NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM -------
Số: 43/2016/TT-NHNN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016
|
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính đối với khách hàng.
2. Hoạt động tín dụng tiêu dùng thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng của công ty tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) về hoạt động thẻ ngân hàng và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Các hoạt động cho vay khác của công ty tài chính ngoài hoạt động cho vay tiêu dùng quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Công ty tài chính bao gồm công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính tín dụng tiêu dùng.
2. Khách hàng vay vốn (sau đây gọi tắt là khách hàng).
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.
1. Cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng). Mức tổng dư nợ quy định tại khoản này không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật.
2. Nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Mua phương tiện đi lại, đồ dùng, trang thiết bị gia đình;
c) Chi phí sửa chữa nhà ở.
3. Cho vay trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng của công ty tài chính đối với khách hàng, theo đó công ty tài chính và khách hàng thỏa thuận trả nợ gốc và lãi tiền vay theo nhiều kỳ hạn.
4. Phương án sử dụng vốn là tập hợp các thông tin về tổng số tiền cần sử dụng, số tiền cần vay, thời gian vay vốn, mục đích sử dụng vốn.
Điều 5. Nguyên tắc cho vay tiêu dùng, vay tiêu dùng
1. Hoạt động cho vay tiêu dùng được thực hiện theo thỏa thuận giữa công ty tài chính và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Khách hàng vay vốn công ty tài chính phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với công ty tài chính.
Điều 6. Điểm giới thiệu dịch vụ
1. Công ty tài chính thực hiện cho vay tiêu dùng được mở điểm giới thiệu dịch vụ tại nơi cung ứng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng để giới thiệu các sản phẩm cho vay tiêu dùng, thu thập thông tin, nhu cầu vay vốn của khách hàng nhằm hỗ trợ hoạt động cho vay tiêu dùng. Công ty tài chính không được thực hiện hoạt động khác tại điểm giới thiệu dịch vụ.
2. Công ty tài chính phải ký kết hợp đồng về việc mở điểm giới thiệu dịch vụ với bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nơi công ty tài chính mở điểm giới thiệu dịch vụ, trong đó phải quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bên liên quan và thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
3. Công ty tài chính chịu trách nhiệm về hoạt động của điểm giới thiệu dịch vụ, bảo đảm thông tin về sản phẩm cho vay tiêu dùng cung cấp cho khách hàng tại các điểm giới thiệu dịch vụ được thống nhất, đầy đủ và trung thực.
Điều 7. Quy định nội bộ
1. Căn cứ quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan, công ty tài chính ban hành quy định nội bộ về cho vay tiêu dùng, quản lý tiền vay phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty tài chính (sau đây gọi là quy định nội bộ về cho vay tiêu dùng).
b) Quy trình thẩm định, phê duyệt và quyết định cho vay, trong đó quy định cụ thể thời hạn tối đa thẩm định, quyết định cho vay; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thẩm định, phê duyệt, quyết định cho vay và các công việc khác thuộc quy trình hoạt động cho vay;
c) Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
d) Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay, thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay, việc quản lý, giám sát, theo dõi tài sản bảo đảm tiền vay phù hợp với biện pháp bảo đảm tiền vay, đặc điểm của tài sản bảo đảm tiền vay và khách hàng;
e) Chấm dứt cho vay, xử lý nợ; miễn, giảm lãi tiền vay, phí;
g) Các quy tắc, chuẩn mực ứng xử trong cho vay tiêu dùng và các biện pháp bảo đảm việc tuân thủ đầy đủ các quy tắc, chuẩn mực này;
i) Hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ cho vay tiêu dùng; thu thập, cập nhật, kiểm tra số liệu, quản lý thông tin khách hàng, nhận dạng các thông tin sai lệch và ngăn ngừa gian lận để quyết định cho vay, kiểm soát khoản vay và thu hồi nợ vay;
k) Nhận dạng các loại rủi ro có thể phát sinh trong quá trình cho vay; quy trình theo dõi, đánh giá và kiểm soát rủi ro; phương án xử lý rủi ro;
l) Trường hợp công ty tài chính có điểm giới thiệu dịch vụ, quy định nội bộ phải có nội dung về quy trình, thẩm quyền và trách nhiệm mở, chấm dứt điểm giới thiệu dịch vụ; chuẩn mực đạo đức, quyền hạn và nghĩa vụ của nhân viên tại điểm giới thiệu dịch vụ; quy trình hoạt động, kiểm tra, phòng chống gian lận, phòng ngừa rủi ro đạo đức của nhân viên tại các điểm giới thiệu dịch vụ.
3. Ít nhất mỗi năm một lần, công ty tài chính phải rà soát, đánh giá quy định nội bộ về cho vay tiêu dùng để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với những thay đổi của pháp luật liên quan và thực tế hoạt động của công ty tài chính.
1. Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, công ty tài chính và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng.
2. Cho vay theo hạn mức: Công ty tài chính xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, công ty tài chính thực hiện cho vay từng lần. Mỗi năm ít nhất một lần, công ty tài chính xem xét, xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng.
Điều 9. Lãi suất cho vay tiêu dùng
1. Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
2. Công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.
1. Hợp đồng cho vay tiêu dùng phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của công ty tài chính; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của khách hàng;
b) Số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức;
c) Mục đích sử dụng vốn vay;
d) Phương thức cho vay;
đ) Thời hạn cho vay; thời hạn duy trì hạn mức đối với trường hợp cho vay theo hạn mức;
e) Lãi suất cho vay tiêu dùng theo thỏa thuận và mức lãi suất cho vay tiêu dùng quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó; nguyên tắc và các yếu tố xác định lãi suất, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; phương pháp tính lãi tiền vay; loại phí và mức phí áp dụng đối với khoản vay;
g) Giải ngân vốn cho vay và việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay;
h) Việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay; hình thức thông báo cho khách hàng về lịch trả nợ gốc, lãi tiền vay khi có điều chỉnh;
i) Quy định về việc trả nợ trước hạn, trong đó bao gồm điều kiện trả nợ trước hạn, phí trả nợ trước hạn và hình thức thông báo cho khách hàng về kế hoạch trả nợ gốc, lãi đối với dư nợ gốc còn lại trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn một phần khoản vay tiêu dùng;
k) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được công ty tài chính chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; hình thức và nội dung thông báo về việc chuyển nợ quá hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn, lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn;
m) Trách nhiệm của khách hàng trong việc phối hợp với công ty tài chính và cung cấp các tài liệu liên quan đến khoản vay để công ty tài chính thực hiện thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
n) Các trường hợp chấm dứt cho vay; thu nợ trước hạn; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi công ty tài chính chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn; hình thức và nội dung thông báo chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm thời điểm chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn; thời hạn hoàn trả số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn;
o) Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của các bên;
p) Hiệu lực của hợp đồng cho vay tiêu dùng.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Hợp đồng cho vay tiêu dùng quy định tại khoản 1 và 2 Điều này được lập dưới hình thức hợp đồng cho vay cụ thể (đối với cho vay từng lần) hoặc hợp đồng hạn mức và hợp đồng cho vay cụ thể (đối với cho vay theo hạn mức).
5. Trường hợp sử dụng hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng cho vay tiêu dùng, công ty tài chính phải thực hiện:
a) Niêm yết công khai hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung về cho vay tiêu dùng tại trụ sở, điểm giới thiệu dịch vụ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của công ty tài chính;
b) Cung cấp đầy đủ thông tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho khách hàng biết trước khi ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng và có xác nhận của khách hàng về việc đã được công ty tài chính cung cấp đầy đủ thông tin.
Điều 11. Quy định chuyển tiếp
Công ty tài chính có các hợp đồng cho vay tiêu dùng được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết, công ty tài chính được tiếp tục thực hiện theo các hợp đồng đã ký kết cho đến hết thời hạn của hợp đồng. Việc sửa đổi, bổ sung các hợp đồng này chỉ được thực hiện nếu nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với các quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 12. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2017.
Điều 13. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty tài chính chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: - Như Điều 13; - Ban lãnh đạo NHNN; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tư pháp (để kiểm tra); - Công báo; - Cổng thông tin điện tử NHNN; - Lưu: VP, Vụ PC, TTGSNH.
|
KT. THỐNG ĐỐC PHÓ THỐNG ĐỐC Nguyễn Đồng Tiến
|