Quyết định 1361/QĐ-BXD 2022 Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng, phiên bản 2.2
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
BỘ XÂY DỰNG Số: 1361/QĐ-BXD | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ BỘ XÂY DỰNG, PHIÊN BẢN 2.2
__________________
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 52/2022/NĐ-CP ngày 08/8/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;
Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;
Căn cứ Quyết định số 1351/QĐ-BXD ngày 14/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng, phiên bản 2.1;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Thông tin.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng, phiên bản 2.2”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ BỘ XÂY DỰNG PHIÊN BẢN 2.2
(Ban hành kèm theo Quyết định số ……/QĐ-BXD ngày …./…./2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
MỤC LỤC
I - MỤC ĐÍCH, PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Mục đích
2. Phạm vi áp dụng
II - TẦM NHÌN KIẾN TRÚC
2.1 Mục tiêu cụ thể xây dựng Chính phủ số tại Bộ Xây dựng
2.1.1 Cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội
2.1.2 Huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội
2.1.3 Vận hành tối ưu các hoạt động của cơ quan nhà nước
2.2 Nhiệm vụ cụ thể về xây dựng Chính phủ số tại Bộ Xây dựng
III - NGUYÊN TẮC KIẾN TRÚC
IV - KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH
1. Mục tiêu tổng quát
2. Mục tiêu cụ thể
2.2 Huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội
2.3 Vận hành tối ưu các hoạt động của cơ quan Bộ Xây dựng
2.4 Bảo đảm an toàn và bảo mật thông tin
V - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ SỐ
1. Hoàn thiện môi trường pháp lý
2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật
3. Phát triển các hệ thống nền tảng
4. Phát triển dữ liệu
5. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ
5.1 Phát triển các ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ hoạt động nội bộ các cơ quan nhà nước
5.2 Phát triển ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
6. Đảm bảo an toàn thông tin
7. Phát triển nguồn nhân lực
VI - KIẾN TRÚC HIỆN TẠI
1. Kiến trúc nghiệp vụ
1.1 Bảng danh sách nghiệp vụ tin học hóa khả thi
1.2 Quy trình nghiệp vụ
1.2.1 Quy trình nghiệp vụ dịch vụ công Bộ Xây dựng
1.1.2 Nhóm quy trình nghiệp vụ quản trị hành chính, văn phòng
1.2.3 Nghiệp vụ quản lý đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức
1.2.4 Nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra
1.2.5 Nghiệp vụ hợp tác quốc tế
1.2.6 Nghiệp vụ chuyên ngành về quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc
1.2.7 Nghiệp vụ chuyên ngành về quản lý phát triển đô thị
1.2.8 Nghiệp vụ chuyên ngành về quản lý hạ tầng kỹ thuật
1.2.9 Nghiệp vụ chuyên ngành về quản lý về nhà ở
1.2.10 Nghiệp vụ chuyên ngành về quản lý về thị trường bất động sản
1.2.11 Nghiệp vụ chuyên ngành quản lý vật liệu xây dựng
1.2.12 Nghiệp vụ chuyên ngành quản lý về an toàn kỹ thuật trong thi công xây dựng
1.2.13 Nghiệp vụ chuyên ngành quản lý về bảo vệ môi trường
1.2.14 Nghiệp vụ chuyên ngành quản lý về khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông
1.3 Bảng tổng hợp yêu cầu trao đổi thông tin, dữ liệu
1.4 Sơ đồ quy trình xử lý nghiệp vụ liên thông
1.4.1 Sơ đồ tổng quát
1.4.2 Mối quan hệ giữa Bộ Xây dựng với các bộ, ngành, địa phương khác 68
1.4.3 Mô hình liên thông nghiệp vụ trong nhóm quản lý hoạt động xây dựng
1.4.4 Mô hình liên thông nghiệp vụ trong nhóm nghiệp vụ Quy hoạch xây dựng và kiến trúc
1.4.5 Mô hình liên thông nghiệp vụ trong nhóm nghiệp vụ nhà ở, nhà công vụ, công sở và thị trường bất động sản
1.4.6 Mô hình liên thông nghiệp vụ trong nhóm nghiệp vụ hạ tầng kỹ thuật và phát triển đô thị
1.4.7 Mô hình liên thông nghiệp vụ trong nhóm nghiệp vụ kinh tế và vật liệu xây dựng
2. Kiến trúc ứng dụng
2.1 Hiện trạng ứng dụng đang sử dụng
2.1.1 Dịch vụ công trực tuyến
2.1.2 Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng, các đơn vị trực thuộc và các trang thông tin điện tử phục vụ công tác quản lý, điều hành của Bộ
2.1.3 Hệ thống thông tin phục vụ công tác hành chính văn phòng
2.1.4 Các hệ thống do Chính phủ triển khai từ trung ương đến địa phương 97
2.1.5 Các hệ thống do Bộ Xây dựng triển khai từ trung ương đến địa phương
2.2 Nhu cầu phát triển hoặc nâng cấp các thành phần ứng dụng
2.2.1 Dịch vụ công trực tuyến
2.2.2 Hệ thống thông tin hành chính, văn phòng
2.2.3 Hệ thống thông tin nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra
2.2.4 Hệ thống thông tin nghiệp vụ hợp tác quốc tế
2.2.5 Hệ thống thông tin nghiệp vụ Đảng, Đoàn thể
2.2.6 Hệ thống thông tin chuyên ngành xây dựng
3. Kiến trúc dữ liệu
3.1 Hiện trạng các cơ sở dữ liệu
3.1.1 Danh sách cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý và điều hành
3.1.2 Cơ sở dữ liệu dùng chung của Bộ Xây dựng
3.2 Hiện trạng kết nối, chia sẻ dữ liệu
3.3 Nhu cầu xây dựng các cơ sở dữ liệu hoặc kết nối, chia sẻ dữ liệu
4. Kiến trúc Công nghệ
4.1 Mạng kết nối
4.1.1 Kết nối Internet
4.1.2 Mạng LAN nội bộ
4.1.3 Kết nối không dây, mạng wifi tổng thể Bộ Xây dựng
4.1.4 Thiết bị mạng
4.2 Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ Xây dựng
4.2.1 Mô hình triển khai
4.2.2 Phân vùng logic
4.2.3 Phân vùng vật lý
4.3 Hạ tầng máy tính và thiết bị văn phòng tại các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng
4.3.1 Mô hình triển khai
4.3.2 Thống kê số liệu máy tính và thiết bị văn phòng tổng hợp
4.4 Hạ tầng kỹ thuật công nghệ phục vụ xây dựng các nền tảng ứng dụng
4.5 Hạ tầng IP-V6
5. Kiến trúc An toàn thông tin
5.1 Mô hình An toàn thông tin
5.1.1 Mô hình an toàn thông tin tại trung tâm dữ liệu
5.1.2 Mô hình an toàn thông tin tại các đơn vị trực thuộc
5.1.3 Mô hình an toàn thông tin áp dụng cho CBCCVC
5.2 Chính sách An toàn thông tin
5.2.1 Các văn bản quy phạm pháp luật về An toàn và bảo mật thông tin
5.2.2 Thành phần tham chiếu chính sách an toàn thông tin
5.3 Giải pháp đảm bảo An toàn thông tin đang áp dụng
5.3.1 Giải pháp quản lý tập trung, toàn diện
5.3.2 Giải pháp chính sách an toàn
5.3.3 Giải pháp mạng an toàn
5.3.4 Giải pháp thiết bị an toàn
5.3.5 Giải pháp ứng dụng an toàn
5.4 Tiêu chuẩn kỹ thuật về An toàn thông tin
5.4.1 Tiêu chuẩn ISO 27001
5.4.2 Tiêu chuẩn an toàn thông tin mạng tham khảo theo mô hình NIST của Hoa Kỳ
5.4.3 Tiêu chuẩn an toàn thông tin trong nước
5.5 Đánh giá ưu, nhược điểm và hạn chế của mô hình hiện tại
6. Ưu điểm, hạn chế
VII - KIẾN TRÚC MỤC TIÊU
1. Sơ đồ tổng quát Chính phủ điện tử
1.1 Sơ đồ mô hình Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng
1.2 Mô tả các thành phần trong mô hình Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng
1.2.1 Lớp người sử dụng
1.2.2 Lớp giao diện
1.2.3 Lớp ứng dụng - dịch vụ
1.2.4 Lớp nền tảng dữ liệu tích hợp và chia sẻ dùng chung
1.2.5 Lớp Cơ sở dữ liệu
1.2.6 Lớp hạ tầng kỹ thuật
1.2.7 Chính sách, chỉ đạo, điều hành
2. Kiến trúc Nghiệp vụ
2.1 Nguyên tắc Nghiệp vụ
2.2 Danh mục nghiệp vụ
2.2.1 Bảng danh mục các nghiệp vụ của Bộ Xây dựng
2.2.2 Bảng tổng hợp danh mục nghiệp vụ tin học hóa khả thi
2.2.3 Mô hình tham chiếu nghiệp vụ Bộ Xy dựng
2.3 Kế hoạch hoạt động nghiệp vụ
2.3.1 Kế hoạch thực hiện nhóm nghiệp vụ thủ tục hành chính
2.3.2 Kế hoạch thực hiện nhóm nghiệp vụ quản lý hành chính, nội bộ
2.3.3 Kế hoạch thực hiện nhóm nghiệp vụ chuyên ngành
2.4 Sơ đồ quy trình nghiệp vụ
2.4.1 Mô hình quy trình nghiệp vụ thủ tục hành chính (dịch vụ công) trực tuyến
2.4.2 Sơ đồ quy trình nghiệp vụ hành chính, nội bộ
2.4.3 Sơ đồ quy trình nghiệp vụ chuyên ngành
2.5 Sơ đồ liên thông nghiệp vụ
2.6 Sơ đồ tổ chức các cơ quan nhà nước thuộc Bộ
2.6.1 Vụ Quy hoạch - Kiến trúc
2.6.2 Vụ Vật liệu xây dựng
2.6.3 Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường
2.6.4 Vụ Kế hoạch - Tài chính
2.6.5 Vụ Pháp chế
2.6.6 Vụ Hợp tác quốc tế
2.6.7 Vụ Tổ chức cán bộ
2.6.8 Văn phòng Bộ
2.6.9 Thanh tra Bộ Xây dựng
2.6.10 Cục Kinh tế xây dựng
2.6.11 Cục Quản lý hoạt động xây dựng
2.6.12 Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
2.6.13 Cục Phát triển đô thị
2.6.14 Cục Hạ tầng kỹ thuật
2.6.15 Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản
2.6.16 Trung tâm Thông tin
3. Kiến trúc Dữ liệu
3.1 Nguyên tắc dữ liệu
3.2 Danh mục các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Bộ Xây dựng cần xây dựng và triển khai
3.2.1. Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia
3.2.2 Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung
3.2.3 Danh mục cơ sở dữ liệu hành chính văn phòng
3.2.4 Danh mục cơ sở dữ liệu nhân sự
3.2.5 Danh mục cơ sở dữ liệu thanh tra, kiểm tra
4. Kiến trúc Ứng dụng
4.1 Nguyên tắc Ứng dụng
4.2 Sơ đồ ứng dụng tổng thể
4.3 Sơ đồ giao diện ứng dụng
4.4 Sơ đồ giao tiếp ứng dụng
4.5 Ma trận quan hệ ứng dụng - ứng dụng
4.6 Sơ đồ tích hợp ứng dụng
4.6.1 Phương thức kết nối để khai thác thông tin, dữ liệu
4.6.2 Trình tự kết nối kỹ thuật
4.6.3 Các thành phần cơ bản của trục tích hợp liên thông và chia sẻ dữ liệu cấp Bộ của Bộ Xây dựng
4.7 Các yêu cầu về đảm bảo chất lượng
4.8 Các yêu cầu về duy trì hệ thống ứng dụng
4.9 Danh sách ứng dụng
4.9.1 Danh sách ứng dụng dịch vụ công trực tuyến và một cửa điện tử
4.9.2 Danh sách ứng dụng nghiệp vụ hành chính, văn phòng
4.9.3 Danh sách ứng dụng nghiệp vụ quản lý cán bộ
4.9.4 Danh sách ứng dụng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra
4.9.5 Danh sách ứng dụng nghiệp vụ hợp tác quốc tế
4.9.6 Danh sách ứng dụng nghiệp vụ công tác Đảng, Đoàn thể
4.9.7 Danh sách ứng dụng nghiệp vụ chuyên ngành
5. Kiến trúc Kỹ thuật - công nghệ
5.1 Nguyên tắc kỹ thuật - công nghệ
5.2 Sơ đồ mạng
5.2.1 Sơ đồ kết nối mạng tổng thể tại Bộ Xây dựng
5.2.2 Sơ đồ mạng không dây
5.3 Hạ tầng Trung tâm dữ liệu / phòng máy chủ
5.4 Danh mục các tiêu chuẩn kỹ thuật
5.5 Dự báo công nghệ
6. Kiến trúc An toàn thông tin
6.1 Nguyên tắc an toàn thông tin
6.2 Các thành phần đảm bảo An toàn thông tin
6.3 Mô hình an toàn thông tin
6.3.1 Mô hình an toàn thông tin Bộ Xây dựng
6.3.2 Các thành phần bảo đảm an toàn thông tin
6.3.3 Mô hình tổ chức “04 lớp” bảo đảm an toàn thông tin
6.4 Phương án đảm bảo An toàn thông tin
6.4.1 Phương án đảm bảo an toàn mạng
6.4.2 Phương án đảm bảo an toàn máy chủ
6.4.3 Phương án đảm bảo an toàn ứng dụng
6.4.4 Phương án kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin
6.5 Phương án quản lý An toàn thông tin
6.6 Phương án dự phòng thảm họa
6.7 Phương án giám sát liên tục công tác đảm bảo An toàn thông tin
6.7.1 Mô hình tổng quát trung tâm quản lý, giám sát điều hành SOC
6.7.2 Các thành phần của trung tâm quản lý, giám sát điều hành SOC
6.8 Phương án đánh giá, duy trì công tác đảm bảo An toàn thông tin
VIII - PHÂN TÍCH KHOẢNG CÁCH
1. Dịch vụ công trực tuyến
2. Nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu dùng chung (LGSP) Bộ Xây dựng
3. Khoảng cách về Kiến trúc ứng dụng
4. Khoảng cách về Kiến trúc dữ liệu
5. Khoảng cách về Kiến trúc công nghệ - kỹ thuật
6. Khoảng cách về Kiến trúc an toàn thông tin
IX - TỔ CHỨC TRIỂN KHAI
1. Danh sách các nhiệm vụ
1.1 Nhóm nhiệm vụ hoàn thiện môi trường pháp lý
1.2 Nhóm nhiệm vụ phát triển hạ tầng kỹ thuật
1.3 Nhóm nhiệm vụ phát triển các hệ thống nền tảng
1.4 Nhóm nhiệm vụ phát triển ứng dụng và cơ sở dữ liệu
1.5 Nhóm nhiệm vụ đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin
1.6 Nhóm nhiệm vụ phát triển nguồn lực
1.7 Nhóm nhiệm vụ khác
2. Lộ trình triển khai các nhiệm vụ
2.1 Các nhiệm vụ thực hiện triển khai trong giai đoạn 2021 - 2023
2.1.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý
2.1.2 Phát triển hạ tầng kỹ thuật
2.1.3 Phát triển các hệ thống nền tảng
2.1.4 Phát triển dữ liệu
2.1.5 Phát triển ứng dụng, dịch vụ
2.1.6 Đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin
2.1.7 Nhóm nhiệm vụ khác
2.2 Các nhiệm vụ thực hiện triển khai trong giai đoạn 2024 - 2025
2.2.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý
2.2.2 Phát triển hạ tầng kỹ thuật
2.2.3 Phát triển các hệ thống nền tảng
2.2.4 Phát triển dữ liệu
2.2.5 Đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin
2.2.6 Nhóm nhiệm vụ khác
3. Giải pháp quản trị kiến trúc
4. Giải pháp về nguồn nhân lực
5. Giải pháp về cơ chế, chính sách
6. Giải pháp về tài chính
X - PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Mô hình tham chiếu nghiệp vụ Bộ Xây dựng
1. Giới thiệu chung
2. Cấu trúc mô hình tham chiếu nghiệp vụ
2.1 BRM001: Miền nghiệp vụ kinh tế - xã hội
2.2 BRM002: Miền nghiệp vụ Xã hội
2.3 BRM004: Miền nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động của Chính phủ
2.4 BRM005: Miền nghiệp vụ quản lý nguồn lực
Phụ lục 2: Danh sách dịch vụ công trực tuyến Bộ Xây dựng kết nối liên thông đến cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia
Phụ lục 3: Danh sách các quyết định về việc ban hành hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính tại Bộ Xây dựng
Phụ lục 04: Hình ảnh mô hình kết nối liên thông nghiệp vụ Bộ Xây dựng
XI - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt | Định nghĩa |
ATLĐ | An toàn lao động |
ATTT | An toàn thông tin |
BXD | Bộ Xây dựng |
CCVC | Công chức viên chức |
CCHN | Chứng chỉ hành nghề |
CLCT | Chất lượng công trình |
CNTT | Công nghệ thông tin |
CPĐT | Chính phủ điện tử |
CQNN | Cơ quan nhà nước |
CCHC | Cải cách hành chính |
CSDL | Cơ sở dữ liệu |
CSDLQG | Cơ sở dữ liệu quốc gia |
ĐKDN | Đăng ký doanh nghiệp |
CMND | Chứng minh nhân dân |
DMDC | Danh mục dùng chung |
DVC | Dịch vụ công |
DVCTT | Dịch vụ công trực tuyến |
EA | Kiến trúc tổng thể (Enterprise Architecure) |
ESB | Trục liên thông (Enterprise Service Bus) |
GĐ | Giám định |
GD&ĐT | Giáo dục và đào tạo |
HĐXD | Hoạt động xây dựng |
HTKT | Hạ tầng kỹ thuật |
HTTT | Hệ thống thông tin |
KH&ĐT | Kế hoạch và đầu tư |
KHCN | Khoa học công nghệ |
LGSP | Nền tảng tích hợp dịch vụ CPĐT cấp Bộ |
NGSP | Nền tảng tích hợp dịch vụ CPĐT cấp Quốc gia |
PTĐT | Phát triển đô thị |
QLNN | Quản lý nhà nước |
SOA | Kiến trúc hướng dịch vụ |
TT&TT | Thông tin và truyền thông |
TTBĐS | Thị trường Bất động sản |
TTĐT | Thông tin điện tử |
TTHC | Thủ tục hành chính |
THDL | Tích hợp dữ liệu |
TTTT | Trung tâm thông tin |
TSLCD | Truyền số liệu chuyên dụng |
UBND | Ủy ban nhân dân |
VB&ĐH | Văn bản và điều hành |
VLXD | Vật liệu xây dựng |
VNSW | Cổng Thông tin một cửa quốc gia |
XD | Xây dựng |
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 001: Mô hình tổng quan quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến
Hình 002: Mô hình nghiệp vụ số hóa kết quả thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa
Hình 003: Mô hình nghiệp vụ số hóa kết quả thủ tục hành chính tại đơn vị chuyên môn thực hiện thủ tục hành chính
Hình 004: Mô hình nghiệp vụ số hóa kết quả thủ tục hành chính trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính đối với các kết quả thủ tục hành chính do Bộ ký
Hình 005: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ công tác văn thư Bộ Xây dựng
Hình 006: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ công tác lưu trữ hồ sơ
Hình 007: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý cơ sở vật chất của Bộ Xây dựng
Hình 008: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý trang thiết bị văn phòng
Hình 009: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ kế toán tài chính
Hình 010: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ thuế
Hình 011: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý ngân sách, kho bạc
Hình 012: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ báo cáo thống kê ngành xây dựng
Hình 013: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ báo cáo thống kê nhà ở và thị trường bất động sản
Hình 014: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý hồ sơ cán bộ công chức
Hình 015: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý hồ sơ cán bộ viên chức
Hình 016: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý hồ sơ cán bộ hợp đồng
Hình 017: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý thông tin đơn vị trực thuộc
Hình 018: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý thông tin thi đua, khen thưởng
Hình 019: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý kế hoạch thanh tra, kiểm tra
Hình 020: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý thông tin đoàn thanh tra
Hình 021: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý thông tin đối tượng thanh tra, kiểm tra
Hình 022: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý thông tin đoàn ra, đoàn vào
Hình 023: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý thông tin chương trình, đề án, dự án do nguồn vốn nước ngoài tài trợ triển khai tại Việt Nam
Hình 024: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý thông tin hội nghị, hội thảo quốc tế ngành xây dựng
Hình 025: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý công khai thông tin quy hoạch
Hình 026: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý cơ sở về quy hoạch kiến trúc
Hình 027: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý thông tin chương trình, dự án, đề án trọng điểm cấp quốc gia
Hình 028: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý thông tin đô thị được công nhận theo tiêu chí loại đô thị trong toàn quốc
Hình 029: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý thông tin cấp nước sạch cho khu đô thị, khu công nghiệp
Hình 030: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý thoát nước thải tại khu đô thị, khu công nghiệp
Hình 031: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý chất thải rắn
Hình 032: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý hạ tầng chiếu sáng đô thị
Hình 033: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý hạ tầng cây xanh đô thị
Hình 034: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý nghĩa trang, cơ sở hỏa táng
Hình 035: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý nhà ở công vụ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Xây dựng
Hình 036: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ điều tra, khảo sát về nhà ở trong phạm vi nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Hình 037: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý thông tin trụ sở các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị xã hội trong toàn quốc
Hình 038: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý thông tin sàn giao dịch bất động sản trong toàn quốc
Hình 039: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý thông tin trụ sở các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị xã hội trong toàn quốc
Hình 040: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý thông tin nguồn khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu trong toàn quốc
Hình 041: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý, kiểm định chất lượng thiết bị, vật tư ngành xây dựng
Hình 042: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ đào tạo, bồi dưỡng, sát hạch kiểm định viên kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
Hình 043: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý chứng nhận các đơn vị, tổ chức đủ điều kiện kiểm định
Hình 044: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ báo cáo thống kê về môi trường ngành xây dựng
Hình 045: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý đề án, dự án, nhiệm vụ tiết kiệm năng lượng ngành xây dựng
Hình 046: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý thông tin nhiệm vụ khoa học công nghệ và môi trường
Hình 047: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ quản lý thông tin đề tài, dự án, nhiệm vụ công nghệ thông tin
Hình 048: Mô hình xử lý nghiệp vụ liên thông Bộ Xây dựng
Hình 049: Mô hình liên thông nghiệp vụ trong nhóm nghiệp vụ quản lý hoạt động xây dựng
Hình 050: Mô hình liên thông nghiệp vụ trong nhóm nghiệp vụ quy hoạch kiến trúc
Hình 051: Mô hình liên thông nghiệp vụ trong nhóm nghiệp vụ nhà ở, nhà công vụ, công sở và thị trường bất động sản
Hình 052: Mô hình liên thông nghiệp vụ trong nhóm nghiệp vụ hạ tầng kỹ thuật và phát triển đô thị
Hình 053: Mô hình liên thông nghiệp vụ trong nhóm nghiệp vụ kinh tế và vật liệu xây dựng
Hình 054: Các thành phần chính của Cổng dịch vụ công trực tuyến và phần mềm một cửa điện tử Bộ Xây dựng
Hình 55: Sơ đồ kết nối Internet tổng quan của Bộ Xây dựng
Hình 56: Sơ đồ tổng quan mạng LAN nội bộ của Bộ Xây dựng
Hình 57: Sơ đồ mạng máy tính ngang hàng peer-to-peer tại Bộ Xây dựng
Hình 58: Sơ đồ tổng quan mạng LAN nội bộ của một đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng
Hình 59: Sơ đồ kết nối Internet không dây tổng quan của Bộ Xây dựng
Hình 60: Sơ đồ mô hình triển khai hệ thống phân vùng mạng tại Bộ Xây dựng
Hình 61: Sơ đồ kết nối vùng hoạt động cân bằng tải
Hình 62: Sơ đồ giải pháp công nghệ lưu trữ SAN
Hình 63: Sơ đồ kết nối mạng ngang hàng tại các đơn vị trực thuộc Bộ
Hình 64: Mô hình đảm bảo an toàn thông tin tại Trung tâm dữ liệu Bộ Xây dựng
Hình 65: Mô hình đảm bảo an toàn thông tin tại các đơn vị trực thuộc Bộ
Hình 66: Mô hình đảm bảo an toàn thông tin cho từng cán bộ công chức, viên chức
Hình 67: Mô hình tổng quan ISO 27001:2005 giai đoạn kế hoạch
Hình 68: Sơ đồ mối liên hệ giữa các tiêu chuẩn trong họ ISO/IEC 27000
Hình 069: Mô hình Kiến trúc chính phủ điện tử Bộ Xây dựng
Hình 070: Lớp người sử dụng trong Mô hình kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng mục tiêu
Hình 071: Lớp giao diện trong Mô hình kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng mục tiêu
Hình 072: Lớp ứng dụng, dịch vụ trong Mô hình kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng mục tiêu
Hình 073: Mô hình tổng quát trục tích hợp và chia sẻ dữ liệu dùng chung Bộ Xây dựng (LGSP) trong Mô hình Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng mục tiêu
Hình 074: Mô hình chi tiết nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu dùng chung
Hình 075: Lớp Cơ sở dữ liệu trong Mô hình Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng mục tiêu
Hình 076: Lớp Hạ tầng kỹ thuật trong Mô hình Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng mục tiêu
Hình 077: Lớp Chỉ đạo, điều hành, chính sách trong Mô hình Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng mục tiêu
Hình 078: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ thủ tục hành chính
Hình 079: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ hành chính nội bộ
Hình 080: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ chuyên ngành
Hình 081: Sơ đồ tổng quát mô hình liên thông nghiệp vụ Bộ Xây dựng
Hình 082: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng
Hình 083: Mô hình dữ liệu quan hệ của cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng
Hình 084: Mô hình dữ liệu quan hệ của cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà ở và thị trường bất động sản
Hình 085: Mô hình dữ liệu quan hệ của cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch xây dựng và kiến trúc
Hình 086: Mô hình dữ liệu quan hệ của cơ sở dữ liệu tài khoản người sử dụng và xác thực thông tin
Hình 087: Mô hình dữ liệu quan hệ của cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính
Hình 088: Mô hình dữ liệu quan hệ cơ sở dữ liệu thanh toán trực tuyến
Hình 089: Mô hình dữ liệu quan hệ cơ sở dữ liệu văn bản
Hình 090: Mô hình dữ liệu quan hệ cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ điện tử
Hình 091: Mô hình dữ liệu quan hệ cơ sở dữ liệu cơ sở vật chất
Hình 092: Mô hình dữ liệu quan hệ cơ sở dữ liệu trang thiết bị văn phòng
Hình 093: Mô hình dữ liệu quan hệ cơ sở dữ liệu cán bộ công chức
Hình 094: Mô hình dữ liệu quan hệ cơ sở dữ liệu cán bộ viên chức
Hình 095: Mô hình dữ liệu quan hệ cơ sở dữ liệu cán bộ hợp đồng
Hình 096: Mô hình dữ liệu quan hệ cơ sở dữ liệu đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng
Hình 097: Mô hình dữ liệu quan hệ cơ sở dữ liệu thi đua khen thưởng
Hình 098: Mô hình dữ liệu quan hệ cơ sở dữ liệu kế hoạch thanh tra, kiểm tra
Hình 099: Mô hình dữ liệu quan hệ cơ sở dữ liệu đoàn thanh tra, kiểm tra
Hình 100: Mô hình dữ liệu quan hệ cơ sở dữ liệu đối tượng thanh tra, kiểm tra
Hình 101: Mô hình dữ liệu quan hệ cơ sở dữ liệu đoàn công tác
Hình 102: Mô hình dữ liệu quan hệ cơ sở dữ liệu chương trình, đề án, dự án thực hiện tại Việt Nam do quốc tế tài trợ
Hình 103: Mô hình dữ liệu quan hệ cơ sở dữ liệu hội thảo, hội nghị quốc tế
Hình 104: Mô hình dữ liệu thông tin dự án, công trình
Hình 105: Mô hình dữ liệu hạ tầng kỹ thuật và phát triển đô thị
Hình 106: Mô hình dữ liệu cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Hình 107: Mô hình dữ liệu đào tạo nghiệp vụ định giá xây dựng
Hình 108: Mô hình dữ liệu chỉ số giá xây dựng
Hình 109: Mô hình dữ liệu định mức xây dựng
Hình 110: Mô hình dữ liệu suất vốn đầu tư, giá xây dựng
Hình 111: Mô hình dữ liệu đơn giá giá xây dựng
Hình 112: Mô hình dữ liệu giá dịch vụ công ích đô thị
Hình 113: Sơ đồ ứng dụng tổng thể Bộ Xây dựng
Hình 114: Sơ đồ giao tiếp ứng dụng giữa các thành phần ứng dụng của Bộ Xây dựng và giữa Bộ Xây dựng với địa phương
Hình 115: Sơ đồ giao tiếp ứng dụng giữa các thành phần ứng dụng của Bộ Xây dựng và giữa Bộ Xây dựng với địa phương
Hình 116: Thông tin trao đổi trước khi thực hiện kết nối LGSP với NGSP
Hình 118: Trình tự kết nối kỹ thuật LGSP và NGSP
Hình 119: Sự tương tác điển hình giữa các phân lớp trong kiến trúc tham chiếu SOA
Hình 120: Sự tương đồng giữa các phân nhóm dịch vụ và các phân lớp kiến trúc trong kiến trúc tham chiếu SOA
Hình 121: Các thành phần chính của LGSP Bộ Xây dựng theo Kiến trúc tham chiếu SOA
Hình 122: Sơ đồ kết nối mạng tổng thể tại Bộ Xây dựng
Hình 123: Sơ đồ kết nối mạng không dây tại Bộ Xây dựng
Hình 124: Mô hình triển khai trung tâm dữ liệu tại Bộ Xây dựng
Hình 125: Mô hình tổng quan về an toàn thông tin tại Bộ Xây dựng
Hình 126: Mô hình tổng quan trung tâm giám sát điều hành SOC
Hình 127: Mô hình tổng quan hệ thống giám sát trung tâm
Hình 128: Cấu trúc mô hình tham chiếu nghiệp vụ Bộ Xây dựng (BXD - BRM)
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 001: Danh sách nghiệp vụ tin học hóa khả thi của Bộ Xây dựng
Bảng 002: Bảng tổng hợp yêu cầu trao đổi thông tin, dữ liệu nghiệp vụ Bộ Xây dựng
Bảng 003: Các đối tượng thông tin chính phục vụ cho công tác quản lý hoạt động xây dựng
Bảng 004: Các đối tượng thông tin chính phục vụ cho công tác quản lý nhóm nghiệp vụ quy hoạch kiến trúc
Bảng 005: Các đối tượng thông tin chính phục vụ cho công tác quản lý nhóm nghiệp vụ nhà ở, nhà công vụ, công sở và thị trường bất động sản
Bảng 006: Các đối tượng thông tin chính phục vụ cho công tác quản lý nhóm nghiệp vụ hạ tầng kỹ thuật và phát triển đô thị
Bảng 007: Các đối tượng thông tin chính phục vụ cho công tác quản lý nhóm nghiệp vụ kinh tế xây dựng và vật liệu xây dựng
Bảng 008: Bảng danh sách CSDL chuyên ngành phục vụ công tác quản lý và điều hành
Bảng 009: Bảng thành phần dữ liệu cơ sở dữ liệu tài khoản người sử dụng và xác thực thông tin
Bảng 010: Bảng thành phần dữ liệu cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính
Bảng 011: Bảng thành phần dữ liệu cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà Bộ Xây dựng có thể khai thác
Bảng 012: Bảng thành phần dữ liệu cơ sở dữ liệu thanh toán trực tuyến
Bảng 013: Bảng danh sách các trường truyền tốc độ cao Bộ Xây dựng đang sử dụng
Bảng 014: Bảng danh sách các trường truyền chuyên dụng Bộ Xây dựng đang sử dụng
Bảng 015: Bảng danh sách các thiết bị mạng và thiết bị kỹ thuật đang được sử dụng
Bảng 016: Bảng danh sách các trường truyền Bộ Xây dựng đang sử dụng
Bảng 017: Bảng thành phần tham chiếu chính sách an toàn thông tin đề xuất
Bảng 018: Bảng danh tham chiếu các tiêu chuẩn trong ISO/IEC 27000
Bảng 019: Bảng danh mục tiêu chuẩn an toàn cho các hệ thống thông tin
Bảng 020: Bảng nội dung đánh giá an toàn theo cấp độ
Bảng 021: Bảng tiêu chí chung đảm bảo an toàn thông tin
Bảng 022: Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật về một số sản phẩm an toàn thông tin
Bảng 023: Bảng danh mục tiêu chuẩn an toàn thông tin khác
Bảng 024: Bảng danh sách nghiệp vụ tin học hóa khả thi của Bộ Xây dựng
Bảng 025: Bảng tổng hợp yêu cầu trao đổi thông tin, dữ liệu hành chính giữa các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng
Bảng 026: Bảng tổng hợp yêu cầu trao đổi thông tin, dữ liệu nghiệp vụ chuyên ngành
Bảng 027: Bảng thông tin đối tượng dữ liệu cần thiết trong cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng
Bảng 028: Bảng thông tin đối tượng dữ liệu cần thiết trong cơ sở dữ liệu quốc gia nhà ở và thị trường bất động sản
Bảng 029: Bảng thông tin đối tượng dữ liệu cần thiết trong cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch xây dựng và kiến trúc
Bảng 030: Bảng thông tin đối tượng dữ liệu cần thiết trong cơ sở dữ liệu tài khoản người sử dụng và xác thực thông tin
Bảng 031: Bảng thông tin đối tượng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính
Bảng 032: Bảng thông tin đối tượng dữ liệu cần thiết trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà Bộ Xây dựng khai thác
Bảng 033: Bảng thông tin đối tượng dữ liệu cần thiết trong cơ sở dữ liệu thanh toán trực tuyến
Bảng 034: Bảng danh sách cơ sở dữ liệu trong nhóm nghiệp vụ hành chính văn phòng
Bảng 035: Bảng thông tin đối tượng dữ liệu cần thiết trong cơ sở dữ liệu văn bản
Bảng 036: Bảng thông tin đối tượng dữ liệu cần thiết trong cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ điện tử
Bảng 037: Bảng thông tin đối tượng dữ liệu cần thiết trong cơ sở dữ liệu cơ sở vật chất
Bảng 038: Bảng thông tin đối tượng dữ liệu cần thiết trong cơ sở dữ liệu trang thiết bị văn phòng
Bảng 039: Bảng danh sách cơ sở dữ liệu trong nhóm nghiệp vụ quản lý nhân sự
Bảng 040: Bảng thông tin đối tượng dữ liệu cần thiết trong cơ sở dữ liệu hồ sơ cán bộ công chức
Bảng 041: Bảng thông tin đối tượng dữ liệu cần thiết trong cơ sở dữ liệu hồ sơ cán bộ viên chức
Bảng 042: Bảng thông tin đối tượng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu cán bộ hợp đồng
Bảng 043: Bảng thông tin đối tượng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng
Bảng 044: Bảng thông tin đối tượng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu thi đua khen thưởng
Bảng 045: Bảng danh sách cơ sở dữ liệu trong nhóm nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra
Bảng 046: Bảng thông tin đối tượng dữ liệu cần thiết trong cơ sở dữ liệu kế hoạch thanh tra, kiểm tra
Bảng 047: Bảng thông tin đối tượng dữ liệu cần thiết trong cơ sở dữ liệu tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra
Bảng 048: Bảng thông tin đối tượng dữ liệu cần thiết trong cơ sở dữ liệu đối tượng thanh tra, kiểm tra
Bảng 049: Bảng danh sách cơ sở dữ liệu trong nghiệp vụ hợp tác quốc tế
Bảng 050: Bảng thông tin đối tượng dữ liệu cần thiết trong cơ sở dữ liệu đoàn công tác
Bảng 051: Bảng thông tin đối tượng dữ liệu cần thiết trong cơ sở dữ liệu chương trình, đề án, dự án quốc tế tài trợ
Bảng 052: Bảng thông tin đối tượng dữ liệu cần thiết trong cơ sở dữ liệu hội thảo, hội nghị quốc tế
Bảng 053: Bảng danh sách cơ sở dữ liệu chuyên ngành xây dựng
Bảng 054: Nguyên tắc triển khai ứng dụng, phần mềm trong hoạt động ứng dụng Công nghệ thông tin của Bộ Xây dựng
Bảng 055: Bảng ánh xạ đáp ứng của Kiến trúc tham chiếu SOA đối với kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ
Bảng 056: Bảng tham chiếu các thành phần trong LGSP đề xuất của Bộ Xây dựng đáp ứng 10 thành phần tiêu biểu theo hướng dẫn tại Công văn số 1178/BTTTT- THH
Bảng 057: Bảng danh sách ứng dụng dịch vụ công trực tuyến và một cửa điện tử
Bảng 058: Danh sách ứng dụng nghiệp vụ hành chính, văn phòng
Bảng 059: Danh sách ứng dụng nghiệp vụ quản lý cán bộ công chức, viên chức
Bảng 060: Danh sách ứng dụng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra
Bảng 061: Danh sách ứng dụng nghiệp vụ hợp tác quốc tế
Bảng 062: Danh sách ứng dụng nghiệp vụ công tác Đảng, Đoàn thể
Bảng 063: Danh sách ứng dụng nghiệp vụ chuyên ngành
Bảng 064: Bảng nguyên tắc an toàn thông tin
Bảng 065: Bảng danh sách dịch vụ công trực tuyến Bộ Xây dựng kết nối liên thông đến cổng dịch vụ công quốc gia
I - MỤC ĐÍCH, PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Mục đích
Xây dựng, cập nhật tài liệu Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng, phiên bản 2.2 áp dụng tại cơ quan Bộ Xây dựng đáp ứng kịp thời sự phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành theo Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông đồng thời cập nhật, bổ sung các nội dung mới; hiệu chỉnh, loại bỏ, thay thế các nội dung không còn phù hợp với giai đoạn hiện tại và tương lai gần, không phù hợp với định hướng phát triển Chính phủ điện tử, định hướng xây dựng Chính phủ số của Việt Nam.
Các thành phần nội dung của Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng phiên bản 2.2 phải đảm bảo đạt được các mục đích sau:
− Xác định danh mục các thành phần của Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng, các yêu cầu, lộ trình và kế hoạch triển khai để xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ Xây dựng. Đây cũng là căn cứ để các đơn vị thuộc cơ quan Bộ xác định vị trí, trách nhiệm của đơn vị mình trong việc phát triển Chính phủ điện tử đồng bộ, thống nhất tại Bộ Xây dựng.
− Là căn cứ để lập Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, kế hoạch chuyển đổi số, kế hoạch triển khai xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số tại Bộ Xây dựng một cách hiệu quả, thống nhất, đảm bảo tính kết nối liên thông, đồng bộ giữa các đơn vị trong Bộ Xây dựng và giữa Bộ Xây dựng với Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương.
− Xây dựng bộ các tiêu chí, tiêu chuẩn sẽ được sử dụng trong thẩm định và phát triển các dự án, đề án công nghệ thông tin nhằm đảm bảo duy trì Kiến trúc Chính phủ điện tử một cách thống nhất tại Bộ Xây dựng.
− Đảm bảo khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, hạ tầng thông tin giữa các hệ thống thông tin.
− Đảm bảo khả năng giám sát, đánh giá đầu tư; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai.
− Nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng, triển khai các thành phần, hệ thống thông tin theo điều kiện thực tế.
− Thể hiện tầm nhìn về bức tranh tổng thể công nghệ thông tin của Bộ Xây dựng theo từng giai đoạn xác định.
2. Phạm vi áp dụng
Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng áp dụng cho các cơ quan gồm các Cục, Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ (sau đây gọi tắt là khối cơ quan quản lý nhà nước Bộ Xây dựng), Trung tâm Thông tin và các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Xây dựng.
Các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng khi triển khai các hoạt động ứng dụng Công nghệ thông tin của đơn vị mình cần áp dụng và tuân thủ theo các yêu cầu của kiến trúc này để đảm bảo tính kết nối liên thông, triển khai đồng bộ với các hệ thống Chính phủ điện tử của Bộ Xây dựng.
II - TẦM NHÌN KIẾN TRÚC
Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng được xây dựng phù hợp với Quyết định 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về “Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025”; Quyết định số 749/QĐ- TTg ngày 03/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến 2025, định hướng đến 2030”; Quyết định số 1004/QĐ-BXD ngày 31/07/2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc “Phê duyệt kế hoạch chuyển đổi số ngành xây dựng giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến 2030” và Quyết định số 942/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15/06/2021 về việc “Phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030”.
Theo quan điểm chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, nhiệm vụ xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới thống nhất trên cơ sở các quan điểm sau:
- Kế thừa, phát triển các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phù hợp với bối cảnh hiện nay và xu hướng phát triển của thế giới.
- Dựa trên cơ sở thiết kế tổng thể, thực hiện tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tạo ra các dịch vụ nền tảng dùng chung cho toàn hệ thống từ trung ương đến địa phương; tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ, Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh và có sự đo lường, đánh giá chất lượng, hiệu quả thực hiện.
- Phát triển Chính phủ số có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế lại và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đối số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội
- Phát triển Chính phủ số một cách tổng thể, toàn diện, phát huy kết quả đạt được, tập trung nguồn lực, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, có giải pháp, cách làm đột phá, mang tính khác biệt, để cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025
- Định hướng mở để người dân, doanh nghiệp và tổ chức khác tham gia một cách phù hợp vào hoạt động của cơ quan nhà nước, tương tác với cơ quan nhà nước để cùng tăng cường minh bạch, nâng cao chất lượng dịch vụ, cùng giải quyết vấn đề và cùng tạo ra giá trị cho xã hội.
- Dữ liệu là tài nguyên mới. Cơ quan nhà nước mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Các cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ dữ liệu để người dân chỉ phải khai báo, cung cấp dữ liệu một lần cho các cơ quan nhà nước và các đơn vị cung ứng dịch vụ công thiết yếu.
- Nền tảng là giải pháp đột phá. Kết hợp mô hình triển khai tập trung và phân tán, tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng. Phát triển các nền tảng theo hướng cung cấp dịch vụ đồng bộ, thông suốt các cấp hành chính để có thể sử dụng tại mọi nơi. Các nền tảng, ứng dụng và dịch vụ quy mô quốc gia phải được làm trước, làm tốt, làm tập trung.
- Thị trường trong nước nuôi dưỡng, phát triển sản phẩm công nghệ số Make in Việt Nam, từ đó vươn ra khu vực và thế giới. Chính phủ chủ động điều phối, quy hoạch, triển khai các hoạt động mang tính định hướng, kiến tạo thị trường nhằm mục tiêu kép vừa phát triển Chính phủ số, vừa phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Đa dạng về quy mô, hướng tới làm chủ, phát triển các công nghệ lõi, nền tảng mở phục vụ Chính phủ số, hình thành hệ sinh thái ứng dụng, dịch vụ Make in Việt Nam.
Tầm nhìn của Chính phủ đến năm 2030:
- Việt Nam có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở mức độ cao trên thế giới, thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu theo bảng xếp hạng của Liên hợp quốc.
- Chính phủ số chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp, giảm chi phí, tăng năng suất của doanh nghiệp, tạo thuận lợi, mang lại sự hài lòng của người dân, để người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của cơ quan nhà nước để cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội.
- Chính phủ chuyển đổi cách thức tổ chức, vận hành, môi trường làm việc và công cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình.
2.1 Mục tiêu cụ thể xây dựng Chính phủ số tại Bộ Xây dựng
2.1.1 Cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội
− 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình
− Hệ thống thông tin giải quyết Thủ tục hành chính của Bộ được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó theo thỏa thuận, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.
− 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.
− Tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần.
− Tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
− Tối thiểu 20% thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước được cắt giảm so với hiện nay.
2.1.2 Huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội
− 100% cơ quan, đơn vị khối cơ quan Bộ Xây dựng tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
− Hệ thống thông tin giải quyết Thủ tục hành chính của Bộ Xây dựng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khả năng tương tác thuận tiện, trực tuyến với cơ quan nhà nước trong các hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ dựa trên các nền tảng công nghệ số.
2.1.3 Vận hành tối ưu các hoạt động của cơ quan nhà nước
− 100% cơ quan đơn vị thuộc Bộ Xây dựng cung cấp dịch vụ 24/7, sẵn sàng phục vụ trực tuyến bất cứ khi nào người dân và doanh nghiệp cần. 100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc.
− 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất.
− 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật.
− 90% hồ sơ công việc tại Bộ Xây dựng được xử lý trên môi trường điện tử (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật của nhà nước)
− 100% công tác báo cáo được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và hệ thống thông tin báo cáo chuyên ngành do Bộ Xây dựng triển khai.
− 100% hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.
− 100% cơ quan đơn vị thuộc Bộ Xây dựng có nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động.
− Tối thiểu 50% hoạt động giám sát, kiểm tra của đơn vị chức năng Bộ Xây dựng được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
− Tối thiểu 70% nội dung chương trình đào tạo, thi tuyển, thi nâng ngạch quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp hoặc tương đương được thực hiện trực tuyến.
− 100% cán bộ, công chức, viên chức đang là việc tại Bộ Xây dựng được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.
2.2 Nhiệm vụ cụ thể về xây dựng Chính phủ số tại Bộ Xây dựng
− Xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện đáp ứng tiêu chí cơ bản hoàn thành Chính phủ điện tử tại Bộ Xây dựng và xây dựng Chính phủ số.
− Xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính phủ số phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới.
− Xây dựng và phát triển Chính phủ số bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa sử dụng công nghệ nền tảng số để cung cấp các dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp hoàn toàn trên môi trường mạng, thực hiện chuyển đổi số quốc gia hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.
− Xây dựng Chính phủ số bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân.
− Bảo đảm các nguồn lực triển khai xây dựng Chính phủ số tại Bộ Xây dựng bao gồm:
+ Huy động mọi nguồn lực trong xã hội ưu tiên hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu của Chính phủ điện tử, đẩy mạnh xây dựng Chính phủ số.
+ Nghiên cứu, đề xuất giải pháp huy động nguồn lực (doanh nghiệp đầu tư, nhà nước thuê dịch vụ; hợp tác công tư (PPP), kinh phí sự nghiệp...) để triển khai các dự án xây dựng Chính phủ số.
+ Nghiên cứu, trình Chính phủ về việc sử dụng một phần kinh phí từ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam cho việc phát triển Chính phủ số.
+ Tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao chỉ số thành phần nguồn nhân lực của Việt Nam theo phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc và bộ chỉ tiêu chuyển đổi số, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, các cơ quan đơn vị có liên quan để cung cấp các số liệu kịp thời, đầy đủ.
+ Tiếp tục triển khai Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các giải pháp tích hợp, ứng dụng, sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới nền kinh tế số, xã hội số dựa trên dữ liệu mở, ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API)... trong giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030.
+ Chú trọng xây dựng chương trình, tổ chức đao tạo, tập huấn cho các cán bộ, công chức, viên chức về Chính phủ số, khai thác sử dụng các hệ thống thông tin, làm việc trên môi trường mạng, đảm bảo 100% các dịch vụ công của Bộ Xây dựng đủ điều kiện là dịch vụ công trực tuyến toàn trình
+ Nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích, chính sách ưu đãi để thu hút nhân lực tham gia xây dựng, phát triển Chính phủ số trong bộ máy tổ chức của Bộ Xây dựng.
+ Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ triển khai, phát triển Chính phủ số.
+ Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích trong việc triển khai Chính phủ số khi người dân, doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.
+ Tích cực triển khai chương trình truyền thông để nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam.
+ Nghiên cứu, triển khai hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm về xây dựng.
− Thiết lập cơ chế bảo đảm thực thi.
+ Xây dựng cơ chế phát huy hoạt động hiệu quả của Ban chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Xây dựng. Ban chỉ đạo phải tham gia trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng, hoàn thành chỉ tiêu Chính phủ điện tử trong năm 2021, phát triển Chính phủ số của Bộ Xây dựng đến năm 2025.
+ Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đo lường, đánh giá hiệu quả, chất lượng thực thi nhiệm vụ triển khai xây dựng Chính phủ số; xây dựng các chế theo dõi, đánh giá, giám sát trách nhiệm giải trình, ra quyết định và xử lý kịp thời các vướng mắc về thể chế, nguồn lực tài chính, giải pháp công nghệ và con người để bảo đảm thực thi hiệu quả mục tiêu hoàn thành xây dựng Chính phủ điện tử trong năm 2021, xuất hiện Chính phủ số vào năm 2025.
III - NGUYÊN TẮC KIẾN TRÚC
− Nguyên tắc 1: Kiến trúc CPĐT của Bộ phải phù hợp với Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam 2.0 đã được ban hành tại Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông và các văn bản hướng dẫn liên quan. Tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử của quốc gia và chuyên ngành.
− Nguyên tắc 2: Kế thừa và phát triển Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng phiên bản 2.0 đã được ban hành theo quyết định số 1285/QĐ-BXD ngày 30/09/2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và phiên bản 2.1 ban hành theo Quyết định số 1351/QĐ-BXD ngày 14/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
− Nguyên tắc 3: Phù hợp với định hướng, mục tiêu triển khai ứng dụng CNTT, hoàn thiện xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số quốc gia; phù hợp với chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Bộ Xây dựng và toàn ngành xây dựng giai đoạn 2021 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030.
− Nguyên tắc 4: Nền tảng CNTT bao gồm hạ tầng kỹ thuật, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu cần được xây dựng hướng đến dùng chung, có tính sử dụng cao, chung một nền tảng tích hợp.
− Nguyên tắc 5: Tối đa việc tích hợp và chia sẻ thông tin giữa các hệ thống thông tin đã, đang và sẽ triển khai trong các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng và giữa các hệ thống thông tin trong Bộ Xây dựng với các hệ thống thống thông tin của các Bộ. Bảo đảm sự kết nối, liên thông giữa các HTTT/CSDL trong và ngoài Bộ và các cơ quan liên quan khác
− Nguyên tắc 6: Phù hợp với quy trình nghiệp vụ, thúc đẩy tái cấu trúc nghiệp vụ, hướng đến đơn giản hóa, hiệu quả, thống nhất và tường minh quy trình nghiệp vụ.
− Nguyên tắc 7: Ưu tiên công nghệ nền tảng ứng dụng Web, đi theo xu hướng phát triển mạng Internet, thiết bị di động và điện toán đám mây; Ưu tiên các công nghệ cho phép tích hợp nhiều loại ứng dụng, chạy trên nhiều loại thiết bị đầu cuối và kết nối với các nền tảng khác nhau; Bảo mật phải được triển khai đồng bộ tại tất cả các thành phần kiến trúc đồng bộ với quy trình, chính sách, đào tạo và đi kèm với giải pháp cụ thể để phòng tránh thảm họa.
− Nguyên tắc 8: Hạ tầng dùng chung, các nền tảng tích hợp cần cung cấp các giao diện tường minh, mở, đảm bảo tính thống nhất. Các hệ thống thông tin cần tuân thủ các qui định về kết nối với các hạ tầng dùng chung và các nền tảng tích hợp.
− Nguyên tắc 9: Ưu tiên triển khai trước các dịch vụ công có tính đơn giản, mức độ sử dụng cao.
IV - KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH
1. Mục tiêu tổng quát
- Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin không chỉ đáp ứng các yêu cầu tiếp tục xây dựng và triển khai Chính phủ số, sớm hoàn thành các chỉ tiêu của nhiệm vụ chuyển đổi số Bộ Xây dựng.
- Ứng dụng công nghệ thông minh và tiên tiến phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ, trong hoạt động chuyên môn của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đáp ứng yêu cầu của Chính phủ số.
- Nâng cao hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp của Hệ thống dịch vụ công trực tuyến do Bộ Xây dựng cung cấp.
- Xây dựng và triển khai các cơ sở dữ liệu tập trung, cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ đáp ứng yêu cầu chia sẻ dữ liệu dùng chung trong toàn quốc.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng được nhu cầu làm chủ công nghệ, mã nguồn, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật, ... phục vụ yêu cầu thực hiện Chính phủ số tại cơ quan Bộ Xây dựng.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1 Cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội
- 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
- Cổng Dịch vụ công trực tuyến Bộ Xây dựng được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó theo thỏa thuận, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.
- 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.
- Tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần.
- Tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
- Tối thiểu 20% thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước được cắt giảm so với hiện nay
2.2 Huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội
- 100% cơ quan, đơn vị khối cơ quan Bộ Xây dựng tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
- Hệ thống thông tin giải quyết Thủ tục hành chính của Bộ Xây dựng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khả năng tương tác thuận tiện, trực tuyến với cơ quan nhà nước trong các hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ dựa trên các nền tảng công nghệ số.
2.3 Vận hành tối ưu các hoạt động của cơ quan Bộ Xây dựng
- 100% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các đơn vị trong khối cơ quan Bộ Xây dựng được thực hiện dưới dạng văn bản điện tử, thông qua Cổng thông tin điện tử, hệ thống Quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp, thư điện tử (trừ văn bản mật).
- 90% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa Bộ Xây dựng với các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, thông qua hệ thống kênh truyền số liệu riêng, trục liên thông quốc gia về quản lý văn bản.
- 100% cơ quan đơn vị thuộc Bộ Xây dựng cung cấp dịch vụ 24/7, sẵn sàng phục vụ trực tuyến bất cứ khi nào người dân và doanh nghiệp cần. 100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc.
- 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất.
- 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật.
- 90% hồ sơ công việc tại Bộ Xây dựng được xử lý trên môi trường điện tử (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật của nhà nước)
- 100% công tác báo cáo được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và hệ thống thông tin báo cáo chuyên ngành do Bộ Xây dựng triển khai.
- 100% hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.
- 100% cơ quan đơn vị thuộc Bộ Xây dựng có nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động.
- Tối thiểu 50% hoạt động giám sát, kiểm tra của đơn vị chức năng Bộ Xây dựng được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
- Tối thiểu 70% nội dung chương trình đào tạo, thi tuyển, thi nâng ngạch quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp hoặc tương đương được thực hiện trực tuyến.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức đang là việc tại Bộ Xây dựng được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.
2.4 Bảo đảm an toàn và bảo mật thông tin
- Hệ thống mạng, đường truyền và trung tâm dữ liệu hoạt động ổn định, an toàn và bảo mật.
- Hoàn thiện và duy trì mô hình 4 lớp nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.
- Hoàn thành triển khai và đưa vào vận hành trung tâm điều hành an ninh mạng (Security Operation Center - SOC).
V - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ SỐ
Trong giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2030, Chính phủ xác định rõ mục tiêu cơ bản hoàn thành các tiêu chí Chính phủ điện tử trong năm 2021 và xây dựng Chính phủ số đến năm 2025. Theo sự chỉ đạo chung của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng cũng xác định rõ mục tiêu cơ bản hoàn thành các tiêu chí của Chính phủ điện tử tại Bộ Xây dựng đồng thời triển khai xây dựng Chính phủ số để sớm hoàn thành mục tiêu kép phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trong ngành xây dựng.
Căn cứ theo định hướng xây dựng Chính phủ số toàn diện, Bộ Xây dựng ban hành các nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như sau:
1. Hoàn thiện môi trường pháp lý
- Xây dựng Danh mục văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm kỹ thuật, định danh, định dạng mã cho các hồ sơ, tài liệu để phục vụ chuyển đổi số.
- Biên soạn các văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm kỹ thuật, quy trình, thủ tục xử lý văn bản đi và đến để phục vụ nhiệm vụ chuyển đổi số.
- Cập nhật và điều chỉnh quy định, quy trình xử lý văn bản phục vụ vận hành Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng đáp ứng cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
- Xây dựng, ban hành, thường xuyên rà soát, cập nhật các Kế hoạch, quy chế, quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của Bộ Xây dựng và các đơn vị trực thuộc
- Xây dựng và ban hành kế hoạch chuyển đổi số, phát triển chính phủ số ngành xây dựng hàng năm.
- Xây dựng và ban hành quyết định giao nhiệm vụ phụ trách thực hiện Chuyển đổi số cho phòng, ban, bộ phận và cá nhân của đơn vị chuyên trách Công nghệ Thông tin Bộ Xây dựng.
- Xây dựng và ban hành danh mục Cơ sở dữ liệu của Bộ Xây dựng (bao gồm cơ sở dữ liệu chuyên ngành và cơ sở dữ liệu quốc gia).
- Xây dựng và ban hành danh mục tiêu chuẩn thông tin và quy định kỹ thuật về dữ liệu đối với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành xây dựng.
- Xây dựng và ban hành quy chế quản lý khai thác danh tính điện tử, địa chỉ số và mã QR Code của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
- Kiện toàn đơn vị chuyên trách về Công nghệ thông tin trở thành đơn vị chuyên trách về chuyển đổi số để tham mưu, thực thi, dẫn dắt chuyển đổi số trong ngành, lĩnh vực.
- Xây dựng và ban hành quy định về việc lựa chọn phần mềm, giải pháp, công nghệ thiết kế, sản xuất bởi các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam trong phát triển Chính phủ số.
2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo đủ năng lực để vận hành Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng.
- Nâng cấp, bổ sung, thay thế máy chủ, trang thiết bị trung tâm dữ liệu của Bộ Xây dựng.
- Nâng cấp, bổ sung, sửa chữa hệ thống phòng họp trực tuyến Bộ Xây dựng, đảm bảo hệ thống luôn ở trạng thái sẵn sàng.
- Nâng cấp, bổ sung, sửa chữa, thay thế trang thiết bị hạ tầng mạng, đường truyền của Bộ Xây dựng, đảm bảo mạng và đường truyền luôn thông suốt.
- Nâng cấp, thay thế máy tính để bàn, máy tính xách tay, trang thiết bị văn phòng đáp ứng yêu cầu trong công việc của cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ Xây dựng.
- Xây dựng nền tảng điện toán đám mây riêng của ngành xây dựng (AGC) có kết nối liên thông đến nền tảng điện toán đám mây Chính phủ
- Xây dựng nền tảng hạ tầng Internet vạn vật (IoT) ngành xây dựng.
3. Phát triển các hệ thống nền tảng
- Cập nhật và hoàn thiện Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ Việt Nam và đáp ứng các yêu cầu của sự phát triển công nghệ trong giai đoạn hiện tại và tương lai
- Cập nhật, nâng cấp định kỳ hệ thống mạng tích hợp và chia sẻ cấp Bộ của Bộ Xây dựng (LGSP).
4. Phát triển dữ liệu
- Xây dựng CSDL, số hóa hệ thống định mức và giá xây dựng để khai thác, chia sẻ, dùng chung.
- Xây dựng CSDL, số hóa hệ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng để khai thác, chia sẻ, dùng chung.
- Xây dựng CSDL, số hóa các nhiệm vụ khoa học công nghệ để khai thác trong phạm vi cơ quan Bộ.
- Xây dựng CSDL, số hóa các dự án điều tra khảo sát thuộc nguồn ngân sách sự nghiệp kinh tế.
- Xây dựng CSDL, số hóa các hồ sơ nâng cấp đô thị để công khai và phục vụ công tác quản lý của Bộ.
- Xây dựng CSDL về nhà ở, công sở, các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội được cấp phép hàng năm, chỉ số giá một số loại bất động sản tại các đô thị.
- Xây dựng CSDL về nguồn nguyên liệu dùng cho sản xuất vật liệu xây dựng trong nước để quản lý.
- Xây dựng CSDL về quy hoạch xây dựng, số hóa các đồ án quy hoạch để quản lý và công khai trên cổng thông tin của Bộ.
- Xây dựng CSDL về các dự án đã được thẩm định đã được nghiệm thu tại các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng.
- Xây dựng CSDL, số hóa hồ sơ thanh tra các tổ chức, cá nhân, các dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng CSDL về hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan trực thuộc Bộ Xây dựng.
- Xây dựng CSDL về nguồn nhân lực ngành Xây dựng.
- Hướng dẫn các tỉnh, thành phố xây dựng CSDL số để phục vụ công tác quản lý chuyên môn về công tác quy hoạch xây dựng.
- Hướng dẫn các tỉnh, thành phố xây dựng CSDL số để phục vụ công tác quản lý chuyên môn về hoạt động xây dựng.
- Hướng dẫn các thành phố trực thuộc Trung ương được lựa chọn thí điểm xây đô thị thông minh trong việc lựa chọn tiêu chí, tiêu chuẩn áp dụng, xây dựng CSDL số các công trình hạ tầng kỹ thuật phục nhằm kết nối với trung tâm điều hành đô thị thông minh.
- Thiết lập, duy trì và vận hành cơ sở dữ liệu khung cho hệ thống đô thị toàn quốc trên nền GIS, giai đoạn 1.
- Xây dựng thí điểm hệ thống cơ sở dữ liệu liên thông dân cư, đất đai, giao thông, quy hoạch đô thị và đầu tư xây dựng, ứng dụng công nghệ vệ tinh - rada 3D.
- Xây dựng Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ điện tử Lưu trữ chuyên ngành, bảo đảm quản lý tập trung thống nhất tài liệu lưu trữ điện tử hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước.
- Thực hiện rà soát, cập nhật các cơ sở dữ liệu hiện có trở thành các cơ sở dữ liệu dùng chung, phục vụ cho chia sẻ thông tin đối với các hệ thống thông tin có liên quan.
- Thực hiện xây dựng và quản lý hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hành nghề kiến trúc, quy hoạch trong cả nước.
- Xây dựng CSDL về các tổ chức, cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc Bộ Xây dựng quản lý.
- Xây dựng CSDL các tổ chức, cá nhân được cấp chứng chỉ năng lực hành nghề xây dựng theo quy định.
5. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ
5.1 Phát triển các ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ hoạt động nội bộ các cơ quan nhà nước.
- Định kỳ thường xuyên nâng cấp, cập nhật, phát triển và tích hợp các công nghệ mới vào hệ thống thông tin hiện có của Bộ Xây dựng.
- Xây dựng và triển khai ứng dụng di động (app mobile) cung cấp các chỉ số thông tin tổng hợp phục vụ công tác quản lý và điều hành của Bộ.
- Xây dựng và triển khai hệ thống bản đồ số vùng khoáng sản làm vật liệu xây dựng phục vụ công tác lập quy hoạch và quản lý thông tin vùng khoáng sản trong toàn quốc.
- Xây dựng và triển khai hệ thống phần mềm quản lý, khai thác tài liệu lưu trữ điện tử tại Bộ Xây dựng và các đơn vị trực thuộc, kết nối liên thông đến hệ thống cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ lịch sử của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
- Xây dựng, triển khai và định kỳ nâng cấp, cập nhật hệ thống công khai thông tin quy hoạch trên nền tảng bản đồ số, công nghệ GIS.
- Xây dựng đề án và thực hiện triển khai thư viện số Bộ Xây dựng.
5.2 Phát triển ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Thực hiện nâng cấp dịch vụ công một phần thành dịch vụ công toàn trình.
- Định kỳ rà soát, kiểm tra, nâng cấp, cập nhật và duy trì hệ thống dịch vụ công toàn trình của Bộ Xây dựng cung cấp và do Bộ Xây dựng chủ trì theo nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
- Rà soát, kiểm tra và cập nhật, nâng cấp các trang thông tin điện tử công bố thông tin các lĩnh vực do Bộ Xây dựng quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu tra cứu và khai thác của người dân và doanh nghiệp.
- Xây dựng và triển khai hệ thống thông tin xử phạt vi phạm hành chính thuộc ngành xây dựng kết nối liên thông với cổng dịch vụ công quốc gia.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng, hoàn thiện theo lộ trình, trước mắt cập nhật cơ sở dữ liệu về năng lực hoạt động xây dựng, kiến trúc của các tổ chức, cá nhân trên toàn quốc.
6. Đảm bảo an toàn thông tin
- Xây dựng, ban hành, thường xuyên rà soát, cập nhật các kế hoạch, quy chế, quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của Bộ Xây dựng và các đơn vị trực thuộc.
- Hoàn thành triển khai, nâng cấp và duy trì bảo đảm an toàn thông tin mô hình 4 lớp (Xây dựng và kiện toàn lực lượng cán bộ an toàn và bảo mật thông tin tại đơn vị chuyên trách CNTT của Bộ và các đơn vị trực thuộc; lựa chọn tối thiểu một đơn vị chuyên nghiệp thực hiện giám sát và bảo vệ an toàn hệ thống mạng và đường truyền; định kỳ thực hiện kiểm tra và đánh giá độc lập về tình hình an ninh và bảo mật thông tin hệ thống hạ tầng CNTT của Bộ Xây dựng; kết nối liên thông và chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia).
- Thực hiện theo dõi và giám sát kỹ thuật thường xuyên, liên tục đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng LAN và đường truyền internet của Bộ; áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin mạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào hoạt động của cơ quan, tổ chức.
- Hoàn thành triển khai, nâng cấp và duy trì Trung tâm giám sát và điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) của Bộ Xây dựng.
- Rà soát, cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin thường xuyên và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
- Bảo đảm tỷ lệ kinh phí chi cho các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đạt tối thiểu 10% trong tổng kinh phí triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm và các dự án công nghệ thông tin.
7. Phát triển nguồn nhân lực
- Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nhận thức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho bộ, công chức, viên chức ngành Xây dựng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và hướng đến Chính phủ số.
- Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức ngành xây dựng về phát triển đô thị thông minh bền vững.
- Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức ngành xây dựng về ứng dụng công nghệ bản đồ số và thông tin địa lý GIS.
- Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức ngành xây dựng về ứng dụng Mô hình thông tin xây dựng (BIM).
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách CNTT cho Bộ Xây dựng và các đơn vị trực thuộc Bộ.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng ứng dụng, sử dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức Bộ Xây dựng.
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức ngành xây dựng về Chính phủ số, Khung kiến trúc, Kiến trúc Chính phủ điện tử/Chính phủ số Bộ Xây dựng và đảm bảo an toàn, an ninh mạng
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng số, kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu cho cán bộ công chức, viên chức hàng năm
- Đào tạo kỹ năng quản trị cổng thông tin điện tử và tạo lập giá trị thương hiệu đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong toàn ngành xây dựng.
VI - KIẾN TRÚC HIỆN TẠI
1. Kiến trúc nghiệp vụ
Căn cứ theo Nghị định số 52/2022/NĐ-CP ngày 08/08/2022 của Chính phủ về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng. Bộ Xây dựng hiện thực hiện các chức năng nghiệp vụ đủ điều kiện thực hiện tin học hóa như sau:
1.1 Bảng danh sách nghiệp vụ tin học hóa khả thi
TT | Nghiệp vụ | Chủ trì | Mô tả |
I. Dịch vụ công | |||
1 | Nhóm dịch vụ công về hoạt động xây dựng | Cục Quản lý hoạt động xây dựng | Bao gồm các dịch vụ công được Bộ Xây dựng cung cấp cho người dân, doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động xây dựng. |
2 | Nhóm dịch vụ công về giám định, kiểm định chất lượng công trình và an toàn lao động | Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng | Bao gồm các dịch vụ công được Bộ Xây dựng cung cấp cho người dân, doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kiểm định, giám định an toàn, vệ sinh lao động. |
3 | Nhóm dịch vụ công về quy hoạch xây dựng, kiến trúc | Vụ Quy hoạch Kiến trúc | Bao gồm các dịch vụ công được Bộ Xây dựng cung cấp cho người dân, doanh nghiệp có liên quan đến quy hoạch xây dựng và kiến trúc. |
4 | Nhóm dịch vụ công về nhà ở, thị trường bất động sản | Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản | Bao gồm các dịch vụ công được Bộ Xây dựng cung cấp cho người dân, doanh nghiệp có liên quan đến nhà ở và thị trường bất động sản. |
5 | Nhóm dịch vụ công về phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng | Vụ Khoa học công nghệ và môi trường | Bao gồm các dịch vụ công được Bộ Xây dựng cung cấp cho người dân, doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động quản lý phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng |
6 | Nhóm dịch vụ công về vật liệu xây dựng | Vụ Khoa học công nghệ và môi trường | Bao gồm các dịch vụ công được Bộ Xây dựng cung cấp cho người dân, doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kiểm thử vật liệu xây dựng |
7 | Nhóm dịch vụ công về chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp | Vụ Khoa học công nghệ và môi trường | Bao gồm các dịch vụ công được Bộ Xây dựng cung cấp cho người dân, doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động đánh giá sự phù hợp kiểm thử vật liệu xây dựng. |
II. Nghiệp vụ quản trị hành chính, văn phòng | |||
1 | Nghiệp vụ văn thư đơn vị | Văn phòng | Nghiệp vụ quản lý công tác văn thư. Quản lý văn bản đến và văn bản đi của Bộ Xây dựng. |
2 | Nghiệp vụ lưu trữ hồ sơ | Văn phòng | Nghiệp vụ quản lý hồ sơ tài liệu được lưu trữ tại Lưu trữ Cơ quan |
3 | Nghiệp vụ quản lý cơ sở vật chất | Văn phòng | Nghiệp vụ quản lý thông tin các cơ sở vật chất, trụ sở, tòa nhà, văn phòng, phòng làm việc của Bộ Xây dựng |
4 | Nghiệp vụ quản lý trang thiết bị văn phòng | Văn phòng | Nghiệp vụ quản lý thông tin các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động hàng ngày của Bộ Xây dựng. |
5 | Nghiệp vụ quản lý tài chính, thuế, ngân sách kho bạc | Vụ Kế hoạch - Tài chính | Nghiệp vụ quản lý thông tin tài chính, kế toán, thuế, kho bạc của Bộ Xây dựng và các đơn vị trực thuộc. |
6 | Nghiệp vụ báo cáo thống kê | Các đơn vị thuộc Bộ | Nghiệp vụ quản lý thông tin báo cáo thống kê theo bộ chỉ tiêu báo cáo thống kê ngành xây dựng. |
III. Nghiệp vụ quản lý đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức | |||
1 | Nghiệp vụ quản lý hồ sơ cán bộ công chức | Vụ Tổ chức Cán bộ | Nghiệp vụ quản lý thông tin hồ sơ cán bộ, công chức Bộ Xây dựng |
2 | Nghiệp vụ quản lý hồ sơ cán bộ viên chức | Vụ Tổ chức Cán bộ | Nghiệp vụ quản lý thông tin hồ sơ, cán bộ viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng. |
3 | Nghiệp vụ quản lý thông tin hồ sơ cán bộ hợp đồng | Vụ Tổ chức Cán bộ | Nghiệp vụ quản lý thông tin hồ sơ cán bộ ký hợp đồng là việc tại Bộ Xây dựng và các đơn vị trực thuộc |
4 | Nghiệp vụ quản lý thông tin đơn vị trực thuộc | Vụ Tổ chức Cán bộ | Nghiệp vụ quản lý danh sách thông tin các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng. |
5 | Nghiệp vụ quản lý thông tin thi đua, khen thưởng | Vụ Tổ chức Cán bộ | Nghiệp vụ quản lý thông tin đầy đủ, chi tiết về hoạt động thi đua khen thưởng, cán bộ công chức, viên chức |
IV. Nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra | |||
1 | Nghiệp vụ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra | Thanh tra Bộ | Nghiệp vụ lập và quản lý thông tin các bản kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hàng năm và đột xuất của Bộ Xây dựng. |
2 | Nghiệp vụ tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra | Thanh tra Bộ | Nghiệp vụ lập và quản lý thông tin các đoàn thanh tra, kiểm tra và lịch sử hoạt động của đoàn thanh tra |
3 | Nghiệp vụ quản lý đối tượng thanh tra, kiểm tra | Thanh tra Bộ | Nghiệp vụ quản lý thông tin của các đối tượng được thanh tra, kiểm tra và lịch sử thực hiện thanh tra, kiểm tra |
V. Nghiệp vụ hợp tác quốc tế | |||
1 | Nghiệp vụ quản lý đoàn công tác | Vụ Hợp tác quốc tế | Nghiệp vụ quản lý thông tin về các đoàn công tác ra nước ngoài và đoàn công tác nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có liên quan đến ngành xây dựng. |
2 | Nghiệp vụ quản lý chương trình, dự án, đề án do các tổ chức quốc tế tài trợ | Vụ Hợp tác quốc tế | Nghiệp vụ quản lý thông tin về các chương trình, đề án, dự án do các tổ chức nước ngoài tài trợ thực hiện tại Việt Nam |
3 | Nghiệp vụ quản lý và tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam | Vụ Hợp tác quốc tế | Nghiệp vụ quản lý thông tin hoạt động tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị quốc tế trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến ngành xây dựng. |
VI. Nghiệp vụ Đảng, Đoàn thể | |||
a. Nghiệp vụ công tác Đảng | |||
1 | Nghiệp vụ quản lý văn bản và gửi nhận văn bản liên thông giữa các đơn vị, tổ chức Đảng trong Bộ Xây dựng | Văn phòng Đảng ủy Bộ Xây dựng | Nghiệp vụ quản lý văn bản và gửi nhận văn bản liên thông giữa các đơn vị, tổ chức Đảng trong Bộ Xây dựng |
2 | Nghiệp vụ quản lý hồ sơ Đảng viên | Văn phòng Đảng ủy Bộ Xây dựng | Nghiệp vụ quản lý hồ sơ Đảng viên hiện đang công tác tại Bộ Xây dựng. |
3 | Nghiệp vụ công tác thông tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Đảng ủy Bộ Xây dựng | Văn phòng Đảng ủy Bộ Xây dựng | Nghiệp vụ công tác thông tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Đảng ủy Bộ Xây dựng |
b. Nghiệp vụ công tác Công đoàn và Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh | |||
4 | Nghiệp vụ quản lý hồ sơ Đoàn viên công đoàn và các tổ chức công đoàn trực thuộc | Văn phòng Công đoàn Bộ Xây dựng | Nghiệp vụ quản lý hồ sơ Đoàn viên công đoàn và các tổ chức công đoàn trực thuộc |
5 | Nghiệp vụ quản lý hồ sơ Đoàn viên Thanh niên và các tổ chức Đoàn trực thuộc | Đoàn TN CS HCM | Nghiệp vụ quản lý hồ sơ Đoàn viên Thanh niên và các tổ chức Đoàn trực thuộc |
VII. Nghiệp vụ chuyên ngành | |||
a. Quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc | |||
1 | Nghiệp vụ công khai thông tin quy hoạch xây dựng | Vụ Quy hoạch, kiến trúc | Nghiệp vụ quản lý về quy hoạch chung, quy hoạch phân khu trong phạm vi toàn quốc |
2 | Nghiệp vụ xây dựng và ban hành quy chuẩn về quy hoạch xây dựng, kiến trúc. | Vụ Khoa học công nghệ và môi trường | Nghiệp vụ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, kiến trúc |
3 | Nghiệp vụ xây dựng và ban hành định mức, đơn giá, phương pháp lập và quản lý chi phí trong việc lập, thẩm định và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng | Cục Kinh tế Xây dựng | Nghiệp vụ tổ chức xây dựng và ban hành định mức, đơn giá, phương pháp lập và quản lý chi phí trong việc lập, thẩm định và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng áp dụng trong toàn quốc. |
4 | Nghiệp vụ xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng, kiến trúc trên phạm vi cả nước. | Vụ Quy hoạch, kiến trúc | Nghiệp vụ thực hiện xây dựng, quản lý và duy trì đảm bảo hoạt động của hệ thống cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng, kiến trúc trên phạm vi cả nước. |
b. Quản lý phát triển đô thị | |||
5 | Nghiệp vụ quản lý về chương trình, dự án trọng điểm quốc gia về phát triển đô thị | Cục Phát triển đô thị | Nghiệp vụ quản lý các chương trình, dự án, đề án trọng điểm cấp quốc gia về phát triển đô thị. |
6 | Nghiệp vụ quản lý đô thị theo phân loại đô thị trong toàn quốc | Cục Phát triển đô thị | Nghiệp vụ quản lý thông tin, đánh giá, phân loại đô thị theo phân cấp trong cả nước |
c. Quản lý hạ tầng kỹ thuật | |||
7 | Nghiệp vụ quản lý cấp, thoát nước, thu gom xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp | Cục Hạ tầng kỹ thuật | Nghiệp vụ thực hiện quản lý, theo dõi, kiểm tra công tác cấp, thoát nước, thu gom xử lý nước thải trong khu đô thị, khu công nghiệp. |
8 | Nghiệp vụ quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn. | Cục Hạ tầng kỹ thuật | Nghiệp vụ quản lý, theo dõi nguồn thu và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và khu dân cư nông thôn tập trung |
9 | Nghiệp vụ quản lý chiếu sáng đô thị | Cục Hạ tầng kỹ thuật | Nghiệp vụ quản lý, theo dõi hiện trạng, trang thiết bị, vật tư chiếu sáng đô thị. |
10 | Nghiệp vụ quản lý công viên, cây xanh đô thị | Cục Hạ tầng kỹ thuật | Nghiệp vụ quản lý, theo dõi hiện trạng cây xanh trồng tại các khu đô thị và khu công nghiệp |
11 | Nghiệp vụ quản lý nghĩa trang, cơ sở hỏa táng | Cục Hạ tầng kỹ thuật | Nghiệp vụ quản lý, theo dõi tình trạng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng trong cả nước. |
d. Quản lý về nhà ở | |||
12 | Nghiệp vụ quản lý nhà ở công vụ thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng. | Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản | Nghiệp vụ quản lý nhà ở công vụ thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng. |
13 | Nghiệp vụ điều tra, thống kê về nhà ở trong phạm vi nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương | Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản | Nghiệp vụ tổ chức công tác điều tra, thống kê về nhà ở trong phạm vi nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
e. Quản lý về thị trường bất động sản | |||
14 | Nghiệp vụ quản lý và vận hành hệ thống thông tin quốc gia về thị trường bất động sản | Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản | Nghiệp vụ quản lý và vận hành hệ thống thông tin quốc gia về thị trường bất động sản |
g. Quản lý vật liệu xây dựng | |||
15 | Nghiệp vụ quản lý nguồn khoáng sản làm vật liệu xây dựng | Vụ Vật liệu xây dựng | Nghiệp vụ quản lý nguồn khoáng sản làm vật liệu xây dựng |
16 | Nghiệp vụ ban hành, quản lý danh mục, điều kiện và quy chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu xây dựng được xuất, nhập khẩu; vật liệu xây dựng hạn chế xuất, nhập khẩu; vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện. | Vụ Khoa học công nghệ và môi trường | Nghiệp vụ ban hành, quản lý danh mục, điều kiện và quy chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu xây dựng được xuất, nhập khẩu; vật liệu xây dựng hạn chế xuất, nhập khẩu; vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện. |
h. Quản lý về an toàn kỹ thuật trong thi công xây dựng | |||
17 | Nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong xây dựng | Vụ Khoa học công nghệ và môi trường | Nghiệp vụ xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong xây dựng |
18 | Nghiệp vụ xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong xây dựng | Vụ Khoa học công nghệ và môi trường | Nghiệp vụ xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong xây dựng |
19 | Nghiệp vụ quản lý, kiểm định chất lượng thiết bị, vật tư xây dựng | Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng | Nghiệp vụ quản lý, kiểm định chất lượng thiết bị, vật tư xây dựng |
20 | Nghiệp vụ đào tạo, bồi dưỡng, sát hạch kiểm định viên kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động | Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng | Nghiệp vụ đào tạo, bồi dưỡng, sát hạch kiểm định viên kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động |
21 | Nghiệp vụ quản lý giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động | Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng | Nghiệp vụ quản lý giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động |
i. Quản lý về bảo vệ môi trường | |||
22 | Nghiệp vụ lập, tổng hợp và quản lý hoạt động báo cáo thống kê về công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng. | Vụ Khoa học công nghệ và môi trường | Nghiệp vụ lập biểu mẫu báo cáo, tổng hợp số liệu và quản lý thông tin báo cáo thống kê về công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng. |
23 | Nghiệp vụ quản lý chương trình, dự án, đề án về tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả trong các công trình xây dựng | Vụ Khoa học công nghệ và môi trường | Nghiệp vụ quản lý chương trình, dự án, đề án về tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả trong các công trình xây dựng |
k. Quản lý về khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông | |||
24 | Nghiệp vụ quản lý các nhiệm vụ khoa học công nghệ ngành xây dựng. | Vụ Khoa học công nghệ và môi trường | Nghiệp vụ quản lý thông tin các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường quản lý. |
25 | Nghiệp vụ quản lý và thực hiện các dự án, đề án, nhiệm vụ công nghệ thông tin ngành xây dựng. | Trung tâm Thông tin | Nghiệp vụ quản lý thông tin các đề tài, dự án, đề án và nhiệm vụ công nghệ thông tin của Bộ Xây dựng. |
l. Quản lý về kinh tế xây dựng | |||
26 | Nghiệp vụ ban hành định mức, đơn giá xây dựng, giá dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, giá vật liệu xây dựng, giá nhà ở và thị bất động sản | Cục Kinh tế Xây dựng | Nghiệp vụ ban hành định mức, đơn giá xây dựng, giá dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, giá vật liệu xây dựng, giá nhà ở và thị bất động sản |
Bảng 001: Danh sách nghiệp vụ tin học hóa khả thi của Bộ Xây dựng
1.2 Quy trình nghiệp vụ
1.2.1 Quy trình nghiệp vụ dịch vụ công Bộ Xây dựng
1.2.1.1. Tổng quan về nghiệp vụ dịch vụ công
Hình 001: Mô hình tổng quan quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến
Bộ Xây dựng hiện đang cung cấp 43 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 06 dịch vụ công một phần và 37 dịch vụ công toàn trình đang hoạt động và kết nối liên thông đến Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Khi công dân, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công do Bộ Xây dựng cung cấp, công dân và doanh nghiệp có thể thực hiện truy cập vào một trong ba hệ thống sau đây:
• Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn)
• Cổng dịch vụ công trực tuyến Bộ Xây dựng (https://dichvucong.xaydung.gov.vn)
• Cổng dịch vụ công trực tuyến và một cửa điện tử của tỉnh/ thành phố
Công dân, doanh nghiệp được hệ thống dịch vụ công trực tuyến xác thực tài khoản một lần với thông tin đăng nhập duy nhất và có thể thực hiện dịch vụ công trên cả ba hệ thống trên. Kết quả thực hiện của công dân và doanh nghiệp sẽ được đồng bộ trạng thái xử lý trên tất cả các hệ thống. Điều này giúp công dân và doanh nghiệp có thể theo dõi tiến trình xử lý và thời hạn trả kết quả dịch vụ công dễ dàng, nhanh chóng.
Sau khi hồ sơ được gửi, trạng thái hồ sơ được khởi tạo và thiết lập về tình trạng đã tiếp nhận. Hồ sơ của người dân và doanh nghiệp được bộ phận tiếp nhận thực hiện chuyển đến đơn vị xử lý để bắt đầu quy trình xử lý hồ sơ nội bộ tùy theo từng dịch vụ công được cung cấp. Quy trình nội bộ của từng dịch vụ công cụ thể được ban hành chính thức theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng (Xem chi tiết tại các phụ lục kèm theo)
1.2.1.2. Quy trình nghiệp vụ số hóa kết quả thủ tục hành chính
Đối với thành phần hồ sơ là kết quả giải quyết TTHC hoặc phải số hóa theo quy định của pháp luật chuyên ngành mà chưa có dữ liệu điện tử, cán bộ một cửa thực hiện sao chụp, chuyển thành tài liệu điện tử trên hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, toàn vẹn, chính xác của các nội dung theo bản giấy.
Ký số vào tài liệu đã được số hóa theo quy định trước khi chuyển hồ sơ đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết. Đối với các thành phần hồ sơ chưa có dữ liệu điện tử còn lại, theo yêu cầu quản lý, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (đối với trường hợp cơ quan thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 61/2018/NĐ-CP) quyết định việc tổ chức thực hiện số hóa đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
Hình 002: Mô hình nghiệp vụ số hóa kết quả thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa
1.2.1.3. Quy trình nghiệp vụ số hóa kết quả thủ tục hành chính tại các đơn vị chuyên môn
Khi giải quyết TTHC, các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ, có thủ tục hành chính phải thực hiện số hóa kết quả giải quyết để cập nhật bổ sung vào kho dữ liệu Kết quả giải quyết TTHC. Sơ đồ tổng quan về quy trình nghiệp vụ số hóa kết quả giải quyết TTHC tại các đơn vị chuyên môn có thủ tục hành chính như sau:
Hình 003: Mô hình nghiệp vụ số hóa kết quả thủ tục hành chính tại đơn vị chuyên môn thực hiện thủ tục hành chính
1.2.1.4. Quy trình nghiệp vụ số hóa kết quả thủ tục hành chính trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính đối với các kết quả thủ tục hành chính do Bộ ký
Đối với các TTHC do Bộ quản lý, các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ sẽ thụ lý giải quyết. Kết quả giải quyết được trình lãnh đạo Bộ xem xét phê duyệt kết quả. Trường hợp lãnh đạo Bộ phê duyệt kết quả sẽ thực hiện ký số lên bản mềm kết quả giải quyết TTHC do đơn vị môn trình lên. Kết quả được chuyển sang Văn thư Bộ phát hành đồng thời bản ký số cũng được cập nhật, bổ sung vào kho dữ liệu Kết quả giải quyết TTHC tập trung tích hợp trên Cổng Dịch vụ công Bộ Xây dựng.
Hình 004: Mô hình nghiệp vụ số hóa kết quả thủ tục hành chính trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính đối với các kết quả thủ tục hành chính do Bộ ký
1.1.2 Nhóm quy trình nghiệp vụ quản trị hành chính, văn phòng
1.2.2.1 Quy trình nghiệp vụ công tác văn thư Bộ Xây dựng
Hình 005: Sơ đồ tổng quát quy trình nghiệp vụ công tác văn thư Bộ Xây dựng
Bộ phận văn thư Bộ Xây dựng thực hiện tiếp nhận văn bản, công văn đến đơn vị. Đối với văn bản ở dạng bản cứng (bản giấy), cán bộ tiếp nhận văn bản đến của bộ phận văn thư thực hiện thêm công việc số hóa văn bản để chuyển thành dạng văn bản điện tử. Bước tiếp theo, văn bản đến được vào số trong sổ công văn đến của đơn vị để quản lý, theo dõi sau đó được nhập lên hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp của Bộ Xây dựng. Công văn được chuyển đến lãnh đạo Bộ để bắt đầu quá trình xử lý, ở bước này, tùy theo từng loại văn bản hoặc tùy thuộc vào quy trình nội bộ xử lý văn bản được quy định mà văn bản được chuyển đến lãnh đạo bộ hoặc có thể được chuyển trực tiếp đến đơn vị xử lý và đồng thời chuyển đến lãnh đạo Bộ để báo cáo. Lãnh đạo Bộ tiếp nhận công văn đến từ bộ phận văn thư sẽ thực hiện phê duyệt và chuyển cho đơn vị chuyên môn xử lý trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp.
Đơn vị chuyên môn thực hiện xây dựng dự thảo văn bản cần phát hành của Bộ sau đó trình lãnh đạo Bộ ký để phát hành. Văn bản sau khi được lãnh đạo Bộ chấp thuận và ký sẽ được chuyển đến bộ phận văn thư Bộ để khởi tạo số văn bản, ngày tháng ban hành và đóng dấu của Bộ. Văn bản sau khi được tạo số văn bản được vào sổ công văn đi sau đó chuyển phát hành văn bản đi của Bộ. Trường hợp cần phát hành văn bản điện tử, văn bản sau khi đã hoàn thành vào sổ công văn đi basẽ được thực số hóa thành bản mềm dạng PDF, văn thư của Bộ thực hiện ký số vào bản PDF và thực hiện phát hành văn bản đi.
1.2.2.2 Quy trình nghiệp vụ công tác lưu trữ hồ sơ