Thông tư 57/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu phí cầu, đường của Nhà nước quản lý
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 57/1998/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 57/1998/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Vũ Mộng Giao |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 27/04/1998 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 57/1998/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 57/1998/TT-BTC NGÀY 27 THÁNG 4 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ THU PHÍ CẦU, ĐƯỜNG
CỦA NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ
Căn cứ Quyết định số 276/CT ngày 28/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thống nhất quản lý các loại phí, lệ phí;
Căn cứ Quyết định số 13/CT ngày 11/01/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về thu phí qua cầu đường bộ; Công văn số 3170/KTN ngày 25/6/1997 của Chính phủ về vay vốn đầu tư sửa chữa đường bộ và thu phí hoàn vốn vay; Công văn số 3328/KTN ngày 3/7/1997 của Chính phủ về thu phí trên một số quốc lộ;
Để tăng cường và thống nhất quản lý thu phí cầu, đường và sau khi có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu phí cầu, đường của Nhà nước quản lý như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
Các cầu, đường quy định tại Thông tư này không bao gồm cầu, đường do các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh tự đầu tư xây dựng và thu phí để bù đắp chi phí kinh doanh, nộp thuế và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật, kể cả cầu, đường đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) đang trong giai đoạn kinh doanh (chưa chuyển giao).
Mọi cầu, đường thu phí trái với quy định của pháp luật và hướng dẫn tại điểm này thì phải nộp toàn bộ số tiền phí cầu, đường đã thu được vào ngân sách nhà nước (điều tiết 100% cho ngân sách Trung ương). 4. Mọi khoản tiền thu phí cầu, đường phải quản lý qua ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Tất cả các phương tiện cơ giới đường bộ, kể cả máy kéo, máy xúc, máy ủi, cần cẩu và các máy cơ giới khác, kể cả phương tiện cơ giới đường bộ thuộc lực lượng quốc phòng, an ninh thực tế đi qua cầu, đường quy định thu phí thì đều phải chịu phí cầu, đường tương ứng.
Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng phương tiện giao thông thuộc đối tượng phải chịu phí cầu đường, thực tế sử dụng cầu, đường quy định thu phí thì phải nộp phí theo quy định tại Thông tư này; trừ đối tượng không phải nộp nêu tại điểm 3 dưới đây.
Trường hợp này, đối tượng mua vé tháng phải có giấy chứng nhận của nơi làm việc hoặc trường học về việc thường xuyên phải qua lại cầu, đường quy định thu phí, trực tiếp đến nơi tổ chức bán vé (do cơ quan thu quy định) để mua vé.
Căn cứ mức thu phí quy định tại Thông tư này, cơ quan có thẩm quyền quy định mức thu (nêu tại điểm 3, Phần thứ nhất, Thông tư này) thực hiện quy định mức thu phí cụ thể đối với từng cầu, đường phù hợp với quy mô, đặc điểm và điều kiện cụ thể của từng cầu, đường theo mức thu khống chế tối đa quy định tại Thông tư này.
Khi giá cả thị trường biến động (tăng hoặc giảm) từ 20% trở lên thì cơ quan quy định mức thu phải xem xét và trong phạm vi thẩm quyền của mình quyết định điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
Cơ quan thu phí có trách nhiệm sau đây:
- Thông báo công khai (kể cả niêm yết tại nơi thu phí) về mức thu, đối tượng phải nộp, đối tượng không phải nộp phí, đối tượng được sử dụng vé tháng và thủ tục mua vé tháng.
- Tổ chức các điểm thu phí (bán vé thay cho biên lai thu phí, lệ phí) cố định và lưu động bảo đảm thuận tiện, phục vụ kịp thời nhu cầu của người nộp phí và người sử dụng cầu, đường. Vé phải in sẵn mức thu cụ thể cho từng cầu, đường.
Cơ quan thu phí phải tổ chức cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt và có thẩm quyền để kiểm tra, xác định đối tượng thuộc diện không phải nộp, đối tượng được mua vé tháng, để giải quyết kịp thời mọi trường hợp, nhằm tránh phiền hà và tiêu cực.
Các hồ sơ giải quyết không thu hoặc được mua vé tháng phải lưu giữ tối thiểu 5 năm để theo dõi các lần giải quyết tiếp theo và phục vụ kiểm tra, thanh tra của cơ quan Nhà nước. Trường hợp đối tượng không có biến động về các chỉ tiêu quy định thuộc diện không thu hoặc giảm thu thì hồ sơ giải quyết lần đầu sẽ là căn cứ để giải quyết cho các lần tiếp theo. Các lần không thu tiếp theo, đối tượng chỉ phải xuất trình giấy giới thiệu hoặc giấy chứng nhận của cơ quan nơi mình công tác, học tập cấp. Cơ quan thu phí đối chiếu giấy chứng nhận với hồ sơ lưu trữ để giải quyết cụ thể.
Đối với trường hợp không phải nộp phí, người sử dụng phương tiện được cấp thẻ "miễn phí". Cơ quan thu phí căn cứ vào loại đối tượng thuộc diện không phải nộp phí, để giải quyết thẻ "miễn phí" có giá trị sử dụng thời hạn 1 năm, một quý, một tháng hoặc chỉ một đợt công tác. Các thẻ "miễn phí" cầu, đường do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành, định kỳ phải đối chiếu số thẻ cấp ra với số hồ sơ của từng đối tượng thuộc diện không phải nộp phí và quyết toán như quyết toán biên lai thu phí (vé).
Trường hợp kiểm soát, phát hiện đối tượng không có vé, vé không hợp lệ hoặc không có thẻ miễn phí, không thuộc diện khẩn cấp thì phải chuyển giao ngay cho nơi có thẩm quyền giải quyết. Tuyệt đối không vì những trường hợp trốn nộp phí, mà gây cản trở, ách tắc giao thông.
Nghiêm cấm người kiểm soát vé đồng thời là người thu phí (bán vé), hoặc nhận tiền trực tiếp của người qua cầu, đường mà không có vé, hoặc thông đồng với đối tượng nộp phí để trốn nộp, biển thủ tiền phí, làm thất thoát tiền phí.
Thực hiện quyết toán phí (số thu, số nộp ngân sách, số thực giữ lại, số đã chi, số còn phải nộp...) hàng năm với cơ quan Thuế. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm thực hiện nộp báo cáo quyết toán phí cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý và phải nộp đầy đủ số phí còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán.
Toàn bộ số tiền phí cầu, đường thu được hàng ngày phải gửi vào tài khoản của cơ quan thu mở tại Kho bạc nhà nước nơi cơ quan thu đóng trụ sở và quản lý sử dụng theo quy định sau đây:
Toàn bộ các khoản chi nêu trên phải cân đối vào dự toán tài chính hàng năm được cơ quan có thẩm quyền quy định tại mục V Thông tư này duyệt, phải sử dụng đúng mục đích theo định mức chi của Nhà nước quy định và phải có chứng từ hợp lệ. Quyết toán năm, nếu chưa chi hết thì phải nộp số tiền còn lại vào ngân sách Nhà nước; nhưng nếu số tạm trích (20%) không bảo đảm cho các nhu cầu chi theo nội dung trên thì được trừ vào số phải nộp của năm tiếp theo và toàn bộ số tiền phí đã thực tế sử dụng hợp lý, hợp lệ trong năm phải được "ghi thu, ghi chi" qua ngân sách Nhà nước theo thủ tục hướng dẫn tại mục V dưới đây.
Định kỳ mỗi tháng một lần vào trước ngày 5 hàng tháng, cơ quan thu phí thực hiện kê khai với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý về số tiền đã thu, số vé và loại vé đã sử dụng của tháng trước (kể cả thẻ "miễn phí") theo mẫu của cơ quan Thuế quy định.
Cơ quan Thuế kiểm tra tờ khai và ra thông báo cho cơ quan thu phí về số tiền phí phải nộp vào ngân sách Nhà nước của tháng trước, thông báo phải ghi rõ số tiền phí phải nộp, thời hạn nộp và chương, loại, khoản tương ứng, mục 032 Mục lục ngân sách Nhà nước quy định.
