Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn về việc điều hành ngân sách 6 tháng cuối năm 1997
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 2721-TC/NSNN
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 2721-TC/NSNN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 05/08/1997 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
tải Công văn 2721-TC/NSNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CÔNG VĂN
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 2721 TC/NSNN NGÀY 5 THÁNG 08 NĂM 1997 VỀ VIỆC ĐIỀU HÀNH NGÂN SÁCH
6 THÁNG CUỐI NĂM 1997
Kính gửi: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sáu tháng đầu năm 1997, thu NSNN ước đạt 41,4% dự toán năm, trong đó có những khoản thu quan trọng đạt thấp và có khả năng hụt lớn, nhất là thuế xuất nhập khẩu; chi ngân sách Nhà nước đạt thấp, nhất là chi xây dựng cơ bản và chi thực hiện các chương trình mục tiêu... Để thực hiện Nghị quyết 85/CP-m ngày 11/7/1997 của Chính phủ, Bộ Tài chính đề nghị các Bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo, triển khai gấp một số nội dung sau:
1- Tập trung các biện pháp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá nhằm duy trì được mức tăng trưởng kinh tế, trên cơ sở đó mà đẩy mạnh công tác thu nộp ngân sách. Phấn đấu thu vượt các khoản còn có khả năng tăng thu để bù đắp các khoản có thể thu hụt. Triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động buôn lậu, trốn thuế... Khẩn trương hoàn thành việc đăng ký lại các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh theo Chỉ thị 657/TTg ngày 13/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở đó quản lý chắc các đối tượng nộp thuế.
2- Chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách thực hiện nghiêm túc việc cắt giảm chi và tiết kiệm chi theo tinh thần Nghị quyết số 85/CP-m ngày 11/7/1997 của Chính phủ:
a- Về chi thường xuyên:
Thực hiện ngay việc cắt giảm các khoản chi mua sắm ô tô con, trang bị phương tiện đặt tiền (máy điều hoà nhiệt độ...) xây dựng mới trụ sở làm việc (trừ các tỉnh, huyện mới tách). Riêng các khoản chi về hội nghị, khánh tiết, cắt giảm tối thiểu 30% số dự toán chi còn lại 6 tháng cuối năm.
Số kinh phí cắt giảm trên cơ quan Tài chính các cấp được giảm trừ vào số NSNN cấp phát 6 tháng cuối năm cho các Bộ, các ngành.
Ngoài các khoản cắt giảm bắt buộc trên, do NSNN có khả năng hụt lớn, các Bộ, các ngành cần chủ động sắp xếp lại chi để có thể giảm hoãn các khoản chi chưa thực sự cấp bách. Mức cắt giảm bình quân có thể phải thực hiện tối thiểu 10% các khoản chi còn lại của 6 tháng cuối năm trừ các khoản lương và có tính chất tiền lương, các khoản nộp bảo hiểm xã hội.
Đối với các địa phương có khả năng thu không đạt dự toán giao, cần phấn đấu tăng thu nhằm hạn chế tối đa mức thu hụt. Đồng thời, về chi ngoài các khoản tiết kiệm, cắt giảm bắt buộc, phải sắp xếp lại chi để tiếp tục giảm hoãn các khoản có thể giảm hoãn được. Trường hợp đã cố gắng tận thu, cắt giảm chi mà cân đối còn quá khó khăn thì cuối năm Bộ Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ xem xét xử lý một phần đối với một số địa phương có số hụt lớn do nguyên nhân khách quan.
Trong cắt giảm, các Bộ và địa phương cần căn cứ sự cần thiết của từng khoản chi để có mức cắt giảm cho phù hợp, không bình quân.
Đề nghị các Bộ, cơ quan Trung ương báo cáo và đăng ký với Bộ Tài chính biện pháp và mức tiết kiệm cụ thể ở từng đơn vị, từng khoản mục chi. Các tỉnh, thành phố báo cáo kết quả tiết kiệm chi cụ thể để Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Chính phủ.
b- Về chi đầu tư XDCB: nguyên tắc chung là NSNN đảm bảo đủ nguồn để cấp phát theo kế hoạch, không chuyển nợ sang năm 1988, nhưng NSNN chỉ cấp phát cho khối lượng thực hiện trong năm kế hoạch và đủ thủ tục thanh toán (khối lượng phát sinh đủ thủ tục thành toán đến 31/12/1997); công trình nào, hạng mục nào không thực hiện được trong năm thì bố trí vào dự toán NSNN năm sau theo đúng Luật NSNN. Các dự án được ghi khởi công trong kế hoạch Nhà nước năm 1997 nhưng đến ngày 31/7/1997 chưa đủ các thủ tục hồ sơ XDCB theo quy định tại Nghị định 42/CP của Chính phủ thì phải loại ra khỏi kế hoạch đầu tư XDCB năm 1997 và chuyển phần kinh phí của các công trình này sang bổ sung cho các công trình quan trọng đầu năm chưa bố trí đủ vốn nhưng có đủ điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công để sớm đưa vào sử dụng. Thực hiện việc cấp tạm ứng vốn hàng quý từ 70% đến 80% khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu theo tinh thần Quyết định số 49/CP-m ngày 6/5/1997 của Chính phủ.
3- Trong cấp phát và quản lý chi tiêu, chỉ đạo cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước các cấp tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chi đảm bảo thực hiện đúng các chế độ quy định của Nhà nước, kiên quyết từ chối cấp phát thanh toán các khoản chi không có đủ điều kiện cấp phát thanh toán.
Trên đây là một số nội dung cần triển khai để điều hành ngân sách 6 tháng cuối năm 1997, đề nghị các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 1997 đã đề ra.