Quyết định 10/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc tổ chức điều tra Kỳ vọng lạm phát đối với các chuyên gia kinh tế thời kỳ 2025-2030
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 10/QĐ-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 10/QĐ-NHNN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Phạm Thanh Hà |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 03/01/2025 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 10/QĐ-NHNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc tổ chức điều tra Kỳ vọng lạm phát đối với các chuyên gia kinh tế
thời kỳ 2025-2030
______________
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
Căn cứ Nghị định số 85/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ chức thống kê tập trung và thống kê bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Nghị định số 146/2024/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 43/2019/NĐ-CP ngày 17/5/2019 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 26/2018/TT-NHNN ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về điều tra thống kê tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối ngoài Chương trình điều tra thống kê quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-NHNN ngày 03 tháng 01 năm 2025 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Chương trình điều tra thống kê tiền tệ và ngân hàng;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tiến hành điều tra thống kê Kỳ vọng lạm phát đối với các chuyên gia kinh tế theo Phương án điều tra ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan
1. Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện điều tra theo Phương án điều tra Kỳ vọng lạm phát đối với các chuyên gia kinh tế;
b) Tổng hợp, xử lý và biên soạn báo cáo kết quả điều tra.
2. Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Phối hợp cung cấp thông tin liên quan và hỗ trợ Vụ Dự báo, thống kê - ổn định tiền tệ, tài chính thực hiện cuộc điều tra này.
3. Các chuyên gia kinh tế thuộc đối tượng điều tra: Cung cấp đầy đủ thông tin theo nội dung được yêu cầu trong thời hạn quy định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2025.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Dự báo, thống kê - ổn định tiền tệ, tài chính và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các chuyên gia kinh tế thuộc đối tượng điều tra chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỐNG ĐỐC |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHƯƠNG ÁN
Điều tra Kỳ vọng lạm phát đối với các chuyên gia kinh tế
thời kỳ 2025-2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-NHNN ngày 03 tháng 01 năm 2025
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
1. Mục đích, yêu cầu điều tra
1.1. Mục đích điều tra: Đo lường kỳ vọng lạm phát nhằm phục vụ công tác phân tích, dự báo diễn biến lạm phát ngắn hạn, trung - dài hạn làm cơ sở cho hoạch định, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).
1.2. Yêu cầu điều tra:
Điều tra Kỳ vọng lạm phát đối với các chuyên gia kinh tế phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Công tác tổ chức triển khai, thu thập thông tin, xử lý số liệu, tổng hợp, công bố và lưu trữ dữ liệu điều tra phải thực hiện theo đúng quy định của phương án điều tra;
- Kết quả điều tra phải được chia sẻ và phổ biến kịp thời với hình thức phù hợp, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người dùng tin;
- Đảm bảo thông tin điều tra đầy đủ, kịp thời, tránh trùng, sót, phù hợp với điều kiện thực tế và có tính khả thi.
2. Phạm vi, đối tượng, đơn vị điều tra
2.1. Phạm vi điều tra:
Trong nước và nước ngoài.
2.2. Đối tượng điều tra:
Các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế trong nước và nước ngoài:
- Có chuyên môn sâu về kinh tế, có uy tín; am hiểu kinh tế Việt Nam, diễn biến giá cả và lạm phát.
- Tham gia điều tra hoàn toàn tự nguyện với tư cách cá nhân.
2.3. Đơn vị điều tra:
Đơn vị điều tra là cá nhân.
3. Loại điều tra
Cuộc điều tra Kỳ vọng lạm phát đối với các chuyên gia kinh tế là một cuộc điều tra chọn mẫu có chủ đích.
4. Thời điểm, thời gian và phương pháp điều tra
4.1. Thời điểm điều tra:
Thời điểm điều tra là ngày 06 tháng đầu tiên của mồi quý.
4.2. Thời kỳ điều tra:
Điều tra Kỳ vọng lạm phát và các biến liên quan chặt chẽ tới lạm phát cho quý hiện tại, năm hiện tại, 1 năm tới, 2 năm tới, 3 năm tới và được quy định cụ thể trong lừng chỉ tiêu của phiếu điều tra.
4.3. Thời gian điều tra:
Thời gian thu thập thông tin bắt đầu từ ngày 06 đến ngày 20 của tháng đầu tiên mỗi quý.
