Tiêu chuẩn TCVN 8021-2:2008 thủ tục đăng ký mã phân định đơn nhất

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8021-2:2008

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8021-2:2008 ISO/IEC 15459-2:2006 Công nghệ thông tin-Mã phân định đơn nhất-Phần 2: Thủ tục đăng ký
Số hiệu:TCVN 8021-2:2008Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Thông tin-Truyền thông
Năm ban hành:2008Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8021-2:2008

ISO/IEC 15459-2:2006

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - MÃ PHÂN ĐỊNH ĐƠN NHẤT - PHẦN 2: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ

Information technology - Unique identifiers - Part 2: Registration procedures

Lời nói đầu

TCVN 8021-2 : 2008 hoàn toàn tương đương ISO/IEC 15459-2 : 2006. TCVN 8021-2 : 2008 do Tiểu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia

TCVN/JTC1/SC31 "Thu thập dữ liệu tự động" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8021 (ISO/IEC 15459) Công nghệ thông tin - Mã phân định đơn nhất, gồm các phần sau:

- TCVN 8021-1 : 2008 (ISO/IEC 15459-1:2006) Phần 1: Mã phân định đơn nhất đối với các đơn vị vận tải;

- TCVN 8021-2 : 2008 (ISO/IEC 15459-2:2006) Phần 2: Thủ tục đăng ký.

Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 15459 Information technology - Unique identifiers, còn các phần sau :

- Part 3: Common rules for unique identifiers;

- Part 4: Unique identifiers for supply chain management.

Lời giới thiệu

Sự phân định đơn nhất có thể xuất hiện ở nhiều cấp khác nhau trong chuỗi cung ứng, tại đơn vị vận tải, tại cấp vật phẩm và tại bất cứ nơi nào. Những thực thể khác biệt như vậy thường được một vài bên xử lý như: người gửi, người nhận, một hay nhiều nhà vận chuyển, cơ quan hải quan,… Mỗi bên phải có khả năng phân định và truy tìm nguồn gốc vật phẩm để có thể giúp tham chiếu đến các thông tin đi kèm như: địa chỉ, số đơn đặt hàng, vật chứa đựng trong vật phẩm, trọng lượng, người gửi, số lô,… Sẽ có những lợi ích đáng kể nếu sự phân định vật phẩm nói trên được thống nhất giữa tất cả các bên liên quan.

Tiêu chuẩn này quy định các thủ tục và trách nhiệm thiết lập mã phân định đơn nhất để quản lý vật phẩm.

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - MÃ PHÂN ĐỊNH ĐƠN NHẤT - PHẦN 2: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ

Information technology - Unique identifiers - Part 2: Registration procedures

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về thủ tục để duy trì mã phân định không mang nghĩa và đơn nhất đối với các ứng dụng trong quản lý vật phẩm, và nêu rõ các trách nhiệm của Cơ quan đăng ký và các tổ chức phát hành.

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với những vật phẩm mà tổ chức ISO đã chỉ định cho cơ quan duy trì hay Cơ quan đăng ký để cung cấp các hệ thống phân định. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với:

- Côngtenơ chở hàng, vì việc mã hóa đơn nhất của chúng được quy định trong ISO 6346 về Côngtenơ chở hàng - Mã hóa, phân định và ghi nhãn;

- Xe tải, vì sự phân định đơn nhất của chúng được quy định trong TCVN 6578 (ISO 3779) về Phương tiện giao thông đường bộ - Mã nhận dạng phương tiện giao thông (VIN) - Nội dung và cấu trúc;

- Sóng vô tuyến của xe ô tô, vì sự phân định đơn nhất của chúng được quy định trong ISO 10486 về Xe ô tô chở khách - Số phân định sóng vô tuyến của xe ô tô (CRIN);

Tiêu chuẩn này cũng không áp dụng cho TCVN 6380 (ISO 2108) về Thông tin và tư liệu - Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách (ISBN) và TCVN 6381 (ISO 3297) về Thông tin và tư liệu - Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN).

chú thích Phạm vi áp dụng của mỗi tiêu chuẩn TCVN 6380 (ISO 2108) và TCVN 6381 (ISO 3297) là phân định đầu sách/ xuất bản phẩm hơn là từng quyển sách và xuất bản phẩm nhiều kỳ. Do vậy, cấp phân định đạt được sẽ ở một mức độ cao hơn so với tính đồng nhất đơn nhất được yêu cầu để phù hợp với tiêu chuẩn này.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 7217-1 (ISO 3166-1), Mã thể hiện tên nước và các vùng lãnh thổ của chúng - Phần 1: Mã nước

ISO/IEC 646, Information technology - ISO 7-bit coded character set for information interchange (Công nghệ thông tin - Bộ ký tự được mã hóa 7-bit theo ISO để trao đổi thông tin)

ISO/IEC 15459-3 Information technology - Unique identifiers - Part 3: Common rules for unique identifiers (Công nghệ thông tin - Mã phân định đơn nhất - Phần 3: Quy tắc chung đối với các mã phân định đơn nhất)

ISO/IEC 19762 (tất cả các phần), Information technology - Automatic identification and data capture (AIDC) techniques - Harmonized vocabulary (Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu thập dữ liệu tự động - Từ vựng đã được hài hòa).

3. Thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa quy định trong ISO/IEC 19762 cùng các thuật ngữ và định nghĩa sau

3.1. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1.1. Loại (class)

Sự ứng dụng các mã phân định đơn nhất xác định cho vật phẩm, đơn vị vận tải, đơn vị vận tải có thể hoàn lại… được thừa nhận là các loại phù hợp với các phần của TCVN 8021 (ISO/IEC 15459).

3.1.2. Vật phẩm (item)

Thực thể vật lý đơn lẻ hoặc một tập hợp xác định các thực thể có sự tồn tại rõ ràng.

3.1.3. Quản lý vật phẩm (item management)

Quá trình được kiểm soát đối với việc sản xuất, lưu kho, phân phối và vận chuyển vật phẩm qua mọi giai đoạn từ khâu chế tạo đến khâu tiêu thụ cuối cùng hoặc đến khi bị loại bỏ.

CHÚ THÍCH Quá trình quản lý vật phẩm có thể bao gồm sự thay đổi về tình trạng hay cấu hình, sự thay đổi về địa điểm hoặc sự thay đổi được kiểm soát hay quan sát được theo thời gian.

3.2. Các từ viết tắt

IA Issuing Agency (Tổ chức phát hành)

IAC Issuing Agency Code (Mã tổ chức phát hành)

CIN Company Identification Number (Mã số phân định công ty) RA Registration Authority (Cơ quan đăng ký)

4. Tổ chức phát hành

4.1. Trách nhiệm

Tổ chức phát hành (IA) phải:

a) cấp những loại mà IA đó có thẩm quyền cho các tổ chức có mong muốn được cấp mã đơn nhất để dùng trong các ứng dụng về quản lý vật phẩm (ví dụ như phân định đơn vị vận tải hay khả năng truy tìm nguồn gốc vật phẩm). Một tổ chức hay công ty riêng mong muốn phát hành các mã phân định đơn nhất phù hợp với tiêu chuẩn này phải thực hiện trách nhiệm này thông qua các tổ chức đỡ đầu như là các hiệp hội thương mại của họ, hay cơ quan nhà nước hoặc tổ chức dịch vụ công;

b) định ra các quy tắc đảm bảo rằng không một nhà phát hành mã phân định đơn nhất nào có thể phát ra mã phân định đơn nhất trùng với mã phân định đơn nhất mà có thể đã được một nhà phát hành khác công bố trong phạm vi một loại nào đó;

c) định ra các quy tắc đảm bảo rằng mọi mã phân định đơn nhất được phát hành theo thẩm quyền của họ phải bắt đầu bằng một trong số các IAC của họ;

CHÚ THÍCH Mục đích của điều này là để đảm bảo rằng, trong phạm vi một loại nào đó, cùng một mã phân định đơn nhất không bao giờ có thể được một nhà phát hành khác cấp, bất kể việc sẽ sử dụng tổ chức nào, để đảm bảo tính minh bạch trong toàn bộ thị trường.

d) định ra các quy tắc sao cho mã phân định đơn nhất chỉ được cấp lại trong phạm vi một loại nào đó sau khi mã phân định đơn nhất đã cấp trước đó không còn hiện hữu đối với mọi người sử dụng. Thời gian cho giai đoạn như vậy tùy thuộc vào môi trường sẽ sử dụng mã phân định đơn nhất.

