Công văn 10315/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan về thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu theo Thông tư 219/2013/TT-BTC

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 10315/TCHQ-TXNK

Công văn 10315/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan về thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu theo Thông tư 219/2013/TT-BTC
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quanSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:10315/TCHQ-TXNKNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Dương Thái
Ngày ban hành:19/08/2014Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Xuất nhập khẩu

tải Công văn 10315/TCHQ-TXNK

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Số: 10315/TCHQ-TXNK
V/v thuế GTGT theo TT219

Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2014

 

Kính gửi:

- Vụ Pháp chế;
- Vụ Chính sách thuế;
- Tổng cục Thuế.

Tổng cục Hải quan nhận được phản ánh của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam đề nghị hướng dẫn áp dụng thuế suất thuế GTGT ở khâu nhập khẩu đối với các mặt hàng nêu tại ví dụ 5, 6, 7 công văn số 7062/BTC-TCT ngày 29/5/2014 của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1) Theo quy định hiện hành thì:

a) Tại điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định: "Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 8 Luật Thuế GTGT bao gồm các loại sản phẩm đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến như: Cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương" thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 5%.

b) Tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC có các quy định sau:

+ Khoản 1 Điều 4: "Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu " thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

+ Khoản 5 Điều 5: "Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ".

+ Khoản 3 Điều 10: "Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác theo quy định của pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi, bao gồm các loại đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm..." áp dụng thuế suất thuế GTGT 5%.

c) Tại Thông tư số 83/2014/TT-BTC có các quy định sau:

Khoản 3 Điều 4 quy định: "Thuế suất thuế GTGT đối với sản phẩm trồng trọt (các sản phẩm cây trồng, sản phẩm từ cây trồng): sản phẩm chăn nuôi (sản phẩm vật nuôi, sản phẩm từ vật nuôi, bao gồm cả nội tạng và phụ phẩm thu được sau giết mổ khác của động vật); lâm sản, thủy sản, hải sản (có nguồn gốc tự nhiên và nuôi trồng) tại các chương 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 18 của Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Thông tư này thực hiện như sau:

a) Trường hợp là các sản phẩm qua chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, bao gồm các sản phẩm: men được làm sạch, phơi, sấy khô, tách hạt, tách cọng, cắt, xay (trừ sản phẩm đã xay thuộc Chương 9, 10, 11, 12 của danh mục Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Thông tư này), băm, bóc vỏ, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, vỡ mảnh, đánh bóng hạt, hồ hạt, đóng hộp kín khí hoặc được bảo quản thông thường ...thực hiện theo mức thuế suất (*, 5) ghi cụ thể tại Biểu thuế GTGT ban hành kèm theo Thông tư này, trừ các trường hợp được nêu tại điểm b khoản này..."

Theo đó, mặt hàng cám, tấm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu (sản phẩm từ cây trồng) nhưng tại phần biểu thuế GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 83/2014/TT-BTC mặt hàng cám, tấm có mã 2302.40.10 áp dụng thuế suất thuế GTGT 5%.

2) Theo hướng dẫn tại công văn số 7062/BTC-TCT ngày 29/5/2014 của Bộ Tài chính thì:

"...Từ ngày 01/01/2014, doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế theo phương pháp khấu trừ bán các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường trước đây đã áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% và thực phẩm tươi sống ở khâu kinh doanh thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác thì không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

Ví dụ các sản phẩm sau đây là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, thực phẩm tươi sống không phải kê khai, tỉnh nộp thuế GTGT ở khâu kinh doanh thương mại:

...

5. Lúa (thóc) xay xát ra gạo - gạo đã qua công đoạn đánh bóng.

6. Sản phẩm cám, tấm, trấu được tạo ra từ quá trình xay xát thóc được coi là các sản phẩm trồng trọt mới qua sơ chế thông thường hoặc chưa chế biến thành các sản phẩm khác.

7. Phế phẩm, phụ phẩm của sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản như tấm; trấu; đầu tôm; vỏ tôm; đầu cá; xương cá....ở khâu kinh doanh thương mại cũng thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT".

Theo đó, các mặt hàng nêu tại ví dụ 5, 6, 7 công văn số 7062/BTC-TCT thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu.

3) Từ thực tế nêu trên, Tổng cục Hải quan thấy:

- Mặt hàng nêu tại ví dụ 5 công văn số 7062/BTC-TCT (lúa (thóc) xay xát ra gạo - gạo đã qua công đoạn đánh bóng) đã rõ là sản phẩm trồng trọt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu.

- Mặt hàng nêu tại ví dụ 6, 7 công văn số 7062/BTC-TCT:

+ Mặt hàng cám, tấm thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% ở khâu nhập khẩu theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính (thuế suất thuế GTGT 5% đối với thức ăn chăn nuôi) và Thông tư số 26/2012/TT- BTC ngày 25/6/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục tạm thời thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam.

+ Mặt hàng trấu, đầu tôm, vỏ tôm, đầu cá, xương cá là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu.

Để thực hiện thống nhất, đúng quy định và minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan dự kiến báo cáo Bộ Tài chính hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố theo hướng tại điểm 3 nêu trên, đề nghị Quý Vụ/Tổng cục có ý kiến đối với nội dung hướng dẫn của Tổng cục Hải quan. ý kiến tham gia xin gửi về Tổng cục Hải quan trước ngày 25/8/2014.

Trân trọng cảm ơn sự phối hợp công tác!

 

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG





Nguyễn Dương Thái

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi