Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 101/QĐ-TCHQ 2023 Đề án Thí điểm nộp thuế điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 101/QĐ-TCHQ
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Hải quan | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 101/QĐ-TCHQ | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Lưu Mạnh Tưởng |
Ngày ban hành: | 18/01/2023 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Xuất nhập khẩu |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thí điểm nộp thuế điện tử đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu
Ngày 18/01/2023, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định 101/QĐ-TCHQ về việc phê duyệt Đề án "Thí điểm nộp thuế điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán".
Cụ thể, Đề án đặt mục tiêu giúp người nộp thuế chủ động nộp tiền tại bất kỳ nơi nào có Internet vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện. Đồng thời, cơ quan quản lý cũng tiết kiệm được nhân lực, bảo đảm an toàn trong công tác quản lý, đơn giản quy trình thu nộp thuế; Đảm bảo trừ nợ chính xác khoản nợ thuế kịp thời ngay sau khi người nộp thuế (bao gồm cả tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu) nộp thuế, phí, lệ phí, xử lý thông quan/giải phóng hàng nhanh chóng.
Để đảm bảo hệ thống kết nối được với Cổng thanh toán điện tử hải quan thì giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp cho Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo có ít nhất 02 dịch vụ: Dịch vụ cổng thanh toán điện tử; Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ. Thời gian thực hiện đề án từ tháng 01 đến hết năm 2023.
Theo đó, quy trình trải qua các bước sau: Bước một, lập chứng từ nộp ngân sách Nhà nước trên hệ thống hoặc ứng dụng của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Bước hai, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gửi thông điệp tra cứu đến hệ thống hải quan. Bước ba, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chuyển thông tin nộp tiền đến ngân hàng bảo lãnh – TGTT. Bước bốn, Ngân hàng bảo lãnh – TGTT phản hồi thông tin đến Cổng thanh toán điện tử hải quan, Kho bạc Nhà nước, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Bước năm, trừ nợ, thông quan/giải phóng hàng hóa…
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 101/QĐ-TCHQ tại đây
tải Quyết định 101/QĐ-TCHQ
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 101/QĐ-TCHQ |
Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “THÍ ĐIỂM NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU QUA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN”
______________
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt;
Căn cứ Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán; Thông tư số 30/2016/TT-NHNN ngày 14 tháng 10 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số Thông tư số 39/2014/TT-NHNN; Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN;
Căn cứ Thông tư số 184/2015/TT-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục về kê khai, bảo lãnh tiền thuế, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
Căn cứ Thông tư số 72/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 328/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thu và hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và thống kê Hải quan,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt đề án “Thí điểm nộp thuế điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán”.
Điều 2. Giao Cục Thuế xuất nhập khẩu và Cục Công nghệ thông tin và thống kê Hải quan chủ trì thực hiện đề án. Việc triển khai đề án đảm bảo hiệu quả, đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia trong quá trình thu nộp ngân sách nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Tổng cục, Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và thống kê Hải quan, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
ĐỀ ÁN
THÍ ĐIỂM NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU QUA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 101/QĐ-TCHQ ngày 18 tháng 01 năm 2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
I. Sự cần thiết và căn cứ xây dựng đề án
1. Sự cần thiết
Việc triển khai Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 đã nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế, góp phần thực hiện chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện; tăng cường tính minh bạch của nền kinh tế, mở rộng khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng - tài chính tới mọi người dân. Như vậy, có thể thấy thúc đẩy thanh toán điện tử hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra tác động kép vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa hỗ trợ thực hiện chiến lược tài chính toàn diện thông qua phổ cập dịch vụ ngân hàng - tài chính.
Trong những năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc thu nộp thuế điện tử, cải cách thủ tục hành chính về thu nộp thuế. Ngành Hải quan đã triển khai phối hợp thu với các ngân hàng thương mại, triển khai đề án nộp thuế điện tử và thông quan 24/7, triển khai nộp thuế doanh nghiệp nhờ thu. Cho phép người nộp thuế lập bảng kê nộp thuế, giấy nộp tiền trực tiếp trên hệ thống điện tử mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện có kết nối với internet. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử giúp đơn vị giảm bớt số lượng hồ sơ giấy, giảm thời gian thực hiện thủ tục và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan. Đến nay, tỷ lệ doanh nghiệp xuất nhập khẩu nộp thuế điện tử qua ngân hàng đạt 99% với tổng số thu ngân sách qua Cổng thanh toán điện tử hải quan.
Tuy nhiên, vẫn còn một lượng nhỏ các khoản thu của cá nhân, hộ gia đình khi tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nộp tiền bằng tiền mặt hoặc một số đơn vị nộp tiền mặt tại ngân hàng chưa sử dụng phương tiện thanh toán hiện đại.
Để phát triển và gia tăng tiện ích cho người nộp thuế, mang lại cho người dân, doanh nghiệp nhiều trải nghiệm khi sử dụng tài khoản mở tại các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thanh toán trực tuyến các khoản thuế, phí, lệ phí đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đồng thời gia tăng thói quen sang thanh toán phi tiền mặt, thanh toán điện tử;
Thực hiện nhiệm vụ thứ 19 “Hoàn thiện kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử với hạ tầng của các cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc” tại Kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ chủ yếu thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là xu hướng trên thị trường thanh toán. Việc đa dạng hóa phương thức thanh toán thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu góp phần giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, gia tăng sự hài lòng của khách hàng, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
Do đó, việc xây dựng “Đề án Nộp thuế điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán” là cần thiết.
2. Căn cứ pháp lý thực hiện đề án
- Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019.
- Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt.
- Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
- Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.
- Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025.
- Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán; Thông tư số 30/2016/TT-NHNN ngày 14 tháng 10 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số Thông tư số 39/2014/TT-NHNN; Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN.
- Thông tư số 184/2015/TT-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục về kê khai, bảo lãnh tiền thuế, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
- Thông tư số 72/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 328/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thu và hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
II. Mục tiêu, phạm vi, đối tượng tham gia
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
- Thí điểm nộp thuế điện tử đối với đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để phát triển và gia tăng tiện ích cho người nộp thuế, mang lại cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
- Tăng cường kết nối giữa Cổng thanh toán điện tử hải quan với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
- Đa dạng hóa phương thức nộp thuế điện tử đáp ứng Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025, giảm thời gian nộp thuế, góp phần rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Đối với người nộp thuế
- Tiếp tục được đơn giản hóa thủ tục nộp thuế, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp, mở thêm kênh thanh toán cho người nộp thuế.
- Người nộp thuế chủ động nộp tiền tại bất kỳ nơi nào có internet, vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện.
- Nộp tiền vào ngân sách nhà nước không phụ thuộc vào thời gian, địa điểm như Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng.
- Tránh sai sót các chỉ tiêu thông tin trong việc lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, thống nhất với dữ liệu gốc của hải quan, đảm bảo trừ nợ chính xác, đảm bảo thông quan hàng hóa ngay sau khi nộp thuế.
1.2.2. Đối với cơ quan quản lý
- Tiết kiệm nhân lực, đảm bảo an toàn trong công tác quản lý, đơn giản quy trình thu nộp thuế.
- Đảm bảo trừ nợ chính xác khoản nợ thuế kịp thời ngay sau khi người nộp thuế (bao gồm cả tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu) nộp thuế, phí, lệ phí, xử lý thông quan/ giải phóng hàng nhanh chóng, hỗ trợ cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh khi phát sinh khoản phải nộp được thực hiện nhanh chóng, chính xác không cần phải có tài khoản tại ngân hàng phối hợp thu.
- Hạn chế tối đa phải điều chỉnh chứng từ nộp tiền còn sai sót thông tin
- Tăng mức độ hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư quốc tế, cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh vào Việt Nam.
1.2.3. Đối với Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
- Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán cho các khách hàng.
- Thu hút thêm khách hàng tiềm năng.
- Gia tăng kết nối của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm đơn giản hóa thủ tục và tạo điều kiện thanh toán điện tử.
1.2.4. Đối với ngân hàng thương mại
- Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán cho các khách hàng.
- Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Đề án không dùng tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước về tăng cường kết nối với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
- Kênh thanh toán mới hỗ trợ người nộp thuế, ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế.
2. Phạm vi, đối tượng áp dụng
2.1. Phạm vi áp dụng
Các khoản thuế và thu khác ngân sách nhà nước do cơ quan hải quan quản lý.
2.2. Đối tượng tham gia
- Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tham gia thí điểm
- Ngân hàng thương mại đã phối hợp thu với Tổng cục Hải quan
- Người nộp thuế thực hiện nộp ngân sách nhà nước qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
- Cơ quan hải quan có các khoản thu ngân sách nhà nước nộp qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
III. Điều kiện, tiêu chuẩn tham gia thí điểm
1. Điều kiện, tiêu chuẩn
1.1. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tham gia thí điểm
- Được cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và được ngân hàng phối hợp thu với Tổng cục Hải quan đảm bảo các khoản thu nộp ngân sách nhà nước qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chuyển đến Cổng thanh toán điện tử hải quan được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế và thu khác ngân sách nhà nước.
Để đảm bảo hệ thống kết nối được với Cổng thanh toán điện tử hải quan thì giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp cho Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo có ít nhất 2 dịch vụ:
+ Dịch vụ Cổng thanh toán điện tử
+ Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ
- Các ngân hàng thương mại phối hợp thu với Tổng cục Hải quan có văn bản đảm bảo các khoản thu nộp ngân sách nhà nước qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chuyển đến Cổng thanh toán điện tử hải quan được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế và thu khác ngân sách nhà nước.
- Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng các chuẩn thông điệp để kết nối với hệ thống hải quan, ngân hàng thương mại phối hợp thu.
1.2. Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại đã phối hợp thu với Tổng cục Hải quan, đã triển khai nộp thuế điện tử và thông quan 24/7 có văn bản gửi Tổng cục Hải quan và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán về việc đảm bảo các khoản nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế thực hiện qua ứng dụng của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gửi đến Cổng thanh toán điện tử hải quan được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Đề nghị tham gia triển khai thí điểm
Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan tham gia thí điểm và được ngân hàng thương mại phối hợp thu với Tổng cục Hải quan có văn bản đảm bảo thông tin thu ngân sách nhà nước do Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được chuyển đến Cổng thanh toán điện tử hải quan được ngân hàng đảm bảo hạch toán thu ngân sách nhà nước theo quy định.
IV. Thu ngân sách nhà nước qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
1. Quy trình thu nộp qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Phụ lục I ban hành kèm theo
2. Chuẩn thông điệp trao đổi thông tin thu nộp qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Phụ lục II ban hành kèm theo
3. Các bên khi thực hiện thu nộp ngân sách nhà nước qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
3.1. Cơ quan hải quan
- Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để triển khai thu nộp ngân sách nhà nước đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo thông điệp trao đổi thông tin với các bên tham gia thu nộp ngân sách nhà nước qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
3.2. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
- Chuẩn bị hệ thống công nghệ thông tin hoặc ứng dụng đáp ứng kết nối với hệ thống hải quan theo chuẩn thông điệp.
- Hỗ trợ người nộp thuế trong quá trình nộp ngân sách nhà nước các khoản thu do cơ quan hải quan quản lý.
- Cung cấp chứng từ nộp ngân sách nhà nước cho người nộp thuế khi thực hiện nộp ngân sách nhà nước qua trung gian thanh toán (bảng kê/giấy nộp tiền).
3.3. Ngân hàng thương mại phối hợp thu
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin: theo bộ chuẩn thông điệp của cơ quan hải quan, kết nối với Cổng thanh toán điện tử hải quan, trung gian thanh toán.
- Hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nộp ngân sách nhà nước qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
- Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đối chiếu, tra soát các khoản nộp qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chuyển đến Cổng thanh toán điện tử hải quan.
3.4. Người nộp thuế
Người nộp thuế thực hiện nộp ngân sách nhà nước các khoản phải nộp do cơ quan hải quan quản lý vào các ứng dụng của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung cấp để thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định.
3.5. Kho bạc Nhà nước
- Chuyển kịp thời bảng kê Giấy nộp tiền cho cơ quan hải quan.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan hải quan, ngân hàng tra soát thông tin nộp ngân sách nhà nước.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Thời gian thực hiện Đề án:
Từ tháng 01/2023 đến tháng 12/2023.
2. Các hoạt động triển khai đề án
2.1. Giai đoạn chuẩn bị
- Kết quả 1: Đề án về việc thí điểm nộp thuế điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được phê duyệt
Thời gian thực hiện: Tháng 01/2023
- Các hoạt động:
+ Gửi văn bản và tổ chức họp với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, ngân hàng có văn bản bảo lãnh khoản thu nộp qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán về quy trình thu nộp ngân sách nhà nước, chuẩn thông điệp trao đổi thông tin giữa các bên.
+ Tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia và hoàn thiện đề án trình Tổng cục ban hành.
- Kết quả 2: Trình phê duyệt đề án.
2.2. Các đơn vị chuẩn bị hệ thống triển khai đề án
2.2.1. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Để triển khai thí điểm thu nộp ngân sách nhà nước, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện một số công tác:
- Tìm hiểu công nghệ, quy trình nghiệp vụ của hải quan và chuẩn thông điệp trao đổi, quy trình thu nộp ban hành kèm theo Đề án này.
- Triển khai kết nối mạng, lắp đặt máy chủ.
- Thử nghiệm kết nối kỹ thuật hệ thống của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với Cổng thanh toán điện tử hải quan.
- Phối hợp với ngân hàng thương mại bảo lãnh khoản thu nộp để thực hiện chuyển ngay thông tin thu ngân sách nhà nước đến Cổng thanh toán điện tử hải quan trong quá trình triển khai thí điểm, đảm bảo các khoản thu nộp ngân sách nhà nước theo quy định.
2.2.2. Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại đã có công văn gửi Tổng cục Hải quan về việc đảm bảo thông tin thu nộp ngân sách nhà nước do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chuyển đến Cổng thanh toán điện tử hải quan (sau đây viết tắt là Ngân hàng bảo lãnh -TGTT).
- Bổ sung thông điệp trao đổi thu nộp chuyển đến Cổng thanh toán điện tử hải quan để nhận diện thông tin thu do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chuyển đến.
- Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện chuyển ngay thông tin thu ngân sách nhà nước đến Cổng thanh toán điện tử hải quan khi nhận được thông tin do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chuyển đến và đảm bảo các khoản thu nộp được chuyển nộp vào tài khoản thu ngân sách của Kho bạc Nhà nước mở tại các ngân hàng ủy nhiệm thu theo quy định.
2.2.3. Tổng cục Hải quan nâng cấp Cổng thanh toán điện tử hải quan
- Bổ sung các chức năng trên Cổng thanh toán điện tử hải quan: tra cứu trạng thái chứng từ đã nộp tiền, tra cứu thông báo, phản hồi lại người nộp thuế qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
- Đối soát chứng từ do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gửi và do ngân hàng gửi đến Cổng thanh toán điện tử hải quan để kịp thời xử lý các thông tin trong thời gian triển khai thí điểm.
- Phối hợp với các đơn vị để kết nối hệ thống, hỗ trợ xử lý vướng mắc kịp thời trong quá trình triển khai thí điểm đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế theo quy định.
2.3. Triển khai thí điểm thu nộp ngân sách
- Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán kết nối với hệ thống Cổng thanh toán điện tử hải quan.
- Thực hiện trên môi trường thử nghiệm của hệ thống các bên tham gia thí điểm.
- Triển khai thí điểm thu nộp ngân sách nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
- Các đơn vị cử cán bộ nghiệp vụ, cán bộ công nghệ thông tin để hỗ trợ xử lý vướng mắc, hỗ trợ người nộp thuế trong quá trình triển khai thí điểm thu nộp ngân sách nhà nước qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; tổng hợp các vướng mắc phát sinh, đánh giá kết quả thực hiện để sửa đổi, bổ sung các bước trong nội dung quy trình thu nộp và chuẩn thông điệp trao đổi thông tin với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
3. Kinh phí triển khai
Kinh phí triển khai thực hiện theo quy định hiện hành của các đơn vị./.