NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM --------
Số: 03/2015/TT-NHNN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------
Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2015
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 26/2014/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 4 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA, GIÁM SÁT NGÀNH NGÂN HÀNG
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng (sau đây gọi là Nghị định số 26/2014/NĐ-CP) về:
1. Phân công trách nhiệm thanh tra, giám sát đối với đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng.
2. Thực hiện kiểm toán độc lập phục vụ thanh tra, giám sát ngân hàng.
3. Trình tự, thủ tục kéo dài thời hạn một cuộc thanh tra trên 70 ngày.
4. Công khai kết luận thanh tra.
5. Tiêu chuẩn thanh tra viên ngân hàng.
6. Chế độ thông tin, báo cáo.
7. Mối quan hệ giữa các cơ quan, đơn vị trong Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh).
8. Quyền, trách nhiệm phối hợp giữa các đơn vị trong Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong thực hiện thanh tra pháp nhân đối với đối tượng thanh tra ngân hàng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
3. Đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến tổ chức, hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị trực thuộc của đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng gồm chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc hoặc phụ thuộc khác không phải công ty con, công ty liên kết.
2. Thanh tra pháp nhân đối với đối tượng thanh tra ngân hàng là cuộc thanh tra được tiến hành đồng thời tại trụ sở chính và tất cả hoặc một số đơn vị trực thuộc của đối tượng thanh tra ngân hàng bằng một kế hoạch tiến hành thanh tra và ban hành một kết luận thanh tra đối với đối tượng thanh tra ngân hàng.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 6. Thực hiện kiểm toán độc lập phục vụ yêu cầu thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Thẩm quyền yêu cầu thực hiện việc kiểm toán độc lập:
2. Trình tự, thủ tục thực hiện yêu cầu thực hiện việc kiểm toán độc lập:
a) Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng thực hiện kiểm toán độc lập, trong văn bản nêu rõ tối thiểu các vấn đề: Mục đích, yêu cầu kiểm toán, phạm vi, nội dung kiểm toán, thời gian kiểm toán, thời hạn nộp báo cáo kiểm toán. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng thực hiện việc kiểm toán độc lập theo nội dung đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
b) Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trình Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) phê duyệt yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng thực hiện kiểm toán độc lập, trong văn bản nêu rõ tối thiểu các vấn đề: Mục đích, yêu cầu kiểm toán, phạm vi, nội dung kiểm toán, thời gian kiểm toán, thời hạn nộp báo cáo kiểm toán, đơn vị thuộc Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng nhận kết quả kiểm toán. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thông báo đến Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (thông báo qua Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh). Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hoặc Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng nước chi nhánh có văn bản yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng thực hiện việc kiểm toán độc lập theo nội dung đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thực hiện kiểm toán, đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng được yêu cầu thực hiện kiểm toán độc lập phải tổ chức thuê công ty kiểm toán độc lập kiểm toán theo yêu cầu của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng; trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm toán, đối tượng được yêu cầu thực hiện kiểm toán phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện kết quả kiểm toán độc lập cho đơn vị thuộc Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng được giao là đơn vị nhận kết quả kiểm toán.
Điều 7. Trình tự, thủ tục kéo dài thời hạn một cuộc thanh tra trên 70 ngày
1. Trưởng đoàn thanh tra có văn bản đề nghị người ra quyết định thanh tra gia hạn thời gian thanh tra. Văn bản đề nghị phải nêu rõ lý do, thời gian gia hạn.
2. Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Thống đốc Ngân hàng nước hoặc Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng thì Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thì Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng để báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thì Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thì Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trình Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
6. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, người ra quyết định thanh tra ra quyết định gia hạn thời gian thanh tra.
7. Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ chưa quyết định gia hạn thời gian thanh tra mà thời hạn thanh tra đã hết thì đoàn thanh tra tạm dừng việc thanh tra tại nơi được thanh tra; thời gian tạm dừng việc thanh tra không tính vào thời gian thanh tra được gia hạn. Khi được Thủ tướng Chính phủ quyết định gia hạn thời gian thanh tra, đoàn thanh tra tiếp tục việc thanh tra tại nơi được thanh tra; trường hợp Thủ tướng Chính phủ không đồng ý gia hạn thời gian thanh tra thì đoàn thanh tra phải kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra và thực hiện các công việc tiếp theo của việc kết thúc thanh tra theo quy trình tiến hành một cuộc thanh tra theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Công khai kết luận thanh tra
1. Việc công khai kết luận thanh tra được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4 Điều 22 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP.
2. Nội dung nhạy cảm mà việc công bố có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có liên quan quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP gồm:
a) Nội dung có thể tạo hiệu ứng rút tiền tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Nội dung có thể tác động tiêu cực lan truyền đến đối tượng thanh tra ngân hàng khác hoặc lên toàn hệ thống ngân hàng;
c) Nội dung ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của đối tượng thanh tra ngân hàng có thể dẫn đến mất an toàn hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng;
d) Nội dung ảnh hưởng tiêu cực đến cung, cầu trên thị trường tiền tệ và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước;
đ) Nội dung có thể tác động làm khách hàng ngừng, chấm dứt hợp đồng sử dụng dịch vụ ngân hàng dẫn đến rủi ro mất an toàn hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quan;
e) Nội dung có liên quan đến vi phạm pháp luật, dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng chưa có kết luận hoặc đã chuyển cơ quan chức năng xem xét, xử lý nhưng chưa có kết luận chính thức;
g) Các nội dung nhạy cảm khác theo quy định của pháp luật.
3. Đối với kết luận thanh tra pháp nhân đối tượng thanh tra ngân hàng, nếu lựa chọn hình thức công khai là niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra thì niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở chính của đối tượng thanh tra ngân hàng.
Điều 9. Tiêu chuẩn thanh tra viên ngân hàng
1. Ngoài những tiêu chuẩn chung của thanh tra viên quy định tại Luật Thanh tra và văn bản pháp luật liên quan, thanh tra viên ngân hàng phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Về năng lực: Có kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức pháp luật trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước (tiêu chuẩn này áp dụng đối với ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp);
b) Về trình độ: Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về thanh tra, giám sát ngân hàng do Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước cấp (tiêu chuẩn này áp dụng đối với ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính);
2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ Ngân hàng Nhà nước, Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Điều 13. Mối quan hệ giữa các Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với nhau
1. Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đề xuất, trình Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đề nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khác chỉ đạo Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện:
a) Phối hợp thực hiện thanh tra pháp nhân đối với đối tượng thanh tra ngân hàng;
b) Thanh tra, giám sát công ty con, công ty liên kết, đơn vị trực thuộc của đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng thuộc trách nhiệm thanh tra, giám sát của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đối tượng thanh tra ngân hàng đặt trụ sở chính;
c) Cử thanh tra viên ngân hàng, công chức khác tham gia đoàn thanh tra.
2. Các Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chủ động phối hợp, cung cấp, trao đổi kết quả thanh tra, giám sát, thông tin, tài liệu với nhau theo quy định của pháp luật để phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Trường hợp phát hiện đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu rủi ro, nguy cơ mất an toàn hoạt động, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phải chủ động thông báo hoặc kịp thời đề nghị Thanh tra, giám sát Ngân hàng nước chi nhánh có liên quan kèm theo hồ sơ, tài liệu (nếu có) để xem xét, thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Quyền, trách nhiệm phối hợp giữa các đơn vị trong Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong thực hiện thanh tra pháp nhân đối với đối tượng thanh tra ngân hàng
1. Đơn vị chủ trì tiến hành thanh tra pháp nhân đối với đối tượng thanh tra ngân hàng có quyền đề nghị đơn vị liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, cử thanh tra viên ngân hàng, công chức khác tham gia đoàn thanh tra; có trách nhiệm giúp người ra quyết định thanh tra trong việc thực hiện giám sát hoạt động đoàn thanh tra.
2. Đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp trong việc thực hiện thanh tra pháp nhân, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu, cử thanh tra viên ngân hàng, công chức khác tham gia đoàn thanh tra đối với đối tượng thanh tra ngân hàng theo đề nghị của đơn vị chủ trì tiến hành thanh tra; có quyền từ chối thực hiện đề nghị của đơn vị chủ trì, đồng thời báo cáo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng nếu đề nghị của đơn vị chủ trì không đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7 tháng 5 năm 2015 và thay thế Thông tư số 04/2000/TT-NHNN3 ngày 28 tháng 3 năm 2000 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng.
Điều 17. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./
Nơi nhận: - Như Điều 17; - Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tư pháp (để kiểm tra); - Công báo; - Lưu: VP, PC, TTGSNH.
|
KT. THỐNG ĐỐC PHÓ THỐNG ĐỐC Nguyễn Phước Thanh
|