Quyết định 18/2005/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng đèn hình phẳng Trinitron theo cơ cấu AICO
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 18/2005/QĐ-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 18/2005/QĐ-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Lê Thị Băng Tâm |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 31/03/2005 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Xuất nhập khẩu |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Thuế suất thuế nhập khẩu - Theo Quyêt định số 18/2005/QĐ-BTC ban hành ngày 31/3/2005 Về việc quy định thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng đèn hình phẳng Trinitron theo Cơ cấu AICO, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định: áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu 0% (quy định trước đây là: 20%) đối với số lượng Bóng đèn hình phẳng Trinitron (chưa lắp cuộn lái tia và cuộn khử từ) thuộc mã số 8540.11.10... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 18/2005/QĐ-BTC tại đây
tải Quyết định 18/2005/QĐ-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 07/2008/TT-BXD NGÀY 07 THÁNG 04 NĂM 2008
HƯỚNG DẪN LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT
VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày
04/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày
24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Bộ Xây dựng
hướng dẫn thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng được quy định tại
Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 4, Mục 5 Điều
38 và Điều 41 Mục 6 chương II - Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm
2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định
08/2005/NĐ-CP), như sau:
Phần I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Khi lập quy hoạch xây dựng cần đầy đủ các căn
cứ được quy định tại Điều 7, Điều 15, Điều
23 của Nghị định số 08/2005/NĐ-CP và tuân thủ theo trình tự từ quy hoạch xây dựng
vùng, quy hoạch chung xây dựng đến quy hoạch chi tiết xây dựng. Trong trường hợp mà chưa có
đủ các căn cứ theo quy định thì phải dựa
trên định hướng lớn của các ngành, các chương trình, kế hoạch phát triển của địa
phương và các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến khu vực lập quy hoạch xây
dựng để làm căn cứ lập quy hoạch xây dựng.
2. Nhiệm vụ quy hoạch có thể được điều chỉnh
trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng.
Khi tiến hành lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng,
có những nội dung khác với nhiệm vụ quy
hoạch đã được phê duyệt mà không thay đổi phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất
khu vực lập quy hoạch thì không phải tiến hành lập lại nhiệm vụ quy hoạch. Người
có thẩm quyền chỉ phê duyệt lại nhiệm vụ quy hoạch để đảm bảo sự thống nhất với
đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng.
3. Ban quản lý các khu công nghệ cao, khu kinh tế đặc thù có trách nhiệm tổ
chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng thuộc phạm vi ranh giới
do mình quản lý và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt
theo hướng dẫn tại Thông tư này.
4. Đối với quy hoạch xây dựng các khu vực có ý
nghĩa quan trọng về kinh tế - chính trị - xã hội - an ninh - quốc phòng đã được
xác định tại nhiệm vụ quy hoạch xây dựng thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
quy hoạch xây dựng phải xin ý kiến của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp trước
khi phê duyệt các quy hoạch xây dựng đó.
5. Đối với các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch,
khu di sản, bảo tồn di tích, giáo dục đào tạo, y tế, cụm công nghiệp,...) có
quy mô trên 500 ha phải tiến hành lập quy hoạch chung xây dựng trước khi lập
quy hoạch chi tiết xây dựng.
6. Đối với dự án đầu tư xây dựng có địa điểm xây dựng ngoài đô thị do một
chủ đầu tư tổ chức thực hiện đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công
trình kiến trúc thì có thể tiến hành lập quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 nhưng
phải đảm bảo sự kết nối hợp lý hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào;
7. Đối với dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có
quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư)
thì có thể lập dự án đầu tư xây dựng mà không phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng
tỷ lệ 1/500. Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về
hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch chi
tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000; đảm bảo sự đấu nối hạ tầng kỹ thuật và phù hợp về
không gian kiến trúc với khu vực xung quanh;
8. Đối
với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng các khu vực xây dựng công trình phúc lợi công cộng và công trình đầu
mối hạ tầng kỹ thuật, sau 3 năm kể từ ngày công bố quy hoạch chi tiết xây dựng được
duyệt chưa triển khai thực hiện mà vẫn phù hợp với định hướng phát triển và lợi
ích xã hội thì người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch quyết định điều chỉnh thời
gian thực hiện quy hoạch trên cơ sở các giải pháp khắc phục và kế hoạch cụ thể,
đồng thời có trách nhiệm thông báo và giải thích cho các tổ chức, cá nhân trong
khu vực quy hoạch biết và thực hiện.
9. Quy hoạch xây dựng (cho các giai đoạn 5, 10
năm hoặc dài hơn) mang tính dự báo, vì vậy trong quá trình triển khai thực hiện
khi xuất hiện các yếu tố tác động làm thay đổi các dự báo của quy hoạch xây dựng,
thì Uỷ ban nhân dân các cấp cần tổ chức điều
chỉnh quy hoạch xây dựng.
10. Đồ án quy hoạch xây dựng phải đảm bảo phù
hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng được áp dụng và nhiệm vụ quy hoạch xây
dựng đã được phê duyệt.
11. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các cấp có
trách nhiệm phê duyệt quy hoạch xây dựng bằng văn bản với các nội dung được hướng
dẫn tại phần V của Thông tư này.
Hồ sơ đồ án gồm thuyết minh tổng hợp và bản vẽ
kèm theo quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng được đóng dấu của cơ quan thẩm
định đồ án quy hoạch xây dựng.
Cơ quan tư vấn lập đồ án quy hoạch xây dựng chịu
trách nhiệm về những nội dung nghiên cứu và tính toán kinh tế – kỹ thuật thể hiện
trong thuyết minh và hồ sơ bản vẽ của đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt.
12. Việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch
các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất đã được Thủ tướng Chính phủ chấp
thuận về chủ trương được thực hiện theo
các văn bản pháp luật hiện hành.
13. Quy cách thể hiện hồ sơ, nội dung thuyết
minh, các sơ đồ, bản đồ, bản vẽ của nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch xây dựng
phải tuân thủ theo quy định của Bộ Xây dựng.
14. Việc tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt
nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch xây dựng được thực hiện theo quy định tại
các Phần II, Phần III, Phần IV, Phần
V, Phần VI của Thông tư này, trừ những trường hợp có quyết định riêng của Thủ tướng
Chính phủ.
Phần II
LẬP QUY HOẠCH XÂY DỰNG
I. QUY HOẠCH XÂY
DỰNG VÙNG
1. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng
Nội dung nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng cần
xác định rõ phạm vi, mục tiêu, tính chất, một số chỉ tiêu dự kiến về quy mô dân số, đất đai, hạ tầng
kỹ thuật và xã hội theo các giai đoạn phát triển và các yêu cầu cần nghiên cứu
về tổ chức không gian và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội có
ý nghĩa vùng; danh mục hồ sơ đồ án.
Phạm vi lập quy hoạch xây dựng vùng được xác định
trên cơ sở đánh giá các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp và có ý nghĩa
quyết định hoặc ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Phạm
vi lập quy hoạch xây dựng vùng có thể theo địa giới hành chính hoặc theo vùng ảnh
hưởng mà không bị ràng buộc bởi địa giới hành chính của vùng.
Tuỳ theo tính chất và
phạm vi lập quy hoạch xây dựng vùng, nhiệm vụ quy hoạch xây dựng cần xác định nội
dung nghiên cứu phù hợp theo quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày
31/3/2008 của Bộ Xây dựng .
2. Đồ án quy hoạch xây dựng vùng
Nội dung nghiên cứu, thuyết minh và các bản vẽ thể hiện đồ án quy hoạch
xây dựng vùng thực hiện theo quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày
31/3/2008 của Bộ Xây dựng. Tuỳ theo từng đối tượng cụ thể cần tập trung vào các
nội dung sau:
a) Đối với vùng thuộc ranh giới của một hoặc nhiều đơn vị
hành chính như vùng
liên tỉnh, vùng đô thị lớn, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện cần xác định các tiềm năng, động lực và khả năng
khai thác để phát triển vùng; dự báo về xu hướng, tốc độ đô thị hoá, phân vùng
chức năng, phân bố dân cư; các khu vực chức năng chuyên ngành; các cơ sở sản xuất;
xác định các công trình đầu mối hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật có ý nghĩa vùng.
b) Đối với các vùng được hình thành trên cơ sở
các tiềm năng và động lực đã được xác định như công nghiệp, cảng, du lịch, di sản,
văn hoá, cảnh quan thiên nhiên, hành lang kinh tế... cần xác định khả năng khai
thác để làm cơ sở xác định quy mô phát
triển, phân vùng chức năng, tổ chức phân bố dân cư và hệ thống hạ tầng kỹ thuật
phù hợp với mục tiêu, tính chất phát triển vùng.
Đối với các hành
lang kinh tế dọc các trục giao thông, ngoài các nội dung nghiên cứu trên cần đảm
bảo yêu cầu về hành lang an toàn giao thông trên toàn tuyến.
II. QUY HOẠCH CHUNG
XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
1. Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng
đô thị
Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô
thị cần tập trung làm rõ mục tiêu, quan điểm phát triển đô thị, ranh giới nghiên
cứu và phạm vi lập quy hoạch chung xây dựng; tiềm năng, động lực phát triển; một
số chỉ tiêu cơ bản dự kiến về dân số, đất đai và hạ tầng kỹ thuật, xã hội; các
yêu cầu và nguyên tắc chủ yếu để nghiên cứu hướng phát triển đô thị, tổ chức cơ
cấu không gian, công trình đầu mối và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật;
danh mục hồ sơ đồ án.
Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đối với các
loại đô thị, khu chức năng có quy mô, tính chất khác nhau cần xác định nội dung
nghiên cứu phù hợp theo quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây
dựng.
2. Đồ án quy hoạch chung xây dựng đô
thị
Nội dung nghiên cứu, thuyết minh và các sơ đồ, bản đồ thể hiện đồ án
quy hoạch chung xây dựng đô thị thực hiện theo quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD
ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng. Tuỳ theo từng đối tượng cụ thể cần tập trung vào
các nội dung sau:
a) Đối với đô thị trực
thuộc Trung ương cần nghiên cứu những định hướng lớn về phân bố dân cư, phân
khu chức năng, tổ chức hệ thống các trung tâm (hành chính, chính trị, thương mại
- dịch vụ, văn hoá, y tế, giáo dục,...) cấp đô thị; các công trình hạ tầng kỹ
thuật đầu mối và tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chính, đặc biệt là
hệ thống công trình ngầm có quy mô lớn (đường tàu điện ngầm, hầm đường bộ, bãi đỗ
xe, ga tàu điện ngầm...) có mối quan hệ đến việc tổ chức không gian kiến trúc đô
thị trên mặt đất và làm cơ sở cho việc lập quy hoạch chung xây dựng các quận.
b) Đối với các quận của các đô thị trực thuộc Trung ương cần cụ thể hoá
định hướng tổ chức không gian và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đã được quy định
trong đồ án quy hoạch chung xây dựng toàn đô thị; xác định việc sử dụng đất và
tổ chức không gian kiến trúc đô thị thuộc ranh giới quận theo định hướng của toàn
đô thị; tổ chức các mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật (kể cả công trình ngầm
nếu có) và công trình hạ tầng xã hội cụ thể trong phạm vi quận đảm bảo sự phù hợp,
kết nối với khu vực xung quanh và toàn đô thị;
Đối với các huyện ngoại thành của các đô thị trực thuộc Trung ương, có điều kiện và khả năng phát triển đã được xác
định trong đồ án quy hoạch chung toàn đô thị, thì tiến hành lập quy hoạch chung xây dựng theo nội
dung đồ án quy hoạch chung xây dựng quận.
c) Đối với các đô thị mới cần phân tích và làm rõ cơ sở hình thành phát
triển của đô thị; nghiên cứu về mô hình phát triển không gian, kiến trúc, môi
trường phù hợp với tính chất, chức năng của đô thị; xác định các giai đoạn phát
triển, kế hoạch thực hiện, các dự án có tính chất tạo động lực hình thành phát
triển đô thị mới và mô hình quản lý phát triển đô thị;
d) Đối với
các khu công nghệ cao và khu kinh tế đặc thù cần làm rõ tính đặc thù và mục tiêu
phát triển; phân khu chức năng; tổ chức dân cư; xác định các giai đoạn phát triển,
kế hoạch và nguồn lực thực hiện;
e) Đối với
các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản,
giáo dục đào tạo, y tế, cụm công nghiệp,...) có quy mô trên 500 ha cần làm rõ
phân khu chức năng, việc kết nối với các công trình kỹ thuật ngoài hàng rào và
xác định các khu dân cư, dịch vụ đảm bảo sự phát triển theo các giai đoạn.
III. QUY HOẠCH CHI
TIẾT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
1. Nhiệm
vụ quy hoạch chi tiết xây dựng xây dựng đô thị
a) Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng
tỷ lệ 1/2000 cần làm rõ mục tiêu, phạm
vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch chi tiết; một số chỉ
tiêu dự kiến về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu,
nguyên tắc đảm bảo phù hợp về không gian kiến trúc, đấu nối hạ tầng kỹ thuật với quy hoạch chung xây dựng được
duyệt và các khu vực lân cận;
b) Nội dung nhiệm vụ
quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 cần làm rõ phạm vi ranh giới, diện tích
khu vực lập quy hoạch chi tiết; các chỉ tiêu về dân số, đất đai, hạ tầng kỹ thuật;
các yêu cầu, nguyên tắc đảm bảo phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ
1/2000 được duyệt và khu vực xung quanh.
c) Phạm vi lập quy
hoạch chi tiết xây dựng được xác định trên cơ sở nhu cầu quản lý và đầu tư xây dựng, phù hợp với
các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư phát triển đô thị.
2. Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng
đô thị
Nội dung nghiên cứu, thuyết minh và các sơ đồ, bản đồ, bản vẽ thể hiện đồ
án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thực hiện theo quy định tại Quyết định số
03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây
dựng. Tuỳ theo từng đối tượng cụ thể cần tập trung vào các nội dung sau:
- Đối với quy hoạch
chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000: xác định chức năng sử dụng cho từng khu đất;
nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan cho toàn khu vực lập quy hoạch;
các chỉ tiêu về dân số, chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật đối với từng ô
phố; bố trí mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến các trục đường phố.
- Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500: xác định các chỉ tiêu về dân số,
chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật,
giải pháp tổ chức kiến trúc đối với từng lô đất; bố trí mạng lưới các công
trình hạ tầng kỹ thuật đến ranh giới lô đất và
đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện.
a) Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng cải tạo, chỉnh trang cần đánh
giá toàn bộ hiện trạng về các công trình xây dựng (nhà ở, công trình công cộng,
hạ tầng kỹ thuật công trình ngầm,...), các yếu tố về văn hoá - xã hội, môi trường
của khu vực thiết kế để có giải pháp quy hoạch phù hợp về kiến trúc cảnh quan và
sự kết nối giữa các công trình kỹ thuật.
b) Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng mới hoặc
cải tạo hai bên trục đường chính trong đô thị phải xác định phạm vi lập quy hoạch
tối thiểu là 50 m mỗi bên kể từ phía ngoài chỉ giới đường đỏ. Đối với quốc lộ
hoặc tỉnh lộ là các trục hành lang phát triển phải xác định phạm vi lập quy hoạch
tối thiểu là 100m mỗi bên kể từ phía ngoài hành lang an toàn đường bộ.
c) Đối với các khu vực bảo tồn, di sản cần xác
định phạm vi bảo vệ các khu vực, các công
trình bảo tồn, di sản, đảm bảo giữ gìn và phát huy giá trị của di sản, danh lam
thắng cảnh nhưng không làm cản trở tới sự phát triển kinh tế - xã hội.
3. Cơ quan tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết
xây dựng đô thị
a) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết
tỷ lệ 1/2000 đối với các khu chức năng của các đô thị loại đặc biệt, loại 1, 2,
3; quy hoạch
chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500 đối với các khu vực có phạm vi lập quy hoạch chi tiết
xây dựng liên quan tới địa giới hành chính hai quận, hai huyện trở lên; các khu chức năng
khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch,
khu di sản, bảo tồn di tích, giáo dục đào tạo, y tế, cụm công nghiệp...); các
khu chức năng thuộc đô thị mới; các khu chức năng trong đô thị mới liên
tỉnh có phạm vi lập quy hoạch chi tiết xây dựng thuộc địa giới hành chính một tỉnh;
Đối với các khu chức năng trong đô thị mới liên
tỉnh nhưng có phạm vi lập quy hoạch chi tiết xây dựng thuộc địa giới hành chính hai tỉnh
trở lên thì Uỷ ban nhân dân các tỉnh có
liên quan có trách nhiệm phối hợp tổ chức lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ
1/500.
b) Uỷ ban nhân dân
cấp huyện
Tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết
xây dựng tỷ lệ 1/2000 đối với các khu chức năng thuộc đô thị loại 4, loại 5; quy hoạch chi tiết
xây dựng tỷ lệ 1/500 đối với các khu chức năng của đô thị từ loại đặc biệt đến
loại 5, trừ các quy hoạch chi tiết xây dựng được hướng dẫn tại Điểm a khoản 3 mục
III phần II của Thông tư này;
c) Chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công
trình tập trung có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết
xây dựng tỷ lệ 1/500 thuộc phạm vi dự án do mình đầu tư.
Nội dung nghiên cứu và các bản vẽ đồ án quy hoạch
chi tiết xây dựng đô thị thực hiện theo quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày
31/3/2008 của Bộ Xây dựng.
IV. QUY HOẠCH XÂY
DỰNG ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN
1. Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn:
Dự báo quy mô dân số trên địa bàn xã theo từng giai đoạn quy hoạch; các
yêu cầu và nguyên tắc chủ yếu để nghiên cứu bố trí, sắp xếp trung tâm xã, các điểm
dân cư nông thôn, khu chức năng, công trình đầu mối và hệ thống công trình hạ tầng
kỹ thuật toàn xã; các yêu cầu và nguyên tắc cải tạo, chỉnh trang, mở rộng đối với
các khu ở, các công trình phục vụ công cộng, phục vụ sản xuất; các chỉ tiêu về
dân số, đất đai và hạ tầng kỹ thuật của
trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn được lập quy hoạch; danh mục hồ sơ đồ án.
Đối với các xã có khả năng và nhân tố phát triển đã được xác định
trong đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh,
vùng huyện thì cần phải xác định các hạng mục công trình dự kiến đầu tư xây dựng.
2. Đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn:
- Xác định động lực phát triển, xu thế đô thị hoá, dự báo quy mô dân số,
dự báo sử dụng quỹ đất xây dựng cho toàn xã, trung tâm xã và từng điểm dân cư; các khu vực có khả năng phát
triển; mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật toàn xã; xác định vị trí và quy mô
các công trình phục vụ công cộng. Nêu các nội dung cần cải tạo, chỉnh trang hoặc
xây dựng mới phù hợp với sự phát triển của mỗi điểm dân cư nông thôn trong từng giai đoạn.
- Xác định ranh giới, quy mô diện tích và dân số, các chỉ tiêu về dân số,
đất đai xây dựng, hạ tầng xã hội và kỹ thuật; cơ cấu sử dụng đất, phân khu chức
năng, giải pháp tổ chức không gian và hạ tầng kỹ thuật, các dự án đầu tư xây dựng
ưu tiên của trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn được lập quy hoạch.
Phần III
LẤY
Ý KIẾN VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Việc lấy ý kiến đối với
nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng được thực hiện theo quy định tại các Điều
15, Điều 17, Điều 19, Điều 21, Điều 23, Điều 26 của Luật Xây dựng; Điều 25
của Nghị định 08/2005/NĐ-CP và những hướng dẫn cụ thể sau:
1. Lấy
ý kiến nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô
thị:
Trong quá trình lập nhiệm vụ và đồ án
quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị, tổ chức tư vấn
có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan bằng văn bản trước
khi báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt;
2. Lấy ý kiến đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô
thị:
Trong quá trình lập đồ
án quy hoạch chi tiết xây dựng, tổ chức tư vấn có trách nhiệm phối hợp với chính
quyền địa phương lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong khu vực lập quy hoạch
theo các hình thức hội họp, trao đổi trực tiếp hoặc phát phiếu lấy ý kiến về nội
dung quy hoạch tại các Trung tâm thông tin của thành phố, thị xã, quận, phường để
nhân dân dễ tiếp cận và góp ý. Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ và
báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi phê duyệt;
3. Trên cơ sở hồ sơ nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng và kết quả lấy ý kiến, người có
thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng quyết định lựa chọn phương án quy hoạch
xây dựng.
Đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt phải phù hợp với định hướng phát
triển; đảm bảo tính khả thi, hài hoà giữa lợi ích của nhà nước và cộng đồng. Đồng
thời phải có các kế hoạch và giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế, tồn tại
của phương án lựa chọn trên cơ sở các ý kiến đóng góp.
Phần IV
THẨM ĐỊNH VÀ TRÌNH DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG
I. THẨM ĐỊNH NHIỆM
VỤ VÀ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Thực hiện theo quy định tại các Điều 11, Điều
19, Điều 28, Điều 36 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như
sau:
1. Cơ quan thẩm định
a) Bộ Xây dựng
Thẩm định các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây
dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
b) Sở Xây dựng hoặc
Sở Quy hoạch - Kiến trúc (đối với các tỉnh, thành phố có Sở Quy hoạch - Kiến trúc)
Thẩm định các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây
dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, gồm:
- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng huyện và
vùng liên huyện, các vùng khác trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh (vùng
cảnh quan thiên nhiên, vùng bảo tồn di sản, vùng du lịch...); quy hoạch chung xây
dựng các đô thị loại 3, loại 4, loại 5 và các đô thị mới có quy mô dân số tương
đương đô thị loại 3, loại 4, loại 5; quy hoạch chung xây dựng các quận thuộc thành
phố trực thuộc Trung ương, các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu
du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, công nghiệp địa phương,...) có quy mô lớn hơn 500 ha;
- Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các
khu chức năng của đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3; quy hoạch chi tiết
tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500 đối với các khu vực có phạm vi lập quy hoạch chi tiết
thuộc địa giới hành chính từ hai quận, huyện trở lên; các khu chức năng khác
ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y
tế, cụm công nghiệp,...), các khu chức năng thuộc khu công nghệ cao, khu kinh tế đặc thù; các khu
chức năng thuộc đô thị mới; các khu chức năng trong đô thị mới liên tỉnh có phạm
vi lập quy
hoạch chi tiết thuộc địa giới hành chính một tỉnh;
c) Cơ quan quản lý
xây dựng cấp huyện thẩm định các nhiệm vụ và đồ án
quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp huyện, gồm quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các khu chức
năng thuộc các đô thị loại 4 và loại 5; quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500
các khu chức năng của các đô thị từ loại đặc biệt đến loại 5; quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án đầu tư
xây dựng công trình và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn (trừ quy
hoạch chi tiết xây dựng được hướng dẫn tại Điểm a khoản 3 mục III phần II của
Thông tư này).
2. Hội đồng
thẩm định :
a) Đối với đồ án quy hoạch xây dựng
thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Xây dựng quyết định việc
thành lập, thành phần, số lượng thành viên Hội đồng thẩm định ;
b) Đối
với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân các
cấp, người có thẩm quyền phê duyệt quyết định việc thành lập Hội đồng thẩm định;
c) Cơ cấu
của hội đồng thẩm định gồm các cơ quan chức năng quản lý nhà nước, chính quyền địa
phương và các hội nghề nghiệp có liên quan.
Tuỳ
theo tính chất, quy mô của từng đồ án, người có thẩm quyền quyết định tổ chức
hoặc không tổ chức Hội đồng thẩm định.
3. Các
nội dung thẩm định
a) Các căn cứ pháp lý
để lập đồ án quy hoạch xây dựng;
b) Quy cách hồ sơ;
thành phần hồ sơ; nội dung nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng theo hướng dẫn
tại Thông tư này và quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng.
II. TRÌNH DUYỆT NHIỆM VỤ VÀ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG
1. Cơ quan trình duyệt
a) Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các nhiệm vụ và đồ án
quy hoạch xây dựng vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh; quy hoạch chung xây dựng đô
thị mới liên tỉnh; quy hoạch chung xây dựng các khu công nghệ cao, khu kinh tế đặc
thù, các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, các đô thị mới có quy mô dân số
tương đương với đô thị loại 2 trở lên và các đô thị mới liên tỉnh và
các quy hoạch xây dựng khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ;
b) Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh trình Bộ Xây dựng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các nhiệm
vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng đô
thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, các đô thị mới có quy mô dân số tương đương
với đô thị loại 2 trở lên và quy hoạch chung xây dựng các Khu công nghệ cao,
Khu kinh tế đặc thù;
c) Uỷ ban nhân dân
các tỉnh có liên quan đồng trình Bộ Xây dựng phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000
và tỷ lệ 1/500 các khu chức năng trong
đô thị mới liên tỉnh có phạm vi lập quy hoạch chi tiết thuộc địa giới hành chính
hai tỉnh trở lên;
d) Sở Xây dựng hoặc Sở Quy
hoạch - Kiến trúc (đối với các tỉnh, thành phố có Sở Quy hoạch kiến trúc) trình
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng:
- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng liên huyện,
và các vùng khác trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh (vùng cảnh quan, vùng
bảo tồn di sản,...);
- Quy hoạch chung xây dựng các đô thị mới có
quy mô dân số tương đương đô thị loại 3, loại 4 và loại 5 và các khu chức năng
khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo,
y tế, cụm công nghiệp,...) có quy mô lớn hơn 500 ha;
- Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các
khu chức năng của đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3; quy hoạch chi tiết
tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500 đối với các khu vực có phạm vi lập quy hoạch chi tiết
thuộc địa giới hành chính từ hai quận, huyện trở lên; các khu chức năng khác
ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y
tế, cụm công nghiệp,...); các khu chức năng thuộc đô thị mới; các khu chức năng
trong đô thị mới liên tỉnh có phạm vi lập quy hoạch chi tiết thuộc địa giới hành
chính của tỉnh;
e) Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm
vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng các đô thị
loại 3, loại 4 và loại 5; quy hoạch chung xây dựng các quận, huyện của thành phố
trực thuộc Trung ương;
f) Cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện
Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt các
nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các khu chức năng
thuộc đô thị loại 4, loại 5; quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các khu chức
năng của các đô thị từ loại đặc biệt đến loại 5 và quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án đầu tư xây dựng công trình tập
trung (trừ quy hoạch chi tiết xây dựng được quy định tại Điểm a khoản 3
mục III phần II của Thông tư này);
g) Uỷ ban nhân dân
xã trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
điểm dân cư nông thôn.
h) Ban quản lý các khu công nghệ cao, khu kinh
tế đặc thù trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000, tỷ lệ
1/500 các khu chức năng thuộc phạm vi ranh giới do mình quản lý.
i) Chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công
trình tập trung trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết
xây dựng tỷ lệ 1/500 thuộc phạm vi dự án do mình đầu tư.
2. Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng:
a) Hồ sơ trình duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng gồm tờ trình đề nghị phê duyệt, nội dung
nhiệm vụ, bản vẽ theo quy định và các văn bản pháp lý có liên quan.
b) Hồ sơ trình duyệt
đồ án quy hoạch xây dựng gồm tờ trình đề nghị
phê duyệt, thuyết minh tổng hợp, các bản vẽ thu nhỏ in màu.
Số lượng hồ sơ trình duyệt theo yêu cầu của cơ
quan quản lý quy hoạch xây dựng trên cơ sở tính chất, quy mô của từng loại quy
hoạch xây dựng nhưng không ít hơn 20 bộ.
c) Hồ sơ thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch
xây dựng gồm tờ trình đề nghị phê duyệt, thuyết minh tổng hợp, các phụ lục tính toán kèm
theo, các bản vẽ thu nhỏ in màu và các bản vẽ đen trắng đúng tỷ lệ theo quy định,
các văn bản pháp lý có liên quan; số lượng hồ sơ tối thiểu là 03 bộ.
Phần V
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG
I. CƠ QUAN PHÊ DUYỆT
Thực hiện theo các quy định tại Điều 11, Điều
19, Điều 28, Điều 36 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP và những hướng dẫn cụ thể sau:
1. Bộ Xây dựng
Phê duyệt các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng
Chính phủ khi được ủy quyền và quy hoạch chi tiết
tỷ lệ 1/2000, tỷ lệ 1/500 đối với các khu chức năng trong đô thị mới liên tỉnh
có phạm vi lập quy
hoạch thuộc địa giới hành chính nhiều tỉnh.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
a) Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng liên huyện,
vùng huyện và các vùng khác trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh (vùng cảnh
quan, vùng bảo tồn di sản,...);
b) Nhiệm
vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại 3, loại 4 và loại
5, đô thị mới có quy mô dân số tương đương với đô thị loại 3, loại 4 và loại 5,
quy hoạch chung xây dựng các quận của thành phố trực thuộc Trung ương và các
khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản,
giáo dục đào tạo, y tế, công nghiệp địa phương,...) có quy mô lớn hơn 500 ha;
c) Nhiệm
vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các khu chức năng của
đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ
1/500 đối với các khu vực có phạm vi lập quy hoạch liên quan tới địa giới hành
chính hai quận, huyện trở lên; các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị,
khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, công nghiệp địa phương,...);
các khu chức năng thuộc đô thị mới; các khu chức năng thuộc khu công nghệ cao,
khu kinh tế đặc thù;
d) Đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 và tỷ
lệ 1/500 các khu chức năng trong đô thị mới liên tỉnh có phạm vi lập quy hoạch
thuộc địa giới hành chính một tỉnh phải có
ý kiến thống nhất về chuyên môn của Bộ Xây dựng trước khi phê duyệt;
3. Uỷ ban nhân dân cấp huyện
a) Phê duyệt nhiệm
vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 đối với các khu chức
năng của đô thị loại 4 loại 5; quy hoạch
chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu chức năng của đô thị từ loại đặc biệt đến loại 5;
quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung; quy
hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn (trừ những quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị quy định tại Điểm a khoản 3 mục III
phần II của Thông tư này).
b) Đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các
khu chức năng thuộc đô thị loại 4 là trung tâm tỉnh lỵ thì trước khi phê duyệt Uỷ ban nhân dân cấp huyện cần phải xin ý kiến
của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và có ý kiến thống nhất về chuyên môn của Sở Xây dựng
hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc (đối với các tỉnh, thành phố có Sở Quy hoạch kiến
trúc).
c) Nhiệm
vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng các khu dân cư, tái định cư,...thuộc
các dự án do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư (dự án thuỷ điện, dự án khai
thác, chế biến khoảng sản,...); quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các dự án
đầu tư xây dựng công trình tập trung sau khi có ý kiến thống nhất về chuyên môn của Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch - Kiến
trúc (đối với các tỉnh, thành phố có Sở Quy hoạch kiến trúc).
II. NỘI DUNG
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG
1. Đối với quy hoạch xây
dựng vùng
a) Nội dung quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy
hoạch xây dựng vùng bao gồm: Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch xây dựng vùng; mục tiêu và quan điểm; các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật dự kiến về
tỷ lệ đô thị hoá, dân số trong vùng theo các giai đoạn phát triển; các yêu cầu
nghiên cứu tổ chức không gian hệ thống các điểm dân cư đô thị và nông thôn, các
khu vực chức năng khác, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội có
ý nghĩa vùng; danh mục hồ sơ đồ án.
b) Nội dung quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng bao gồm: Phạm vi và
ranh giới vùng; tính chất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính phát triển vùng;
các cực phát triển, các trục đô thị hóa và xu hướng di dân; quy mô dân số đô thị,
nông thôn của toàn vùng theo các giai đoạn phát triển; vị trí, tính chất, chức
năng, cấp, loại và quy mô dân số của từng đô thị trong vùng theo các giai đoạn
phát triển; tổ chức không gian các khu vực chức năng chuyên ngành; các cơ sở sản
xuất; hệ thống hạ tầng xã hội; hạ tầng kỹ thuật có ý nghĩa vùng; các vấn đề có
liên quan đến quốc phòng, an ninh và biện pháp bảo vệ môi trường; các chương trình,
dự án ưu tiên đầu tư và dự kiến nguồn lực thực hiện; các vấn đề về tổ chức thực
hiện.
2. Đối với quy hoạch
chung xây dựng đô thị
a) Nội dung quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy
hoạch xây dựng chung xây dựng đô thị bao
gồm: Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch chung xây dựng đô thị; tính chất đô thị;
một số chỉ tiêu cơ bản dự kiến về dân số, đất đai và hạ tầng kỹ thuật; các yêu
cầu nghiên cứu chủ yếu về hướng phát triển đô thị, cơ cấu tổ chức không gian, các
công trình đầu mối và giải pháp chính tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ
thuật; danh mục hồ sơ đồ án.
b) Nội dung quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây
dựng đô thị bao gồm: Phạm vi và ranh giới đô thị; tính chất, chức năng của đô
thị; quy mô dân số, đất đai đô thị theo các giai đoạn phát triển; các chỉ tiêu
kinh tế - kỹ thuật chủ yếu và hướng phát triển đô thị; cơ cấu tổ chức không
gian và ranh giới hành chính nội thành, ngoại thành, nội thị, ngoại thị; cơ cấu
sử dụng đất theo các chức năng; vị trí, quy mô các khu chức năng chính; nguồn
cung cấp, vị trí, quy mô, công suất các công trình đầu mối và mạng lưới chính của
hạ tầng kỹ thuật đô thị (kể cả công trình ngầm nếu có); các quy định về kiến trúc,
cảnh quan đô thị; các vấn đề có liên quan đến quốc phòng, an ninh và biện pháp bảo vệ môi
trường; các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện; các
vấn đề về tổ chức thực hiện.
3. Đối với quy hoạch
chi tiết xây dựng
a) Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
bao gồm các nội dung sau:
- Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ
1/2000: Phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch chi tiết;
một số chỉ tiêu cơ bản dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng
kỹ thuật; các yêu cầu và nguyên tắc về tổ chức không gian, kiến trúc, kết nối hạ
tầng kỹ thuật; danh mục hồ sơ đồ án;
- Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ
1/500: Phạm vi ranh giới, diện tích khu vực lập quy hoạch chi tiết; các chỉ tiêu
cơ bản về dân số, đất đai, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu và
nguyên tắc về không gian, kiến trúc, kết nối hạ tầng kỹ thuật và những yêu cầu
nghiên cứu khác; danh mục các hạng mục công trình cần đầu tư xây dựng trong khu
vực quy hoạch; danh mục hồ sơ đồ án.
b) Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch
chi tiết xây dựng đô thị bao gồm các
nội dung sau:
-
Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000: Phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất
khu vực lập quy hoạch chi tiết; các chỉ tiêu cơ bản về dân số, đất đai, hạ tầng xã
hội và hạ tầng kỹ thuật; cơ cấu sử dụng đất; các giải pháp tổ chức không gian,
kiến trúc, thiết kế đô thị cho từng ô phố; nguồn cung cấp và giải pháp tổ chức mạng lưới hạ tầng kỹ
thuật đến các trục đường phố; giải pháp tổ chức tái định cư (nếu có); giải pháp bảo vệ môi trường;
những hạng mục ưu tiên đầu tư và nguồn lực để thực hiện; các vấn đề về tổ chức
thực hiện.
- Đối với quy hoạch
chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500: Phạm vi ranh giới,
diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch chi tiết; các chỉ tiêu cơ bản về
dân số, đất đai, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; cơ cấu sử dụng đất;
giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, thiết kế đô thị cho từng lô đất; nguồn
cung cấp và giải pháp tổ chức mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đến từng lô đất; giải
pháp tổ chức tái định cư (nếu có); giải pháp bảo vệ môi trường; những hạng mục ưu
tiên đầu tư và nguồn lực để thực hiện; các vấn đề về tổ chức thực hiện; danh mục
các công trình xây dựng trong khu vực quy hoạch.
4. Đối với quy hoạch xây
dựng điểm dân cư nông thôn
a) Nội dung quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư
nông thôn bao gồm: ranh giới, quy mô diện tích và dân số của xã theo từng giai đoạn
quy hoạch; các yêu cầu và nguyên tắc chủ yếu để nghiên cứu bố trí, sắp xếp
trung tâm xã, các điểm dân cư nông thôn, khu chức năng, các nguồn, công trình đầu
mối và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; yêu cầu và nguyên tắc cải tạo, chỉnh
trang, mở rộng đối với các khu ở, các công trình phục vụ công cộng, phục vụ sản
xuất; các chỉ tiêu về dân số, đất đai và hạ tầng kỹ thuật của trung tâm xã và điểm
dân cư nông thôn được lập quy hoạch; danh mục hồ sơ đồ án.
b) Nội dung quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn bao gồm:
- Quy mô dân số, quỹ đất xây dựng cho toàn xã, trung tâm xã và từng điểm dân cư nông thôn; các khu vực có khả
năng phát triển; mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật toàn xã; xác định vị
trí và quy mô các công trình phục vụ công cộng như các công trình hành chính,
giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ...của xã; nêu các
nội dung cần cải tạo, chỉnh trang hoặc xây dựng mới phù hợp với sự phát triển của
mỗi điểm dân cư nông thôn trong từng
giai đoạn; các hạng mục công trình dự kiến đầu tư xây dựng.
- Ranh giới, quy mô diện tích và dân số, các chỉ tiêu về đất đai và hạ
tầng kỹ thuật; cơ cấu sử dụng đất, phân khu chức năng, giải pháp tổ chức không
gian và hạ tầng kỹ thuật; các công trình dự kiến đầu tư xây dựng của trung tâm
xã và điểm dân cư nông thôn được lập quy hoạch.
III. LƯU TRỮ
HỒ SƠ:
Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng đã được
phê duyệt gồm thuyết minh tổng hợp, các bản vẽ đúng tỷ lệ theo quy định, đĩa CD
lưu toàn bộ nội dung thuyết minh và bản vẽ được lưu trữ tại các cơ quan sau:
1) Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt
của Thủ tướng Chính phủ được lưu trữ tại Bộ Xây dựng, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
và cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cấp tỉnh có liên quan;
2) Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt
của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được lưu trữ tại cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng
cấp tỉnh (Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc), Uỷ ban nhân dân cấp
huyện, cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã có
liên quan trực tiếp;
3) Hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt
của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, được lưu trữ tại cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng
cấp tỉnh, cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã có liên quan.
Phần VI
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng được quy định
tại các Điều 12, Điều 20, Điều 29 và Điều 37 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP và hướng
dẫn cụ thể một số nội dung như sau:
1.
Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra rà soát việc thực
hiện quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Căn cứ tình hình thực tiễn phát triển
kinh tế - xã hội và các yếu tố tác động tới quá trình phát triển đô thị, người
có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng quyết định về thời hạn và nội dung điều
chỉnh quy hoạch xây dựng.
2. Khi phải điều chỉnh
quy hoạch xây dựng thì chỉ tập trung vào những nội dung điều chỉnh, những nội
dung không điều chỉnh của đồ án đã được phê duyệt vẫn được giữ nguyên giá trị
pháp lý, được thể hiện trong nội dung hồ sơ đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng và phải được tiếp
tục thực hiện để đảm bảo quy hoạch xây dựng có tính liên tục và thường xuyên.
Ngoài ra, cần phân tích, đánh giá hiện trạng, xác định
rõ các yêu cầu cải tạo, chỉnh trang để đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu về sử dụng đất,
giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đối với từng khu vực; giải pháp
về cải tạo mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội phù hợp với yêu cầu
phát triển.
3. Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng là sự
thay đổi một hoặc một số trong các nội dung về chức năng, quy mô, các chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật,... của một hoặc vài khu vực nhưng không làm thay đổi các định
hướng phát triển lớn về kinh tế xã hội, bố cục không gian kiến trúc, bố trí mạng
lưới hạ tầng kỹ thuật chính đã được xác định tại quy hoạch xây dựng trước.
4. Khi thực hiện việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch
xây dựng, đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng
Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải lấy ý kiến chính thức bằng văn bản của
Bộ Xây dựng về nội dung điều chỉnh. Đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm
quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải lấy
ý kiến chính thức bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cấp tỉnh.
Phần VII
QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY
DỰNG
I. CÔNG BỐ, CÔNG KHAI ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Việc công bố, công khai quy hoạch xây dựng được quy định tại Điều 38 và
Điều 39 của Nghị định số 08/2005/NĐ-CP và hướng dẫn cụ thể một số nội dung như
sau:
1. Đối với đồ án quy hoạch xây dựng vùng:
a) Bộ Xây dựng hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong vùng tổ chức công
bố, công khai đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh.
b)
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố, công khai đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện và các vùng
chức năng khác (vùng công nghiệp, vùng nghỉ mát, vùng bảo vệ di sản, cảnh quan
thiên nhiên, vùng lãnh thổ dọc theo các trục tuyến giao thông); Uỷ ban nhân dân
cấp huyện và cấp xã trong vùng quy hoạch có trách nhiệm công bố, công khai các đồ
án quy hoạch xây dựng vùng nêu trên.
c) Nội dung công bố, công
khai đồ án quy hoạch xây dựng vùng, bao gồm:
- Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng;
- Sơ đồ định hướng phát
triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng.
- Quy định về quản lý
quy hoạch xây dựng vùng.
2. Đối với đồ án quy hoạch
chung xây dựng đô thị:
a) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố, công khai đồ án quy hoạch
chung xây dựng đô thị thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; Uỷ ban nhân dân các cấp huyện và cấp xã trong
vùng quy hoạch có trách nhiệm công bố, công khai các quy hoạch chung xây dựng đô
thị nêu trên.
b) Nội dung công bố, công khai đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị,
bao gồm:
- Sơ đồ
định hướng phát triển không gian đô thị;
- Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất đô
thị;
- Các bản vẽ
quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
- Quy định về quản lý quy hoạch chung xây dựng.
3. Đối với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị:
a) Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cấp xã có trách nhiệm công bố, công
khai đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị liên quan đến địa giới hành chính
do mình quản lý.
b) Nội dung công bố, công
khai đối với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, bao gồm:
- Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất;
- Các bản vẽ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ
môi trường;
- Quy định về quản lý
quy hoạch chi tiết xây dựng.
4. Trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng được
duyệt, các dự án đầu tư xây dựng đã và đang triển khai cần được cập nhật và công
bố kịp thời, đầy đủ để các tổ chức, cá nhân biết và giám sát thực hiện.
II. CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG:
1. Việc cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng được
thực hiện theo Điều 33 của Luật Xây dựng, Điều 41 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP.
2. Cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng:
a) Chứng chỉ quy hoạch xây dựng là văn bản xác định các thông tin và số liệu về quy hoạch xây dựng được
duyệt cho các tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu.
b) Nội dung của chứng chỉ quy hoạch xây dựng bao gồm: các thông tin về
quy hoạch sử dụng đất, diện tích, toạ độ mốc giới của lô đất, chỉ giới đường đỏ
và chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao tối đa, chiều
cao tối thiểu; các thông tin về kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi
trường và các quy định khác, thời hạn hiệu lực của chứng chỉ theo quy hoạch chi
tiết được duyệt.
c) Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng bao gồm: Đơn đề nghị
cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng, sơ đồ vị trí và bản đồ đo đạc tỷ lệ 1/500 hoặc
tỷ lệ 1/200 do cơ quan có tư cách pháp nhân thực hiện.
d) Thời gian xem xét, cấp chứng chỉ quy hoạch không quá 20 ngày kể từ
khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
3. Đối với các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết
xây dựng tỷ lệ 1/500 được duyệt, cơ quan quản lý xây dựng (kiến trúc quy hoạch)
các cấp căn cứ vào quy chuẩn xây dựng, quy chế quản lý kiến trúc đô thị, quy hoạch
chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 hoặc thông qua Hội đồng kiến trúc quy hoạch cấp
tỉnh để có văn bản thoả thuận thay cho việc cấp chứng chỉ quy hoạch.
Hồ sơ thoả thuận kiến trúc quy
hoạch: đơn đề nghị cấp văn bản thoả thuận kiến trúc quy hoạch, sơ đồ vị trí và
bản đồ đo đạc tỷ lệ 1/500 hoặc tỷ lệ 1/200 do cơ quan có tư cách pháp nhân thực
hiện, thuyết minh và bản vẽ nhiệm vụ thiết kế công trình, các phương án sơ phác
thiết kế công trình gồm mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt công trình ở tỷ lệ thích
hợp.
Thời gian xem xét và có văn bản
thoả thuận kiến trúc quy hoạch không quá 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp
lệ.
Phần VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Thông tư này thay thế cho Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị;
2. Vụ Kiến
trúc, Quy hoạch xây dựng - Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch Kiến trúc
của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan có trách nhiệm kiểm
tra thường xuyên, định kỳ tình hình lập quy hoạch xây dựng và việc phát triển đô
thị nông thôn theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt;
3. Các cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng các
cấp ở các địa phương có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản theo định kỳ 6 tháng và
hàng năm về kế hoạch, chương trình lập quy hoạch xây dựng và tình hình quản lý
thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn, cụ thể như sau:
a) Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cấp huyện
có trách nhiệm báo cáo Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch Kiến trúc và Uỷ ban nhân dân
cấp huyện các nội dung trên trong phạm vi lãnh thổ do cấp huyện quản lý (huyện,
thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh);
b) Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch Kiến trúc có
trách nhiệm báo cáo Bộ Xây dựng và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh các nội dung trên
trong phạm vi lãnh thổ của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo mẫu báo cáo
do Bộ Xây dựng quy định.
4. Thông tư này
có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo./.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Hồng Quân