Thông tư 15/2010/TT-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 15/2010/TT-NHNN

Thông tư 15/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:15/2010/TT-NHNNNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trần Minh Tuấn
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
16/06/2010
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tài chính quy mô nhỏ - Ngày 16/6/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 15/2010/TT-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Theo Thông tư này, ít nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng đầu quý tiếp theo, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước. Riêng đối với quý IV, trong thời hạn 15 làm việc đầu tiên của tháng 12, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày 30/11. Đối với các khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác của bên thứ ba mà bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra rủi ro thì tổ chức tài chính quy mô nhỏ không phải trích lập dự phòng rủi ro nhưng phải phân loại nợ theo quy định tại Thông tư này để phản ánh đúng tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng phục vụ cho công tác quản lý rủi ro cho vay. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thanh tra, giám sát việc thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Trường hợp tổ chức tài chính quy mô nhỏ vi phạm quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, tổ chức tài chính quy mô nhỏ sẽ bị xử lý theo một hoặc một số hình thức sau: xử phạt vi phạm hành chính; tăng tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng với mức độ rủi ro của các khoản nợ; hạn chế cho vay, hạn chế mở rộng mạng lưới và nội dung hoạt động; đình chỉ hoạt động đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Thông tư 15/2010/TT-NHNN tại đây

tải Thông tư 15/2010/TT-NHNN

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 15/2010/TT-NHNN DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 15/2010/TT-NHNN PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 15/2010/TT-NHNN ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
---------------

Số: 15/2010/TT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------

Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2010

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO CHO VAY TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUY MÔ NHỎ

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 năm 2003;

Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09/3/2005 về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam và Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 28/2005/NĐ-CP;

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ như sau:

Chương 1.
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là tổ chức tài chính quy mô nhỏ) phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay theo quy định tại Thông tư này.
2. Việc trích lập dự phòng và sử dụng quỹ dự phòng tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phân loại nợ là việc sắp xếp các khoản nợ gốc vào các nhóm nợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
2. Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.
3. Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
4. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là khoản nợ mà tổ chức tài chính quy mô nhỏ chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng trên cơ sở tổ chức tài chính quy mô nhỏ đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng vay, nhưng tổ chức tài chính quy mô nhỏ có đủ cơ sở để xác định khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại.
5. Rủi ro cho vay của tổ chức tài chính quy mô nhỏ (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết vay.
6. Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tài chính quy mô nhỏ không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết vay. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.
Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng nhóm nợ.
Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tài chính quy mô nhỏ khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.
7. Sử dụng dự phòng là việc tổ chức tài chính quy mô nhỏ sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ.
8. Tài sản bảo đảm khoản vay là tài sản mà khách hàng dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
9. Khách hàng là cá nhân, tổ chức đang vay và có dư nợ tại tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
Điều 3. Định kỳ thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng
1. Ít nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng đầu quý tiếp theo, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm  cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước.
Riêng đối với quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày 30 tháng 11.
2. Đối với các khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác của Bên thứ ba mà Bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra rủi ro thì tổ chức tài chính quy mô nhỏ không phải trích lập dự phòng rủi ro nhưng phải phân loại nợ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này để phản ánh đúng tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng phục vụ cho công tác quản lý rủi ro cho vay.
Chương 2.
CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể
1. Căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng và/hoặc thời hạn thanh toán nợ gốc và lãi vay, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
2. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%;
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 2%;
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 25%;
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): 50%;
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%.
3. Giá trị của các loại tài sản bảo đảm khoản vay được khấu trừ vào dư nợ gốc của khoản cho vay trước khi tính dự phòng cụ thể gồm:
a) 100% số dư tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tự nguyện tại tổ chức tài chính quy mô nhỏ;
b) 100% mệnh giá của trái phiếu Chính phủ (tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Kho bạc, trái phiếu công trình trung ương, trái phiếu đầu tư, công trái xây dựng Tổ quốc), trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
4. Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau (hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục A kèm theo Thông tư này):
R = (A – C) x r
Trong đó:
R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: số dư nợ gốc của khoản nợ
C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Trường hợp giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm (C) lớn hơn số dư nợ gốc của khoản nợ (A), khoản nợ không phải trích lập dự phòng cụ thể.
Điều 5. Dự phòng chung
1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,5% dư nợ gốc của toàn bộ các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
2. Trong thời hạn tối đa ba (03) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải thực hiện trích lập đủ số tiền dự phòng chung theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 6. Sử dụng dự phòng
1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay đối với các khoản nợ trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với khách hàng tài chính quy mô nhỏ: cá nhân vay vốn bị chết, mất tích hoặc bị thương tật vĩnh viễn không còn khả năng lao động tạo thu nhập.
b) Đối với khách hàng không phải là khách hàng tài chính quy mô nhỏ: tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích.
c) Các khoản nợ thuộc nhóm 5 được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
2. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay một quý một lần. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc sau:
a) Sử dụng dự phòng cụ thể quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư này để xử lý rủi ro cho vay đối với khoản nợ đó.
b) Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải khẩn trương tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.
c) Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro cho vay của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý.
3. Trường hợp số tiền dự phòng không đủ để xử lý toàn bộ rủi ro cho vay của các khoản nợ phải xử lý, tổ chức tài chính quy mô nhỏ hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thiếu của số tiền dự phòng vào chi phí hoạt động.
Trường hợp số tiền dự phòng đã trích còn lại lớn hơn số tiền dự phòng phải trích, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa vào thu nhập trong kỳ.
4. Việc tổ chức tài chính quy mô nhỏ sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay không phải là xóa nợ cho khách hàng. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ và cá nhân có liên quan không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro cho vay.
5. Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro cho vay từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để. Đối với số tiền thu hồi được từ các khoản nợ đã đưa vào ngoại bảng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ hạch toán vào thu nhập trong kỳ.
6. Sau năm (05) năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay và đã thực hiện các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, tổ chức tài chính quy mô nhỏ được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý rủi ro cho vay ra khỏi ngoại bảng.
Điều 7. Hội đồng xử lý rủi ro
1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro do Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người được Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền làm Chủ tịch và các thành viên gồm Trưởng ban kiểm soát, phụ trách bộ phận kế toán, phụ trách bộ phận tín dụng và các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định.
2. Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý rủi ro:
a) Xem xét, đánh giá việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro cho vay do Tổng giám đốc (Giám đốc) thực hiện.
b) Quyết nghị việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay.
c) Quyết nghị phương án thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay, trong đó phải xác định rõ thời gian và các biện pháp để thu hồi nợ.
d) Theo dõi tình hình thực hiện thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay.
Điều 8. Hồ sơ xử lý rủi ro cho vay
1. Hồ sơ để làm căn cứ cho việc xử lý rủi ro cho vay bao gồm:
- Hồ sơ về cho vay và thu nợ;
- Hồ sơ về tài sản bảo đảm (nếu có);
- Các giấy tờ khác có liên quan.
2. Đối với những trường hợp quy định tại điểm a và b Khoản 1 Điều 6 Thông tư này, ngoài hồ sơ nêu tại Khoản 1 Điều này còn phải có:
a) Đối với khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp:
- Bản sao Quyết định tuyên bố phá sản của tòa án hoặc quyết định giải thể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp giải thể (đối với trường hợp doanh nghiệp tự giải thể);
- Bản sao báo cáo thi hành Quyết định tuyên bố phá sản và báo cáo kết thúc việc thi hành Quyết định tuyên bố phá sản của Phòng thi hành án, văn bản giải quyết các khoản nợ của tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể.
b) Đối với khách hàng là cá nhân:
Bản sao giấy chứng tử, giấy xác nhận mất tích, giấy tờ chứng minh bị thương tật vĩnh viễn, mất khả năng lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Đối với những trường hợp quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 6 Thông tư này, ngoài hồ sơ nêu tại Khoản 1 Điều này còn phải có:
- Hồ sơ, tài liệu làm căn cứ để phân loại nợ vào nhóm 5;
- Hồ sơ, tài liệu chứng minh tổ chức tài chính quy mô nhỏ đã sử dụng mọi biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được.
Điều 9. Hạch toán, báo cáo
1. Dự phòng rủi ro được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
2. Dự phòng rủi ro được hạch toán vào tài khoản “Dự phòng rủi ro”. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện hạch toán việc trích lập, sử dụng dự phòng, số tiền thu hồi được sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải báo cáo việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay theo quy định về Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
4. Trước ngày 15 tháng thứ hai của mỗi quý, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải gửi báo cáo về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay quý trước cho Bộ Tài chính và Cục thuế tỉnh, thành phố nơi tổ chức tài chính quy mô nhỏ đặt trụ sở chính theo các Mẫu biểu số 01 và số 02 kèm theo Thông tư này.
Điều 10. Kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính
1. Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) có trách nhiệm thanh tra, giám sát việc thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.
2. Trường hợp tổ chức tài chính quy mô nhỏ vi phạm quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, tổ chức tài chính quy mô nhỏ sẽ bị xử lý theo một hoặc một số hình thức như sau:
- Xử phạt vi phạm hành chính;
- Tăng tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng với mức độ rủi ro của các khoản nợ;
- Hạn chế cho vay, hạn chế mở rộng mạng lưới và nội dung hoạt động;
- Đình chỉ hoạt động đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng.
Chương 3.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
Điều 12. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tài chính quy mô nhỏ chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Ngân hàng Nhà nước để được hướng dẫn, giải quyết.

Nơi nhận:
- Như điều 12;
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng (để báo cáo);
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Tài chính (để phối hợp);
- Công báo;
- Lưu: VP, Vụ PC, TTGSNN.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Trần Minh Tuấn

Mẫu biểu số 01

TỔ CHỨC TÀI CHÍNH
QUY MÔ NHỎ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

BÁO CÁO

Phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động

Quý … năm ….

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Số dư

Dự phòng cụ thể phải trích

Dự phòng chung phải trích

Nợ nhóm 1:

Trong đó, Nợ cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác của bên thứ ba mà bên thứ ba chịu rủi ro

 

 

 

Nợ nhóm 2:

Trong đó, Nợ cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác của bên thứ ba mà bên thứ ba chịu rủi ro

 

 

 

Nợ nhóm 3:

Trong đó, Nợ cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác của bên thứ ba mà bên thứ ba chịu rủi ro

 

 

 

Nợ nhóm 4:

Trong đó, Nợ cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác của bên thứ ba mà bên thứ ba chịu rủi ro

 

 

 

Nợ nhóm 5:

Trong đó, Nợ cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác của bên thứ ba mà bên thứ ba chịu rủi ro

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

Tỷ lệ nợ xấu (NPLs)/Tổng dư nợ

 

 

 

 

 

……, ngày … tháng … năm ……

Người lập báo cáo
(ghi rõ họ tên)

Người kiểm soát
(ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTCQMN
(ghi rõ họ tên)

Mẫu biểu số 02

TỔ CHỨC TÀI CHÍNH
QUY MÔ NHỎ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

BÁO CÁO

Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động

Quý … năm ….

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Số tiền

1. Tổng số tiền dự phòng đã trích từ quý trước:

2. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong quý:

3. Số tiền dự phòng còn lại sau khi xử lý rủi ro cho vay:

4. Số tiền thu hồi được của các khoản nợ đã xử lý rủi ro cho vay trong quý:

5. Tổng số tiền đã xử lý rủi ro tín dụng nhưng chưa thu hồi được đến thời điểm báo cáo (số lũy kế):

6. Tổng số tiền dự phòng phải trích cho quý báo cáo:

 

 

 

……, ngày … tháng … năm ……

Người lập báo cáo
(ghi rõ họ tên)

Người kiểm soát
(ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTCQMN
(ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC A

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÔNG THỨC TÍNH SỐ TIỀN DỰ PHÒNG CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỪNG KHOẢN NỢ

R = (A – C) x r

1) Tình huống 1:

Tại thời điểm cuối giờ làm việc ngày 31/3/2009, Tổ chức tài chính quy mô nhỏ (TCTCQMN) X có:

- Một khoản nợ thuộc nhóm 2 với số dư nợ gốc là 30 triệu đồng (A).

- Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm là 34 triệu đồng (C).

Như vậy, khoản nợ này không phải trích lập dự phòng cụ thể.

2) Tình huống 2:

Tại thời điểm cuối giờ làm việc ngày 31/3/2009, TCTCQMN X có:

- Một khoản nợ thuộc nhóm 3 với số dư nợ gốc là 20 triệu đồng (A).

- Không có tài sản bảo đảm được phép khấu trừ.

Khi đó:

R = (20 triệu – 0) x 25%

R = 20 triệu x 25%

R = 5 triệu

Như vậy, số tiền dự phòng cụ thể (R) của khoản nợ này là 5 triệu đồng.

3) Tình huống 3:

Tại thời điểm cuối giờ làm việc ngày 31/3/2009, TCTCQMN X có:

- Một khoản nợ thuộc nhóm 4 với số dư nợ gốc là 30 triệu đồng (A).

- Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm là 10 triệu đồng (C).

Khi đó:

R = (30 triệu – 10 triệu) x 50%

R = 20 triệu x 50%

R = 10 triệu

Như vậy, số tiền dự phòng cụ thể (R) của khoản nợ này là 10 triệu đồng.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi