Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT

Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:25/2022/TT-BNNPTNTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Quốc Trị
Ngày ban hành:30/12/2022Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

03 tiêu chí lựa chọn địa phương trồng rừng thay thế từ nguồn điều chuyển

Ngày 30/12/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Theo đó, trường hợp tự trồng rừng thay thế là Chủ dự án thực hiện trồng rừng trên diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Bên cạnh đó, hồ sơ của Chủ dự án tự trồng rừng thay thế bao gồm: bản chính văn bản đề nghị phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế; bản chính Phương án trồng rừng thay thế; bản chính dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế; bản sao văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; bản sao tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Ngoài ra, tiêu chí lựa chọn địa phương trồng rừng thay thế từ nguồn điều chuyển của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam như sau: có văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đăng ký tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế và kế hoạch trồng rừng thay thế được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; có diện tích đất chưa có rừng được quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất;…

Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.

Xem chi tiết Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_________

Số: 25/2022/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022

Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Theo đề nghị của Tổng cục trưng Tổng cục Lâm nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rng sang mục đích khác.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
2. Đối tượng áp dụng: Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Điều 2. Quy định chung
Điều 3. Chủ dự án tự trồng rừng thay thế
1. Chủ dự án tự tổ chức trồng rừng thay thế phải có diện tích đất chưa có rừng được quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hoặc rừng sản xuất được Nhà nước giao, cho thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Hồ sơ gồm:
a) Bản chính văn bản đề nghị phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Phương án trồng rừng thay thế quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản chính dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư này;
d) Bản sao văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
đ) Bản sao tài liệu khác có liên quan (nếu có).
4. Trình tự thực hiện:
Chủ dự án nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
5. Thời gian trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ cho chủ dự án và nêu rõ lý do;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho chủ dự án và nêu rõ lý do.
6. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định hồ sơ Phương án trồng rừng thay thế. Trường hợp cần kiểm tra, đánh giá Phương án trồng rừng tại thực địa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định, tổ chức thẩm định và hoàn thành thẩm định trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Thành viên Hội đồng thẩm định gồm đại diện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có diện tích đất trồng rừng thay thế; đại diện tổ chức khoa học có liên quan (nếu có). Số lượng thành viên Hội đồng thẩm định không quá 07 người.
a) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế; kèm theo dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế;
b) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho chủ dự án và nêu rõ lý do.
7. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế; dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế kèm theo dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế, gửi kết quả đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chủ dự án. Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chủ dự án.
8. Thực hiện trồng rừng thay thế:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi Phương án trồng rừng thay thế, dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế được phê duyệt, chủ dự án nộp đủ số tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nơi chủ dự án nộp hồ sơ; Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh thông báo bằng văn bản về việc hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế cho chủ dự án;
b) Chủ dự án phải thực hiện trồng rừng trong thời hạn 12 tháng kể từ thời điểm Phương án trồng rừng thay thế được phê duyệt;
c) Trường hợp chủ dự án không thực hiện trồng rừng thay thế theo quy định tại điểm b khoản này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế tại địa điểm khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn bằng nguồn tiền do chủ dự án đã nộp vào Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh;
d) Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh thực hiện giải ngân tiền trồng rừng thay thế theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 2 Thông tư này.
Điều 4. Chủ dự án không tự trồng rừng thay thế
1. Chủ dự án nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị nộp tiền trồng rừng thay thế trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác. Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
2. Thẩm quyền phê duyệt nộp tiền trồng rừng thay thế: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Hồ sơ gồm:
a) Bản chính văn bản đề nghị chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
c) Bản sao các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
4. Thời gian trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ cho chủ dự án và nêu rõ lý do;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho chủ dự án và nêu rõ lý do.
5. Chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí đất để trồng rừng thay thế trên địa bàn:
6. Trình tự chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp địa phương không bố trí được đất để trồng rừng:
Điều 5. Quản lý rừng trồng từ kinh phí trồng rừng thay thế
Rừng trồng từ kinh phí trồng rừng thay thế sau nghiệm thu hoàn thành được thực hiện theo quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất tại các mục 2, 3 và 4 Chương II Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Điều 6. Xử lý rủi ro đối với rừng trồng thay thế
Diện tích rừng trồng từ kinh phí trồng rừng thay thế bị thiệt hại do các nguyên nhân bất khả kháng dẫn đến không thành rừng, mất rừng được thực hiện thanh lý theo quy định của pháp luật về thanh lý rừng trồng.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
a) Tổ chức thực hiện Thông tư này; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, thanh tra việc thực hiện trồng rừng thay thế trên phạm vi cả nước;
b) Lựa chọn địa phương thực hiện trồng rừng thay thế, điều chuyển kinh phí trồng rừng thay thế đối với kinh phí do các địa phương chuyển về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam theo quy định tại Thông tư này;
c) Hằng năm, trước ngày 31 tháng 01 tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả trồng rừng thay thế năm trước trên phạm vi cả nước.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
4. Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh:
5. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các cấp:
a) Tiếp nhận, giải ngân tiền trồng rừng thay thế do các chủ dự án nộp theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
b) Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện trồng rừng thay thế của đơn vị, tổ chức được giao kinh phí trồng rừng thay thế;
c) Hằng năm, trước ngày 15 tháng 12, báo cáo cơ quan chủ quản về kết quả tiếp nhận và giải ngân nguồn kinh phí trồng rừng thay thế do các chủ dự án nộp hoặc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam chuyển về theo Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Chủ dự án tự tổ chức trồng rừng thay thế, tổ chức được giao chủ đầu tư trồng rừng thay thế thực hiện:
a) Xây dựng dự toán, thiết kế trồng rừng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư này;
b) Thực hiện trồng rừng thay thế đến khi được nghiệm thu hoàn thành, tổ chức quản lý, sử dụng rừng trồng thay thế theo quy định Thông tư này;
c) Trong giai đoạn đầu tư, trước ngày 30 tháng 11 hằng năm báo cáo kết quả trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng trồng thay thế về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2023.
2. Thông tư số 13/2019/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Quy định chuyển tiếp
a) Chủ dự án có Phương án trồng rừng thay thế đã được phê duyệt hoặc có văn bản chấp thuận việc nộp tiền trồng rừng thay thế của cơ quan có thẩm quyền trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/2019/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
b) Chủ dự án có phương án trồng rừng thay thế chưa được phê duyệt hoặc chưa có văn bản chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế của cơ quan có thẩm quyền trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Bổ sung
4. Các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn áp dụng tại Thông tư này, khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính ph;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các t
nh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở NN&PTNT các t
nh, TP trực thuộc TW;
- Công báo Chính phủ; 
Cổng TTĐT Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT: Bộ 
trưởng, các Thứ trưng, các đơn vị thuộc Bộ, Cổng TTĐT Bộ;
- Lưu: 
VT, TCLN (300 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Quốc Trị

PHỤ LỤC I

MẪU VĂN BẢN ĐĂNG KÝ TIẾP NHẬN KINH PHÍ TRỒNG RỪNG THAY THẾ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn)

Mẫu số 01

VĂN BẢN ĐĂNG KÝ TIẾP NHẬN KINH PHÍ TRỒNG RỪNG THAY THẾ

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH……

________

Số: /……
V/v đăng ký tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________

…………, ngày …… tháng …… năm ………

 

Kính gi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

Căn cứ Thông tư số /2022/TT-BNNPTNT ngày ……/……/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyn mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, Ủy ban nhân dân tỉnh .... rà soát quỹ đất đảm bảo tiêu chí để trồng rừng thay thế và có nhu cầu trồng rừng thay thế như sau:

1. Tổng diện tích cần trồng rừng thay thế: …………… ha, trong đó:

- Trồng rừng đặc dụng ……………

- Trồng rừng phòng hộ ……………

- Trồng rừng sản xuất ……………

2. Tổng kinh phí dự kiến: …… tỷ đồng, trong đó:

- Kinh phí trồng rừng đặc dụng: ……………

- Kinh phí trồng rừng phòng hộ: ……………

- Kinh phí trồng rừng sản xuất: ……………

Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét điều chuyển kinh phí từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam để tỉnh …… bố trí trồng rừng thay thế./.

 

Nơi nhận:

CHỦ TỊCH
(ký tên, họ và tên, đóng dấu)

 

nhayMẫu số 01 Phụ lục I được thay thế bởi Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 1nhay

Mẫu số 02

KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG THAY THẾ

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH……

______

Số: /KH-UBND…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________

…………, ngày …… tháng …… năm ………

 

KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG THAY THẾ NĂM ……

 

Căn cứ Thông tư số /2022/TT-BNNPTNT ngày …… của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Căn cứ ……………

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Để tổ chức thực hiện tt Kế hoạch trồng rừng thay thế trong năm …… trên địa bàn tỉnh ……, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch trồng rừng thay thế năm 20..., cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN.

1. Mục đích:

2. Yêu cầu:

- Phù hợp với quy hoạch ngành và các quy hoạch khác phù hợp chương trình phát triển lâm nghiệp tỉnh và địa phương.

- Có tính khả thi; nội dung của kế hoạch thể hiện cụ thể về vị trí, thời gian, tiến độ và nguồn vốn triển khai thực hiện.

3. Quy mô thực hiện:

3.1 Tổng diện tích dự kiến trồng rừng thay thế năm …………ha, trong đó:

- Trồng trên diện tích đất thuộc các Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, đơn vị vũ trang quản lý: ……………ha (rừng đặc dụng …… ha, rừng phòng hộ …… ha, rừng sản xuất …… ha)

- Trồng trên diện tích đất do Ủy ban nhân dân xã quản lý: …………… ha (rừng phòng hộ …………… ha)

- Trồng trên diện tích đất do hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý: …………… ha (rừng phòng hộ ……)

 

3.2. Loại rừng trồng

- Trồng rừng đặc dụng: …………… ha

- Trồng rừng phòng hộ: …………… ha.

- Trồng rừng sản xuất: …………… ha

(chi tiết tại phụ biểu kèm theo)

II. NGUỒN VỐN DỰ KIẾN

+ Kinh phí trồng rừng từ nguồn Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh: …………… tỷ đồng

+ Nguồn kinh phí điều chuyển từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam: …………… tỷ đồng

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Giải pháp kỹ thuật:

- Hiện trường: Rà soát quỹ đất, xác định đối tượng đất đưa vào trồng rừng;

- Thời vụ trồng rừng:

- Loài cây trồng:

+ Đối với rừng đặc dụng: ……………

+ Đối với rừng phòng hộ: ……………

+ Đối với rừng sản xuất: ……………

2. Giải pháp đất đai:

Quỹ đất dự kiến trồng rừng thay thế phải phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này.

3. Giải pháp nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực:

- Nguồn vốn:

- Nguồn nhân lực:

4. Thời gian thực hiện:

- Rà soát quỹ đất trồng rừng:

- Xây dựng hồ sơ dự toán, thiết kế công trình lâm sinh trồng rừng

- Triển khai thực hiện trồng rừng:

- Kiểm tra, đôn đốc tiến độ trồng rừng, tổng hợp báo cáo tiến độ trồng rừng

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

2. Chcục Kiểm lâm cấp tỉnh:

3. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng:

4. Chủ dự án và các tổ chức, cá nhân được giao là chủ đầu tư trồng rừng thay thế

Yêu cầu các sở, ban ngành, UBND các huyện và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện kế hoạch này./.

 


Nơi nhận:

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(ký tên, họ và tên, đóng dấu)

 

PHỤ BIỂU: KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG THAY THẾ NĂM ...
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND …… ngày …… của UBND tỉnh)

 

STT

Địa điểm

Tổng (ha)

Diện tích trồng thay thế

Kinh phí dự kiến (đồng)

Thời vụ trồng

Trồng rừng đặc dụng

Trồng rừng phòng hộ

Trồng rừng sản xuất

BQL rng đc dng, phòng hộ

Đơn vị vũ trang

Quỹ BVPTR tỉnh

Điều chuyn từ Quỹ BVPTR Việt Nam

Diện tích

Loài cây

Diện tích

Loài cây

Diện tích

Loài cây

Diện tích

Loài cây

1

                         

2

                         

3

                         

4

                         

                         
 

Tổng

                       

PHỤ LỤC II

MẪU VĂN BẢN PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng năm 2022 của

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Mẫu số 01

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ

 

TÊN CƠ QUAN……
________

Số: /……
V/v đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________

…………, ngày …… tháng …… năm ………

 

 

Kính gi: ………………………………………

 

Tên Chủ dự án: ……………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..

Căn cứ Thông tư số /2022/TT-BNNPTNT ngày ………/………/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, …… (tên chủ dự án) đề nghị …………… phê duyệt phương án trồng rừng thay thế như sau:

1. Tng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng: ……… ha

2. Loại rừng chuyển mục đích sử dụng (rừng tự nhiên, rừng trồng): …………………………

3. Trồng rừng thay thế:

- Tổng diện tích phải trồng rừng thay thế: …………… ha

- Vị trí trồng rừng thay thế: thuộc lô ………, khoảnh …, tiểu khu ……, xã ……, huyện ……, tỉnh …

- Thuộc đối tượng đất quy hoạch cho rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất): …………………………

(Thiết kế và dự toán trng rừng thay thế gi kèm1)

…………… (tên chủ dự án) cam kết tổ chức thực hiện việc trồng rừng thay thế hoàn thành trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Phương án trồng rừng thay thế được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trường hợp vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 


Nơi nhận:

CHỦ DỰ ÁN
(ký tên, họ và tên, đóng dấu)

 

 

 

 

___________

1 Dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế được xác định trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng; Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý đầu tư công trình lâm sinh; Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh; Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh; đơn giá ngày công lao động, giá vật tư, cây giống tại địa phương.

Mẫu số 02

PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ

 

TÊN CƠ QUAN………
________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

………, ngày …… tháng …… năm ………

 

 

PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ

 

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG

……………

……………

II. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHỦ DỰ ÁN CÓ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC

(Khái quát về tên Chủ dự án, lĩnh vực hoạt động, ……)

III. THÔNG TIN VỀ DIỆN TÍCH RỪNG CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC

1. Tên dự án:

…………………………

2. Thông tin về diện tích rng dự kiến chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác (thống kê theo lô rừng)

TT

Đơn vị hành chính (xã, huyện)

Khoảnh

Tiểu khu

Diện tích rừng CMĐSD

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

1

   

     

2

   

     

   

     

Tng

   

IV. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ

1. Diện tích đất trồng rừng thay thế:

- Vị trí trồng: thuộc lô …… khoảnh …, tiểu khu …… xã huyện …… tỉnh …

- Thuộc đối tượng đất quy hoạch cho rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất): ……………

2. Kế hoạch trồng rừng thay thế: Xác định loài cây, mật độ, phương thức trồng, chăm sóc theo Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh; Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018.

- Loài cây trồng …………………………

- Mật độ …………………………………

- Phương thức trồng (hỗn giao, thuần loài): ……………………………………………………

- Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng: …………………………………………………………………

- Thời gian và tiến độ trồng (chi tiết cho từng năm) …………………………………………….

- Xây dựng đường băng cản lửa (km) ……………………………………………………………

- Mức đầu tư/ha theo đơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định (triệu đồng): ………

- Tng vốn đầu tư trồng rừng thay thế ……………………………………………………………

V. KIẾN NGHỊ

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

 


Nơi nhận:

CHỦ DỰ ÁN
(ký tên, họ và tên, đóng dấu)

nhay
Phụ lục IIA được bổ sung bởi Phụ lục IIA ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 1
nhay
Bổ sung
nhay
Mẫu số 01, Mẫu số 02 Phụ lục IIB được bổ sung bởi Mẫu số 01, Mẫu số 02 Phụ lục IIB ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 1
nhay
Bổ sung

PHỤ LỤC III

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN NỘP TIỀN TRỒNG RỪNG THAY THẾ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

TÊN CƠ QUAN……
_________

Số: /……
V/v đề nghị chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

…………, ngày …… tháng …… năm ………

 

 

Kính gi: ………………………………………

 

Tên chủ dự án: ………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………..

Căn cứ Quyết định ……… Về việc phê duyệt chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, cụ thể:

1. Tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng:  ha,

2. Loại rừng chuyển mục đích sử dụng (rừng tự nhiên, rừng trồng): …………………………

Do không có điều kiện tổ chức trồng rừng thay thế theo quy định tại Thông tư số ……/2022/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác ……(1)…… đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh ……(2)…… xem xét, quyết định để …(1)… được nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định.

(1)… kính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh …(2)… xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:

CHỦ DỰ ÁN
(ký tên, họ và tên, đóng dấu)

 

Trong đó:

(1)… Tên chủ dự án

(2)… UBND tỉnh nơi chủ dự án chuyển mục đích sử dụng rừng

PHỤ LỤC IV

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ TRỒNG RỪNG THAY THẾ NĂM ……

(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Mẫu số 01

BÁO CÁO KẾT QUẢ TRỒNG RỪNG THAY THẾ NĂM … CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ……
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

__________

Số: /BC……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

…………, ngày …… tháng …… năm ………

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ TRỒNG RỪNG THAY THẾ NĂM ……

 

Kính gi: ………………………………………

 

Thực hiện kế hoạch năm ……

Thực hiện quy định về trồng rừng thay thế tại Thông tư số /2022/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tnh …… báo cáo kết quả trồng rừng thay thế năm …… như sau:

1. Tổ chức triển khai các quy định về trồng rừng thay thế trên địa bàn

- Ban hành và tham mưu ban hành các văn bản có liên quan đến trồng rừng thay thế;

- Chỉ đạo, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, chỉ đạo của nhà nước về trồng rừng thay thế.

- Kiểm tra, giám sát trồng rừng thay thế.

2. Kết quả thực hiện trng rừng thay thế

- Tng số dự án chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh là …… dự án với tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác là … ha, Trong đó:

+ Rừng trồng …… ha;

+ Rừng tự nhiên: …… Ha.

+ Tổng diện tích phải trồng rừng thay thế là …… ha.

+ Tng diện tích đã trồng, nộp tiền …… ha

a. Các chủ dự án tự tổ chức trồng rừng thay thế

Tổng số phương án trồng rừng đã phê duyệt: …… phương án.

Diện tích rừng trồng thay thế theo các phương án đã được phê duyệt …… ha

Diện tích đã trồng ……, đạt …… % s diện tích rừng trồng thay thế theo các phương án đã được phê duyệt

Diện tích chưa thực hiện ……, còn …… % số diện tích rừng trồng thay thế theo các phương án đã được phê duyệt

b. Các chủ dự án nộp tiền trồng rừng thay thế

Tổng số tiền trồng rừng thay thế phải nộp về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh  triệu đồng, trong đó:

- Tổng số tiền trồng rừng thay thế của …… chủ dự án đã nộp về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh …… là … triệu đồng. Đạt …… %

- Tổng số tiền trồng rừng thay thế của chủ dự án còn phải nộp về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh  là … triệu đồngĐạt …… %

3. Kết quả giải ngân tiền trồng rừng thay thế:

- Tổng số tiền đã giải ngân cho các dự án trồng rừng thay thế là …… triệu đồng, trong đó:

+ Trng rừng đặc dụng …… ha, đạt %; Số tiền đã thanh toán …… triệu đồng, đạt ……%

+ Trồng rừng phòng hộ …… ha, đạt %; Số tiền đã thanh toán …… triệu đồng, đạt ……%

+ Trồng rừng sản xuất …… ha, đạt %; Số tiền đã thanh toán …… triệu đồng, đạt ……%

+ Chuyển về Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam: …… triệu đồng, tương ứng với ……ha rừng trồng thay thế.

- Tổng số tiền còn phải giải ngân để thực hiện công tác quyết toán dự án trồng rừng thay thế và chăm sóc rừng trồng thay thế đã trồng là: …… triệu đồng.

- Tổng số tiền chưa chi là … triệu đồng.

4. Tồn tại, hạn chế:

5. Nguyên nhân:

- Nguyên nhân chủ quan:

- Nguyên nhân khách quan

6. Kiến nghị, đề xuất:

 


Nơi nhận:

GIÁM ĐỐC
(ký tên, họ và tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu số 02

BÁO CÁO KẾT QUẢ THU, CHI TIỀN TRỒNG RỪNG THAY THẾ NĂM …… CỦA QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

 

TÊN CƠ QUAN…
_______

Số: /BC……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

…………, ngày …… tháng …… năm ………

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THU, CHI TIỀN TRỒNG RỪNG THAY THẾ NĂM ……

 

Kính gửi: …………………………

 

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ...(1)... báo cáo kết quả thu, chi tiền trồng rừng thay thế năm .... như sau:

1. Kết quả thu tiền trồng rừng thay thế

- Tổng số tiền trồng rừng thay thế Quỹ tiếp nhận trong năm: …………… tỷ đồng, trong đó

+ Các chủ dự án nộp: …………… tỷ đồng (chtiết từng chủ dự án nộp)

+ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam chuyển về: …………… tỷ đồng.

- Lũy kế số tiền trồng rừng thay thế Quỹ tiếp nhận từ khi hoạt động đến thời điểm báo cáo: …………… tỷ đồng.

2. Kết quả giải ngân tiền trồng rừng thay thế.

- Tổng số tiền Quỹ giải ngân trong năm: …………… tỷ đồng, trong đó

+ Số tiền giải ngân cho hoạt động trồng và chăm sóc rừng năm thứ nhất: …………… tỷ đồng. (chi tiết từng chủ đầu tư)

+ Số tiền giải ngân cho hoạt động chăm sóc rừng từ năm thứ 2 trở đi: …………… tỷ đồng. (chi tiết từng chủ đầu tư)

- Tổng số tiền Quỹ đã giải ngân từ khi hoạt động đến thời điểm báo cáo: …………… tỷ đồng. (chi tiết từng chủ đầu tư)

- Số tiền Quỹ còn phải giải ngân trong các năm tiếp theo: …………… tỷ đồng. (chi tiết từng chủ đầu tư)

3. Tồn tại, hạn chế:

4. Nguyên nhân:

5. Kiến nghị, đề xuất:

 

Nơi nhận:

GIÁM ĐỐC
(ký tên, họ và tên, đóng dấu)

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi