Quyết định 18/1998/QĐ-NHNN7 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy định trạng thái ngoại tệ đối với các Tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối.

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 18/1998/QĐ-NHNN7

Quyết định 18/1998/QĐ-NHNN7 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy định trạng thái ngoại tệ đối với các Tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối.
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:18/1998/QĐ-NHNN7Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Đức Thuý
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
10/01/1998
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 18/1998/QĐ-NHNN7

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 18/1998/QĐ-NHNN7 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 18/1998/QĐ-NHNN7
NGÀY 10 THÁNG 01 NĂM 1998 BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRẠNG THÁI
NGOẠI TỆ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP
KINH DOANH NGOẠI HỐI

 

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

 

- Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước công bố theo Lệnh số 37-LCT/HĐNN8 ngày 24-5-1990 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02-03-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối;

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về trạng thái ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối.

 

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 204/QĐ-NH7 ngày 20-9-1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế tạm thời về trạng thái ngoại hối đối với các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối.

 

Điều 3: Chánh văn phòng Thống đốc, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Vụ trưởng Vụ, Cục có liên quan ở Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Thành phố, Tổng giám đốc (giám đốc) tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

 

 

QUY ĐỊNH

VỀ TRẠNG THÁI NGOẠI TỆ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
ĐƯỢC PHÉP KINH DOANH NGOẠI HỐI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 18/1998/QĐ-NHNN7
ngày 10 tháng 01 năm 1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1: Mục đích

Quy định về trạng thái ngoại tệ nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các tổ chức tín dụng có hoạt động ngoại tệ, góp phần từng bước hoàn chỉnh thị trường hối đoái và đưa hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các tổ chức tín dụng hoà nhập vào thị trường tài chính quốc tế.

 

Điều 2: Đối tượng áp dụng:

Quy định về trạng thái ngoại tệ áp dụng đối với các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối bao gồm: Ngân hàng Thương mại quốc doanh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh và các Công ty tài chính.

Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định này.

 

Điều 3: Trong Quy định này các thuật ngữ dưới đây sẽ được hiểu như sau:

1. "Ngoại tệ" là các đồng tiền được tổ chức tín dụng sử dụng trong kinh doanh, trừ đồng Việt Nam.

2. "Trạng thái ngoại tệ" của mỗi ngoại tệ là chênh lệch giữa tổng tài sản Có và tổng tài sản Nợ của ngoại tệ đó, bao gồm cả các tài khoản ngoại bảng tương ứng.

Trường hợp tổng tài sản Có lớn hơn tổng tài sản Nợ, sẽ phát sinh trạng thái ngoại tệ dư thừa.

Trường hợp tổng tài sản Có nhỏ hơn tổng tài sản Nợ, sẽ phát sinh trạng thái ngoại tệ dư thiếu.

Trường hợp tổng tài sản Có bằng tổng tài sản Nợ, trạng thái ngoại tệ cân bằng.

3. "Tổng trạng thái ngoại tệ dư thừa" là tổng các trạng thái ngoại tệ dư thừa của các ngoại tệ có trạng thái dư thừa. "Tổng trạng thái ngoại tệ dư thiếu" là tổng các trạng thái ngoại tệ dư thiếu của các ngoại tệ có trạng thái dư thiếu.

4. "Trạng thái ngoại tệ cuối ngày" là trạng thái ngoại tệ tại thời điểm đóng cửa của ngày giao dịch.

5. "Tổng trạng thái ngoại tệ cuối ngày" là Tổng trạng thái ngoại tệ tại thời điểm đóng cửa của ngày giao dịch.

6. "Giới hạn trạng thái ngoại tệ" là mức trạng thái ngoại tệ dư thừa, dư thiếu tối đa mà tổ chức tín dụng được phép duy trì.

 

Điều 4: Các giao dịch phát sinh trạng thái ngoại tệ bao gồm: các giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay (spot), kỳ hạn (forward).

II. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 

Điều 5: Các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ (trừ chi nhanh Ngân hàng nước ngoài), phải tuân thủ các quy định về giới hạn trạng thái ngoại tệ sau đây:

1. Tổng trạng thái ngoại tệ dư thừa cuối ngày không được vượt quá 30% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

2. Tổng trạng thái ngoại tệ dư thiếu cuối ngày không được vượt quá 30% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

3. Trạng thái dư thừa, hoặc dư thiếu của đồng đô la Mỹ cuối ngày của các Tổ chức tín dụng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

 

Điều 6: Các Tổ chức tín dụng phải tiến hành mua hoặc bán ngoại tệ để cuối ngày đảm bảo trạng thái ngoại tệ trong mức giới hạn quy định tại điều 5 của quy định này.

 

Điều 7: Vốn tự có sử dụng trong tính toán trạng thái ngoại tệ được tính toán theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.

 

Điều 8: Nguyên tắc tính trạng thái ngoại tệ:

1. Nguyên tắc tính trạng thái của từng ngoại tệ: lấy tổng tài sản Có của một ngoại tệ trừ đi tổng tài sản Nợ của ngoại tệ đó, bao gồm cả các tài khoản ngoại bảng tương ứng, các khoản mua, bán ngoại tệ có kỳ hạn.

2. Nguyên tắc tính Tổng trạng thái ngoại tệ: Quy đổi trạng thái ngoại tệ của từng ngoại tệ sang đồng Việt Nam. Sau đó cộng tất cả các trạng thái ngoại tệ dư thừa với nhau để tính Tổng trạng thái ngoại tệ dư thừa, cộng tất cả các trạng thái ngoại tệ dư thiếu với nhau để tính Tổng trạng thái ngoại tệ dư thiếu. Tính tỷ lệ phần trăm của từng Tổng trạng thái ngoại tệ so với vốn tự có.

3. Tỷ giá quy đổi để tính tổng trạng thái ngoại tệ áp dụng tỷ giá giao dịch giao ngay cuối ngày của Tổ chức tín dụng.

 

III. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Điều 9: Hàng ngày, trước 10 giờ sáng, các Tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ phải gửi báo cáo doanh số mua bán ngoại tệ của ngày hôm trước về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) theo mẫu báo cáo doanh số mua bán (mẫu đính kèm quy định này).

Hàng tháng, vào các ngày 15 và ngày cuối tháng, Tổng giám đốc (giám đốc) tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ (trừ chi nhánh Ngân hàng nước ngoài), báo cáo trạng thái ngoại tệ tại thời điểm báo cáo của toàn hệ thống, theo mẫu đính kèm cho Ngân hàng Trung ương (Vụ Quản lý Ngoại hối). Báo cáo gửi về chậm nhất sau 3 ngày kể từ ngày báo cáo.

 

IV. XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 10: Những vi phạm về chế độ báo cáo sẽ bị xử lý hoặc theo pháp luật, hoặc theo các hình thức sau:

1. Cảnh cáo đối với trường hợp gửi báo cáo chậm.

2. Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động mua bán ngoại tệ đối với trường hợp thường xuyên gửi báo cáo chậm hoặc không gửi báo cáo.

 

Điều 11: Những vi phạm giới hạn trạng thái ngoại hối sẽ bị xử lý hoặc theo pháp luật hoặc theo các hình thức sau:

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và trong ngày làm việc tiếp theo, tổ chức tín dụng phải mua hoặc bán ngoại tệ để đưa trạng thái ngoại tệ về mức giới hạn cho phép.

2. Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động mua bán ngoại tệ đối với trường hợp vi phạm lần thứ 2 cho đến khi Tổ chức tín dụng đưa trạng thái ngoại tệ về mức giới hạn cho phép.

3. Vi phạm lần thứ 3 sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh ngoại tệ.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 12: Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối chịu trách nhiệm phối hợp với các Vụ, Cục, các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước có liên quan để phổ biến, tổ chức thực hiện Quy định này. Hàng tháng tổng hợp và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ, đồng thời gửi cho các Vụ, Cục, các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước có liên quan để phối hợp chỉ đạo và giám sát.

 

Điều 13: Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chế độ báo cáo, chấp hành quy định về giới hạn trạng thái ngoại tệ và hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ.

 

Điều 14: Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chế độ báo cáo, chấp hành quy định về giới hạn trạng thái ngoại tệ và hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ trên địa bàn.

 

Điều 15: Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ đã nói ở Điều 2 chịu trách nhiệm thực hiện các quy định của quy định này.

 

Điều 16: Mọi sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong Quy định này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

 

 

 

 

 

 

 


NGÂN HÀNG...

BÁO CÁO TRẠNG THÁI NGOẠI TỆ

Ngày... tháng... năm...

Đơn vị nguyên tệ 1000

Chỉ tiêu

Số liệu lấy từ tài khoản

Ngoại tệ (ghi nguyên tệ)

 

 

GBP

HKD

USD

JPY

CHF

FRF

DEM

THB

SGD

AUD

CAD

Ngoại tệ khác (qui USD)

Phần I: Trạng thái hiện tại

(Spot position)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A. Tài sản có ngoại tệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Tiền mặt ngoại tệ và các chứng từ có giá trị ngoại tệ

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Tiền mặt ngoại tệ

121

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chứng từ có giá trị ngoại tệ

122

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tiền gửi tại NHNN bằng ngoại tệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ

2022

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Các loại tiền gửi khác bằng ngoại tệ

2021, 2023 2024, 2026

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Tiền gửi ngoại tệ tại các TCTD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Tiền gửi ở các tổ chức tín dụng trong nước

2221, 2222

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tiền gửi ở các tổ chức tín dụng nước ngoài

2421, 2422. 2423

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Cho vay bằng ngoại tệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Cho vay các doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ngắn hạn

331, 332, 333, 334

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trung, dài hạn

341, 342, 343, 344

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cho vay bằng vốn tài trợ uỷ thác đầu tư bằng ngoại tệ

351, 352, 353, 354

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Cho vay các tổ chức tín dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ngắn hạn

233, 253

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trung, dài hạn

234, 254

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tài sản có khác bằng ngoại tệ

271, 272, 273, 279

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng tài sản có ngoại tệ (A)

A1

A2

A3

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Tài sản nợ ngoại tệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Vốn huy động ngoại tệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Tiền gửi của NHNN

207

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tiền gửi của Kho bạc NN

2122

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Tiền gửi của các TCTD khác

2241, 2242

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Tiền gửi khác

3621, 3622 3623, 3624 2441, 2442 2443

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ

3721, 3722

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Kỳ phiếu ngoại tệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Vốn vay bằng ngoại tệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vay của NHNN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Ngắn hạn

2051, 2059

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Vay trung và dài hạn

2061, 2069

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vay các TCTD ngoài nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Ngắn hạn

2571, 2579

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Trung hạn

2581, 2589

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vay các TCTD trong nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Ngắn hạn

2371, 2379

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Trung và dài hạn

2381, 2389

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Tài sản nợ khác bằng ngoại tệ

3831, 3832, 3839, 385, 386, 272, 273, 279

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng tài sản Nợ ngoại tệ (B)

 

B1

B2

B3

...

 

 

 

 

 

 

 

 

Trạng thái hiện tại (nguyên tệ) (A - B)

 

A1-B1

A2-B2

A3-B3

...

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần II:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trạng thái tương lai (Porward position)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Mua kỳ hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Bán kỳ hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trạng thái tương lai (nguyên tệ) (I - II)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần III:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trạng thái ngoại tệ (nguyên tệ) (Phần I + Phần II)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trạng thái ngoại tệ so với vốn tự có (ròng) (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng trạng thái ngoại tệ dư thừa so với vốn tự có ròng (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng trạng thái ngoại tệ dư thiếu so với vốn tự có ròng (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vốn tự có (ròng). Đơn vị: VND

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lập biểu Kiểm soát Ngày... tháng... năm...

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

1-TCTD quy đổi các đồng tiền VNĐ để tính tỷ lệ % so với vốn tự có (ròng).

Tỷ giá quy đổi theo tỷ giá giao dịch tại thời điểm lập báo cáo.

2. Đối với các tài khoản vừa dư có, vừa dư nợ:

+ Chênh lệch dư có báo cáo bên tài sản nợ

+ Chênh lệch dư nợ báo cáo bên tài sản có.

Ví dụ:

Đối với các tài khoản 272, 273, 279.... bên tài sản nợ của báo cáo sẽ được lấy chênh lệch dư có và ngược lại.

3. Đối với các ngân hàng hạch toán bằng ngoại tệ, cột ngoại tệ trong báo cáo sẽ được thay bằng VND (tức VND được coi là ngoại tệ).

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi