trợ theo quyết định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở dự án phát triển dạy nghề và số lượng người tàn tật được đào tạo hàng năm.
2. Được xét vay vốn từ Quỹ theo qui định tại Điều 8 của Nghị định số 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung để duy trì, mở rộng hoạt động dạy nghề. Mức, thời hạn và lãi suất vay áp dụng theo quy định hiện hành về cho vay vốn từ nguồn vốn cho vay xoá đói, giảm nghèo và tạo việc làm của Ngân hàng chính sách xã hội.
3. Được hưởng chính sách theo quy định tại mục V Thông tư này đối với cơ sở dạy nghề có tổ chức sản xuất gắn với thực hành, nâng cao tay nghề, tạo việc làm cho người tàn tật có đủ các điều kiện quy định tại Điều 3 của Nghị định số 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung.
4. Các chính sách và chế độ ưu đãi khác theo quy định tại Điều 9, 10, 11 của Nghị định số 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung như sau:
a. Được Nhà nước bảo trợ và khuyến khích phát triển; được ưu tiên cấp địa điểm thuận lợi để lập cơ sở dạy nghề, giúp đỡ đầu tư kỹ thuật; được miễn, giảm thuế theo quy định của các văn bản pháp luật Thuế hiện hành;
b. Được giao quản lý và sử dụng các tài sản của Nhà nước gồm
cả các nguồn vốn do Nhà nước đầu tư, nguồn do tổ chức, cá nhân trong nước và
ngoài nước trợ giúp theo đúng nội dung mục đích quy định tại Thông tư này.
V. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH
DÀNH RIÊNG CHO NGƯỜI TÀN TẬT
Sau 6 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được hưởng các chính sách theo quy định sau:
1. Được cấp vốn hỗ trợ từ Quỹ theo qui định tại Điều 7 của Nghị định số 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung khi có dự án đổi mới, bổ sung trang thiết bị, mở rộng phát triển sản xuất thu hút thêm người tàn tật vào làm việc, tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu. Mức hỗ trợ theo quyết định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở dự án sản xuất kinh doanh và số lượng người tàn tật đang làm việc tại cơ sở.
2. Được xét vay vốn từ Quỹ theo qui định tại Điều 8 của Nghị định số 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung và vay vốn từ nguồn vốn cho vay xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội để duy trì, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm và thu hút thêm người tàn tật vào làm việc. Mức vay, thời hạn vay, lãi suất vay vốn và thủ tục vay thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Được xét hỗ trợ một phần kinh phí đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật có tổ chức dạy nghề, nâng cao tay nghề cho người tàn tật tại cơ sở, hoặc gửi người tàn tật đi học nghề tại các trường, các Trung tâm dạy nghề không được Nhà nước cấp kinh phí đào tạo.
4. Các chính sách và chế độ ưu đãi khác theo quy định tại Điều 9, 10, 11 Nghị định 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung như sau:
a. Được Nhà nước bảo trợ và khuyến khích phát triển; được ưu tiên cấp địa điểm thuận lợi để lập cơ sở sản xuất kinh doanh, được giúp đỡ đầu tư kỹ thuật, cải tiến đổi mới công nghệ; được miễn, giảm thuế theo quy định của các Luật Thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
b. Được giao quản lý và sử dụng các tài sản của Nhà nước gồm cả các nguồn vốn do Nhà nước đầu tư, nguồn do tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước trợ giúp theo đúng nội dung mục đích quy định tại Thông tư này.
VI. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CƠ SỞ DẠY NGHỀ VÀ DOANH
NGHIỆP NHẬN NGƯỜI TÀN TẬT VÀO HỌC NGHỀ VÀ LÀM VIỆC THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 13,
14, 15 CỦA
NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/CP Đà ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
1. Cơ sở dạy nghề có dự án dạy nghề cho người tàn tật được vay vốn từ Quỹ để mua sắm đồ dùng, trang thiết bị phục vụ dạy và học. Mức, thời hạn và lãi suất vay được áp dụng như đối với cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật.
2. Các doanh nghiệp có trách nhiệm nhận người tàn tật theo tỷ lệ quy định tại Điều 14 của Nghị định số 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung và bố trí việc làm phù hợp với khả năng của từng người.
Trường hợp doanh nghiệp nhận thấp hơn tỷ lệ quy định trên thì hàng tháng phải nộp vào Quỹ số tiền tương ứng với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định nhân với số người còn thiếu. Khoản tiền này được hạch toán vào chi phí sản phẩm hoặc dịch vụ. Chậm nhất đến ngày 31 tháng 3 năm sau phải nộp vào Quỹ đủ số tiền phải nộp của năm trước liền kề.
Doanh nghiệp đóng ở địa phương nào thì nộp tiền vào Quỹ tại địa phương đó. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị thành viên thì đơn vị thành viên đóng trên địa phương nào thì nộp ở địa phương đó.
Riêng những doanh
nghiệp nhận lao động là người tàn tật cao hơn tỷ lệ quy định, khi gặp khó khăn
hoặc có dự án phát triển sản xuất được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì được
hưởng chính sách hỗ trợ hoặc vay vốn từ Quỹ. Mức hỗ trợ hoặc mức vay do Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch -
Đầu tư đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định.
VII. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KINH PHÍ HỖ
TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ NGẮN HẠN CHO NGƯỜI TÀN TẬT TỪ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
VỀ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THEO KHOẢN 1 ĐIỀU 13 CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/CP Đà ĐƯỢC SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG
1. Kinh phí hỗ
trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động là người tàn tật theo quy định tại Khoản 1
Điều 13 Nghị định số 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung được tính theo số lượng học
viên thực tế học nghề, kinh phí được chi theo nội dung và mức cụ thể như sau:
a. Nội dung chi:
- Chi tuyển sinh,
khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ nghề;
- Chi thuê giáo
viên dạy lý thuyết và giáo viên hướng dẫn thực hành nghề;
- Chi hỗ trợ
nguyên vật liệu học nghề;
- Chi thuê lớp học, thuê thiết bị dạy nghề chuyên dụng cho người tàn tật
(nếu có);
- Chi chỉnh sửa,
biên soạn lại chương trình, giáo trình;
- Chi cho công
tác quản lý lớp học;
- Chi hỗ trợ ăn
ở, đi lại cho học viên;
b. Mức chi tối đa
không quá 540.000 đồng/học viên/tháng. Trong đó:
- Chi hỗ trợ dạy
nghề cho cơ sở dạy nghề tối đa không quá 300.000 đồng/học viên/tháng;
- Chi hỗ trợ ăn
ở, đi lại cho học viên: 240.000 đồng/tháng cho mỗi học viên trong quá trình học
nghề ngắn hạn;
2. Quản lý kinh
phí:
- Kinh phí hỗ trợ
dạy nghề ngắn hạn cho lao động là người tàn tật được bổ sung có mục tiêu cho
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo cơ chế quản lý các chương trình
mục tiêu quốc gia;
- Kinh phí hỗ trợ
dạy nghề ngắn hạn cho lao động là người tàn tật được thanh toán cho cơ sở dạy
nghề. Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm thanh toán cho học viên là người tàn tật
khoản kinh phí hỗ trợ ăn ở, đi lại;
- Kinh phí hỗ trợ
dạy nghề ngắn hạn cho người tàn tật chỉ được hỗ trợ một lần cho mỗi học viên;
- Việc quản lý,
sử dụng, quyết toán kinh phí được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách
Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách Nhà nước.
3. Cơ sở tham gia
dạy nghề cho lao động là người tàn tật phải xây dựng kế hoạch chi tiết dạy nghề
cho lao động là người tàn tật theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội; tổ chức thực hiện dạy nghề đúng đối tượng, nội dung theo kế hoạch được
giao; sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát; chịu
trách nhiệm về việc sử dụng và quyết toán kinh phí được giao và báo cáo kết quả
thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh,
thành phố và Liên Bộ.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Lao động là người tàn tật theo quy định tại Thông tư này phải có giấy
xác nhận của Hội đồng giám định Y khoa về tình trạng tàn tật và tỷ lệ suy giảm
khả năng lao động do tàn tật (hồ sơ, thủ tục giám định y khoa áp dụng theo
hướng dẫn tại Thông tư Liên bộ số 34/TT-LB ngày 29/12/1993 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế); đối với lao động là thương binh, bệnh binh
phải có giấy chứng nhận thương binh hoặc giấy chứng nhận bệnh binh.
Riêng người tàn
tật thuộc các dạng điếc, câm, mù, cụt hoặc liệt chân tay, thiểu năng trí tuệ
(đần độn), có thân hình dị dạng đặc biệt chỉ cần giấy xác nhận của Trung tâm Y
tế huyện, quận, thị xã (không phải qua Hội đồng giám định Y khoa).
2. Cơ sở dạy nghề
và cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật, cơ sở dạy nghề và
doanh nghiệp nhận người tàn tật vào học nghề, lao động đạt tỷ lệ cao hơn mức
quy định tại Điều 14 Nghị định số 81/CP thì phải được Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội chứng nhận là "Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật" hoặc
"Cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật", hoặc chứng nhận
là "Doanh nghiệp có người tàn tật tham gia cao hơn tỷ lệ quy định".
Các cơ sở nói
trên phải có hồ sơ đề nghị chứng nhận gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
theo quy định sau:
- Văn bản đề nghị
chứng nhận là "Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật" hoặc "Cơ sở
sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật" hoặc "Doanh nghiệp
có người tàn tật tham gia cao hơn tỷ lệ quy định";
- Bản sao quyết
định thành lập hoặc cho phép thành lập và giấy phép kinh doanh (hay giấy phép
hoạt động dạy nghề đối với cơ sở dạy nghề) có chứng nhận của Công chứng Nhà
nước;
- Điều lệ hoặc
quy chế hoạt động của cơ sở đã được ban hành theo quy định của pháp luật;
- Danh sách cán
bộ lãnh đạo của cơ sở gồm giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng hoặc tương
đương;
- Danh sách lao
động (hoặc học viên) đang được sử dụng (hoặc đang học) trong đó ghi rõ danh
sách người tàn tật có xác nhận của Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã
hội huyện, quận, thị xã.
3. Các cơ sở dạy
nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp thuộc đối tượng được hưởng
chính sách quy định tại Nghị định số 81/CP đã được sửa đổi, bổ sung và Thông tư
này có nhu cầu cấp vốn hỗ trợ hoặc vay vốn phải có dự án gửi Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính để kiểm tra, thẩm định. Dự án đề nghị cấp
vốn hỗ trợ và dự án đề nghị vay vốn phải làm riêng. Chủ dự án là người phụ
trách cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh, hoặc giám đốc doanh nghiệp
chịu trách nhiệm về sự chính xác của các nội dung được đề cập trong dự án, phải
quản lý vốn cấp và hoàn trả đủ vốn vay, lãi suất vay đúng quy định.
Hồ sơ dự án gồm
có:
- Công văn đề
nghị hỗ trợ hoặc vay vốn;
- Dự án đề nghị
cấp vốn hỗ trợ hoặc dự án vay vốn;
- Danh sách lao
động (hoặc học viên) đang được sử dụng (hoặc đang học) trong đó ghi rõ danh
sách người tàn tật có xác nhận của Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã
hội huyện, quận, thị xã.
- Bản sao giấy
chứng nhận "Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật" hoặc "Cơ sở sản
xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật" hoặc "Doanh nghiệp có
người tàn tật tham gia cao hơn tỷ lệ quy định" có chứng nhận của công chứng Nhà
nước.
4. Phòng Nội vụ -
Lao động Thương binh và Xã hội huyện, quận, thị xã có trách nhiệm: kiểm tra,
xác nhận danh sách lao động, học viên trong đó có người tàn tật học nghề và làm
việc tại các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn huyện,
quận, thị xã. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các cơ sở này.
5. Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm:
a. Chủ trì phối
hợp với Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch thu, chi của Qũy
trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định;
b. Hướng dẫn các
cơ sở, đối tượng xây dựng dự án; kiểm tra, thẩm định các dự án cấp vốn hỗ trợ,
vay vốn từ Quỹ, dự án hỗ trợ kinh phí dạy nghề ngắn hạn cho người tàn tật;
c. Trình Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh ra quyết định mức hỗ trợ, cho vay đối với các dự án xin cấp
vốn hỗ trợ và vay vốn của các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh
nghiệp, kinh phí đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác dạy nghề, tư
vấn, giới thiệu việc làm cho người tàn tật;
d. Quyết toán số
thu, chi hàng năm của Quỹ. Hàng năm báo cáo tình hình về vốn cấp, vốn vay đã
được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt về Liên Bộ;
e. Tổ chức hướng
dẫn, thực hiện các chính sách, chế độ đối với lao động là người tàn tật thuộc
địa phương quản lý. Kiểm tra, xác định số lao động là người tàn tật mà các
doanh nghiệp phải nhận theo tỷ lệ quy định, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định số tiền phải nộp vào Qũy đối với
từng doanh nghiệp.
g. Kiểm tra, thẩm
định, chứng nhận "Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật" hoặc "Cơ sở
sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật" hoặc "Doanh nghiệp
có người tàn tật tham gia cao hơn tỷ lệ quy định" và ra quyết định huỷ bỏ chứng
nhận đối với các cơ sở không còn đủ điều kiện được hưởng chính sách theo Thông
tư này.
6. Sở Tài chính
có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn vốn
ngân sách địa phương hỗ trợ Qũy việc làm dành cho người tàn tật trình Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định; thẩm định quyết toán của Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội bao gồm cả quyết toán thu, chi Quỹ.
7. Sở Kế hoạch và
Đầu tư có trách nhiệm:
a. Chủ trì phối
hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập kế hoạch dạy nghề, giải quyết
việc làm cho lao động là người tàn tật
trong kế hoạch lao động - việc làm hàng
năm của địa phương.
b. Phối hợp với
Sở Tài chính cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương cho Quỹ.
8. Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a. Thành lập Qũy
và trình Hội đồng nhân dân quyết định ngân sách phân bổ cho Qũy;
b. Quy định cụ
thể việc quản lý và sử dụng Qũy;
c. Chỉ đạo các
Sở, ban ngành địa phương trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
d. Khen thưởng
theo quy định hiện hành đối với các tập thể, cá nhân thực hiện tốt các quy định
tại Thông tư này.
9. Các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các quy
định tại Thông tư này sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật. Đối với
các tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này thì tuỳ
tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định
số 113/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định xử phạt hành
chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo quy định của pháp luật.
10. Thông tư này
có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và thay thế Thông tư
liên tịch số 01/1998/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 31/01/1998 của Liên Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội – Tài chính – Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi
hành Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật
Lao động về lao động là người tàn tật.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Liên Bộ để nghiên cứu giải quyết.