4.2. Nộp đơn

Tổ chức phát hành phải nộp đơn xin đăng ký và cấp một IAC cho RA, sử dụng mẫu nêu trong Phụ lục B. Mẫu đơn được RA, các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia, Ban thư ký ISO/IEC JTC 1 và Ban thư ký ISO/IEC JTC 1/ SC31 cung cấp theo yêu cầu. RA có thể yêu cầu thông tin bổ sung khi cần làm rõ hơn một vấn đề nào đó. Phải gửi một đơn riêng đối với mỗi IAC xin cấp.

Cơ quan đăng ký theo ISO/IEC 15459 là:

NEN - Nederlands Normalisatie -instituut - Cơ quan đăng ký theo ISO/ IEC 15459

Postbus 5059

2600 GB Delft

Hà Lan

Fax: + 31 15 26 90 242

E-mail: [email protected]

Tổ chức nộp đơn phải:

a) tuân thủ đầy đủ các thủ tục xin cấp IAC như đã quy định trong tiêu chuẩn này;

b) tuân thủ đầy đủ các yêu cầu quy định trong ISO/IEC 15459-3;

c) gửi đến RA mẫu đơn đã điền đầy đủ thông tin (xem Phụ lục B) và nộp phí theo yêu cầu;

d) giữ lại mẫu đơn đã điền đầy đủ thông tin có ghi IAC đã được RA cấp;

e) trong một khoảng thời gian hợp lý, tốt nhất là trong vòng 12 tháng kể từ ngày được cấp IAC, đối với mỗi loại đã được phép, bắt đầu ủy quyền cho bất kỳ tổ chức nào muốn cấp mã phân định đơn nhất sử dụng các IAC đã có;

f) duy trì cơ sở dữ liệu về các tổ chức (các đơn vị thuộc tổ chức) mà IA đã ủy quyền trực tiếp cấp các mã phân định đơn nhất.

4.2.1. Tiêu chí được chấp thuận

Đơn xin cấp IAC phải đáp ứng mọi tiêu chí được chấp thuận như nêu dưới đây và không được tuân theo bất kỳ một tiêu chí không được chấp thuận nào như nêu trong 4.2.2.

Các tiêu chí được chấp thuận là:

a) IAC phải để dùng ngay, tốt nhất là trong vòng 12 tháng kể từ ngày phát hành IAC đó;

b) mã phân định đơn nhất sẽ được phát hành có sử dụng IAC phải để dùng trong môi trường trao đổi mở;

c) tổ chức nộp đơn phải là một thực thể hợp nhất hoạt động riêng rẽ theo điều lệ của pháp luật cụ thể.

4.2.2. Tiêu chí không được chấp thuận

Cơ quan đăng ký sẽ không chấp thuận bất kỳ một đơn xin cấp IAC nào, khi có một trong những vấn đề sau:

a) tổ chức xin đăng ký không trực thuộc một cơ quan đỡ đầu như: một tổ chức thương mại hay là một cơ quan của nhà nước hoặc tổ chức dịch vụ công;

b) mã phân định đơn nhất được phát hành, có sử dụng IAC đã cấp cho tổ chức xin đăng ký, sẽ không được dùng trong môi trường trao đổi mở;

c) IAC sẽ được dùng cho mục đích nào đó không phải là để tạo thuận lợi cho tính đơn nhất của mã phân định đơn nhất trong các ứng dụng về quản lý vật phẩm đối với các loại đã định rõ;

d) không phát hành mã phân định đơn nhất để dùng ngay, ví dụ, trong vòng 12 tháng kể từ ngày phát hành IAC;

e) không đủ tư cách nộp đơn;

f) không đóng đủ phí theo quy định;

g) chưa điền hết thông tin hoặc điền thông tin khó hiểu vào đơn.

4.2.3. Yêu cầu trợ giúp

Khi một đơn xin đăng ký không được chấp thuận, tổ chức nộp đơn xin đăng ký có thể yêu cầu Ban trợ giúp của ISO/IEC JTC1/SC31 (xem Phụ lục A) trợ giúp hoặc, nếu Ban trợ giúp đã không chấp thuận yêu cầu này thì yêu cầu ISO/IEC JTC1/SC31 trợ giúp. Yêu cầu trợ giúp đối với việc không được chấp thuận phải được gửi cho cơ quan phù hợp trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được thư thông báo việc không được chấp thuận.

Khi tổ chức xin đăng ký làm IA đã không được RA chấp thuận, tổ chức phải cung cấp cho Ban trợ giúp thông tin sau để yêu cầu trợ giúp:

a) trình bày điều khoản không được chấp thuận nào (xem 4.2.2) cần xem xét lại và tại sao tổ chức nộp đơn xin đăng ký tin tưởng rằng đơn của mình đáp ứng tiêu chí để phê duyệt;

b) trình bày các điều kiện đặc biệt nhờ đó có thể đáp ứng một yêu cầu cụ thể nào đó của đơn xin đăng ký không được chấp thuận, nhưng yêu cầu này nằm ngoài các thủ tục hiện hành và tiêu chí để phê chuẩn đã nêu trong tiêu chuẩn này.

5. Cơ quan đăng ký

5.1. Trách nhiệm

Cơ quan đăng ký chịu trách nhiệm trước ISO/IEC JTC1/SC 31 và có các trách nhiệm sau:

a) nhận và thông báo đã nhận được đơn từ các tổ chức muốn trở thành IA phù hợp với tiêu chuẩn này (xem 4.2);

b) xử lý đơn xin trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn;

c) trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn, thông báo bằng văn bản cho tổ chức xin đăng ký về tình trạng đăng ký của họ;

d) chấp nhận đăng ký các đơn đáp ứng mọi tiêu chí để được chấp thuận như đã nêu ở 4.2.1 làm IA và cấp IAC trong vòng 30 ngày để từ ngày nhận được đơn;

e) trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn, thông báo cho các tổ chức đăng ký không được chấp nhận kèm theo việc đề cập đến các điều khoản không được chấp thuận liên quan ;

f) trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn, gửi đến Ban trợ giúp các yêu cầu sử dụng nhiều hơn một IAC hoặc bất kỳ đơn nào có trường hợp đặc biệt;

g) khi một đơn xin đăng ký nào đó được chuyển đến Ban trợ giúp, thông báo bằng văn bản cho tổ chức xin đăng ký rằng họ sẽ không nhận được phúc đáp theo đúng khoảng thời gian thông thường và lý do chuyền đơn xin đăng ký của họ đến Ban trợ giúp;

h) thông báo cho Ban trợ giúp bằng văn bản trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn xin đăng ký, nếu đơn đó không được chấp thuận;

i) duy trì cơ sở dữ liệu về thông tin phân định của IA;

j) tiến hành thủ tục đăng ký các IAC (xem 5.4);

k) đệ trình bản sao lưu hồ sơ đăng ký của các IAC, mỗi lần vào các tháng 1 và tháng 7, cho Ban thư ký của ISO/IEC JTC1/SC 31;

l) lưu giữ các bản sao lưu về hồ sơ của tất cả các đơn xin đăng ký đã đệ trình, cùng với tình trạng của mỗi đơn xin.

CHÚ THÍCH RA sẽ tư vấn cho các tổ chức xin đăng ký IAC đã được chấp thuận. Tổ chức xin đăng ký có thể không chỉ yêu cầu một IAC riêng biệt.

5.2. Chỉ định

RA có thể được chỉ định từ một trong số các thành viên của ISO/IEC JTC1/ SC 31 hoặc một cơ quan được ISO/IEC JTC 1/ SC 31 phê chuẩn.

5.3. Từ chức

Nếu RA nhận thấy cần từ chức, phải gửi thông báo trước 12 tháng tới Ban thư ký của ISO/IEC JTC1/SC 31. Ban thư ký của ISO/IEC JTC1/SC 31 phải bắt đầu tìm kiếm một RA mới. Nếu không thể tìm thấy RA mới trong vòng 12 tháng, Ban thư ký của ISO/IEC JTC 1/ SC 31 phải đảm nhận trách nhiệm tạm thời làm RA cho đến khi tìm được cơ quan thay thế.

5.4. Đăng ký các mã tổ chức phát hành (IACs)

RA phải duy trì một cơ sở dữ liệu về thông tin thu được trực tiếp từ mẫu đơn đăng ký.

CHÚ THÍCH RA phải duy trì một bản sao lưu mỗi đơn đăng ký vào hồ sơ.

Dựa vào thông tin chứa trong cơ sở dữ liệu này, RA phải công bố danh sách chính thức về các IAC. Phải công bố danh sách này theo trật tự chữ cái (theo tiếng Anh) về các tên IA, và về các IAC. Danh sách chính thức các IAC là một tài liệu có sẵn, công khai, miễn phí đối với các thành viên quốc gia của ISO/IEC JTC1/SC 31. Phải có sẵn mức phí hợp lý đối với tất cả các bên khác.

Danh sách chính thức về các IAC phải chứa thông tin sau:

a) tên của IA;

b) địa chỉ như đã ghi trên đơn đăng ký;

c) IAC mà RA đã cấp cho IA;

d) sự phân định những loại nào sẽ được IA cấp;

e) sự phân định về cấu trúc mã số được IA dùng cho mỗi loại.

5.5. Cấp IAC

Phải cấp các IAC từ những ký tự chữ cái in hoa A đến Z (A, B, C, D, E, F, G, H, I J, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V, W, X, Y, Z) và từ các ký tự số (0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9).

a) phải dự trữ các IAC từ A đến J cho các tổ chức được cấp một mã ký tự đơn. Những tổ chức này, ngoài các tiêu chí để được chấp thuận như nêu ở 4.2.1, phải đáp ứng các tiêu chí sau:

1) là tổ chức đa quốc gia và được có đại diện ở tất cả các nước thành viên quốc gia của JTC1/ SC 31;

2) có quan hệ liên lạc đối ngoại chính thức với ISO/IEC JTC 1/ SC 31;

3) là tổ chức phi lợi nhuận;

4) có mối quan hệ lâu dài, chính thức với ít nhất năm ngàn nhà phát hành mã phân định đơn nhất.

b) các IAC với ký tự đầu liên là chữ K phải được dự trữ cho việc quản trị dịch vụ công của quốc gia và phải được hoàn thiện với mã nước alpha-2 liên quan như đã công bố trong TCVN 7217-1 (ISO 3166-1). Các tổ chức dịch vụ công muốn sử dụng IAC K phải đăng ký với RA. ứng dụng này phải đi kèm với sự xác nhận từ cơ quan thành viên ISO/IEC quốc gia nếu tại quốc gia đó có cơ quan này;

c) phải dự trữ các IAC với những chữ cái từ L đến U cho các tổ chức được cấp IAC hai ký tự. Những tổ chức này, ngoài các tiêu chí để được chấp thuận như đã nêu ở 4.2.1, phải đáp ứng các tiêu chí sau:

1) được có đại diện ở nhiều hơn ba nước thành viên quốc gia của ISO/IEC JTC1/SC 31;

2) có mối quan hệ chính thức, lâu dài với ít nhất một ngàn nhà phát hành các mã phân định đơn nhất.

d) phải dự trữ các IAC với những chữ cái từ V đến Z cho các tổ chức đã được cấp IAC ba ký tự. Những tổ chức này, ngoài các tiêu chí để được chấp thuận như đã nêu ở 4.2.1, phải đáp ứng các tiêu chí sau:

1) được có đại diện ở nhiều hơn một nước thành viên quốc gia của ISO/IEC JTC1/SC31;

2) có mối quan hệ lâu dài, chính thức với ít nhất một trăm nhà phát hành các mã phân định đơn nhất.

e) GS1 được cấp một khối các IAC từ 0 đến 9 và không tổ chức nào khác được cấp cả một khối kiểu như vậy.

PHỤ LỤC A

(tham khảo)

Ban trợ giúp

A.1. Sự thành lập

Nhằm quản lý có hiệu quả mối quan hệ giữa ISO/IEC JTC 1/SC 31 và RA, Tiểu Ban kỹ thuật ISO/IEC JTC 1/SC 31 đã thành lập một Ban trợ giúp.

Ban trợ giúp phải bao gồm:

A.1.1. Đại diện của RA là thành viên không bỏ phiếu của Ban trợ giúp và phải tham dự mọi cuộc họp;

A.1.2. Người triệu tập của Ban trợ giúp là thành viên không bỏ phiếu của Ban trợ giúp, do thành viên P của ISO/IEC JTC1/SC 31 chỉ định;

A.1.3. Thư ký của Ban trợ giúp là thành viên không bỏ phiếu của Ban trợ giúp, do thành viên P của ISO/IEC JTC 1/SC 31 chỉ định.

Ngoài ra, mỗi thành viên P của ISO/IEC JTC 1/SC 31 được quyền bổ nhiệm một đại biểu và một người dự khuyết vào Ban trợ giúp. Người dự khuyết có thể tham dự mọi cuộc họp nhưng chỉ được quyền bỏ phiếu khi vắng mặt người là đại biểu chính thức.

A.2. Trách nhiệm

Trách nhiệm của Ban trợ giúp là:

A.2.1. Trợ giúp xem xét các tiêu chí để RA chấp thuận và không chấp thuận đơn xin IAC của một IA nào đó (xem 4.2.1 và 4.2.2).

A.2.2. Xử lý trong vòng 60 ngày từ khi nhận được bất kỳ chất vấn nào phát sinh từ RA.

A.3. Thủ tục bỏ phiếu

Mọi yêu cầu trợ giúp sẽ được chuyển đến Ban trợ giúp để bỏ phiếu kín qua bưu điện (nếu người triệu tập cho rằng vấn đề xét đến cần phải bỏ phiếu kín). Nếu việc bỏ phiếu kín qua bưu điện không thành công, người triệu tập có thể quyết định triệu tập một cuộc họp. Số đại biểu quy định của cuộc họp sẽ là những đại diện nêu trên, cần có đa số phiếu bầu để xem xét lại quyết định của RA.

Nếu Ban trợ giúp không thể giải quyết được vấn đề nêu trên sau khi bỏ phiếu kín tại cuộc họp, phải chuyển vấn đề không giải quyết được đó đến ISO/IEC JTC 1/SC 31.

PHỤ LỤC B

(tham khảo)

Đơn xin cấp mã tổ chức phát hành (IAC)

Đơn này được đệ trình tuân thủ theo TCVN 8021 (ISO/IEC 15459).

A. Phần thông tin do người nộp đơn (IA) điền

Tên tổ chức (tối đa 40 ký tự). Có thể viết tắt khi cần.

Địa chỉ (tối đa 60 ký tự), bắt đầu là tên đường phố, thành phố. Có thể viết tắt khi cần.

Người liên hệ chính trong tổ chức                                                                    Chức danh

E-mail

Số điện thoại

Số fax

Tình trạng pháp lý của tổ chức

Ngày dự định sử dụng IAC

Số kỳ vọng về các nhà phát hành mã phân định đơn nhất

Số kỳ vọng về các mã phân định đơn nhất được phát hành hàng năm

Danh mục các nước được làm đại diện (kèm trong một tờ rời)

Xác nhận về việc không vì mục đích lợi nhuận (nếu yêu cầu IAC loại một ký tự)

Địa chỉ để gửi thư/ hóa đơn

(Trình bày riêng trên một (hay nhiều) tờ rời) Đối với mỗi loại cần sử dụng mã, cần nêu chi tiết các điều khoản do người nộp đơn lập ra để đảm bảo tính phù hợp với tiêu chuẩn này (được yêu cầu để đảm bảo sự phù hợp với trách nhiệm của IA (4.1)). Ví dụ: mô tả về chức năng đối với việc áp dụng, cấu trúc, quy tắc để ngăn ngừa việc một nhà phát hành khác tái phát hành mã phân định đơn nhất và chu kỳ phát hành lại.

(Trình bày riêng trên một tờ rời) Các chi tiết về phí và các điều kiện áp đặt đối với người sử dụng IAC (được yêu cầu để đảm bảo sự phù hợp với trách nhiệm của IA (4.1))

SỐ VAT CỦA NGƯỜI NỘP ĐƠN nếu có

Chúng tôi đăng ký để được cấp một IAC và công bố rằng việc sử dụng IAC là phù hợp với tiêu chuẩn này.

Ký tên/ ngày

Hãy gửi đơn này tới:

Cơ quan đăng ký

NEN - Nederlands Normalisatie-instituut - Cơ quan có thẩm quyền đăng ký ISO/IEC 15459

Posbus 5059

2600 GB Delft

Hà Lan

Fax: + 31 15 26 90 242

E-mail: [email protected]

B. Phần thông tin do RA điền

Ngày nhận đơn:

IAC

IAC được phát hành ngày

Các loại được phép

Ký tên/ ngày

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 6380 (ISO 2108), Thông tin và tư liệu - Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách (ISBN)

[2] TCVN 6381 (ISO 3297), Thông tin và tư liệu - Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN).

[3] TCVN 6578 (ISO 3779), Phương tiện giao thông đường bộ - Mã nhận dạng phương tiện giao thông (VIN) - Nội dung và cấu trúc

[4] TCVN 8020 (ISO/IEC 15418), Công nghệ thông tin - Số phân định ứng dụng GS1 và mã phân định dữ liệu thực tế và việc duy trì

[5] ISO/IEC Directives, Part 2: Rules for the structure and drafting of International Standards, 2004 (Các hướng dẫn của ISO/IEC, Phần 2: Các quy tắc đối với cấu trúc và việc viết dự thảo tiêu chuẩn quốc tế, 2004)

[6] ISO 6346, Freight containers - Coding, identification and marking (Côngtenơ chở hàng - Việc mã hóa, phân định và ghi nhãn)

[7] ISO 9834-1, Information technology - Open systems interconnection - Procedures for the operation of OSI registration authorities: General procedures and top arcs of the ASN.1 object identifier tree (Công nghệ thông tin - Hệ thống kết nối mở - Quy trình hoạt động của các tổ chức đăng ký OSI: Thủ tục chung và các cung trên cùng của biểu đồ hình cây về số phân định vật thể ASN.1)

[8] ISO 10486, Passenger cars - Car radio identification number (CRIN) (Ô tô chở khách - Số phân định sóng vô tuyến của xe ô tô (CRIN))

[9] ISO 15394, Packaging - Bar code and two-dimensional symbols for shipping, transport and receiving labels (Đóng gói - Mã vạch và mã hai chiều đối với việc vận chuyển hàng, vận tải và nhãn nhận hàng).

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt

3.1. Thuật ngữ và định nghĩa

3.2. Các từ viết tắt

4. Tổ chức phát hành

4.1. Trách nhiệm

4.2. Ứng dụng

5. Cơ quan đăng ký

5.1. Trách nhiệm

5.2. Chỉ định

5.3. Từ chức

5.4. Đăng ký các mã tổ chức phát hành (IACs)

5.5. Cấp IAC

Phụ lục A (tham khảo) Ban trợ giúp

Phụ lục B (tham khảo) Đơn xin cấp mã tổ chức phát hành (IAC)

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi