Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 04-NH/QĐ của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành thể lệ tín dụng ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 04-NH/QĐ
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 04-NH/QĐ | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Cao Sĩ Kiêm |
Ngày ban hành: | 08/01/1991 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 04-NH/QĐ
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG
ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
SỐ 01-NH/QĐ NGÀY 8-1-1991 BAN HÀNH THỂ LỆ TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC
KINH TẾ
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại Lệnh số
37/HĐNN8 ngày 24-5-1990 và Pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và Công ty Tài
chính công bố tại Lệnh số 38/HĐNN8 ngày 24-5-1990 của Chủ tịch Hội đồng Nhà
nước, Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam;
- Căn cứ Nghị định số
196/HĐBT ngày 12-11-1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
quản lý Nhà nước của các Bộ;
- Căn cứ Nghị định số
138/HĐBT ngày 8-5-1990 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ
trưởng Vụ Kinh tế- kế hoạch;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành theo quyết định này Thể lệ tín dụng ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế.
Điều 2. Thể lệ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Thay thể lệ tín dụng ban hành theo Quyết định số 19/NH-QĐ ngày 27-04-1988.
Điều 3. Thể lệ tín dụng này được áp dụng chung cho các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư và phát triển, HTX tín dụng và Công ty Tài chính.
Điều 4. Các đồng chí Chánh văn phòng, Chánh thanh tra, Vụ trưởng, Viện trưởng thuộc Ngân hàng Nhà nước, Tổng giám đốc và Giám đốc các Ngân hàng thương mại; Ngân hàng đầu tư và phát triển, HTX tín dụng và Công ty Tài chính và các Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
THỂ LỆ
TÍN DỤNG
NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ
(Ban hành theo Quyết định số 04-NH/QĐ ngày 08-01-1991
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và phát triển, HTX tín dụng và Công ty Tài chính (gọi tắt là tổ chức tín dụng-TCTD) thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, dùng các nguồn vốn tín dụng để cho các tổ chức kinh tế quốc doanh, hợp doanh, tập thể và tư doanh vay (gọi tắt là các tổ chức kinh tế-TCKT) nhằm mục đích bổ xung vốn lưu động phục vụ các nhu cầu sản xuất- kinh doanh.
Điều 2. Nguyên tắc vay vốn.
2.1- Vốn vay phải luôn luôn được giá trị vật tư, hàng hoá tương đương làm đảm bảo.
2.2- Phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết khi xin vay vốn.
2.3- Vốn cho vay phải được hoàn trả đầy đủ cả tiền gốc và tiền lãi, theo đúng hạn đã ấn định.
Điều 3. Điều kiện để được vay vốn.
3.1. -Đối với mọi tổ chức kinh tế :
- Phải là tổ chức có tư cách pháp nhân, mở tài khoản tiền gửi tại TCTD cho vay, hoạt động theo đúng luật doanh nghiệp.
- Sản xuất, kinh doanh cólãi và chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách của Nhà nước;
- Có đủ vốn tự có theo mức quy định, vốn vay TCTD chỉ để bổ sung vào tổng mức vốn lưu động cần thiết.
- Tổ chức hạch toán và quản lý tài chính theo đúng pháp lệnh kế toán và thống kê. Cung cấp cho các TCTD những tài liệu cần thiết về sản xuất, kinh doanh và tài chính;
- Mỗi TCKT chỉ được vay vốn ở một TCTD trong nước, nơi mở tài khoản tiền gửi chính. Trong trường hợp đi vay vốn ở TCTD khác, phải tất toán mọi khoản nợ với TCTD đang quan hệ.
- Chấp nhận và thực thi mọi quy định trong thể lệ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và TCTD đang cho vay vốn.
3.2 - Đối với TCKT tập thể, ngoài những điều kiện nêu trên, khi vay vốn phải thế chấp tài sản và khi sáp nhập hoặc giải thể phải trả nợ hết nợ vay (cả gốc và lãi)
3.3- Đối với tư doanh, ngoài những quy định nêu trên, phải nộp TCTD bản sao giấy phép kinh doanh (Nếu luật doanh nghiệp quy định) có trụ sở thường trú cùng trong địa bàn của TCTD phụ trách cho vay; phải có vốn tham gia trên 60% trong tổng nhu cầu vốn của mục đích xin vay đó; mọi khoản tiền vay nợ đều phải thế chấp tài sản; phải trả hết nợ (cả gốc lẫn lãi) trước khi ngừng kinh doanh, hoặc thay đổi nơi đặt trụ sở và khi còn nợ quá hạn chưa được vay món mới.
Điều 4. Đối tượng cho vay bao gồm giá trị vật tư, hàng hoá và các chi phí cấu thành nên giá mua hoặc giá thành sản phẩm.
Điều 5. Giá cho vay căn cứ vào hợp đồng kinh tế, hoặc trên chứng từ mua vật tư, hàng hoá và chi phí mà đơn vị vay vốn đã chấp nhận.
Điều 6. Thời hạn cho vay được xác định gắn với đặc điểm chuyển vốn của quá trình sản xuất - kinh doanh của TCKT vay vốn, nhưng không quá 6 tháng. Trường hợp đặc biệt có quy định riêng, nhưng tối đa không quá 1 năm.
Điều 7. TCTD phát tiền vay theo tiến độ thực hiện mục đích vay vốn của TCKT.
Điều 8. Tổng dư nợ các loại vay của một khách hàng không được quá 10% vốn tự có và quỹ dự trữ của TCTD. Tổng số vốn cho 10 khách hàng vay nhiều nhất không được quá 30% tổng số dư nợ cho vay của TCTD đó. Các TCTD không được giành quyền ưu đãi cho vay đối với khách hàng vay đặc biệt đã được quy định trong Pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và Công ty Tài chính. Trường hợp đặc biệt sẽ có quy định riêng.
Điều 9. TCKT phải có trách nhiệm thực hiện việc trả đủ nợ và lãi đúng kỳ hạn, chủ động trả nợ khi đến hạn. Nếu không tự trả thì TCTD khấu trừ vào tài khoản tiền gửi , nếu tiền gửi không đủ trả thì TCTD chuyển số thiếu sang nợ quá hạn.
Điều 10. Lãi cho vay được thực hiện theo mức do TCTD ấn định trong phạm vi khung lãi suất đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định. Việc thu lãi tiền vay được tiến hành phù hợp với từng phương pháp cho vay.
Điều 11. TCTD được quyền yêu cầu khách hàng vay vốn cung cấp các thông tin có liên quan đến vốn vay, tiến hành kiểm soát trong quá trình cho vay và sử dụng vốn vay. Nếu phát hiện sai trái so với thể lệ tín dụng này thì phải xử lý theo chế độ quy định.
Điều 12. Các TCKT được vay vốn ngắn hạn của các TCTD theo các loại sau đây:
- Vay bổ xung vốn lưu động.
- Chiết khấu chứng từ có giá
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
A.CHO VAY
BỔ XUNG VỐN LƯU ĐỘNG
Điều 13. Sau khi đã sử dụng hết vốn lưu động tự có và vốn huy động vào sản xuất- kinh doanh, TCTK có thể xin vay ngắn hạn số còn thiếu ở TCTD nơi đặt quan hệ. Nhu cầu vay vốn tối đa không được trái với quy định tại Điều 3 trong thể lệ này.
Điều 14. TCTK có quan hệ tín dụng được TCTD mở cho một tài khoản tiền vay bên cạnh tài khoản tiền gửi chính của đơn vị đó.
Điều 15. Phương pháp cho vay:
15.1- Các TCKT sản xuất hoặc luân chuyển hàng hoá ổn định, nếu nhu cầu vay vốn thường xuyên, có thể lập kế hoạch xin vay và trả nợ cho cả quý hay cả mùa, vụ. Nếu TCTD thấy có thể cho vay thì báo cho đơn vị vay lập thủ tục cụ thể nhận vốn vay.
15.2- Trường hợp nhu cầu vay vốn không thường xuyên, TCTD cho vay từng món. Mỗi lần vay, TCKT phải làm đơn xin vay, có giải trình về mục đích vay vốn, tổng nhu cầu vốn, số vốn đơn vị đã có, mức vốn cần xin vay, hoạch định quá trình chu chuyển vốn của đối tượng xin vay vốn, và khả năng trả nợ vốn vay. TCTD tiến hành kiểm tra, tính toán để giải quyết cho vay.
Riêng đối với kinh tế tập thể và tư doanh, TCTD chỉ cho vay từng lần theo món.
15.3- Mỗi lần nhận tiền vay, TCTK phải lập khế ước nhận nợ TCTD phát tiền vay bằng cách chuyển thẳng cho bên thụ hưởng. Trường hợp thật cần thiết phải chuyển tiền vay sang tài khoản tiền gửi hoặc phát tiền mặt cho đơn vị vay, phải ghi trước trong đơn xin vay.
Điều 16. Việc định kỳ hạn nợ dựa trên đặc điểm chu chuyển vốn của đối tượng xin vay. Nếu TCTD cho vay theo kế hoạch quý, mùa, vụ thì định mức thu nợ từng lần trong định kỳ. Nếu cho vay theo từng món, thì hạn thu nợ được ấn định vào lúc đối tượng xin vay đó đã chuyển thể. TCTD có thể cho vay tiếp theo đối tượng mới , nếu TCKT yêu cầu.
TCKT có thể trả nợ trước hạn, khi đến hạn phải trích tài khoản tiền gửi, hay nộp tiền mặt vào TCTD để trả nợ. Nếu không chủ động trả, TCTDsẽ trích tiền gửi của bên vayđể thu nợ, nếu tiền gửi không đủ trả sẽ chuyển ngay phần còn thiếu sang nợ quá hạn.
TCTD được quyền phong toả và phát mại tài sản thế chấp để thu nợ khi các TCKT tập thể và tư doanh không còn khả năng tài chính để thu nợ. TCKT quốc doanh, hợp doanh nào mất khả năng trả nợ, TCTD được quyền tham gia thanh lý tài sản để cùng chia nguồn thu nợ.
Điều 17. Đối với trường hợp có quan hệ vay, trả thường xuyên hoặc từng món nhưng có kỳ hạn trên một tháng, chỉ tính và thu lãi tiền vay vào ngày cuối tháng, nhưng nếu là nợ vay từng món có thời hạn trả dưới một tháng, sẽ thu lãi khi trả nợ gốc. TCTD thu lãi tiền vay bằng cách trích tài khoản tiền gửi, hoặc nhận tiền mặt của bên vay nộp vào; nếu đến hạn nộp lãi mà tiền gửi không đủ số dư để trả, TCTD sẽ nhập lãi vào nợ gốc.
Điều 18. TCKT có nhu cầu vốn ngoại tệ để nhập vật tư hàng hoá từ nước ngoài, TCTD có thể xem xét và nếu đủ điều kiện sẽ cho vay bằng đồng tiền Việt Nam để TCKT mua ngoại tệ, hoặc cũng có thể phát tiền vay bằng ngoại tệ, nhưng vẫn hạch toán cho vay bằng Đồng Việt Nam. Các TCKT phải chấp hành chế độ quản lý ngoại hối của Nhà nước.
B. CHIẾT
KHẤU CHỨNG TỪ CÓ GIÁ
Điều 19. TCTD có thể nhận chiết khấu các kỳ phiếu thương mại nhằm giúp các TCKT quốc doanh, hợp doanh phục hồi năng lực thanh toán vốn.
Điều 20. TCKT xin chiết khấu phải là đơn vị giữ vững được cân đối tài chính và hoạt động kinh doanh có lãi.
Điều 21. Các kỳ phiếu xin TCTD chiết khấu phải đảm bảo đầy đủ căn cứ pháp lý, còn hạn thanh toán và được bảo toàn mệnh giá.
Điều 22. Khi xin chiết khấu, TCKT phải tuân theo các quy định sau đây:
- Làm đơn xin chiết khấu và lập bảng kê có kèm theo các bản gốc kỳ phiếu. Hai bên giao nhận chứng từ và bảo quản như các quy định đối với chứng từ có giá.
- TCTD được xem xét, tính toán trong 2 ngày làm việc, chọn các chứng từ có thể nhận chiết khấu và báo cho TCKT biết về mức tiền chiết khấu.
- Khi phát tiền chiết khấu, TCTD khấu trừ ngay phần được hưởng theo suất chiết khấu từ 50% đến 150% mức sinh lợi của chứng từ xin chiết khấu, số tiền còn lại được chuyển vào tài khoản tiền gửi của TCKT. Trường hợp chứng từ chiết khấu không ghi rõ lợi suất, TCTD tính suất chiết khấu bằng lãi suất cho vay bình quân hiện hành.
- Hạn chiết khấu tối đa bằng thời hạn còn được lưu hành của chứng từ xin chiết khấu. Khi hết hạn chiết khấu, TCTD trích tài khoản tiền gửi của TCKT để thu hồi đủ số tiền đã nhận chiết khấu rồi hoàn trả chứng từ xin chiết khấu. Nếu TCKT không có đủ khả năng trả nợ, TCTD sẽ chuyển sang nợ quá hạn và bắt đầu thu lãi theo lãi suất nợ quá hạn, đồng thời lập hố sơ đưa sang Trọng tài kinh tế xử lý và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để ngăn chặn việc phát hành kỳ phiếu của đơn vị kinh tế đó.
III. THẾ CHẤP TÀI SẢN ĐỂ VAYVỐN NGÂN HÀNG.
Điều 23. Khi vay tiền TCTD, các TCKT tập thể, tư doanh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình ra thế chấp. Giá trị tài sản thế chấp phải nhiều hơn tiền vay nợ từ 20% trở lên. Riêng đối với tổ chức kinh tế tập thể sản xuất nông nghiệp và nông dân cá thể có hướng dẫn riêng.
Điều 24. Tài sản thế chấp vay nợ TCTD bao gồm vàng, bạc, đá quý, kim khí; các chứng chỉ tiền gửi, thẻ gửi tiết kiệm do các Ngân hàng quốc doanh phát hành và các bất động sản... các tài sản đó không bị ràng buộc vào các khoản thế chấp khác.
Tài sản thế chấp phải là sở hữu hợp pháp của bên vay, khi đưa ra thế chấp phải giao nộp hiện vật (nếu là tài sản có thể lưu giữ ở kho của TCTD) hoặc giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu (bản gốc) với đầy đủ thủ tục công chứng của cơ quan có thẩm quyền (nếu là tài sản không thể lưu giữ). Nếu tài sản thế chấp thuộc sở hữu của tập thể, phải có thêm văn bản nghị quyết tập thể nhất trí đưa ra thế chấp vay tiền của TCTD. Nếu tài sản thế chấp thuộc sở hữu của từ 2 người trở lên, khi đưa ra thế chấp vay tiền phải có đơn cam kết với đầy đủ chữ ký của các bên có quyền sở hữu.
Điều 25. Bên vay có thể đề nghị 1 bên khác đứng ra bảo lãnh việc vay nợ TCTD. Bên nhận bảo lãnh phải là chủ thể có đầy đủ tư cách pháp lý, xuất trình các giấy tờ cần thiết và đưa tài sản ra bảo lãnh như Điều 23 và Điều 24 đã nêu trên. Việc nhận bảo lãnh phải được làm bằng văn bản có sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Nợ đến hạn, nếu bên vay không trả được, bên nhận bảo lãnh phải trả thay như trách nhiệm đầy đủ của bên vay đối với TCTD.
Điều 26. Trách nhiệm của hai bên.
26.1- TCTD cho vay vốn tự xem xét việc thế chấp tài sản của bên vay và tổ chức kiểm nhận, bảo quản tài sản cùng bản gốc giấy tờ của tài sản bảo lãnh. Đối với bất động sản bên vay đang dùng, TCTD phải theo dõi chặt chẽ và thông báo cho các cơ quan Pháp luật biết từ khi bắt đầu cho vay tiền.
26.2- Bên vay giao đầy đủ tài sản và giữ bản sao các giấy tờ của tài sản thế chấp. Mọi tài sản đã thế chấp cho khoản nợ vay đều không được cầm cố, nhượng bán, trao đổi... Nếu là tài sản thế chấp đang sử dụng, bên vay có trách nhiệm bảo quản nguyên vẹn.
26.3- Khi thế chấp tài sản, bên vay và TCTD cho vay phải cùng đánh giá tài sản thế chấp, có sự chứng kiến và xác nhận của cơ quan Công chứng hoặc Tài chính giá cả. TCTD phải thường xuyên kiểm tra, giám sát tài sản thế chấp cho đến khi thu đủ nợ vay. Bên vay có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát của TCTD. Chi phí kiểm nhận và làm thủ tục thế chấp do bên vay chịu.
Điều 27. Xử lý tài sản thế chấp.
27.1- Khi bên vay trả nợ đầy đủ cả gốc và lãi, TCTD sẽ giao lại toàn bộ tài sản và giấy tờ thế chấp. Nếu tài sản đó không nguyên vẹn như khi đưa thế chấp, TCTD phải chịu trách nhiệm bồi hoàn.
27.2- Khi bên vay không trả được nợ, TCTD lập thủ tục đề nghị các cơ quan hữu trách xử lý và phát mại tài sản thế chấp. Tiền thu được trước nhất để trả nợ cũ (cả gốc và lãi), tiếp đó trả cho các chi phí bảo quản và phát mại, cuối cùng sẽ trả lại số tiền thừa cho bên vay. Trường hợp không thu nợ được bằng giá trị tài sản thế chấp, TCTD được quyền khởi kiện trước pháp luật.
IV. QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH
CHO VAY- THU NỢ
Điều 28. Tổng giám đốc hoặc Giám đốc các TCTD độc lập quy định các thể thức cho vay, thu nợ cụ thể; công bố biểu lãi suất trong khung lãi suất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ấn định. Tổng giám đốc Ngân hàng quốc doanh có thể quy định thêm các trường hợp đặc biệt về điều kiện cho vay, thời hạn thu nợ, mức phán quyết khi cho vay. Bất kỳ cấp nào nào trong TCTD cũng không được phép miễn thu lãi, hạ mức lãi so với biểu lãi suất hiện hành hoặc bỏ thủ tục thế chấp tài sản.
Điều 29. Giám đốc các chi nhánh của TCTD chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Tổng giám đốc và Giám đốc các TCTD về những quyết định cho vay vốn. Chỉ được ký duyệt cho vay căn cứ trên hồ sơ đã được lập theo quy định, có chữ ký của cán bộ tín dụng và kiểm soát viên (nếu có ). Những món cho vay trên mức phán quyết phải thỉnh thị Tổng giám đốc hoặc Giám đốc cấp trên khi được chấp thuận mới cho vay. Chỉ được phép gia hạn nợ một lần cho mỗi món vay, nếu bên vay có lý do chính đáng và có đơn xin gia hạn.
V. KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ NỢ
Điều 30. Các TCTD thường xuyên kiểm tra trong quá trình cho vay, sử dụng vốn vay và bảo quản tài sản thế chấp của TCKT; Hàng tháng phải tính toán giá trị vật tư làm đảm bảo nợ vay. Các TCKT có trách nhiệm xuất trình đầy đủ các tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra.
Điều 31. Nếu phát hiện các trường hợp sử dụng vốn vay sai mục đích, hoặc vốn vay bị thất thoát, TCTD phải kịp thời xử lý tuỳ mức độ sai phạm, trước nhất phải thu hồi lại vốn, dù chưa đến hạn trả, hoặc chuyển ngay sang nợ quá hạn. TCTD có thể hạn chế mức cho vay, tạm đình chỉ cho vay, công bố phân biệt đối xử với từng tổ chức kinh tế hoặc chấm dứt quan hệ tín dụng. Mức độ xử lý cao nhất là đưa ra Trọng tài kinh tế xét xử và tuỳ tính chất mức độ vi phạm mà TCTD có thể khởi kiện trước pháp luật.
VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 32. Căn cứ vào thể lệ này, các vụ có liên quan và các TCTD có văn bản hướng dẫn thực hiện.