Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 75-NH/TT của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn thi hành thể lệ tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 75-NH/TT
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 75-NH/TT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Lê Văn Châu |
Ngày ban hành: | 16/03/1991 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 75-NH/TT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 75-NH/TT NGÀY 16-3-1991
HƯỚNG DẪN THI HÀNH THỂ LỆ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM BẰNG NGOẠI TỆ TỰ DO CHUYỂN ĐỔI
Thi hành Chỉ thị 330/CT ngày 13-9-1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc tăng cường quản lý ngoại hối, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thể lệ tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi theo Quyết định số 08 ngày 14-1-1991. Để các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và phát triển (gọi tắt là các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ) thực hiện đúng nội dung thể lệ trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thêm một số điểm sau đây:
1/ Các Ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ tổ chức màng lưới thu nhận thuận tiện tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi (trước mắt bằng đôla Mỹ, nếu là ngoại tệ chuyển đổi khác DM, FF, FS, Stg, người gửi tiền có thể bán lại cho ngân hàng để lấy đôla Mỹ) cho các đối tượng đã quy định trong Điều 2 của thể lệ. Các đối tượng này là các Công dân Việt Nam trừ Việt kiều và Công dân nước ngoài.
2/ Ngân hàng nhà nước giao cho các Ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ phát hành sổ tiết kiệm bằng ngoại tệ phù hợp với quy định trong thể lệ này.
3/ Người gửi được lĩnh cả gốc và lãi bằng ngoại tệ tiền mặt hoặc bằng Đồng Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm mua bán ngoại tệ. Người gửi được rút ngoại tệ chuyển ra nước ngoài khi được phép xuất cảnh (Nếu số ngoại tệ đó từ nước ngoài chuyển vào).
4/ Cách tính lãi:
a) Loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: tính theo ngày, theo tích số. Sau 03 tháng (tính tháng tròn 30 ngày) người gửi không tính lãi thì Ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ tự động nhập lãi vào gốc để tính lãi kỳ tiếp theo.
b) Loại tiết kiệm có kỳ hạn: khi đến hạn, nếu người gửi không lĩnh lãi thì Ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ tự động nhập lãi vào gốc để tính lãi kỳ tiếp theo.
5/ Người gửi tiền tiết kiệm có thể uỷ nhệm cho người khác lĩnh thay. Chữ ký của người uỷ nhiệm phải đúng với mẫu chữ ký đã đăng ký. Người lĩnh thay phải xuất trình sổ tiết kiệm, giấy uỷ nhệm kèm theo chứng minh nhân dân.
6/ Việc gửi và rút ngoại tệ được miễn phí dịch vụ ngân hàng. Trường hợp mất sổ tiết kiệm, người gửi phải trình báo ngay với ngân hàng nơi gửi.
7/ Tiền lãi trả cho khách hàng được hạch toán vào tài khoản thu chi nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tạị các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ.
8/ Hàng tháng chậm nhất ngày 05 tháng sau, các Ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ gửi báo cáo về Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Quản lý ngoại hối).
9/Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký.
Tổng Giảm đốc Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Vụ trưởng các Vụ, Cục liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc cần báo cáo kịp thời về Ngân hàng Nhà nước Trung ương để xem xét giải quyết.