Thông tư 46/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số vấn đề về tài chính khi sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 46/2005/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 46/2005/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Lê Thị Băng Tâm |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 08/06/2005 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Chế độ tài chính đối nông, lâm trường - Theo Thông tư số 46/2005/TT-BTC ban hành ngày 08/6/2005 hướng dẫn một số vấn đề về tài chính khi sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh Bộ Tài chính hướng dẫn: Khi có quyết định sắp xếp lại của cấp có thẩm quyền các nông, lâm trường phải thực hiện kiểm kê toàn bộ tài sản thuộc quyền quản lý sử dụng, bao gồm: tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, các khoản nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, (bao gồm cả rừng trồng, vườn cây, đàn gia súc)... Việc đánh giá lại tài sản của các nông, lâm trường chỉ thực hiện khi chuyển đổi sở hữu: cổ phần hoá, giao, bán, không thực hiện đánh giá lại tài sản của các nông, lâm trường còn giữ là công ty nhà nước, các nông, lâm trường chuyển sang Ban quản lý, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên và các nông, lâm trường thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách... Các nông trường hoạt động tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng chiến lược quốc phòng, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội. Cơ sở hạ tầng được ngân sách nhà nước hỗ trợ bao gồm hệ thống đường giao thông, công trình thuỷ lợi, hệ thống điện dùng riêng cho nông trường... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư 46/2005/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 46/2005/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 46/2005/TT-BTC NGÀY 8 THÁNG 6 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÀI CHÍNH KHI SẮP XẾP, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH
- Các nông, lâm trường tiếp tục duy trì là công ty nhà nước;
- Các nông, lâm trường chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên;
- Các nông, lâm trường thực hiện sáp nhập, chia tách, giải thể;
- Các nông, lâm trường thực hiện cổ phần hoá, giao, bán;
- Các lâm trường chuyển thành các Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu.
Các nông, lâm trường thực hiện các nhiệm vụ hoạt động công ích: sản phẩm, dịch vụ công ích được nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch hoặc đấu thầu thực hiện theo Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/03/2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và các văn bản pháp luật hiện hành.
- Các nông, lâm trường được thành lập mới hoặc sáp nhập, giải thể, hợp nhất, chia, tách thực hiện theo quy định tại Nghị định số 180/2004/NĐ-CP ngày 28/10/2004 của Chính phủ về thành lập mới, tổ chức lại và giải thể công ty nhà nước và Thông tư số 38/2005/TT-BTC ngày 18/5/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục, xử lý tài chính khi thành lập mới, tổ chức lại, và giải thể công ty Nhà nước.
- Các nông, lâm trường thực hiện cổ phần hoá thực hiện theo quy định tại Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ, Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định này và các văn bản pháp luật hiện hành.
- Các nông, lâm trường thực hiện giao cho tập thể người lao động; bán hoặc chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
- Các Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng (gọi tắt là Ban quản lý rừng) thực hiện cơ chế tài chính quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2001 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Khi có quyết định sắp xếp lại của cấp có thẩm quyền các nông, lâm trường phải thực hiện kiểm kê toàn bộ tài sản thuộc quyền quản lý sử dụng, bao gồm: tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, các khoản nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, (bao gồm cả rừng trồng, vườn cây, đàn gia súc).
Phương pháp kiểm kê đánh giá lại tài sản, vốn, rừng trồng, vườn cây, đàn gia súc theo các quy định hiện hành của Nhà nước và theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Việc đánh giá lại tài sản của các nông, lâm trường chỉ thực hiện khi chuyển đổi sở hữu: cổ phần hoá, giao, bán; không thực hiện đánh giá lại tài sản của các nông, lâm trường còn giữ là công ty nhà nước; các nông, lâm trường chuyển sang Ban quản lý, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên và các nông, lâm trường thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách.
Bộ quản lý ngành xem xét quyết định giảm vốn đối với nông, lâm trường thuộc Trung ương quản lý, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân tỉnh) xem xét, quyết định giảm vốn đối với các nông, lâm trường thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.
- Đại diện Bộ quản lý ngành hoặc người được uỷ quyền chủ trì việc bàn giao nông, lâm trường thuộc Trung ương quản lý.
- Đại diện Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc người được uỷ quyền chủ trì đối với các nông, lâm trường thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý.
- Bên giao : Là giám đốc các nông, lâm trường.
- Bên nhận: Là giám đốc Ban quản lý rừng được giao trách nhiệm nhận tài sản và vốn hoặc đại diện Uỷ ban nhân dân tỉnh (đối với tài sản gắn liền với đất khi nông, lâm trường chuyển giao đất cho địa phương quản lý).
Đối với Ban quản lý rừng mới thành lập thì phải mở sổ sách kế toán để hạch toán theo quy định của pháp luật kế toán.
- Công văn đề nghị bổ sung vốn điều lệ từ nguồn thành lý vườn cây, rừng trồng, đàn gia súc được để lại;
- Văn bản phê duyệt vốn điều lệ cho nông trường của cơ quan có thẩm quyền (có xác nhận sao y bản chính);
- Dự án đầu tư có sử dụng nguồn vốn thanh lý vườn cây, rừng trồng, đàn gia súc được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Quyết toán thanh lý vườn cây, rừng trồng, đàn gia súc của nông trường được cơ quan Thuế trên địa bàn kiểm tra xác định;
Báo cáo tài chính của nông trường tại thời điểm điều chỉnh tăng vốn;
Báo cáo cân đối vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nông trường.
Việc xác định vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Thông tư số 41/UB-TT ngày 8/01/1996 của Uỷ ban dân tộc miền núi quy định về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí từng khu vực ở vùng dân tộc miền núi.
- Các Bộ tổng hợp kế hoạch và dự toán của các nông trường Trung ương.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh tổng hợp kế hoạch và dự toán của các nông trường địa phương.
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các nông trường Trung ương.
- Ngân sách địa phương hỗ trợ cho các nông trường địa phương .
Trình tự, thủ tục, phương thức lập dự toán, cấp phát, thanh quyết toán vốn hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước.
Các Công ty Lâm nghiệp phải đảm nhận một phần chức năng, nhiệm vụ xã hội, an ninh, quốc phòng và các nhiệm vụ công ích khác được nhà nước hỗ trợ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ này.
Bộ quản lý ngành đặt hàng hoặc giao kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ xã hội, an ninh, quốc phòng cho các Công ty Lâm nghiệp Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao kế hoạch và dự toán kinh phí cho các Công ty Lâm nghiệp địa phương.
Việc đặt hàng hoặc giao kế hoạch thực hiện nhiệm vụ xã hội, an ninh, quốc phòng, sản phẩm dịch vụ công ích theo quy định tại Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/03/2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và các văn bản pháp luật hiện hành.
Hàng năm, căn cứ vào diện tích rừng nghèo kiệt cần chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Các Công ty Lâm nghiệp lập kế hoạch hỗ trợ kinh phí báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để tổng hợp chung trong kế hoạch ngân sách của Bộ, địa phương .
Căn cứ vào kế hoạch vốn do nhà nước giao hàng năm, các Bộ quản lý ngành phân bổ cho các Công ty Lâm nghiệp trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh phân bổ cho các Công ty Lâm nghiệp địa phương.
Mức kinh phí hỗ trợ, cấp phát, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ rừng nghèo kiệt được thực hiện theo các quy định hiện hành của nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các nông, lâm trường phản ánh về Bộ Tài chính nghiên cứu giải quyết.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây