Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 4659/TCT-CS 2019 về chính sách thuế
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 4659/TCT-CS
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Thuế | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 4659/TCT-CS | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Lưu Đức Huy |
Ngày ban hành: | 12/11/2019 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
tải Công văn 4659/TCT-CS
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH ------------- Số: 4659/TCT-CS V/v: Chính sách thuế | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2019 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Hà Nam.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 2908/CT-TTKT2 ngày 08/08/2019 và công văn số 3631/CT-TTKT2 ngày 2/10/2019 của Cục Thuế tỉnh Hà Nam về việc xử lý hoá đơn trước khi thông báo phát hành, về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định hoá đơn bán hàng hoá cung ứng dịch vụ giải thích từ ngữ như sau:
“6. Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được in, khởi tạo theo quy định tại Nghị định này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.
...
8. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; hoặc sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn do cơ quan thuế phát hành) để lập khi bán hàng hóa, dịch vụ, để hạch toán kế toán, khai thuế, thanh toán vốn ngân sách. ”
2. Tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định phát hành hóa đơn của tổ chức, cá nhân kinh doanh như sau:
“4. Tờ thông báo phát hành hóa đơn được gửi đến cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân phát hành thông báo đóng trụ sở chính, trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành và niêm yết ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn. ”
3. Tại Điều 4 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn quy định thời hiệu xử phạt như sau:
“1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn là 01 năm; trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí là 02 năm.
2. Đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế. ”
4. Tại Điều 37, Điều 38 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn quy định thời hiệu xử phạt như sau:
“Điều 37. Hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được kê khai, nộp thuế theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều này phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định. ”
“Điều 38. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định này) và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này còn phải hủy hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng.. ”
5. Tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn như sau:
“1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn là 01 năm.
Đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế là 5 năm. ”
6. Tại Khoản 2 Điều 10, Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn:
“2. Đối với hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng:
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân chứng minh đã gửi thông báo phát hành hóa đơn cho cơ quan thuế trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nhưng cơ quan thuế không nhận được do thất lạc thì tổ chức, cá nhân không bị xử phạt.
b) Phạt tiền 6.000.000 đồng đối với hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được kê khai, nộp thuế theo quy định.
c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhưng chưa đến kỳ khai thuế. Người bán phải cam kết kê khai, nộp thuế đối với các hóa đơn đã lập trong trường hợp này.
Trường hợp người bán có hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b và điểm c Khoản này và đã chấp hành Quyết định xử phạt, người mua hàng được sử dụng hóa đơn để kê khai, khấu trừ, tính vào chi phí theo quy định.
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này không gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc không được kê khai, nộp thuế thì xử phạt theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 11 Thông tư này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều này còn phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định. ”
“Điều 11. Hành vi vi phạm quy định vể sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này) hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này).
Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn và các trường hợp cụ thể xác định là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này còn phải hủy hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng. ”
7. Tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 11/5/2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế quy định:
“Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau:
1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
...”.
Căn cứ quy định nêu trên, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoá đơn là 1 năm. Đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế là 5 năm.
Do đó, đề nghị Cục Thuế chỉ xử lý đối với những hành vi vi phạm còn thời hiệu xử phạt theo quy định.
Đề nghị Cục Thuế tỉnh Hà Nam rà soát việc kê khai nộp thuế đối với bên bán để thực hiện theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT- BTC ngày 17/1/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn và quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 166/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Tổng cục Thuế trả lời Cục Thuế được biết./.
Nơi nhận: - Như trên; - Phó Tổng cục trường Nguyễn Thế Mạnh (để b/c) - Vụ PC, VP - BTC; - Vụ PC, VP - TCT; - Website TCT; - Lưu: VT, CS(3b). | TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH
Lưu Đức Huy |