Căn cứ thông báo nộp phí thu của cơ quan Thuế, cơ quan thu nộp tiền vào ngân sách nhà nước đúng thời hạn quy định (nếu cầu, đường do Trung ương quản lý thì điều tiết 100% cho ngân sách Trung ương; do địa phương quản lý thì điều tiết 100% cho ngân sách địa phương).
Toàn bộ số tiền phí cầu, đường nộp vào ngân sách nhà nước, sẽ được ngân sách tập trung cho việc trả nợ tiền vay vốn đầu tư xây dựng, sửa chữa cầu đường và bổ sung kinh phí duy tu, bảo dưỡng cầu, đường theo dự toán hàng năm.
Toàn bộ số tiền phí thu được hàng ngày phải gửi vào tài khoản của cơ quan thu mở tại Kho bạc Nhà nước và quản lý sử dụng như sau:
Tổng số tiền phí thu được, sau khi bảo đảm các chi phí nêu trên, số tiền còn lại phải nộp ngân sách nhà nước theo thủ tục quy định tại mục A (2) nêu trên và toàn bộ số tiền phí thực chi theo quy định tại điểm 1, 2, 3 mục này phải thực hiện "ghi thu, ghi chi" qua ngân sách nhà nước theo thủ tục hướng dẫn tại mục V dưới đây.
Tiền thu phí từ các đường được cơ quan có thẩm quyền cho phép vay để nâng cấp, sau khi hoàn thành việc trả nợ vốn vay (kể cả lãi tiền vay) thì phải quản lý sử dụng như đối với tiền thu phí từ các cầu, đường đầu tư bằng vốn ngân sách nêu tại mục A.
Tổng số tiền phí thu được trừ (-) số tiền đã trả nợ và chi phí cho việc tổ chức thu (điểm 1.2), số còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Toàn bộ số tiền phí đã thực tế sử dụng (kể cả số tiền trả nợ vay) phải thực hiện "ghi thu, ghi chi" qua ngân sách nhà nước theo thủ tục hướng dẫn tại mục V dưới đây.
Các cầu, đường loại này, sau khi hoàn trả đủ vốn vay (kể cả lãi tiền vay) thì phải quản lý sử dụng tiền phí thu được như các cầu, đường thuộc mục A trên đây.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, cơ quan thu phí phải báo cáo tình hình thu phí cầu, đường với cơ quan Thuế địa phương nơi có cầu, đường được phép thu phí. Cơ quan thuế có nhiệm vụ theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng để kịp thời quản lý thực hiện thu phí khi đơn vị chuyển giao. Trường hợp trong quá trình thực hiện, đơn vị có khó khăn không chuyển giao được theo đúng hợp đồng đã ký thì phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Các cầu, đường xây dựng theo hình thức BOT, nếu kết thúc giai đoạn kinh doanh theo hợp đồng (hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền) và chuyển giao cho Nhà nước quản lý thì việc quản lý thu phí thực hiện như các cầu, đường thuộc mục A trên đây.
Hàng năm, cơ quan thu phí có trách nhiệm lập dự toán tài chính (thu - chi) của từng cầu, đường do mình quản lý, phân biệt nguồn thu phí, thu khác; chi thường xuyên, chi không thường xuyên, chi trích tạo nguồn trả vốn vay (nếu có), chi tiết đến từng mục thu - chi theo mục lục ngân sách nhà nước quy định đối với từng khoản thu, chi tương ứng, có thuyết minh giải trình cơ sở tính và gửi cơ quan Thuế, cơ quan Tài chính trực tiếp quản lý.
Sau khi có ý kiến của cơ quan Thuế và cơ quan Tài chính trực tiếp quản lý, cơ quan thu phí thực hiện báo cáo dự toán tài chính năm theo trình tự sau đây:
- Đối với dự toán tài chính (thu - chi) của cơ quan thu phí thuộc Trung ương quản lý, gửi cho Khu quản lý đường bộ tổng hợp và báo cáo Cục Đường bộ Việt Nam. Cục Đường bộ Việt Nam tổng hợp dự toán của các Khu quản lý đường bộ để báo cáo Bộ Giao thông vận tải.
Bộ Giao thông vận tổng hợp dự toán thu - chi ở các cầu, đường của các đơn vị trực thuộc vào dự toán thu - chi ngân sách của Bộ mình và gửi Bộ Tài chính (dự toán năm gửi trước ngày 15 tháng 8 năm trước).
- Đối với dự toán tài chính của các đơn vị thu phí thuộc địa phương quản lý, gửi cho Sở Giao thông vận tải và Sở Tài chính vật giá (dự toán năm sau gửi trước ngày 10 tháng 8 năm trước) để Sở Tài chính vật giá lập dự toán ngân sách địa phương trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Dự toán tài chính hàng năm của các đơn vị quản lý cầu, đường sau khi được Bộ Giao thông vận tải (đối với đơn vị Trung ương quản lý), Uỷ ban nhân dân tỉnh (đối với đơn vị địa phương quản lý) xem xét được tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước.
Chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày Quốc hội ra Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước và ngân sách của từng Bộ, từng địa phương năm kế hoạch, Bộ Giao thông vận tải (hoặc Cục Đường bộ nếu được Bộ Giao thông vận tải uỷ quyền), Sở Giao thông vận tải hoặc Bộ, ngành liên quan (nếu có), thực hiện thông báo duyệt dự toán tài chính (thu - chi) đối với từng cầu, đường trực thuộc mình quản lý (Bộ Giao thông vận tải đối với cầu, đường thuộc Bộ quản lý; Sở Giao thông vận tải đối với cầu, đường do địa phương quản lý, các Bộ ngành khác đối với cầu, đường thuộc Bộ, ngành đó quản lý).
Thông báo duyệt dự toán tài chính phải đồng thời gửi cho cơ quan Tài chính, Kho bạc nhà nước, cơ quan Thuế trực tiếp quản lý thu cầu, đường đó. Thông báo phải chi tiết từng khoản mục thu - chi theo mục lục ngân sách nhà nước quy định, phù hợp với tổng mức (thu - chi) của Nhà nước giao cho Bộ, địa phương mình.
Căn cứ thông báo duyệt dự toán tài chính năm của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan trực tiếp thu phí cầu, đường được chủ động trích tiền thu phí cầu đường theo tỷ lệ quy định để chi phí cho việc tổ chức thu phí và trích quỹ theo nội dung quy định trên đây, các khoản chi khác sẽ được ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được duyệt.
Mỗi quý, năm phải quyết toán thu - chi phí cầu, đường theo đúng nội dung khoản mục, thời hạn và gửi báo cáo theo chế độ quy định. Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Toàn bộ các khoản phí cầu, đường đơn vị được tạm trích để sử dụng theo quy định tại mục IV trên đây phải được phản ánh qua ngân sách nhà nước theo hình thức "ghi thu, ghi chi". Trình tự và thủ tục "ghi thu, ghi chi" thực hiện như sau:
- Chậm nhất sau 15 ngày kết thúc quý, cơ quan thu phí phải tổng hợp số phí thực tế đã thu được, số chi phí thực tế trong kỳ và gửi cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế trực tiếp quản lý đề nghị "ghi thu, ghi chi" qua ngân sách nhà nước.
- Cơ quan Tài chính và cơ quan Thuế kiểm tra, xác định số thực thu và số thực chi hợp lệ theo nội dung chi và dự toán chi được duyệt, báo cáo cơ quan Tài chính cấp trên.
- Căn cứ đề nghị của đơn vị, số đã kiểm tra xác định của cơ quan Tài chính, Thuế cơ sở, Bộ Tài chính (đối với cầu, đường Trung ương quản lý) và Sở Tài chính (đối với cầu, đường địa phương quản lý) giải quyết "ghi thu, ghi chi" qua ngân sách nhà nước (ngân sách Trung ương đối với cầu, đường Trung ương quản lý; ngân sách địa phương đối với cầu đường địa phương quản lý.)
- Căn cứ lệnh thu, lệnh chi đã thực hiện, cơ quan Thuế (Tổng cục Thuế đối với cầu, đường Trung ương quản lý; Cục Thuế đối với cầu, đường địa phương quản lý) có nhiệm vụ thông báo số thu ngân sách của từng cầu, đường cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý cầu, đường đó theo dõi; cơ quan Tài chính (Bộ Tài chính đối với cầu, đường Trung ương quản lý, Sở Tài chính đối với cầu, đường địa phương quản lý) thông báo số chi (chi tiết từng khoản) cho từng cầu, đường để hạch toán và quyết toán theo chế độ quy định.
Việc "ghi thu, ghi chi" chỉ thực hiện trên số tiền đã thực thu và đã thực chi đúng nội dung khoản chi được duyệt, có chứng từ hợp lệ và đúng chế độ quy định. Trường hợp số chi không đúng quy định thì không giải quyết ghi thu, ghi chi mà phải nộp trực tiếp vào ngân sách nhà nước.
Khi phát hiện có sự vi phạm nêu trên, phải chuyển ngay cho người có thẩm quyền (do cơ quan thu phí chỉ định) xử lý phạt. Việc xử lý phạt phải khẩn trương, đúng hành vi vi phạm, nhằm tránh ùn tắc giao thông. Mọi trường hợp thu tiền phạt đều phải cấp biên lai, ghi đúng số tiền đã thu (loại biên lai do Bộ Tài chính phát hành) cho người nộp tiền phạt.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Đối với số tiền phí đã thu được tại các cầu, đường đã được cơ quan có thẩm quyền quy định thu và mức thu, nhưng chưa quy định chế độ quản lý số tiền thu được từ ngày thực hiện thu đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì cũng được thực hiện theo quy định tại Thông tư này; chênh lệch giữa số thu và số đã chi phải nộp hết vào ngân sách nhà nước.
MỨC THU TỐI ĐA PHÍ SỬ DỤNG CẦU, ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/1998/TT/BTC ngày 27 tháng 4 năm 1998 của Bộ Tài chính)
Số TT |
Đối tượng thu phí |
Đơn vị tính |
Mức thu tối đa |
1 |
Xe máy: |
|
|
|
- Vé thông thường |
đồng/vé |
1.000 |
|
- Vé tháng (áp dụng cho đối tượng được sử dụng vé tháng) |
đ/vé tháng |
10.000 |
2 |
Xe lam, xe máy kéo bông sen, công nông |
đ/vé |
5.000 |
3 |
Xe ôtô các loại thiết kế dùng để chở người: |
|
|
|
- Xe dưới 12 chỗ ngồi |
đ/vé |
15.000 |
|
- Xe từ 12 chỗ ngồi đến 30 chỗ ngồi |
đ/vé |
22.000 |
|
- Xe từ 31 chỗ ngồi đến 50 chỗ ngồi |
đ/vé |
26.000 |
|
- Xe từ 51 chỗ ngồi trở lên |
đ/vé |
30.000 |
|
- Xe buýt công cộng |
đ/vé |
15.000 |
4 |
Xe ôtô các loại thiết kế dùng để chở hàng hoá |
|
|
|
- Xe có trọng tải dưới 2 tấn |
đ/vé |
14.000 |
|
- Xe có trọng tải từ 2 tấn đến dưới 4 tấn |
đ/vé |
26.000 |
|
- Xe có trọng tải từ 4 tấn đến dưới 10 tấn |
đ/vé |
35.000 |
|
- Xe có trọng tải từ 10 tấn đến dưới 15 tấn |
đ/vé |
50.000 |
|
- Xe có trọng tải từ 15 tấn đến dưới 18 tấn |
đ/vé |
65.000 |
|
- Xe có trọng tải trên 18 tấn |
đ/vé |
100.000 |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây