Quyết định 1233/QĐ-BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi cá rô phi (Oreochromis sp) thương phẩm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1233/QĐ-BNN-TCTS

Quyết định 1233/QĐ-BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi cá rô phi (Oreochromis sp) thương phẩm
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:1233/QĐ-BNN-TCTSNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Vũ Văn Tám
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
11/04/2016
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 1233/QĐ-BNN-TCTS

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 1233/QĐ-BNN-TCTS PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 1233/QĐ-BNN-TCTS DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Số: 1233/QĐ-BNN-TCTS

Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2016

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Hướng dẫn áp dụng VietGAP
đối với nuôi cá rô phi (Oreochromis sp) thương phẩm

_______________

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi cá rô phi (Oreochromis sp) thương phẩm.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ;
- UBND tỉnh/thành phố trực thuộc TW;
- Website Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- Các đơn vị thuộc Bộ NN & PTNT;
- Lưu: VT, TCTS. (150)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





 

Vũ Văn Tám

 

 

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

 

 

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG VietGAP ĐỐI VỚI NUÔI CÁ RÔ PHI (Oreochromis sp) THƯƠNG PHẨM

(Ban hành Kèm theo Quyết định số 1233/QĐ-BNN-TCTS
ngày 11 tháng 04 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

________________

 

Phần thứ nhất

HƯỚNG DẪN CHUNG

Văn bản này được ban hành nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, áp dụng đối với nuôi cá rô phi thương phẩm.

Tổ chức, cá nhân nuôi cá rô phi thương phẩm trước khi thực hiện, áp dụng VietGAP cần nghiên cứu kỹ nội dung tại Quyết định này.

 

Phần thứ hai

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

1. Các yêu cầu chung

Điều khoản

Nội dung kiểm soát

Yêu cầu cần tuân thủ

Hướng dẫn áp dụng

Nuôi ao

Nuôi lồng

1.1

Yêu cầu pháp lý.

1.1.1

Địa điểm.

Nơi nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương.

Cần có một trong hai loại giấy tờ sau:

a. Bản sao/chụp một phần bản đồ quy hoạch nuôi trồng thủy sản, trong đó đánh dấu vị trí nơi nuôi.

b. Có giấy xác nhận nơi nuôi được phép nuôi cá rô phi của cơ quan có thẩm quyền.

Nơi nuôi phải được xây dựng ở những nơi ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm hoặc nguồn ô nhiễm được kiểm soát.

a. Nơi nuôi phải nằm tách biệt với nhà máy, bệnh viện, khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất hóa chất và khu dân cư tập trung.

b. Nếu nơi nuôi không nằm tách biệt với những nơi có nguồn gây ô nhiễm nêu trên, phải có biện pháp kiểm soát để đảm bảo nguồn nước đưa vào ao nuôi đạt theo yêu cầu pH: 6,5 - 8,5; DO ≥ 4 mg/l; NO2 ≤ 0,02 mg/l; NH4≤1 mg/l (Theo Bảng 1, QCVN 38:2011/BTNMT).

Nơi nuôi không bị ảnh hưởng bởi lũ, các nguồn gây ô nhiễm, phương tiện giao thông thủy. Chọn nơi có dòng nước chảy thẳng lưu tốc 0,2 -0,5 m/s; pH: 6,5 - 8,5; DO ≥ 4 mg/l; NH4≤1 mg/l (Theo Bảng 1, QCVN 02-22:2015/ BNNPTNT). Không nuôi cá lồng/bè trong eo, ngách.

 

 

Nơi nuôi phải nằm ngoài phạm vi các khu vực bảo tồn (KVBT) quốc gia hoặc quốc tế thuộc mục từ la tới IV của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Trường hợp cơ sở nuôi nằm trong mục V hoặc VI của IUCN, cần có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý KVBT.

Không áp dụng điều khoản này.

Nơi nuôi xây dựng sau tháng 5/1999 phải nằm ngoài các khu vực đất ngập nước tự nhiên có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái (RAMSAR).

1.1.2

Quyền sử dụng đất/ mặt nước.

Cơ sở nuôi phải có quyền sử dụng đất/mặt nước để nuôi trồng thủy sản theo quy định hiện hành.

Phải có một trong ba loại giấy tờ sau:

a) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản.

b) Quyết định giao, cho thuê đất nuôi trồng thủy sản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

c) Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất và còn hiệu lực ít nhất 2 năm.

Phải có một trong hai loại giấy tờ sau:

a) Quyết định giao, cho thuê mặt nước nuôi trồng thủy sản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

b) Hợp đồng thuê quyền sử dụng mặt nước cho nuôi trồng thủy sản có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có mặt nước và còn hiệu lực ít nhất 2 năm.

1.1.3

Đăng ký hoạt động.

Cơ sở nuôi phải đăng ký hoạt động sản xuất với cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định hiện hành.

a) Không áp dụng đối với cơ sở nuôi là cá nhân, hộ gia đình.

b) Đối với cơ sở nuôi là tổ chức, doanh nghiệp, phải có một trong hai loại giấy tờ sau:

+ Giấy đăng ký sản xuất kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

c) Đối với cơ sở nuôi thuộc đơn vị sự nghiệp công lập, phải có Quyết định thành lập.

a) Phải có giấy chứng nhận đăng ký bè cá.

b) Trường hợp chưa có giấy chứng nhận đăng ký bè cá, cơ sở nuôi thực hiện việc đăng ký theo các bước tại Phụ lục 2 Quyết định này (Theo Khoản 2, Điều 5 Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT).

1.2

Cơ sở hạ tầng và cảnh báo nguy cơ mất an toàn.

 

1.2.1

Cơ sở hạ tầng.

Hạ tầng của nơi nuôi phải được thiết kế, vận hành, duy trì để phòng ngừa sự lây nhiễm các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn bệnh dịch và an toàn lao động.

a) Các công trình phải được xây dựng đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo chắc chắn, tránh bị sạt lở, rò rỉ, ngập lụt. Các ao nuôi và khu vực phụ trợ được bố trí thuận tiện cho sản xuất và tránh lây lan dịch bệnh.

b) Bố trí máy móc, trang thiết bị sản xuất, hệ thống điện phải đảm bảo an toàn cho người lao động.

(Theo mục 2.3.1.1 QCVN 01- 80:2011/BNNPTNT).

a) Đáy lồng/bè phải cách đáy hồ, sông ít nhất 0,5 m lúc mực nước thấp nhất/ nước kiệt.

b) Mật độ lồng/bè:

- Trường hợp ở khu vực nước chảy, mật độ lồng bè chiếm tối đa 0,2% diện tích mặt nước lúc mực nước thấp nhất;

- Trường hợp ở khu vực nước tĩnh, mật độ lồng bè chiếm tối đa 0,05% diện tích mặt nước lúc mực nước thấp nhất.

c) Các cụm lồng/bè khi đặt song song phải cách nhau tối thiểu 10m; khi đặt so le, nối tiếp cách nhau tối thiểu là 200m.

d) Công trình phụ trợ: được bố trí thuận tiện, đầy đủ nhằm đảm bảo sản xuất hiệu quả và an toàn.

(Theo mục 2.1 QCVN 02-22:2015/BNNPTNT).

Cơ sở nuôi phải có biển báo ở từng đơn vị nuôi, các công trình phụ trợ phù hợp giữa sơ đồ mặt bằng với thực tế.

a) Có biển báo ở từng hạng mục công trình ao/lồng nuôi, nhà kho, nhà vệ sinh... phù hợp với sơ đồ mặt bằng nơi nuôi.

b) Có sơ đồ mặt bằng nơi nuôi.

1.2.2

Cảnh báo nguy cơ mất an toàn.

Cơ sở nuôi phải có biển cảnh báo tại nơi có nguy cơ về mất an toàn lao động, an toàn thực phẩm.

Phải treo/dán biển cảnh báo với kích thước phù hợp để dễ nhận biết được từ xa tại những nơi:

a) Có nguy cơ gây mất an toàn lao động như: điện cao thế, trạm phát điện, máy móc, độ sâu ngập nước, thùng đựng hóa chất, nơi chứa chất thải nguy hại, ao đang xử lý hóa chất...

b) Có nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm như: khu vực cách ly thủy sản nhiễm bệnh, khu vực không dành cho khách tham quan...

1.3

Theo dõi di chuyển thủy sản nuôi và phân biệt sản phẩm áp dụng VietGAP.

1.3.1

Theo dõi di chuyển thủy sản.

Cơ sở nuôi phải ghi chép việc di chuyển thủy sản nuôi trồng từ bên ngoài vào, hoặc từ trong ra, hoặc giữa các đơn vị nuôi từ khi thả giống đến thu hoạch và bán sản phẩm.

Các thông tin cần ghi chép từ khi thả giống đến khi thu hoạch:

a) Ngày, tháng, năm.

b) Số lượng/ khối lượng chuyển đi, chuyển đến.

c) Ao/lồng chuyển đi, chuyển đến.

1.3.2

Phân biệt sản phẩm áp dụng VietGAP.

Cơ sở nuôi phải có hệ thống nhận biết để đảm bảo không nhầm lẫn giữa đối tượng nuôi trồng áp dụng và không áp dụng VietGAP (bao gồm việc xác định vị trí địa lý của nơi nuôi theo hệ thống Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000).

a. Trường hợp cơ sở nuôi duy nhất cá rô phi/nuôi ghép cá rô phi/nuôi nhiều loài khác nhau trong cùng 1 địa điểm (có nhiều ao/lồng) hoặc nhiều địa điểm thuộc quyền sở hữu và đăng ký chứng nhận VietGAP cho toàn bộ diện tích, sản phẩm thì không phải áp dụng điều khoản này.

b. Không chấp nhận trường hợp đăng ký chứng nhận VietGAP cho 1 phần diện tích (vài ao/lồng) nuôi cá rô phi/nuôi ghép cá rô phi trong cùng 1 địa điểm (nơi có nhiều ao/lồng).

c. Cơ sở nuôi phải chứng minh không có sự nhầm lẫn giữa sản phẩm áp dụng VietGAP với sản phẩm không áp dụng VietGAP thông qua hồ sơ (quy định ở mục 2, 3) từ khi bắt đầu nuôi đến khi thu hoạch, bán sản phẩm và biển báo đánh số, đánh dấu ao/lồng nuôi áp dụng VietGAP/không áp dụng VietGAP trong các trường hợp sau:

- Cơ sở nuôi duy nhất cá rô phi/nuôi ghép cá rô phi ở nhiều địa điểm khác nhau thuộc quyền sở hữu nhưng chỉ đăng ký chứng nhận VietGAP cho tất cả ao/lồng ở 1 địa điểm hoặc nhiều hơn địa điểm;

- Cơ sở nuôi nhiều loài cá nước ngọt khác nhau trong nhiều ao/lồng của 1 địa điểm nhưng cá rô phi được nuôi riêng và chỉ đăng ký chứng nhận VietGAP cho tất cả ao/lồng nuôi cá rô phi.

1.4

Yêu cầu về nhân lực.

Người quản lý nơi nuôi phải được tập huấn về phân tích mối nguy, biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các mối nguy trong nuôi trồng thủy sản.

Người quản lý/chủ hộ đã được đào tạo và có giấy chứng nhận đào tạo về phân tích mối nguy, biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các mối nguy trong nuôi trồng thủy sản bởi giảng viên/chuyên gia/cán bộ quản lý thủy sản địa phương đã được Tổng cục Thủy sản đào tạo và cấp chứng chỉ VietGAP (xem website http://vietgap.tongcucthuysan.gov.vn/).

Người lao động làm việc tại nơi nuôi phải được tập huấn và áp dụng đúng các hướng dẫn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và an toàn lao động.

Chỉ áp dụng cho cơ sở nuôi có từ 02 người trở lên, trong đó có 01 người quản lý.

a) Người lao động được đào tạo về VietGAP và an toàn lao động bởi người quản lý hoặc giảng viên ToT được Tổng cục Thủy sản cấp chứng chỉ. Người lao động phải áp dụng đúng các hướng dẫn vào thực tế.

b) Nội dung, thời gian và thời lượng tập huấn tùy thuộc vào trình độ của người lao động và công việc mà họ đảm nhận.

c) Lưu hồ sơ về việc đào tạo người lao động, bao gồm: tài liệu đào tạo, kết quả kiểm tra hoặc giấy chứng nhận có tên người lao động (nếu có).

1.5

Tài liệu VietGAP.

Cơ sở nuôi phải xây dựng, thực hiện, duy trì và cập nhật các hướng dẫn cần thực hành trong quá trình nuôi trồng thủy sản.

Xây dựng các tài liệu phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở nuôi, bao gồm:

a) Phân tích mối nguy, biện pháp phòng ngừa và kiểm soát mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn bệnh dịch, an toàn môi trường, an toàn lao động trong nuôi trồng thủy sản.

b) Kế hoạch quản lý sức khỏe đối tượng nuôi.

c) Sử dụng và bảo quản thuốc kháng sinh, hóa chất.

d) Kiểm soát chất lượng nước nuôi.

e) Hướng dẫn an toàn cho người lao động.

f) Nội quy về vệ sinh cho người lao động, khách thăm quan.

g) Phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải, bùn thải.

h) Thu hoạch, xử lý, vệ sinh sau thu hoạch.

1.6

Hồ sơ VietGAP

Cơ sở nuôi phải lập, duy trì và sẵn có hồ sơ về các hoạt động đã thực hiện trong quá trình thực hành nuôi trồng thủy sản.

Hồ sơ liên quan đến sản phẩm thủy sản phải được lưu trữ ít nhất 24 tháng sau thu hoạch.

Hồ sơ pháp lý, nhân sự, môi trường phải được lưu trữ cho đến khi có sự thay đổi.

Có sẵn các hồ sơ sau:

1. Hồ sơ pháp lý theo điều khoản 1.1.

2. Hồ sơ tập huấn người quản lý và người lao động theo điều khoản 1.4.

3. Hồ sơ về bảo vệ môi trường theo mục 4.

4. Hồ sơ các vấn đề cộng đồng theo mục 5.

5. Hồ sơ kiểm soát di chuyển của thủy sản nuôi theo điều khoản 1.3.

6. Hồ sơ đảm bảo an toàn thực phẩm theo mục 2.

7. Hồ sơ quản lý sức khỏe thủy sản theo mục 3.

8. Các ghi chép, đơn đặt hàng, hợp đồng, hóa đơn xuất đi (nếu có).

- Các hồ sơ từ (1) đến (4) phải được lưu trữ cho đến khi có sự thay đổi;

- Các hồ sơ được ghi chép cho từng ao nuôi từ mục (5) đến mục (8) phải được lưu trữ ít nhất 24 tháng sau thu hoạch.

 

2. An toàn thực phẩm

Điều khoản

Nội dung kiểm soát

Yêu cầu cần tuân thủ

Hướng dẫn áp dụng

Nuôi ao

Nuôi lồng

2.1

Chất lượng nước cấp.

Nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản phải phù hợp với từng đối tượng nuôi cụ thể và đáp ứng quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

a) Chất lượng nước sử dụng để nuôi phải đạt theo yêu cầu pH: 6,5 - 8,5; DO≥4 mg/l; NO2≤0,02 mg/l; NH4≤1 mg/l (Theo Bảng 1, QCVN 38:2011/BTNMT).

b) Cơ sở nuôi có thể dựa trên kết quả công bố về quan trắc/ phân tích chất lượng nước đối với dư lượng như: thủy ngân, chì, cadimi, Dipterex, Trifularin, Xyanua, Asen, Crom của cơ quan quản lý trung ương, địa phương/ trung tâm quan trắc/ đơn vị nghiên cứu thủy sản hoặc cơ sở nuôi tự thực hiện để xác định thời điểm lấy nước vào.

c) Có bản mô tả quy trình cấp thoát nước để tránh làm ô nhiễm nguồn nước cấp.

a) Chất lượng nước sử dụng để nuôi đạt các yêu cầu sau: pH: 6,5 - 8,5; DO≥4 mg/l; NH4<1 mg/l; (Theo Bảng ,1, QCVN 02-22:2015/ BNNPTNT).

b) Cơ sở nuôi có thể dựa trên kết quả công bố về quan trắc/ phân tích chất lượng nước đối với dư lượng như: thủy ngân, chì, cadimi, Dipterex, Trifularin, Xyanua, Asen, Crom của cơ quan quản lý trung ương, địa phương/ trung tâm quan trắc/ đơn vị nghiên cứu thủy sản hoặc tự thực hiện để quyết định di dời lồng bè đến địa điểm có môi trường sống phù hợp cho cá.

2.2

Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường.

2.2.1

Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong kho.

Cơ sở nuôi trồng phải lập danh mục thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong kho và thực hiện kiểm kê định kỳ hàng tháng.

Trường hợp cơ sở nuôi có sản phẩm lưu kho, phải lập, cập nhật danh mục những sản phẩm nhập/xuất kho và thực hiện kiểm kê sản phẩm tồn kho định kỳ hàng tháng, bao gồm thông tin: Tên sản phẩm, tên nhà sản xuất, hạn sử dụng, ngày và người nhập/xuất kho, khối lượng/số lượng nhập/xuất kho/tồn kho.

2.2.2

Sử dụng.

Cơ sở nuôi chỉ sử dụng thuốc, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường được phép lưu hành tại Việt Nam, theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn hoặc nhà sản xuất.

a) Chỉ sử dụng thuốc, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam. Có thể tra cứu thông tin về sản phẩm được phép lưu hành trên website: http://csdlthucan.tongcucthuysan.gov.vn/.

b) Liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cán bộ chuyên môn.

c) Không sử dụng thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường hết hạn, không rõ hoặc không có nhãn sản phẩm.

d) Nếu sử dụng hóa chất nằm trong danh mục hạn chế sử dụng, cơ sở nuôi phải tuân thủ thời gian ngừng sử dụng trước khi thu hoạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc quy định của cơ quan quản lý thủy sản.

e) Có bản ghi chép việc sử dụng sản phẩm bao gồm: thời gian sử dụng, tên sản phẩm, liều dùng, người thực hiện. Đối với hóa chất nằm trong danh mục hạn chế, ghi thêm thông tin về thời điểm được phép thu hoạch.

Cơ sở nuôi không sử dụng hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

Không sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (theo phụ lục 3 Quyết định này).

Trường hợp sử dụng thức ăn tự chế phải ghi chép thành phần và nguồn gốc nguyên liệu làm thức ăn.

Trường hợp cơ sở nuôi sử dụng thức ăn tự chế, phải ghi thông tin về ngày tháng và khối lượng sử dụng, tỉ lệ phối trộn nguyên liệu và nguồn gốc từng loại nguyên liệu.

2.2.3

Bảo quản.

Cơ sở nuôi phải bảo quản thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

a) Thức ăn phải được bảo quản nơi khô ráo, không để ẩm mốc, cách biệt với dầu máy, hoá chất và động vật làm nhiễm bẩn thức ăn.

b) Thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường phải được bảo quản riêng biệt theo yêu cầu của nhà sản xuất, được sắp xếp theo hạn sử dụng và mục đích sử dụng (kháng sinh, chế phẩm sinh học, vắc xin, hóa chất dùng cho mục đích phòng và trị bệnh).

c) Thuốc, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường đã mở bao gói nhưng dùng chưa hết phải được bảo quản đảm bảo tránh sử dụng nhầm lẫn hoặc của người không có phận sự.

d) Thuốc, hoá chất đã mở bao gói nhưng dùng chưa hết phải được cột/buộc chặt, tránh bị ẩm và giảm chất lượng; nếu quá thời gian sử dụng phải được xử lý theo điều khoản 2.3.1.

2.2.4

Xử lý sản phẩm quá hạn.

Cơ sở nuôi phải loại bỏ, xử lý thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường quá hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng.

Thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường quá hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng được xử lý theo điều khoản 2.3.1.

2.2.5

Hồ sơ.

Cơ sở nuôi phải lập, cập nhật, lưu trữ hồ sơ xuất nhập kho, sử dụng, bảo quản thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường và xử lý sản phẩm.

a) Lưu bản sao Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm, hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản do Bộ Nông nghiệp ban hành (theo phụ lục 3, 4).

b) Lưu hồ sơ theo điều khoản 2.2.1, 2.2.2 e, 2.2.4.

c) Lưu hóa đơn hoặc hợp đồng/thanh lý hợp đồng mua thuốc, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường.

2.3

Vệ sinh.

2.3.1

Thu gom, phân loại, xử lý chất thải.

Cơ sở nuôi phải thực hiện thu gom, phân loại, xử lý kịp thời các chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản theo quy định hiện hành.

a. Lập bảng phân loại chất thải: chất thải rắn thông thường, chất thải hữu cơ, chất thải nguy hại.

b. Phân loại chất thải:

- Chất thải nguy hại là kháng sinh, hóa chất hết hạn, không đảm bảo chất lượng và bao bì tiếp xúc trực tiếp với kháng sinh, hóa chất;

- Chất thải hữu cơ là cá bệnh/chết, thực phẩm thừa, thức ăn quá hạn sử dụng... có khả năng phát sinh mầm bệnh;

- Chất thải rắn thông thường gồm 2 loại: loại có thể tái chế (giấy/bao bì, vỏ chai, sắt vụn....) và loại không thể tái chế (gốm, mảnh sành...).

c) Thu gom:

- Chất thải nguy hại phải được thu gom, chứa trong dụng cụ chuyên dùng không bị rò rỉ, phát tán chất thải, mùi ra môi trường bên ngoài;

- Chất thải hữu cơ phải được thu gom kịp thời để không lây lan mầm bệnh tại nơi nuôi và môi trường bên ngoài;

- Chất thải rắn thông thường phải được thu gom sạch sẽ.

d) Loại bỏ chất thải nguy hại bằng 01 trong các cách sau:

- Giao cho cơ quan xử lý chất thải có thẩm quyền ở địa phương;

- Trả nhà cung cấp;

- Ký hợp đồng với đơn vị có giấy phép vận chuyển, xử lý, tiêu hủy.

e) Loại bỏ chất thải hữu cơ: Loại bỏ kịp thời để không lây lan mầm bệnh tại nơi nuôi và môi trường bên ngoài.

f) Không được chôn lấp sản phẩm quá hạn.

g) Không đốt rác, bao bì trên bờ ao.

Cơ sở nuôi phải lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ về việc xử lý chất thải nguy hại.

Có giấy nhận lại chất thải nguy hại của đại lý hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền hoặc bảng ghi chép bao gồm: ngày xử lý/trả lại nhà cung cấp, tên và số lượng/khối lượng sản phẩm xử lý/trả lại đại lý, người hoặc đơn vị xử lý/nhận.

2.3.2

Vệ sinh nơi nuôi.

Cơ sở nuôi phải đảm bảo vệ sinh nơi nuôi và khu vực làm việc, nghỉ ngơi của người lao động nhằm tránh nguy cơ phát sinh và lây nhiễm tác nhân gây mất an toàn thực phẩm.

a) Có hệ thống, dẫn nước thải sinh hoạt ra các khu xử lý chung, tránh làm nhiễm bẩn ao nuôi và hệ thống cấp nước.

b) Không được xả rác bừa bãi trong khu nuôi và các khu lân cận.

2.3.3

Vệ sinh cá nhân.

Người làm việc tại cơ sở nuôi, khách thăm quan phải tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh do cơ sở nuôi quy định nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phát sinh mầm bệnh trong khu vực nuôi trồng.

a) Người lao động sinh hoạt tại nơi nuôi: phải có nhà vệ sinh tự hoại với đầy đủ nước, giấy vệ sinh, xà phòng rửa tay.

b) Người lao động tham gia xử lý, tiêu hủy thủy sản: phải vệ sinh cá nhân để hạn chế sự phát tán mầm bệnh ra môi trường và cơ sở nuôi khác.

c) Phải tuân thủ nội quy về vệ sinh dành cho người lao động và khách thăm quan phù hợp với điều kiện khu vực nuôi.

2.4

Thu hoạch và vận chuyển.

Cơ sở nuôi phải thu hoạch sản phẩm thủy sản tại thời điểm thích hợp và phương pháp phù hợp để đảm bảo an toàn thực phẩm.

a) Áp dụng phương pháp và sử dụng dụng cụ thu hoạch sạch sẽ, phù hợp tránh làm tổn thương cơ học cho cá.

b) Trường hợp có sử dụng hóa chất nằm trong danh mục hạn chế sử dụng và kháng sinh, chỉ được thu hoạch khi đảm bảo thời gian ngừng sử dụng theo đúng quy định của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý.

Cơ sở nuôi phải áp dụng các điều kiện vận chuyển để đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường hợp tự vận chuyển sản phẩm.

Trường hợp cơ sở nuôi tự vận chuyển cá sống phải đảm bảo:

- Dụng cụ vận chuyển không làm tổn thương về cơ học cho cá.

- Đảm bảo duy trì hàm lượng Oxy hoà tan ổn định trong nước khi vận chuyển (hàm lượng khuyến cáo ≥ 3mg/l).

Cơ sở nuôi phải lập và lưu trữ hồ sơ liên quan đến thu hoạch và vận chuyển.

a) Ghi chép thông tin thu hoạch ở từng ao/lồng nuôi bao gồm: Ngày thu hoạch, ký hiệu ao/ lồng nuôi, sản lượng, kích cỡ thu hoạch, khách hàng (tên, địa chỉ, khối lượng mua).

b) Trường hợp tự vận chuyển, phải ghi chép thông tin; ngày và người vận chuyển, khối lượng vận chuyển, điểm đến/thông tin khách hàng.

 

3. Quản lý sức khỏe thủy sản

Điều khoản

Nội dung kiểm soát

Yêu cầu cần tuân thủ

Hướng dẫn áp dụng

Nuôi ao

Nuôi lồng

3.1

Kế hoạch quản lý sức khỏe thủy sản.

Cơ sở nuôi phải xây dựng kế hoạch quản lý sức khỏe thủy sản nuôi với sự tham vấn của cán bộ chuyên môn.

Lập kế hoạch quản lý sức khỏe cho cá rô phi phù hợp với điều kiện nơi nuôi có sự tham vấn của cán bộ chuyên môn. Kế hoạch này cần xem xét, điều chỉnh, cập nhật khi cần thiết cho phù hợp với thực tiễn. Nội dung cơ bản của kế hoạch bao gồm:

- Quy trình nuôi (bao gồm chuẩn bị ao/lồng, mùa vụ nuôi, mật độ thả, chăm sóc quản lý, quan trắc định kỳ...);

- Các bệnh thường gặp và phác đồ điều trị;

- Biện pháp thu gom và xử lý nhằm loại bỏ các thủy sản nhiễm bệnh hoặc chết;

- Biện pháp xử lý khi có dịch bệnh bùng phát.

3.2

Giống thủy sản.

3.2.1

Nguồn gốc giống.

Giống có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống đủ điều kiện.

Giống được mua từ trại giống cơ sở sản xuất giống đủ điều kiện do cơ quan quản lý thủy sản địa phương công bố.

3.2.2

Chất lượng giống.

Giống thủy sản thả nuôi phải đảm bảo chất lượng theo QCVN, TCVN tương ứng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.

Cá giống kích thước tối thiểu từ 5,0 cm trở lên, khối lượng 10- 12g/con. Cá bơi nhanh nhẹn theo đàn quanh thành dụng cụ chứa cá và phản ứng nhanh với tiếng động khi gõ vào thành dụng cụ chứa cá. Tỷ lệ dị hình của cá < 1% (Theo Bảng 7 TCVN 9586:2014 Cá nước ngọt - yêu cầu kỹ thuật).

Cơ sở nuôi phải lập và lưu trữ hồ sơ về hoạt động mua và sử dụng con giống thủy sản bao gồm giấy kiểm dịch.

a) Có giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản.

b) Chứng từ mua giống ghi rõ tên, địa chỉ cơ sở bán giống, số lượng, kích cỡ giống, ngày bán.

3.3

Chế độ cho ăn.

Cơ sở nuôi phải xác định, thực hiện chế độ cho ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và độ tuổi của động vật thủy sản nuôi.

a) Thức ăn cho từng cỡ cá và số lần cho ăn theo quy trình nuôi trong kế hoạch quản lý sức khỏe cho thủy sản nuôi.

b) Cơ sở nuôi điều chỉnh lượng thức ăn và số lần cho ăn trong ngày sao cho phù hợp với nhu cầu của cá.

Không sử dụng hocmon, chất kích thích tăng trưởng trong quá trình nuôi trồng.

Theo yêu cầu tuân thủ.

Cơ sở nuôi phải lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ về chế độ cho ăn.

Ghi chép thời điểm và lượng thức ăn mỗi lần cho ăn chi tiết theo từng ao/ lồng nuôi.

3.4

Theo dõi sức khỏe thủy sản và ngăn ngừa sự lây lan bệnh dịch.

3.4.1

Theo dõi sức khỏe.

Cơ sở nuôi phải thường xuyên theo dõi các dấu hiệu động vật thủy sản nuôi bị sốc hoặc bị bệnh và thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sự phát sinh mầm bệnh.

Theo dõi dấu hiệu cá bị sốc hoặc bị bệnh và thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sự phát sinh mầm bệnh.

Cơ sở nuôi phải kiểm tra định kỳ khối lượng trung bình, tỉ lệ sống, tổng sinh khối thủy sản nuôi của từng đơn vị nuôi tùy theo đối tượng nuôi.

Định kỳ xác định tỉ lệ sống, khối lượng trung bình của cá trong từng ao/lồng theo quy trình nuôi trong kế hoạch quản lý sức khỏe của cá rô phi.

Cơ sở nuôi phải lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ liên quan đến sức khỏe thủy sản nuôi.

Phải ghi chép các thông tin gồm:

- Ngày tháng năm;

- Dấu hiệu bệnh lý/triệu chứng;

- Ước lượng tỉ lệ cá bị bệnh

- Số lượng/ Khối lượng cá chết;

- Tỉ lệ sống, khối lượng trung bình, tổng sinh khối theo từng ao/lồng;

- Chẩn đoán ban đầu;

- Điều trị.

3.4.2

Cách ly, ngăn chặn lây nhiễm bệnh.

Khi phát hiện bệnh, cơ sở nuôi phải thực hiện biện pháp cách ly, ngăn chặn sự lây nhiễm bệnh giữa các đơn vị nuôi và từ nơi nuôi ra bên ngoài.

a) Không chuyển cá bị bệnh từ ao này sang ao khác, từ nơi nuôi này sang nơi nuôi khác trong thời gian đang có bệnh xảy ra.

b) Không được xả nước ao nuôi bị bệnh khi chưa qua xử lý ra ngoài môi trường bên ngoài.

c) Vớt cá chết và xử lý theo điều khoản 2.3.1.

a) Áp dụng các biện pháp điều trị theo điều khoản 3.1.

b) Khử trùng, vệ sinh lưới lồng.

c) Thu hoạch khi thấy cần thiết theo điều khoản 2.4.

d) Vớt cá chết và xử lý theo điều khoản 2.3.1.

3.4.3

Quan trắc và quản lý chất lượng nước.

Cơ sở nuôi phải thường xuyên quan trắc, quản lý chất lượng nước tùy từng loài nuôi và lập, cập nhật, lưu trữ hồ sơ về việc này.

a) Tần suất, chỉ tiêu quan trắc môi trường theo điều khoản 3.1 nhằm đảm bảo sức khỏe cho cá.

b) Ghi chép: ngày, chỉ tiêu kiểm tra, kết quả kiểm tra, cách xử lý, kết quả xử lý.

3.4.4

Dập dịch và thông báo dịch.

Khi xảy ra bệnh nằm trong danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch, cơ sở nuôi phải thông báo cho cơ quan quản lý thủy sản hoặc thú y gần nhất và áp dụng các biện pháp dập dịch, thực hiện khử trùng tại nơi xảy ra dịch.

Không áp dụng điều khoản này.

3.4.5

Xử lý thủy sản chết.

Cơ sở nuôi phải thực hiện biện pháp xử lý thủy sản nuôi bị chết đúng cách để tránh gây ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh dịch.

Trường hợp cá chết, cơ sở nuôi tiến hành thu gom, xử lý, loại bỏ cá chết theo điều khoản 2.3.1.

3.5

Sử dụng kháng sinh.

Trường hợp phải sử dụng kháng sinh, cơ sở nuôi chỉ sử dụng theo đơn hoặc phác đồ điều trị của cán bộ chuyên môn.

a) Cơ sở nuôi chỉ sử dụng kháng sinh khi xác định cá bị bệnh do vi khuẩn (bệnh xuất huyết do vi khuẩn Streptococcus, bệnh viêm ruột do vi khuẩn Aeromonas...).

b) Phải tuân thủ phác đồ điều trị nêu trong kế hoạch quản lý sức khỏe tại điều khoản 3.1.

c) Không sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho cá.

d) Mỗi lần sử dụng kháng sinh, cơ sở nuôi phải ghi thông tin: ao/ lồng xử lý; Nguyên nhân/triệu chứng bệnh; Tên kháng sinh; Ngày bắt đầu và kết thúc điều trị; Thời điểm được phép thu hoạch; Liều dùng và cách dùng; Người thực hiện.

Cơ sở nuôi phải ngừng sử dụng kháng sinh trước khi thu hoạch theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý.

Tuân thủ theo yêu cầu

Cơ sở nuôi phải lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ về việc sử dụng kháng sinh.

Lưu đơn thuốc, phác đồ điều trị trong trường hợp cách xử lý không nằm trong kế hoạch quản lý sức khỏe và ghi chép theo điều khoản 3.5.d.

3.6

Xử lý nơi nuôi sau thu hoạch.

Cơ sở nuôi phải đảm bảo thời gian ngừng/nghỉ giữa 2 vụ nuôi, thực hiện tẩy trùng, cải tạo nơi nuôi trước khi nuôi vụ mới và lập, lưu trữ hồ sơ về các hoạt động nêu trên.

a) Sau khi thu hoạch, cơ sở nuôi phải xử lý bùn thải đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

b) Thực hiện tẩy trùng, cải tạo ao trước mỗi vụ nuôi mới theo đúng quy trình nuôi trong kế hoạch quản lý sức khỏe của cá rô phi.

c) Cơ sở nuôi phải ghi chép các hoạt động cải tạo, tẩy trùng, xử lý nước thải, bùn thải và thời gian ngừng/nghỉ giữa 2 vụ.

Kiểm tra, vệ sinh, khử trùng lưới lồng nuôi và ghi chép lại các hoạt động.

 

4. Bảo vệ môi trường

Điều khoản

Nội dung kiểm soát

Yêu cầu cần tuân thủ

Hướng dẫn áp dụng

Nuôi ao

Nuôi lồng

4.1

Cam kết bảo vệ môi trường.

Cơ sở nuôi phải có Cam kết bảo vệ môi trường hoặc Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định hiện hành.

a) Cơ sở nuôi là cá nhân, hộ gia đình không áp dụng điều khoản này.

b) Cơ sở nuôi là tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập phải:

- Xây dựng đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo Chương V, Nghị định 18/2015/NĐ-CP trong trường hợp diện tích nuôi nhỏ hơn 10 ha;

- Lập đánh giá tác động môi trường theo Chương V, Nghị định 18/2015/NĐ-CP trong trường hợp diện tích nuôi lớn hơn 10 ha.

Cơ sở nuôi phải thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường.

a) Cơ sở nuôi là cá nhân, hộ gia đình không áp dụng điều khoản này.

b) Cơ sở nuôi là tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập phải tiến hành ghi chép những hoạt động/biện pháp đã thực hiện để bảo vệ môi trường.

4.2

Sử dụng và thải nước.

4.2.1

Sử dụng nước và thải nước.

Cơ sở nuôi không được sử dụng nước sinh hoạt (nước máy) cho mục đích nuôi trồng thủy sản.

Không áp dụng điều khoản này.

Nước thải ra ngoài môi trường phải đạt các chỉ tiêu chất lượng theo quy định hiện hành.

a) Cơ sở nuôi là cá nhân, hộ gia đình không áp dụng điều khoản này.

b) Cơ sở nuôi là tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập phải xử lý nước thải đảm bảo nằm trong các giới hạn cho phép cụ thể như sau: COD≤ 100 mg/l; BOD5≤ 50mg/l; chất lơ lửng≤100mg/l; Clorua≤ 600 mgl/l; NH4+≤10 mg/l; Coliform ≤ 5.000 MNP/100ml (Theo phục lục B QCVN 01-80:2011/ BNNPTNT).

Cơ sở nuôi phải lập, cập nhật, lưu trữ hồ sơ về lượng nước sử dụng cho mỗi vụ nuôi trồng và kiểm tra chất lượng nước thải.

Không áp dụng điều khoản này.

4.2.2

Sử dụng nước ngầm

Nếu sử dụng nước ngầm phải theo đúng quy định hiện hành.

Không áp dụng điều khoản này.

4.2.3

Nhiễm mặn các nguồn nước ngọt tự nhiên

Cơ sở nuôi trồng phải được thiết kế và quản lý nhằm bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngầm, hạn chế nhiễm mặn nguồn nước ngọt tự nhiên. Không được xả nước mặn vào nguồn nước ngọt tự nhiên.

Các cơ quan chức năng và cộng đồng địa phương phải được thông báo khi nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn.

Không áp dụng điều khoản này.

4.3

Kiểm soát địch hại.

4.3.1

Kiểm soát địch hại đối với thủy sản nuôi.

Có các biện pháp đảm bảo ngăn ngừa địch hại xâm nhập vào trong nơi/đơn vị nuôi, kể cả vật nuôi trên cạn nhưng đảm bảo an toàn cho các loài động vật tự nhiên.

Không áp dụng điều khoản này.

4.3.2

Bảo vệ những loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam.

Cơ sở nuôi phải sử dụng biện pháp cần thiết để bảo vệ và không gây chết đối với những loài động vật nằm trong sách đỏ Việt Nam có khả năng xuất hiện trong vùng nuôi.

Không áp dụng điều khoản này.

4.4

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cơ sở nuôi chỉ được nuôi loài ngoại lai khi Nhà nước cho phép và phải tuân thủ các quy định hiện hành.

Không áp dụng điều khoản này.

Cơ sở nuôi phải tuân thủ các quy định liên quan tại Luật Thủy sản khi khai thác con giống ngoài tự nhiên cho mục đích nuôi thương phẩm.

Không áp dụng điều khoản này.

Cơ sở nuôi sử dụng giống thủy sản biến đổi gen phải tuân thủ các quy định hiện hành.

Không áp dụng điều khoản này.

 

5. Các khía cạnh kinh tế-xã hội

Điều khoản

Nội dung kiểm soát

Yêu cầu cần tuân thủ

Hướng dẫn áp dụng

Nuôi ao

Nuôi lồng

5.1

Sử dụng lao động.

5.1.1

Tuổi người lao động.

Cơ sở nuôi không sử dụng người lao động làm thuê dưới 15 tuổi.

Không áp dụng điều khoản này.

Trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, cơ sở nuôi phải đảm bảo công việc không gây hại đến sức khỏe, không ảnh hưởng đến việc học tập hay làm giảm khả năng tiếp nhận kiến thức của họ.

Không áp dụng điều khoản này.

Cơ sở nuôi phải có hồ sơ người lao động.

Không áp dụng điều khoản này.

5.1.2

Quyền và chế độ của người lao động.

Người lao động được phép thành lập hoặc tham gia các tổ chức đoàn thể hợp pháp để bảo vệ quyền lợi của họ mà không bị cơ sở nuôi can thiệp và không phải chịu hậu quả nào sau khi thực hiện quyền này.

Không áp dụng điều khoản này.

Người lao động có quyền góp ý, khiếu nại với cơ sở nuôi về các vấn đề liên quan tới quyền lao động và điều kiện làm việc. Cơ sở nuôi phải xem xét, phản hồi hoặc giải quyết các kiến nghị, khó khăn mà người lao động nêu ra.

Không áp dụng điều khoản này.

Người lao động không bị phân biệt đối xử về giới tính, tôn giáo, dân tộc từ phía người sử dụng lao động hoặc các lao động khác.

Không áp dụng điều khoản này.

Người lao động làm việc ngoài giờ trên cơ sở có sự thỏa thuận với số giờ không vượt quá mức tối đa và được trả tiền làm thêm giờ theo quy định hiện hành.

Không áp dụng điều khoản này.

5.2

An toàn lao động và sức khỏe người lao động.

5.2.1

Điều kiện làm việc.

Cơ sở nuôi phải bố trí nơi làm việc, nơi nghỉ ngơi giữa giờ đảm bảo vệ sinh và an toàn cho người lao động.

Không áp dụng điều khoản này.

Cơ sở nuôi phải cung cấp miễn phí và sẵn có các trang bị bảo hộ cho người lao động để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Không áp dụng điều khoản này.

5.2.2

Chăm sóc sức khỏe người lao động.

Cơ sở nuôi phải đóng bảo hiểm và tạo điều kiện để người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định tại Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế.

Không áp dụng điều khoản này.

Cơ sở nuôi phải có các hành động xử lý kịp thời khi xảy ra tai nạn và lưu trữ giấy tờ liên quan đến việc xử lý tai nạn. Cơ sở nuôi phải có biện pháp phòng ngừa tai nạn tương tự.

Không áp dụng điều khoản này.

5.3

Hợp đồng và tiền lương (tiền công).

5.3.1

Thử việc và hợp đồng.

Cơ sở nuôi phải đảm bảo thời gian thử việc tối đa đối với người lao động không được vượt quá thời gian quy định của Luật Lao động.

Không áp dụng điều khoản này.

Cơ sở nuôi phải ký hợp đồng bằng văn bản với người lao động trừ trường hợp thuê người lao động thực hiện công việc tạm thời có thời hạn dưới 1 tháng.

Không áp dụng điều khoản này.

Cơ sở nuôi phải có thỏa thuận thử việc, chứng từ về việc trả lương thử việc.

Không áp dụng điều khoản này.

5.3.2

Tiền công và tiền lương.

Cơ sở nuôi phải trả đủ tiền công, tiền lương bằng tiền mặt và theo phương thức thuận tiện nhất cho người lao động.

Không áp dụng điều khoản này.

Trường hợp thuê người lao động thực hiện công việc tạm thời có thời hạn dưới 01 tháng, cơ sở nuôi phải trả đủ tiền công ngay sau khi kết thúc công việc.

Không áp dụng điều khoản này.

Tiền lương tháng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm trả lương và phải được trả hàng tháng.

Không áp dụng điều khoản này.

Cơ sở nuôi phải có hợp đồng lao động, chứng từ về việc chi trả tiền lương/tiền công cho người lao động.

Không áp dụng điều khoản này.

5.4

Các vấn đề trong cộng đồng.

Cơ sở nuôi phải có sự thỏa hiệp và giải pháp để giải quyết mâu thuẫn đối với các cơ sở nuôi liền kề và cộng đồng xung quanh.

- Lường trước mâu thuẫn trong cộng đồng và có giải pháp phòng tránh;

- Cơ sở nuôi phải giải quyết mâu thuẫn ngay khi xảy ra;

- Cơ sở nuôi cần tổ chức họp với cộng đồng 1 năm/lần.

Cơ sở nuôi phải giữ kết quả giải quyết khiếu nại, mâu thuẫn với cộng đồng xung quanh.

- Có hồ sơ lưu trữ các vấn đề khiếu nại, ngày giờ cụ thể và lộ trình phản hồi;

- Có chương trình và biên bản họp có chữ ký của đại diện chính quyền xác nhận khi tổ chức họp với cộng đồng.

 

 

Phụ lục 1. Biểu mẫu ghi chép VietGAP trong nuôi cá rô phi thương phẩm

(Phụ lục kèm theo Quyết định số 1233/QĐ-BNN-TCTS ngày 11 tháng 4 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

THÔNG TIN CHUNG

 

a. Tên cơ sở nuôi .............................................................................................................

b. Họ tên chủ cơ sở nuôi ……………………………………… Điện thoại: .........................

c. Địa chỉ đăng ký hoạt động: ...........................................................................................

d. Mã số VietGAP (đối với cơ sở đã được chứng nhận VietGAP) ...................................

e. Đối tượng nuôi ..............................................................................................................

f. Năm sản xuất ……………….. Chu kỳ nuôi (từ tháng - đến tháng) ................................

g. Số lượng địa điểm nuôi: …………………… (nếu có 01 địa điểm, điền tiếp thông tin mục “h”; nếu có hơn 01 địa điểm, điền tiếp thông tin mục “i” Biểu mẫu này)1.

h. Đối với cơ sở chỉ có 1 địa điểm nuôi

- Đánh dấu x vào ô được chọn: Nuôi ao □ Nuôi Lồng □ Nuôi đơn □ Nuôi ghép □

Nuôi nhiều loài khác nhau □ liệt kê tên loài nuôi: ………………..

- Tổng diện tích nơi nuôi (m2) ............................................................................................

- Tổng diện tích mặt nước ao nuôi/tổng thể tích lồng nuôi (m2/m3) ...................................

- Tổng số lượng ao/lồng: ...................................................................................................

- Số lượng ao/lồng đăng ký chứng nhận VietGAP: ...........................................................

- Diện tích/thể tích đăng ký chứng nhận VietGAP: ............................................................

- Tọa độ địa lý (kèm theo sơ đồ mặt bằng) ........................................................................

i. Đối với cơ sở có nhiều hơn 1 địa điểm nuôi

- Đánh dấu x vào ô được chọn: Nuôi ao □ Nuôi lồng □ Nuôi đơn □ Nuôi ghép □

Nuôi nhiều loài khác nhau □ liệt kê tên loài nuôi: ………………..

 

Địa điểm 1

Địa điểm 2

Địa điểm 3

Địa điểm 4

Tổng

Địa chỉ

 

 

 

 

 

Tổng diện tích (m2)

 

 

 

 

 

Diện tích mặt nước ao nuôi/thể tích lồng nuôi (m2/m3)

 

 

 

 

 

Số lượng ao/lồng

 

 

 

 

 

Diện tích đăng ký chứng nhận VietGAP

 

 

 

 

 

Số lượng ao/lồng đăng ký chứng nhận VietGAP

 

 

 

 

 

Tọa độ địa lý (kèm theo sơ đồ mặt bằng)

 

 

 

 

 

 

______________

1 Lưu ý: Không chấp nhận chứng nhận VietGAP cho 1 phần diện tích/thể tích hoặc 1 phần sản phẩm nuôi

 

BIỂU MẪU

GHI CHÉP CHUNG CHO CƠ SỞ NUÔI

TRONG 1 VỤ NUÔI

 

Biểu 1. Nhập/xuất thức ăn (công nghiệp, tự chế, thức ăn bổ sung), kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học

Tên sản phẩm/mã số sản phẩm2, nhà sản xuất

Ngày sản xuất

Hạn sử dụng

Số lô

Cách bảo quản

Tên người/ cửa hàng đại lý bán và địa chỉ

Đơn vị tính

Mua/nhập sản phẩm

Xuất kho/sử dụng

Tồn kho3

Ngày

Số lượng

Ngày

Số lượng

Ngày

Số lượng

THỨC ĂN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

__________________

2 Mã số sản phẩm do cơ sở nuôi tự quy định hoặc cơ sở nuôi lấy mã số sản phẩm do nhà sản xuất quy định (mã số sản phẩm này còn được thể hiện ở Biểu 7).

3 Số lượng tồn kho được kiểm kê hàng tuần

 

Biểu 1. Nhập/xuất thức ăn (công nghiệp, tự chế, thức ăn bổ sung), kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học

Tên sản phẩm/mã số sản phẩm4, nhà sản xuất

Ngày sản xuất

Hạn sử dụng

Số lô

Cách bảo quản

Tên người/ cửa hàng đại lý bán và địa chỉ

Đơn vị tính

Mua/nhập sản phẩm

Xuất kho/sử dụng

Tồn kho5

Ngày

Số lượng

Ngày

Số lượng

Ngày

Số lượng

KHÁNG SINH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

_____________________

4 Mã số sản phẩm do cơ sở nuôi tự quy định hoặc cơ sở nuôi lấy mã số sản phẩm do nhà sản xuất quy định (mã số sản phẩm này còn được thể hiện ở Biểu 7).

5 Số lượng tồn kho được kiểm kê hàng tuần.

 

 

 

Biểu 1. Nhập/xuất thức ăn (công nghiệp, tự chế, thức ăn bổ sung), kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học

Tên sản phẩm/mã số sản phẩm6, nhà sản xuất

Ngày sản xuất

Hạn sử dụng

Số lô

Cách bảo quản

Tên người/ cửa hàng đại lý bán và địa chỉ

Đơn vị tính

Mua/nhập sản phẩm

Xuất kho/sử dụng

Tồn kho7

Ngày

Số lượng

Ngày

Số lượng

Ngày

Số lượng

HÓA CHẤT, CHẾ PHẨM SINH HỌC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

___________________

6 Mã số sản phẩm do cơ sở nuôi tự quy định hoặc cơ sở nuôi lấy mã số sản phẩm do nhà sản xuất quy định (mã số sản phẩm này còn được thể hiện ở Biểu 7).

7 Số lượng tồn kho được kiểm kê hàng tuần.

 

 

Biểu 2. Xử lý chất thải nguy hại8, chất thải hữu cơ9

Ngày tháng năm

Danh mục chất thải

Đơn vị tính

Số lượng/ khối lượng

Phương án xử lý

Tên người xử lý hoặc người/đơn vị tiếp nhận chất thải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

_________________

8 Chất thải nguy hại là Bao bì, vỏ chai đựng hóa chất, sản phẩm quá hạn sử dụng, dầu mỡ...

9 Chất thải hữu cơ là chất thải có khả năng phát sinh mầm bệnh như thủy sản bệnh, chết...

 

 

Biểu 3. Thả giống

Mã số ao/lồng10

Đợt /ngày sinh sản

Diện tích/Thể tích (m2/m3)

Đối tượng nuôi

Mật độ thả (con/m2 hoặc con/m3)

Ngày thả giống

Cỡ giống

Tên và địa chỉ cơ sở bán giống

Đơn vị tính (PL/cm hoặc con/kg)

Số lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giấy kiểm dịch giống số: ………………… do …………………….. cấp ngày …./ …./ …..

 

________________

10 Mã số ao này đã được thể hiện ở trang Thông tin chung.

 

 

BIỂU MẪU GHI CHÉP

CHO TỪNG AO/LỒNG

 

Biểu 4. Sử dụng nước ngầm và kết quả đo yếu tố môi trường nước nuôi11

Ngày tháng năm

Dung tích nước ngầm mỗi lần lấy (m3)12

Oxy (mg/l)

pH

Độ trong (cm)

Đô mặn13 (‰)

H2S (mg/l)

NH3 (mg/l)

Độ kiềm (mg/l)

COD

Lưu tốc dòng chảy (nuôi lồng)

Sáng

Chiều

Sáng

Chiều

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

___________________

11 Kết quả theo dõi môi trường là thông tin đầu vào cho việc sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học tại Biểu 7.

12 Chỉ áp dụng đối với cơ sở nuôi sử dụng nước ngầm để nuôi rô phi

13 Đo độ mặn chỉ áp dụng đối với cơ sở nuôi rô phi nước lợ.

 

 

Biểu 5. Theo dõi tốc độ sinh trưởng thủy sản nuôi, tỷ lệ sống (định kỳ theo quy định)

Ngày tháng năm

Khối lượng cá trung bình (con/kg) hoặc g/con

Tỉ lệ sống ước tính (%)

Tổng sinh thủy sản nuôi ước tính (kg)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 6. Sử dụng thức ăn, hóa chất, kháng sinh, chế phẩm sinh học

Ngày tháng năm

THỨC ĂN

HÓA CHẤT, KHÁNG SINH, CHẾ PHẨM SINH HỌC

Loại thức ăn (mã số14)

Lượng thức ăn (kg)

Thức ăn bổ sung

Triệu chứng

Nguyên nhân

Ước tính tỉ lệ cá bị bệnh (%)

Cách xử lý

Kết quả điều trị

Ngày sớm nhất được thu hoạch

Tên chất bổ sung thức ăn

Khối lượng (g/kg)

 

 

Tên kháng sinh/ hóa chất15

Liều lượng, cách dùng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người phối trộn: ...............................................................................................................................................................................................

Tên cán bộ chuyên môn hướng dẫn dùng kháng sinh: ...................................................................................................................................

Tên người dùng kháng sinh/ hóa chất: .............................................................................................................................................................

 

____________________

14 Mã số này là mã số được đề cập ở Biểu 1.

15 Cần trùng với tên sản phẩm đã nhập về ở Biểu 1.

 

 

 

Biểu 7. Xử lý nước thải

Ngày tháng năm

NH3 (mg/l)

NO2 (mg/l)16

PO4 (mg/l)

H2S (mg/l)

BOD5

Dầu mỡ khoáng

Mùi, cảm quan

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

______________________

16 Chỉ áp dụng đối với cơ sở nuôi nước mặn, lợ

 

 

 

Biểu 8. Theo dõi xuất bán thủy sản thương phẩm

Ngày thu hoạch

Đơn vị nuôi (ao/ lồng/bể) số

Khối lượng thu (kg)

Ngày được phép thu bán (theo chỉ định nếu có sử dụng thuốc)

Phương pháp thu hoạch

Phương pháp vận chuyển17

Tên người/cơ sở mua, địa chỉ

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

___________________

17 Chỉ áp dụng đối với cơ sở nuôi tự vận chuyển

 

 

Phụ lục 2: Tờ khai đăng ký bè cá

(Phụ lục kèm theo Quyết định số 1233/QĐ-BNN-TCTS ngày 11 tháng 4 năm
2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

1. Chuẩn bị hồ sơ:

a. Hồ sơ (01 bộ) nộp khi đăng ký bè cá gồm

- Tờ khai đăng ký bè cá (theo mẫu dưới đây);

- Giấy tờ hợp pháp do Cơ quan có thẩm quyền cấp về Quyền sử dụng mặt nước, hoặc quyền thuê mặt nước đặt bè cá;

- Giấy cam kết đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi thủy sản bằng bè cá.

b. Nơi nhận hồ sơ:

Hồ sơ gửi về Chi cục Thủy sản hoặc Sở Nông nghiệp & PTNT nơi trực tiếp quản lý

2. Mẫu tờ khai đăng ký bè cá

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

 

………., ngày … tháng … năm …

 

TỜ KHAI

ĐĂNG KÝ BÈ CÁ

 

Kính gửi: …………………………………………

 

Họ tên người đứng khai: ...................................................................................................

Thường trú tại: ..................................................................................................................

Chứng minh nhân dân số: .................................................................................................

Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký bè cá với nội dung sau:........................................

1. Đặc điểm cơ bản của bè cá như sau:

Đối tượng nuôi: .................................................................................................................

Năm, nơi đóng: .................................................................................................................

Nơi đặt bè: .......................................................................................................................

Kích thước chính L (m) x B (m) x D (m): ...........................................................................

Vật liệu khung bè: ……………………………..; Vật liệu dự trữ nổi: ...................................

Tổng dung tích: .................................................................................................................

Các thiết bị lắp đặt trên bè cá: ...........................................................................................

Số người làm việc trên bè cá, người .................................................................................

2. Họ tên, địa chỉ các chủ sở hữu (nếu bè cá thuộc sở hữu nhiều chủ):

TT

Họ và tên

Địa chỉ

Chứng minh nhân dân

01

 

 

 

02

 

 

 

3. Hồ sơ kèm theo

TT

Hồ sơ đăng ký bè cá

Bản chính

Bản sao

01

Hợp đồng đóng mới bè cá

 

 

02

Giấy chứng nhận đăng ký cũ (đối với bè cá chuyển nhượng quyền sở hữu)

 

 

03

Giấy tờ chuyển nhượng quyền sở hữu bè cá (đối với bè cá chuyển nhượng quyền sở hữu)

 

 

04

Biên lai nộp thuế trước bạ

 

 

Tôi xin cam đoan chấp hành đúng các quy định của pháp luật Nhà nước.

 

XÁC NHẬN
của xã, phường nơi đặt bè cá

(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN CHỦ BÈ CÁ

 

(Theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011)

 

 

Phụ lục 3. Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh
thủy sản.

(Phụ lục kèm theo Quyết định số 1233/QĐ-BNN-TCTS ngày 11 tháng 4 năm 2016
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

TT

Tên hoá chất, kháng sinh

1

Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng

2

Chloramphenicol

3

Chloroform

4

Chlorpromazine

5

Colchicine

6

Dapsone

7

Dimetridazole

8

Metronidazole

9

Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone)

10

Ronidazole

11

Green Malachite (Xanh Malachite)

12

Ipronidazole

13

Các Nitroimidazole khác

14

Clenbuterol

15

Diethylstilbestrol (DES)

16

Glycopeptides

17

Trichlorfon (Dipterex)

18

Gentian Violet (Crystal violet)

19

Nhóm Fluoroquinolones (cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ)

20

Trifluralin

21

Cypermethrim

22

Deltamethrin

23

Enrofloxacin

 

(Theo Thông tư số 08/VBHN-BNNPTNT ngày 25 tháng 2 năm 2014 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

Phụ lục 4: Danh mục hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh
doanh thủy sản

(Phụ lục kèm theo Quyết định số 1233/QĐ-BNN-TCTS ngày 11 tháng 4 năm 2016
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

TT

Tên hoá chất, kháng sinh

Dư lượng tối đa (MRL)(ppb)

1

Amoxicillin

50

2

Ampicillin

50

3

Benzylpenicillin

50

4

Cloxacillin

300

5

Dicloxacillin

300

6

Oxacillin

300

7

Oxolinic Acid

100

8

Colistin

150

11

Diflubenzuron

1000

12

Teflubenzuron

500

13

Emamectin

100

14

Erythromycine

200

15

Tilmicosin

50

16

Tylosin

100

17

Florfenicol

1000

18

Lincomycine

100

19

Neomycine

500

20

Paromomycin

500

21

Spectinomycin

300

22

Chlortetracycline

100

23

Oxytetracycline

100

24

Tetracycline

100

25

Sulfonamide (các loại)

100

26

Trimethoprim

50

27

Ormetoprim

50

28

Tricainemethanesulfonate

15-330

29

Danofloxacin

100

30

Difloxacin

300

31

Ciprofloxacin

100

32

Sarafloxacin

30

33

Flumequine

600

 

(Theo Thông tư số 08/VBHN-BNNPTNT ngày 25 tháng 2 năm 2014 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 74/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực dược phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định tại Thông tư 55/2024/TT-BYT ngày 31/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung một số điều về gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Thông tư 08/2022/TT-BYT ngày 05/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Quyết định 74/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực dược phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định tại Thông tư 55/2024/TT-BYT ngày 31/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung một số điều về gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Thông tư 08/2022/TT-BYT ngày 05/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Y tế-Sức khỏe, Hành chính, Thực phẩm-Dược phẩm

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi