Chỉ thị 24/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 24/2007/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 24/2007/CT-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 01/11/2007 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Chấn chỉnh công tác thu phí, lệ phí - Ngày 01/11/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân. Thủ tướng chỉ thị: đến ngày 30/11/2007 nếu tỉnh, thành phố nào còn các khoản phí, lệ phí trái với quy định của pháp luật, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng. Đối với các khoản phí, lệ phí có tên trong Danh mục chi tiết phí và lệ phí, nhưng chưa có văn bản của cấp có thẩm quyền hướng dẫn thì chưa được phép thu, không được vận dụng mức thu của các khoản phí, lệ phí khác có tính chất tương tự để thu. Trường hợp địa phương đã tổ chức thu thì phải dừng ngay… Đối với các khoản huy động đóng góp tự nguyện để xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động đóng góp mang tính chất xã hội, từ thiện, phải thực hiện theo đúng nguyên tắc tự nguyện. HĐND, UBND các cấp không được ra văn bản bắt buộc đóng góp, không được giao chỉ tiêu huy động cho cấp dưới, không gắn việc huy động đóng góp với việc cung cấp các dịch vụ công mà người dân được hưởng… Bên cnạh đó, cần kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu từ nguồn thu dịch vụ của các hợp tác xã, chỉ đạo thực hiện công khai các nguồn thu và nội dung chi tiêu để người dân được biết và tham gia giám sát…
Xem chi tiết Chỉ thị 24/2007/CT-TTg tại đây
tải Chỉ thị 24/2007/CT-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 24/2007/CT-TTg NGÀY 01 THÁNG 11 NĂM 2007
TĂNG CƯỜNG CHẤN CHỈNH VIỆC THỰC
HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÍ, LỆ PHÍ, CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG
CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN DÂN
Thời gian
qua, việc thực hiện Pháp lệnh Phí và lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các
khoản đóng góp của nhân dân đã đạt được nhiều kết quả tích cực, bước đầu lập
lại trật tự, kỷ cương trong việc tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ
phí; góp phần huy động các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, trong việc thực hiện các quy định về
phí, lệ phí và huy động các khoản đóng góp của nhân dân vẫn còn những tồn tại:
một số địa phương chậm bãi bỏ các khoản phí, lệ phí không đúng quy định của
pháp luật; có một số khoản phí, lệ phí được ban hành không đúng thẩm quyền,
không phù hợp với quy định của pháp luật; một số nơi vẫn còn những khoản đóng
góp (nhất là đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng) khá cao, không phù hợp với thu
nhập của người dân; một số khoản huy động đóng góp chưa được lấy ý kiến rộng
rãi trong cộng đồng người dân trước khi ban hành; một số khoản huy động mang
tính chất xã hội từ thiện, phải vận động đóng góp tự nguyện, nhưng lại quy định
mang tính bắt buộc...
Để khắc phục
tình hình trên và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phí, lệ phí,
chính sách huy động các khoản đóng góp của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ chỉ
thị:
1. Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ
đạo thực hiện các công việc sau:
a) Bãi bỏ
ngay những khoản thu phí, lệ phí không có tên trong Danh mục chi tiết phí, lệ
phí ban hành kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm
2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí, lệ phí.
Đến ngày 30
tháng 11 năm 2007 nếu tỉnh, thành phố nào còn các khoản phí, lệ phí trái với
quy định của pháp luật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phải chịu
trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các
khoản phí, lệ phí có tên trong Danh mục chi tiết phí và lệ phí, nhưng chưa có
văn bản của cấp có thẩm quyền hướng dẫn thì chưa được phép thu, không được vận
dụng mức thu của các khoản phí, lệ phí khác có tính chất tương tự để thu.
Trường hợp địa phương đã tổ chức thu thì phải dừng ngay.
Đề xuất, kiến
nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bãi bỏ các khoản phí, lệ phí chưa hợp
lý, chưa phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
b) Đối với
các khoản huy động đóng góp tự nguyện để xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động đóng
góp mang tính chất xã hội, từ thiện, phải thực hiện theo đúng nguyên tắc tự
nguyện. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp không được ra văn bản bắt
buộc đóng góp, không được giao chỉ tiêu huy động cho cấp dưới, không gắn việc
huy động đóng góp với việc cung cấp các dịch vụ công mà người dân được hưởng.
Chỉ đạo các
Sở, Ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp dưới rà soát, bãi bỏ ngay các văn bản huy
động đóng góp của nhân dân không đúng quy định trước đây.
c) Kiểm tra,
kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu từ nguồn thu dịch vụ của các hợp tác xã,
chỉ đạo thực hiện công khai các nguồn thu và nội dung chi tiêu để người dân
được biết và tham gia giám sát.
d) Đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, phổ biến để người dân hiểu rõ chính sách và quy định của
pháp luật đối với từng khoản thu phí, lệ phí; các khoản đóng góp và giá một số
dịch vụ phải trả. Thực hiện công khai, minh bạch trong việc huy động, quản lý
và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân. Tăng cường trách nhiệm của các Sở
và cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong kiểm tra, giám sát việc huy động và sử dụng
các khoản đóng góp của nhân dân.
đ) Chỉ đạo
việc kiểm tra và xử lý tổ chức, cá nhân không thực hiện nghiêm túc các quy định
trên đây; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 11 năm 2007 về kết
quả thực hiện rà soát, bãi bỏ, miễn, giảm các khoản phí, lệ phí và các khoản
huy động đóng góp của nhân dân ở địa phương; đồng thời báo cáo Bộ Tài chính, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Trong quý
IV năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hoàn thành việc xây dựng Đề
án về học phí, Bộ Y tế hoàn thành việc xây dựng Đề án về viện phí trình Chính
phủ.
3. Bộ Tài
chính có trách nhiệm:
a) Chủ trì,
phối hợp với các Bộ, địa phương hướng dẫn việc miễn các khoản phí, lệ phí theo
Danh mục các loại phí, lệ phí được miễn ban hành kèm theo Chỉ thị này.
b) Chủ trì,
phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kết quả rà soát,
bãi bỏ, miễn, giảm các khoản phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân báo
cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 12 năm 2007.
c) Chủ trì,
phối hợp với các Bộ, địa phương tiến hành tổng kết 5 năm việc triển khai thực
hiện Pháp lệnh Phí, lệ phí báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội
sửa đổi, bổ sung những nội dung cần thiết.
4. Các Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm
thi hành Chỉ thị này./.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
DANH MỤC CÁC KHOẢN PHÍ, LỆ PHÍ ĐƯỢC MIỄN
(Ban hành kèm theo Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01 tháng
11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
STT |
Tên phí, lệ phí |
Nội dung miễn |
A |
B |
C |
1 |
Phí an ninh, trật tự |
Miễn phí an ninh, trật tự đối với
các tổ chức, cá nhân |
2 |
Phí phòng, chống thiên tai |
Miễn phí phòng, chống thiên tai
đối với các tổ chức, cá nhân |
3 |
Lệ phí hộ tịch, hộ khẩu, chứng
minh nhân dân |
Miễn lệ phí hộ tịch, hộ khẩu,
chứng minh nhân dân khi đăng ký lần đầu, cấp mới, thay mới theo quy định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với: - Khai sinh; - Kết hôn; - Khai tử; - Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14
tuổi, bổ sung hộ tịch; - Cấp sổ hộ khẩu gia đình; - Cấp Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể; - Cấp Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn; - Cấp chứng minh nhân dân. |
4 |
Lệ phí địa chính |
Miễn lệ phí địa chính khi cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn
(hoặc sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp), trừ hộ gia đình, cá nhân
tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và các phường nội thành
thuộc thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh. |