Thông tư 45/2024/TT-BTC phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 45/2024/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 45/2024/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Lê Tấn Cận |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 01/07/2024 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp, Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
Ngày 01/7/2024, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 45/2024/TT-BTC phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
1. Với phương pháp chi phí, các khoản chi không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ để xác định giá hàng hóa, dịch vụ bao gồm:
- Các khoản chi không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ để xác định giá hàng hóa, dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan;
- Các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước bảo đảm; các khoản đã được tính vào giá hàng hóa, dịch vụ cần định giá; các chi phí đã được tính trong giá hàng hóa, dịch vụ khác của tổ chức, cá nhân.
2. Với phương pháp chi phí, công thức xác định giá hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại như sau:
Giá hàng hóa, dịch vụ = Giá mua hàng hoá, dịch vụ + Chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính (nếu có) + Lợi nhuận (nếu có) + Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có)
3. Với phương pháp so sánh:
Thông tin về giá của hàng hóa, dịch vụ so sánh phải được thu thập tại thời điểm xác định giá hoặc thời điểm gần nhất trong phạm vi 24 tháng tính từ thời điểm xác định giá trở về trước theo nguyên tắc ưu tiên lựa chọn thông tin tại thời điểm gần nhất và địa điểm gần nhất (trong nước hoặc nước ngoài) với hàng hóa, dịch vụ cần xác định giá căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệu sau:
- Giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, thẩm định, công bố, cung cấp;
- Giá thực tế giao dịch thành công của các tổ chức, cá nhân ghi trên hóa đơn bán hàng theo quy định, giá ghi trên hợp đồng mua bán;
- Giá trúng đấu thầu, đấu giá; giá nhập khẩu theo tờ khai hải quan hoặc do cơ quan hải quan cung cấp;
- Giá trên báo giá, chào giá của đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có đầy đủ thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) và đóng dấu của đơn vị, thời điểm cung cấp thông tin, hiệu lực của báo giá, chào giá (nếu có);…
Xem chi tiết Thông tư 45/2024/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 45/2024/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2024 |
THÔNG TƯ
Ban hành phương pháp định giá chung
đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
___________
Căn cứ Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Giá.
2. Phương pháp định giá đất và các hàng hóa, dịch vụ khác quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Giá thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành.
Mục 1. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ, LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ
Điều 4. Phương pháp định giá, lựa chọn phương pháp định giá
Mục 2. PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ
Điều 5. Một số nguyên tắc chung
8. Các khoản chi không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ để xác định giá hàng hóa, dịch vụ
Điều 6. Giá hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại
1. Công thức xác định giá
Giá hàng hóa, dịch vụ |
= |
Giá mua hàng hoá, dịch vụ |
+ |
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính (nếu có) |
+ |
Lợi nhuận (nếu có) |
+ |
Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) |
Trong đó:
a) Giá mua hàng hóa, dịch vụ được xác định bằng (=) Giá mua hàng hóa, dịch vụ ghi trên hoá đơn, hợp đồng, chứng từ theo quy định của pháp luật trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua (nếu có) và các khoản giảm trừ khác (nếu có) cộng (+) các chi phí hợp lý, hợp lệ khác theo quy định của pháp luật (nếu có);
b) Chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính xác định theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;
c) Lợi nhuận xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;
d) Thuế giá trị gia tăng, thuế khác thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Bảng tính giá thành cho một (01) đơn vị hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại
Ký hiệu |
Nội dung |
Cách tính |
A |
Sản lượng tính giá hàng hóa, dịch vụ |
|
B |
Giá mua hàng hóa, dịch vụ |
B=1+2 |
1 |
Giá theo hóa đơn, hợp đồng, chứng từ trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, giảm trừ (nếu có) |
|
2 |
Chi phí hợp lý, hợp lệ khác theo quy định của pháp luật (nếu có) |
|
C |
Chi phí bán hàng (nếu có) |
|
D |
Chi phí quản lý (nếu có) |
|
Đ |
Chi phí tài chính (nếu có) |
|
E |
Tổng chi phí |
E=B+C+D+Đ |
G |
Giá thành một (01) đơn vị hàng hóa, dịch vụ |
G=E/A |
Điều 7. Giá hàng hóa nhập khẩu
1. Công thức xác định giá
Giá hàng hóa nhập khẩu |
= |
Giá vốn nhập khẩu |
+ |
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính (nếu có) |
+ |
Lợi nhuận (nếu có) |
+ |
Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) |
Trong đó:
a) Giá vốn nhập khẩu xác định theo công thức sau:
Giá vốn nhập khẩu |
= |
Giá mua hàng hóa nhập khẩu |
+ |
Thuế nhập khẩu (nếu có) |
+ |
Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) |
+ |
Các khoản thuế, phí khác phát sinh tại khâu nhập khẩu (nếu có) |
+ |
Các khoản chi bằng tiền khác theo quy định (nếu có) |
Trong đó:
- Giá mua hàng hóa nhập khẩu là giá mua hàng hóa về đến cửa khẩu nhập đầu tiên của Việt Nam.
Giá mua hàng hóa về đến cửa khẩu nhập đầu tiên của Việt Nam bằng (=) [Giá mua hàng ở thị trường nước ngoài cộng (+) các chi phí phát sinh để đưa hàng về Việt Nam (nếu có) cộng (+) các chi phí phải cộng khác khi xác định trị giá hàng nhập khẩu theo quy định (nếu có) trừ (-) các chi phí phải trừ khác khi xác định trị giá hàng nhập khẩu theo quy định (nếu có)] nhân (x) tỷ giá quy đổi ngoại tệ.
Tỷ giá quy đổi ngoại tệ được tính theo tỷ giá thực tế mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã thanh toán với ngân hàng (nơi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giao dịch) khi vay hoặc khi mua ngoại tệ để mua hàng hóa. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa thanh toán với ngân hàng thì tính theo tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa tổ chức, cá nhân và ngân hàng thương mại hoặc tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại nơi tổ chức, cá nhân đã vay hoặc mua ngoại tệ tại thời điểm xác định giá;
- Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản thuế, phí khác phát sinh tại khâu nhập khẩu (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế, phí;
- Các khoản chi bằng tiền khác theo quy định (nếu có);
b) Chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính xác định theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;
c) Lợi nhuận xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;
d) Thuế giá trị gia tăng, thuế khác thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Bảng tính giá thành cho một (01) đơn vị hàng hóa nhập khẩu
Ký hiệu |
Nội dung |
Cách tính |
A |
Sản lượng nhập khẩu |
|
B |
Giá vốn nhập khẩu |
B=1+2+3+4+5 |
1 |
Giá mua hàng hóa nhập khẩu |
|
2 |
Thuế nhập khẩu (nếu có) |
|
3 |
Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) |
|
4 |
Các khoản thuế, phí khác phát sinh tại khâu nhập khẩu (nếu có) |
|
5 |
Các khoản chi bằng tiền khác theo quy định (nếu có) |
|
C |
Chi phí bán hàng (nếu có) |
|
D |
Chi phí quản lý (nếu có) |
|
Đ |
Chi phí tài chính (nếu có) |
|
E |
Tổng chi phí |
E=B+C+D+Đ |
G |
Giá thành một (01) đơn vị hàng hóa |
G=E/A |
Điều 8. Giá hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước
1. Công thức xác định giá
Giá hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước |
= |
Giá thành hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước |
+ |
Lợi nhuận (nếu có) |
+ |
Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) |
+ |
Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) |
Trong đó:
a) Giá thành hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước xác định theo công thức sau:
Giá thành hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước |
= |
Giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước |
+ |
Chi phí bán hàng (nếu có) |
+ |
Chi phí quản lý (nếu có) |
+ |
Chi phí tài chính (nếu có) |
Trong đó:
- Giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước xác định theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;
- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính xác định theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;
b) Lợi nhuận xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;
c) Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế khác thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Bảng tính giá thành cho một (01) đơn vị hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước
Ký hiệu |
Nội dung |
Cách tính |
A |
Sản lượng tính giá hàng hóa, dịch vụ |
|
B |
Giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ |
B=1+2+3+4+5 |
1 |
Chi phí vật tư trực tiếp |
|
2 |
Chi phí nhân công trực tiếp |
|
3 |
Chi phí khấu hao tài sản cố định trực tiếp |
|
4 |
Chi phí sản xuất chung |
|
5 |
Chi phí hợp lý, hợp lệ khác (nếu có) theo quy định phục vụ sản xuất (chưa tính ở trên) |
|
C |
Chi phí bán hàng (nếu có) |
|
D |
Chi phí quản lý (nếu có) |
|
Đ |
Chi phí tài chính (nếu có) |
|
E |
Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh |
E=B+C+D+Đ |
G |
Giá thành một (01) đơn vị hàng hóa, dịch vụ |
G=E/A |
Chi phí vật tư xác định như sau:
Chi phí vật tư = Mức tiêu hao vật tư x Giá vật tư
Giá vật tư dùng để tính giá hàng hóa, dịch vụ được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng vật tư sử dụng, gắn với vị trí nơi sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể như sau:
Đối với vật tư do Nhà nước định giá: tính giá theo quy định của Nhà nước cộng (+) chi phí hợp lý, hợp lệ (nếu có).
Đối với vật tư không thuộc đối tượng Nhà nước định giá: tính theo giá trên hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua (nếu có) và các khoản giảm trừ khác (nếu có), trường hợp không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ thì xác định mức giá theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư này cộng (+) chi phí hợp lý, hợp lệ để đưa vật tư về đến kho của đơn vị (nếu có). Trường hợp vật tư mua của hộ, cá nhân bán ra không có hóa đơn theo quy định của pháp luật về thuế thì phải lập bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn theo quy định của pháp luật về thuế.
Đối với vật tư trực tiếp nhập khẩu đưa vào sản xuất: tính theo giá vốn nhập khẩu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư này.
Đối với vật tư tự chế: tính theo giá thực tế xuất kho cộng (+) chi phí hợp lý, hợp lệ trong quá trình đưa vào sản xuất (nếu có).
Đối với vật tư thuê gia công chế biến: tính theo giá thực tế xuất kho giao gia công cộng (+) chi phí gia công cộng (+) các chi phí hợp lý, hợp lệ khác để đưa vật tư đi gia công (nếu có) và về đến kho của đơn vị (nếu có).
Giá các loại vật tư, thuê gia công chế biến, vận chuyển, bảo quản, thu mua và các khoản chi phí khác (nếu có) phải được ghi trên hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Chi phí tiền lương = Định mức lao động x Đơn giá tiền lương
Định mức lao động xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Đơn giá tiền lương thực hiện theo quy định pháp luật về tiền lương và pháp luật có liên quan;
Chi phí khấu hao tài sản cố định thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Trường hợp chi phí khấu hao tài sản cố định trực tiếp phục vụ sản xuất, kinh doanh đã tính trong chi phí sản xuất chung thì không tính tại khoản này.
Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí phục vụ sản xuất chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, tổ, đội, khoa, công trường và các bộ phận khác (sau đây gọi tắt là phân xưởng) theo quy định pháp luật phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, gồm:
Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí hợp lý, hợp lệ trong quá trình bán hàng, cung cấp dịch vụ:
Chi phí quản lý gồm:
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm (%) của khoản lợi nhuận trên doanh thu hoặc trên doanh thu thuần hoặc trên vốn chủ sở hữu hay vốn Nhà nước đầu tư do đại diện chủ sở hữu giao hoặc trên tổng giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính (phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ).
Cá nhân, tổ chức thực hiện khảo sát và thu thập thông tin chịu trách nhiệm toàn diện về tính trung thực của quá trình thu thập thông tin và kết quả thu thập thông tin;
Khi điều chỉnh giá theo sự khác biệt của một yếu tố so sánh thì cố định những yếu tố so sánh còn lại (coi như giống nhau).
Những yếu tố ở hàng hóa, dịch vụ cần định giá kém hơn so với hàng hóa, dịch vụ so sánh thì điều chỉnh giảm (-) mức giá của hàng hóa, dịch vụ so sánh. Những yếu tố ở hàng hóa, dịch vụ cần định giá vượt trội hơn so với hàng hóa, dịch vụ so sánh thì điều chỉnh tăng (+) mức giá của hàng hóa, dịch vụ so sánh. Những yếu tố ở hàng hóa, dịch vụ cần định giá giống với hàng hóa, dịch vụ so sánh thì giữ nguyên mức giá của hàng hóa, dịch vụ so sánh.
Mức điều chỉnh giá do sự khác biệt về các yếu tố so sánh có thể được thực hiện theo số tiền tuyệt đối hoặc theo tỷ lệ phần trăm (%) tăng, giảm so với giá hàng hóa, dịch vụ so sánh.
Khi điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ so sánh theo từng yếu tố so sánh thì điều chỉnh các yếu tố so sánh theo số tiền tuyệt đối trước, điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm (%) sau. Giá sau khi điều chỉnh theo số tiền tuyệt đối được sử dụng cho điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm (%).
Tổng giá trị điều chỉnh của hàng hóa, dịch vụ so sánh là tổng mức điều chỉnh theo các yếu tố so sánh với dấu âm (điều chỉnh giảm) và dấu dương (điều chỉnh tăng).
Mức giá hàng hóa, dịch vụ sau điều chỉnh bằng mức giá của hàng hóa, dịch vụ so sánh cộng (+) hoặc trừ (-) tổng giá trị điều chỉnh của hàng hóa, dịch vụ so sánh đó.
Xác định mức giá cho hàng hóa, dịch vụ cần định giá bằng cách lấy mức giá sau điều chỉnh đại diện chung của hàng hóa, dịch vụ so sánh hoặc bằng mức giá trung bình của các mức giá sau điều chỉnh của hàng hóa, dịch vụ so sánh.
Mức giá đại diện chung của hàng hóa, dịch vụ so sánh là mức giá sau điều chỉnh của mỗi hàng hóa, dịch vụ so sánh được chọn theo các tiêu chí sau:
- Hàng hóa, dịch vụ so sánh có số lần điều chỉnh giá ít nhất.
- Hàng hóa, dịch vụ so sánh có tỷ lệ điều chỉnh của mỗi yếu tố so sánh nhỏ nhất.
- Hàng hóa, dịch vụ so sánh có tổng giá trị điều chỉnh thuần nhỏ nhất;
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá đã được lập phương án giá theo phương pháp định giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và đã được gửi hồ sơ theo quy định pháp luật tới cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án giá trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được thực hiện theo phương pháp định giá đó.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng bí thư; - Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc; - Các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các Hội, Đoàn thể; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp; - Công báo; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính; - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, QLG (200b). |
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG Lê Tấn Cận |