Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 493/2005/QĐ-NHNN | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Lê Đức Thuý |
Ngày ban hành: | 22/04/2005 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Phân loại nợ và sử dụng dự phòng - Ngày 22/4/2005, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Theo đó, trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro... Việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng không phải là xoá nợ cho khách hàng. Tổ chức tín dụng và cá nhân có liên quan không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng... Trường hợp số tiền dự phòng không đủ để xử lý toàn bộ rủi ro tín dụng của các khoản nợ phải xử lý, tổ chức tín dụng hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thiếu của số tiền dự phòng vào chi phí hoạt động. Trường hợp số tiền dự phòng đã trích còn lại lớn hơn số tiền dự phòng phải trích, tổ chức tín dụng phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN tại đây
tải Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 493/2005/QĐ-NHNN
NGÀY 22 THÁNG 4 NĂM 2005 BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
- Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;
- Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày12 tháng 12 năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004;
- Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính tại Công văn số 4280 TC/TCNH ngày 12 tháng 4 năm 2005 của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng,
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHUNG
Trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam muốn thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trình Ngân hàng Nhà nước chính sách trích lập dự phòng của ngân hàng nước ngoài để xem xét, quyết định. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phép thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của Hội sở chính ngân hàng nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
“Dự phòng cụ thể” là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.
“Dự phòng chung” là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm .
Riêng đối với quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12, tổ chức tín dụng thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày 30 tháng 11.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể theo quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này.
Tổ chức tín dụng có đủ khả năng và điều kiện thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định tính thì xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro như sau:
Tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ trong các trường hợp sau đây:
Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý rủi ro:
Hồ sơ để làm căn cứ cho việc xử lý rủi ro tín dụng:
Mọi khoản tiền thu hồi được từ các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng bằng dự phòng rủi ro hạch toán theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng.
- Xử phạt hành chính.
- Tăng tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng với mức độ rủi ro của các khoản nợ.
- Hạn chế tín dụng, hạn chế mở rộng mạng lưới và nội dung hoạt động.
- Đình chỉ hoạt động đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
TỔ CHỨC TÍN DỤNG
|
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
Quý... năm 200......
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu
|
Giá trị của các khoản nợ
|
Số tiền trích lập dự phòng
|
1. Dự phòng chung:
|
|
|
2. Dự phòng cụ thể: Nhóm 1 gồm: - Các khoản nợ trong hạn được tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; - Các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Quy định này; - Các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 Quy định này. Nhóm 2 gồm: - Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã được cơ cấu lại phân loại nợ vào nhóm 2; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quy định này; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Quy định này. Nhóm 3 gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quy định này; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Quy định này. Nhóm 4 gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quy định này; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Quy định này. Nhóm 5 gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quy định này; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Quy định này.
|
|
|
Người lập báo cáo (ghi rõ họ tên)
|
Người kiểm soát (ghi rõ họ tên)
|
Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD (ghi rõ họ tên)
|
TỔ CHỨC TÍN DỤNG
|
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
Quý....... năm 200......
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu
|
Số tiền
|
I. Tổng số tiền dự phòng đã trích lập:
II. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong quý: 1- Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết, mất tích. 2- Các khoản nợ thuộc nhóm 5: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quy định này; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Quy định này.
III. Số tiền dự phòng còn lại sau khi xử lý rủi ro tín dụng:
IV. Số tiền thu hồi được của các khoản nợ đã xử lý rủi ro tín dụng trong quý:
V. Tổng số tiền đã xử lý rủi ro tín dụng nhưng chưa thu hồi được đến thời điểm báo cáo (số luỹ kế):
|
|
Người lập báo cáo (ghi rõ họ tên)
|
Người kiểm soát (ghi rõ họ tên)
|
Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD (ghi rõ họ tên)
|
Mẫu biểu số 2A
TỔ CHỨC TÍN DỤNG |
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BÁO CÁO
Phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
Quý .... năm 200......
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu |
Giá trị của các khoản nợ |
Số tiền trích lập dự phòng |
1. Dự phòng chung: |
|
|
2. Dự phòng cụ thể: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; - Các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Quy định này. Nhóm 2 (Nợ cần lưu ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
|
|
|
......, ngày..... tháng...... năm 200.....
Người lập báo cáo (ghi rõ họ tên) |
Người kiểm soát (ghi rõ họ tên) |
Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD (ghi rõ họ tên) |
Mẫu biểu số 2B
TỔ CHỨC TÍN DỤNG |
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BÁO CÁO
Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
Quý....... năm 200....
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu |
Số tiền |
I. Tổng số tiền dự phòng trích lập:
II. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong quý: 1- Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết, mất tích. 2- Nợ nhóm 5: Các nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
III. Số tiền dự phòng còn lại sau khi xử lý rủi ro tín dụng:
IV. Số tiền thu hồi được của các khoản nợ đã xử lý rủi ro tín dụng trong quý:
V. Tổng số tiền đã xử lý rủi ro tín dụng nhưng chưa thu hồi được đến thời điểm báo cáo (số luỹ kế): |
|
......, ngày..... tháng...... năm 200.....
Người lập báo cáo (ghi rõ họ tên) |
Người kiểm soát (ghi rõ họ tên) |
Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD (ghi rõ họ tên) |
Mẫu biểu số 3 được bổ sung do Khoản 3a Điều 6 (kèm theo Mẫu biểu số 3) được bổ sung theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 14/2014/TT-NHNN