4.4. Phương pháp điều tra:
Điều tra Kỳ vọng lạm phát đối với các chuyên gia kinh tế sử dụng phương pháp thu thập thông tin gián tiếp qua hình thức gửi bảng hỏi và nhận kết quả trả lời qua thư điện tử của NHNN Việt Nam. Thực hiện điều tra trực tuyến khi điều kiện cho phép.
5. Nội dung, phiếu điều tra
5.1. Nội dung điều tra:
- Kỳ vọng VC chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm hiện tại, 1 năm tới, 2 năm tới, 3 năm tới;
- Nhận định và kỳ vọng về mức độ tác động của các nhân tố đến diễn biến CPI trong năm hiện tại và năm tới;
- Kỳ vọng về thay đổi lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm tại thời điểm cuối quý hiện tại, cuối quý tới, cuối năm hiện tại và cuối năm tới;
- Kỳ vọng về tỷ giá giao dịch USD/VND bán ra cuối ngày của Vietcombank tại thời điểm cuối quý hiện tại, cuối quý tới, cuối năm hiện tại và cuối năm tới;
- Kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng GDP quý hiện tại, năm hiện tại, 1 năm tới, 2 năm tới, 3 năm tới;
- Nhận định và kỳ vọng về chính sách tiền tệ tại thời điểm hiện tại, quý tới, năm hiện tại và năm tới;
- Nhận định, quan điểm của chuyên gia kinh tế về các nguyên nhân chủ yếu tác động tới sự hình thành kỳ vọng về các biến điều tra.
5.2. Phiếu điều tra:
Cuộc điều tra sử dụng 01 loại phiếu điều tra “Phiếu điều tra kỳ vọng lạm phát đối với các chuyên gia kinh tế”.
6. Phân loại thống kê sử dụng trong điều tra
Cuộc điều tra sử dụng danh mục các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước được lựa chọn tham gia điều tra kỳ vọng lạm phát.
7. Quy trình xử lý và biểu đầu ra của điều tra
7.1. Quy trình xử lý thông tin:
Nhập thông tin điều tra: Sử dụng phần mềm Excel nhập dữ liệu điều tra.
Tổng hợp kết quả điều tra: Sử dụng phần mềm thống kê chuyên dụng SPSS để tiến hành làm sạch dữ liệu, phân tích và tổng hợp kết quả đầu ra.
7.2. Biểu đầu ra của điều tra:
Đơn vị điều tra chịu trách nhiệm thiết kế hệ thống biểu đầu ra và tổng hợp số liệu sau khi thu thập được phục vụ biên soạn báo cáo định kỳ quý (chi tiết tại phụ lục 1).
8. Kế hoạch tiến hành điều tra
Điều tra Kỳ vọng lạm phát đối với các chuyên gia kinh tế được thực hiện theo kế hoạch thời gian như sau:
TT | Nội dung công việc | Thời gian thực hiện/hoàn thành |
8.1 | Chuẩn bị điều tra |
|
8.1.1 | Dự thảo phương án điều tra chính thức | Tháng 11/2024 |
8.1.2 | Lấy ý kiến thẩm định của Tổng cục Thống kê về phương án điều tra | Tháng 11/2024 |
8.1.3 | Ban hành Quyết định và Phương án điều tra | Tháng 12/2024 |
8.1.4 | Lập và rà soát danh sách chuyên gia điều tra | Các tháng đầu mỗi quý |
8.2 | Triển khai thu thập thông tin | Từ ngày 06 đến ngày thứ 20 tháng đầu tiên của quý |
8.3 | Xử lý, tổng hợp |
|
8.3.1 | Thu thập, làm sạch, nhập tin và kiểm tra tính logic | Từ ngày 21 đến ngày 23 tháng đầu tiên của quý |
8.3.2 | Xử lý kết quả điều tra | Từ ngày 24 đến ngày 27 tháng đầu tiên của quý |
8.3.3 | Xây dựng và hoàn thiện báo cáo tổng hợp trình BLĐ NHNN | Chậm nhất ngày 02 tháng thứ hai của quý |
8.4 | Công bố thông tin | Chậm nhất ngày 07 tháng thứ hai của quý |
8.5 | Lưu trữ dữ liệu | Hoàn thành trong tháng thứ hai của quý |
9. Tổ chức điều tra
9.1. Công tác chuẩn bị
a. Lập danh sách mẫu điều tra: Lập và định kỳ cập nhật danh sách chuyên gia trong nước và nước ngoài tham gia cuộc điều tra.
b. Tài liệu điều tra: Đơn vị điều tra chịu trách nhiệm biên soạn tài liệu hướng dẫn trả lời phiếu điều tra (chi tiết tại phụ lục 2).
9.2. Nghiệm thu và xử lý thông tin
- Thu thập và kiểm tra dữ liệu:
+ Tiếp nhận thông tin từ mẫu khảo sát, kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của dữ liệu thu thập được.
+ Liên hệ đối tượng khảo sát để bổ sung hoặc xác minh thông tin nếu cần.
- Mã hóa và xử lý dữ liệu:
+ Mã hóa thông tin thu thập được để thuận tiện cho việc phân tích.
+ Sử dụng phần mềm phân tích để xử lý và tính toán các chỉ số thống kê, nhận diện xu hướng kỳ vọng lạm phát.
- Bảo mật thông tin: Đảm bảo dữ liệu thu thập được được xử lý bảo mật và không tiết lộ thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát.
9.3 Công bố kết quả
Sau khi có kết quả điều tra, Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính báo cáo kết quả điều tra tới Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo về các công việc cần triển khai tiếp theo liên quan đến điều tra kỳ vọng lạm phát, bao gồm: Chia sẻ kết quả điều tra cho một số đơn vị thuộc NHNN, đăng tải kết quả điều tra (tóm tắt) trên cổng thông tin điện tử của NHNN.
Chia sẻ kết quả tổng hợp từ cuộc điều tra cho các chuyên gia kinh tế tham gia điều tra.
9.4 Tổ chức thực hiện
a. Các đơn vị tham gia điều tra
- Đơn vị chủ trì: Vụ Dự báo, thống kê - ổn định tiền tệ, tài chính, NHNN.
- Đơn vị phối hợp tiến hành điều tra: các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc điều tra.
- Lực lượng thực hiện điều tra, tổng hợp, xử lý thông tin điều tra: Công chức Vụ Dự báo, thống kê - ổn định tiền tệ, tài chính, NHNN.
b. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan
- Vụ Dự báo, thống kê - ổn định tiền tệ, tài chính:
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc NHNN tổ chức triển khai thực hiện điều tra theo Phương án điều tra kỳ vọng lạm phát đối với các chuyên gia kinh tế;
+ Tổng hợp, xử lý và biên soạn báo cáo kết quả điều tra.
- Các đơn vị thuộc NHNN: Phối hợp cung cấp các thông tin liên quan và hỗ trợ Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính thực hiện cuộc điều tra này.
- Các chuyên gia kinh tế: Cung cấp thông tin theo nội dung được yêu cầu trong thời gian quy định; thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
10. Kinh phí điều tra
Kinh phí điều tra sử dụng nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước phân bổ cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định.
| NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM |
PHIẾU ĐIỀU TRA
KỲ VỌNG LẠM PHÁT
(Đối với các chuyên gia kinh tế)
Vui lòng điền dấu (X) vào ô lựa chọn hoặc ghi số cụ thể theo hướng dẫn tại mỗi câu hỏi, Tham khảo dữ liệu quá khứ tại phần cuối của phiếu điều tra Phiếu trả lời xin gửi về Vụ Dự báo, thống kê - NHNN trước ngày / / theo địa chỉ: 25 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; điện thoại: 38268783 Email: [email protected]n Mọi thông tin do Quý vị cung cấp được bảo mật. |
Tên chuyên gia:…………………………. | Điện thoại liên hệ:………………………. Email: ……………………………………. |
Thời kỳ thu thập thông tin:
__________________________________________________________________
GIÁ CẢ
1. Kỳ vọng về tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng - CPI (ghi cụ thể số tăng (+), giảm (-) bao nhiêu % hoặc không đổi (0) vào ô lựa chọn; hoặc điền dấu (X) trong trường hợp “Không có ý kiến”)
Kỳ vọng tốc độ tăng của CPI |
| Không có ý kiến |
a. Năm hiện tại so với năm trước | % |
|
b. Năm tới so với năm hiện tại | % |
|
c. Hai năm tới so với năm liền trước | % |
|
d. Ba năm tới so với năm liền trước | % |
|
Nhận định về diễn biến CPI trong thời gian tới (nếu có)?
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
2. Nhận định và kỳ vọng về mức độ tác động của các nhân tố đến diễn biến CPI (ghi số thứ tự từ 1 đến 5 vào các ô tương ứng, trong đó số 1 là nhân tố tác động mạnh nhất, số 5 là nhân tố tác động ít nhất; hoặc điền dấu (X) trong trường hợp “Không có ý kiến”)
Nhân tố | Năm hiện tại | Năm tới |
a. Mất cân đối cung - cầu trên thị trường hàng hóa |
|
|
b. Điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý |
|
|
c. Thay đổi chính sách tiền tệ |
|
|
d. Thay đổi chính sách tài khóa |
|
|
e. Biến động giá hàng hóa thế giới |
|
|
Không có ý kiến |
|
|
LỢI SUẤT TRÁI PHIẾU
3. Kỳ vọng về lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 05 năm tại các thời điểm (ghi số cụ thể %/năm tương tự như ở cột “Cuối quý trước hoặc điền dấu (X) trong trường hợp “Không có ý kiến”)
Thời điểm | Cuối quý trước | Cuối quý hiện tại | Cuối quý tới | Cuối năm hiện tại | Cuối năm tới |
Lợi suất | X,XX% (số liệu thực tế để chuyên gia tham khảo) | % | % | % | % |
Không có ý kiến |
|
|
|
|
TỶ GIÁ
4. Kỳ vọng về tỷ giá VND với USD bán ra của Vietcombank tại các thời điểm (ghi số cụ thể tương tự như ở cột “Cuối quý trước” hoặc điền dấu (X) trong trường hợp “Không có ý kiến”)
Thời điểm Kỳ vọng | Cuối quý trước | Cuối quý hiện tại | Cuối quý tới | Cuối năm hiện tại | Cuối năm tới |
Tỷ giá VND/USD bán ra cuối ngày giao dịch của Vietcombank | XX.XXX (số liệu thực tế để chuyên gia tham khảo) |
|
|
|
|
Không có ý kiến |
|
|
|
|
Nhận định về diễn biến tỷ giá USD/VND trong thời gian tới(nếu có)?
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
5. Kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng kinh tế (ghi cụ thể số tăng (+), giảm (-) bao nhiêu % hoặc không đổi (0) vào ô lựa chọn; hoặc điền dấu (X) trong trường hợp “Không có ý kiến”)
Kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) |
| Không có ý kiến |
a. Quý hiện tại so với cùng kỳ năm trước | % |
|
b. Năm hiện tại so với năm trước | % |
|
c. Năm tới so với năm hiện tại | % |
|
d. Hai năm tới so với năm liền trước | % |
|
e. Ba năm tới so với năm liền trước | % |
|
Nhận định về tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới (nếu có)?
……………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
6. Nhận định và kỳ vọng về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (điền dấu X vào ô lựa chọn)
Kỳ vọng | Rất chặt | Chặt | Bình thường | Lỏng | Rất lỏng | Không có ý kiến |
a. Thời điểm hiện tại |
|
|
|
|
|
|
b. Quý tới |
|
|
|
|
|
|
c. Năm hiện tại |
|
|
|
|
|
|
d. Năm tới |
|
|
|
|
|
|
Ngày hoàn thành phiếu điều tra: ngày tháng năm
| Chuyên gia |
MỘT SỐ DỮ LIỆU QUÁ KHỨ THAM KHẢO (đơn vị: %) | |||||||
Average CPI | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 |
3,53 | 3,54 | 2,79 | 3,23 | 1,84 | 3,15 | 3,25 | |
GDP_QII (yoy) | QII/17 | QII/18 | QII/19 | QII/20 | QII/21 | QII/22 | QII/23 |
6,28 | 6,93 | 6,71 | 0,39 | 6,61 | 7,72 | 4,14 | |
GDP (yoy) | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 |
6,81 | 7,08 | 7,02 | 2,91 | 2,58 | 8,02 | 5,05 |
Nguồn số liệu: Báo cáo kinh tế xã hội (quý, năm) của Tổng cục Thống kê
PHƯƠNG PHÁP TÍNH LẠM PHÁT BÌNH QUÂN NĂM
Kể từ năm 2017, Quốc hội sử dụng “Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm so với năm trước” là thước đo lạm phát của nền kinh tế trong công tác lập kế hoạch, điều hành và đánh giá lạm phát của nền kinh tế.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm so với năm trước được tính theo công thức tổng quát như sau:
Trong đó:
là chỉ số giá năm báo cáo so với năm trước;
là chỉ số giá tháng i của năm báo cáo so với năm gốc x.
là chỉ số giá tháng i của năm trước so với năm gốc x.”
Ví dụ: Có dãy số chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng của hai năm 2017 và 2018; năm gốc 2014 = 100
Đơn vị tỉnh: %
| Năm 2017 | Năm 2018 |
Tháng 1 | 105,39 | 108,18 |
Tháng 2 | 105,64 | 108,97 |
Tháng 3 | 105,86 | 108,68 |
Tháng 4 | 105,86 | 108,77 |
Tháng 5 | 105,3 | 109,36 |
Tháng 6 | 105,12 | 110,03 |
Tháng 7 | 105,24 | 109,93 |
Tháng 8 | 106,2 | 110,43 |
Tháng 9 | 106,83 | 111,08 |
Tháng 10 | 107,27 | 111,45 |
Tháng 11 | 107,41 | 111,13 |
Tháng 12 | 107,64 | 110,85 |
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2018 so với năm 2017 được tính như sau:
Lạm phát năm 2018 là 3,54%
PHỤ LỤC 1: HỆ BIỂU ĐẦU RA KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KỲ VỌNG LẠM PHÁT CỦA CÁC CHUYÊN GIA KINH TẾ
Số lượng phiếu phát ra: | Số lượng phiếu trả lời đúng hạn: |
|
Số lượng phiếu trả lời: | Số lượng phiếu trả lời trễ hạn: |
|
Tỷ lệ % các chuyên gia trả lời: | Số lượng phiếu không trả lời: |
|
GIÁ CẢ
1. Kỳ vọng về tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng - CPI
Kỳ vọng tốc độ tăng của CPI | Số lượng CGKT trả lời | Giá trị trung bình kỳ vọng |
a. Năm hiện tại so với năm trước |
| % |
b. Năm tới so với năm hiện tại |
| % |
c. Hai năm tới so với năm liền trước |
| % |
d. Ba năm tới so với năm liền trước |
| % |
e. Nhận định về diễn biến CPI trong thời gian tới (nếu có) |
|
|
2. Nhận định và kỳ vọng về mức độ tác động của các nhân tố đến diễn biến CP1 (ghi số thứ tự từ 1 đến vào các ô tương ứng, trong đó số 1 là nhân tố tác động mạnh nhất, số 5 là nhân tố tác động ít nhất)
Thời điểm | Số lượng CGKT trả lời | a. Mất cân đối cung - cầu trên thị trường hàng hóa | b. Điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý | c. Thay đổi chính sách tiền tệ | d.Thay đổi chính sách tài khóa | e. Biến động giá hàng hóa thế giới (kể cả giá dầu) |
|
| Tính mean (trung bình) của tổng chuyên gia trả lời | Tính mean (trung bình) của tổng chuyên gia trả lời | Tính mean (trung bình) của tổng chuyên gia trả lời | Tính mean (trung bình) của tổng chuyên gia trả lời | Tính mean ( trung bình) của tổng chuyên gia trả lời |
a. Kỳ vọng năm hiện tại |
|
|
|
|
|
|
b. Kỳ vọng năm tới |
|
|
|
|
|
|
LỢI SUẤT TRÁI PHIẾU
3. Kỳ vọng về lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 05 năm tại các thời điểm (ghi số cụ thể %/năm”)
Thời điểm | Số lượng | Giá trị trung |
a. Cuối quý hiện tại |
| % |
b. Cuối quý tới |
| % |
c. Cuối năm hiện tại |
| % |
d. Cuối năm tới |
| % |
TỶ GIÁ
4. Kỳ vọng về tỷ giá VND với USD bán ra của Vietcombank tại các thời điểm (ghi số cụ
Thời điểm | Số lượng CGKT trả lời | Giá trị trung bình kỳ vọng |
a. Cuối quý hiện tại |
|
|
b. Cuối quý tới |
|
|
c. Cuối năm hiện tại |
|
|
d. Cuối năm tới |
|
|
e. Nhận định về diễn biến tỷ giá USD/VND trong thời gian tới (nếu có) |
|
|
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
5. Kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng kinh tế
Thời điểm | Số lượng CGKT trả lời | Tốc độ tăng trưởng |
a. Quý hiện tại so với cùng kỳ năm trước |
| % |
b. Năm hiện tại so với năm trước |
| % |
c. Năm tới so với năm hiện tại |
| % |
d. Hai năm tới so với năm liền trước |
| % |
e. Ba năm tới so với năm liền trước |
| % |
f. Nhận định về tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới (nếu có) |
|
|
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
6. Kỳ vọng về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
Kỳ vọng | Rất chặt | Chặt | Bình thường | Lỏng | Rất lỏng | Chỉ số cân bằng |
a. Thời điểm hiện tại | số lượng chuyên gia trả lời rất chặt/tổng số chuyên gia trả lời | số lượng chuyên gia trả lời chặt/tổng số chuyên gia trả lời | số lượng chuyên gia trả lời bình thường/tổng số chuyên gia trả lời | Số lượng chuyên gia trả lời lỏng /tổng số chuyên gia trả lời | số lượng chuyên gia trả lời rất lỏng/tổng số chuyên gia trả lời | Chỉ số cân bằng = tỷ lệ Chuyên gia trả lời “Rất chặt” +0,5* Tỷ lệ chuyên gia trả lời “chặt” -0,5* Tỷ lệ chuyên gia trả lời “lỏng” - Tỷ lệ chuyên gia trả lời “rất lỏng” |
b. Quý tới |
|
|
|
|
|
|
c. Năm hiện tại |
|
|
|
|
|
|
d. Năm tới |
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 2. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRA KỲ VỌNG LẠM PHÁT
(Đối với các chuyên gia kinh tế)
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CUỘC KHẢO SÁT
1. Mục đích điều tra
Đo lường kỳ vọng lạm phát nhằm phục vụ công tác phân tích, dự báo diễn biến lạm phát ngắn hạn, trung - dài hạn làm cơ sở cho hoạch định, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Phương pháp điều tra
Điều tra Kỳ vọng lạm phát đối với các chuyên gia kinh tế sử dụng phương pháp thu thập thông tin gián tiếp qua hình thức gửi bảng hỏi và nhận kết quả trả lời qua thư điện tử của NHNN (điều tra Kỳ vọng lạm phát đối với các chuyên gia kinh tế sẽ được thực hiện trực tuyến khi điều kiện cho phép).
II. HƯỚNG DẪN ĐIỀN PHIẾU ĐIỀU TRA
1. Thông tin của đơn vị đầu mối tổ chức cuộc điều tra Kỳ vọng lạm phát đối với các chuyên gia kinh tế (trang số 1)
- Thời gian triển khai thu thập thông tin: Quý chuyên gia vui lòng lưu ý thời hạn trả lời được ghi rõ trên phiếu điều tra. Việc gửi phiếu đúng hạn sẽ đảm bảo tiến độ xử lý và tổng hợp kết quả chung.
- Hình thức gửi phiếu điều tra, quý chuyên gia vui lòng gửi bản mềm phiếu điều tra qua email: [email protected].
- Hỗ trợ thông tin: Để thuận tiện trong việc trao đổi, Ngân hàng Nhà nước cung cấp số điện thoại của đơn vị đầu mối tổ chức (được ghi trong phiếu điều tra). Quý chuyên gia có thể liên hệ trực tiếp để trao đổi hoặc giải đáp các thắc mắc liên quan.
2. Thông tin chuyên gia trả lời phiếu khảo sát (trang số 1)
- Tên chuyên gia: Ghi đầy đủ họ và tên của chuyên gia.
- Số điện thoại: Dùng để liên hệ chuyên gia trong trường hợp cần thiết.
- Email: Dùng để gửi bảng hỏi và báo cáo kết quả điều tra tới chuyên gia.
3. Câu hỏi điều tra
3.1. Giá cả (trang số 1)
3.1.1. Kỳ vọng về tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng.
- Vui lòng ghi cụ thể mức kỳ vọng của chuyên gia về tốc độ thay đổi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong: Năm hiện tại; Một năm tới; Hai năm tới; Ba năm tới.
- Ví dụ: Nếu thời điểm điều tra là năm 2025:
+ Kỳ vọng CPI của năm hiện tại: Kỳ vọng cho năm 2025.
+ Kỳ vọng CPI của một năm tới: Kỳ vọng cho năm 2026.
+ Kỳ vọng CPI của hai năm tới (năm 2027) so với năm liền trước (năm 2026).
+ Kỳ vọng CPI của ba năm tới (năm 2028) so với năm liền trước (năm 2027).
3.1.2. Nhận định và kỳ vọng về mức độ tác động của các nhân tố đến diễn biến CPI.
- Câu hỏi có 05 mức độ, đề nghị quý chuyên gia xếp thứ tự mức độ tác động từ 1 đến 5 (1 là tác động mạnh nhất, 5 là tác động yếu nhất).
- Thị trường hàng hóa được đề cập trong câu hỏi được hiểu là các hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong rổ hàng hóa tính CPI: Lương thực, thực phẩm, năng lượng - nhiên liệu, dịch vụ y tế, giáo dục,...
3.2. Lợi suất trái phiếu (trang số 2)
3.2.1. Kỳ vọng về lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 05 năm tại các thời điểm.
- Vui lòng ghi rõ mức lợi suất kỳ vọng (%/năm) vào các ô tương ứng “Cuối quý hiện tại; Cuối quý tới; Cuối năm hiện tại; Cuối năm tới” tương tự như cách ghi ở cột “Cuối quý trước”.
- Ví dụ: Nếu thời điểm điều tra là Quý I/2025:
+ Cuối quý hiện tại: Kỳ vọng lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 05 năm tại thời điểm cuối Quý I/2025.
+ Cuối quý tới: Kỳ vọng về lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 05 năm tại thời điểm cuối Quý II/2025.
+ Cuối năm hiện tại: Kỳ vọng về lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 05 năm tại thời điểm cuối năm 2025.
+ Cuối năm tới: Kỳ vọng về lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 05 năm tại thời điểm cuối năm 2026.
3.3. Tỷ giá (trang số 2)
3.3.1. Kỳ vọng về tỷ giá VND/USD bán ra của Vietcombank tại các thời điểm
- Vui lòng ghi rõ mức tỷ giá VND/USD bán ra của Vietcombank mà chuyên gia kỳ vọng vào các ô tương ứng “Cuối quý hiện tại; Cuối quý tới; Cuối năm hiện tại; Cuối năm tới” tương tự như cách ghi ở cột “Cuối quý trước”. (Các thời điểm điều tra tương tự câu 3.2.1)
3.4. Tăng trưởng kinh tế (trang số 2)
3.4.1. Kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Vui lòng ghi cụ thể mức kỳ vọng của chuyên gia về Kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trong: Quý hiện tại; Năm hiện tại; Một năm tới; Hai năm tới; Ba năm tới.
- Ví dụ: Nếu thời điểm điều tra là Quý I/2025:
+ Quý hiện tại: Kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng của Quý I/2025 so với Quý I/2024.
+ Kỳ vọng tốc độ tăng trưởng của năm hiện tại: Kỳ vọng cho năm 2025.
+ Kỳ vọng tốc độ tăng trưởng của một năm tới: Kỳ vọng cho năm 2026.
+ Kỳ vọng tốc độ tăng trưởng của hai năm tới (năm 2027) so với năm liền trước (năm 2026).
+ Kỳ vọng tốc độ tăng trưởng của ba năm tới (năm 2028) so với năm liền trước (năm 2027).
3.5. Chính sách tiền tệ (trang số 3)
3.5.1. Nhận định và kỳ vọng về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (CSTT)
- Vui lòng đánh dấu (X) vào ô tương ứng với kỳ vọng của chuyên gia trong: Thời điểm hiện tại; Quý tới; Năm hiện tại; Năm tới.
- Ví dụ thời điểm điều tra là Quý I/2025, vậy kỳ vọng của chuyên gia tại:
+ Thời điểm hiện tại: Nhận định về CSTT tại thời điểm điều tra.
+ Quý tới: Nhận định về CSTT trong Quý II/2025.
+ Năm hiện tại: Nhận định về CSTT trong năm 2025.
+ Một năm tới: Nhận định về CSTT trong năm 2026.
4. Một số thông tin tham khảo (trang số 4)
Đây là những thông tin cơ bản nhất được cập nhật nhằm cung cấp thêm thông tin cho các chuyên gia trong quá trình trả lời phiếu điều tra.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây