Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT về đăng kiểm viên tàu cá, xóa đăng ký tàu cá

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi hiệu lực VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

Số: 23/2018/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2018

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KIỂM VIÊN TÀU CÁ; CÔNG NHẬN CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ; BẢO ĐẢM AN TOÀN KỸ THUẬT TÀU CÁ, TÀU KIỂM NGƯ; ĐĂNG KÝ TÀU CÁ, TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN; XÓA ĐĂNG KÝ TÀU CÁ VÀ ĐÁNH DẤU TÀU CÁ

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, bồi dưỡng nghiệp vụ, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, thiết kế, đóng mới, cải hoán, sửa chữa, bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đăng kiểm viên tàu cá là người có chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng các tiêu chuẩn và được cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá để thực hiện đăng kiểm tàu cá theo quy định của pháp luật.
2. Đăng kiểm tàu cá, tàu kiểm ngư là hoạt động quản lý kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư, thẩm định hồ sơ thiết kế và thực hiện giám sát an toàn kỹ thuật trong đóng mới, cải hoán, hàng năm, trên đà, định kỳ, bất thường, sửa chữa phục hồi tàu cá, tàu kiểm ngư, nhằm bảo đảm an toàn kỹ thuật cho tàu hoạt động trong điều kiện nhất định.
3. Giám sát an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư là việc kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của thân tàu, máy tàu, hệ động lực, trang thiết bị an toàn, trang thiết bị khai thác, trang thiết bị xử lý, phân loại, chế biến, bảo quản sản phẩm lắp đặt trên tàu cá, tàu kiểm ngư với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia hiện hành.
4. Đóng mới tàu cá, tàu kiểm ngư là quá trình thực hiện thi công đóng tàu từ khi đặt sống chính (ky) hoặc bước thi công tương tự đến khi bàn giao đưa tàu vào khai thác.
5. Cải hoán tàu cá, tàu kiểm ngư là việc sửa chữa làm ảnh hưởng đến tính năng kỹ thuật của tàu (thay đổi kích thước cơ bản, thay đổi máy chính, công dụng, vùng hoạt động của tàu).
6. Sửa chữa phục hồi tàu cá, tàu kiểm ngư là việc sửa chữa, thay thế nhằm đưa tàu trở về trạng thái kỹ thuật ban đầu mà không làm ảnh hưởng đến tính năng kỹ thuật của tàu.
7. Mẫu tàu cá truyền thống (mẫu dân gian) là mẫu tàu cá được sử dụng lâu năm ở địa phương, được xây dựng thành mẫu tàu cá dưới dạng hồ sơ thiết kế kỹ thuật và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố.
8. Đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản là việc thực hiện quản lý Nhà nước đối với tàu cá, tàu công vụ thủy sản nhằm xác lập quyền sở hữu và nghĩa vụ của chủ tàu.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KIỂM VIÊN TÀU CÁ
Điều 4. Hạng đăng kiểm viên tàu cá
Đăng kiểm viên tàu cá được phân thành 03 hạng, như sau:
1. Đăng kiểm viên hạng III.
2. Đăng kiểm viên hạng II.
3. Đăng kiểm viên hạng I.
Điều 5. Đăng kiểm viên hạng III
1. Tiêu chuẩn đăng kiểm viên hạng III:
a) Tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến tàu cá, tàu biển, điện, nhiệt lạnh, chế tạo máy hoặc chế tạo trang thiết bị lắp đặt trên tàu;
b) Có trình độ ngoại ngữ tối thiểu bậc 1 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương;
c) Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;
d) Có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng III;
đ) Có thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại cơ sở đăng kiểm tối thiểu là 01 năm đối với người có trình độ cao đẳng; 06 tháng đối với người có trình độ đại học trở lên.
2. Nhiệm vụ của đăng kiểm viên hạng III:
Kiểm tra, đánh giá trạng thái kỹ thuật hàng năm các loại tàu cá theo chuyên môn được đào tạo.
Điều 6. Đăng kiểm viên hạng II
1. Tiêu chuẩn đăng kiểm viên hạng II:
a) Tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến tàu cá, tàu biển, điện, nhiệt lạnh, chế tạo máy hoặc chế tạo trang thiết bị lắp đặt trên tàu;
b) Có trình độ ngoại ngữ tối thiểu bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương;
c) Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;
d) Đã được cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá hạng III và có thời gian thực hiện công tác đăng kiểm tàu cá liên tục ít nhất là 3 năm đối với người có trình độ đại học; ít nhất 5 năm đối với người có trình độ cao đẳng;
đ) Có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng II.
2. Nhiệm vụ của đăng kiểm viên hạng II:
Ngoài nhiệm vụ như đăng kiểm viên tàu cá hạng III, đăng kiểm viên tàu cá hạng II thực hiện những nhiệm vụ sau:
Điều 7. Đăng kiểm viên hạng I
1. Tiêu chuẩn đăng kiểm viên hạng I:
a) Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến tàu cá, tàu biển, điện, nhiệt lạnh, chế tạo máy hoặc chế tạo trang thiết bị lắp đặt trên tàu;
b) Có trình độ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc tương đương;
c) Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản;
d) Đã được cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá hạng II và có thời gian thực hiện công tác đăng kiểm tàu cá liên tục ít nhất là 3 năm;
đ) Có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng I.
2. Nhiệm vụ của đăng kiểm viên hạng I:
Ngoài các nhiệm vụ như đăng kiểm viên tàu cá hạng II, đăng kiểm viên tàu cá hạng I tham gia giám định kỹ thuật, xác định nguyên nhân tai nạn đối với tàu cá.
Điều 8. Bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá
1. Tổng cục Thủy sản là đơn vị tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá.
2. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá và tiêu chuẩn giảng viên bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cá nhân đăng ký bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá phải nộp các giấy tờ sau:
a) Đơn đề nghị tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá theo Mẫu số 01.ĐKV Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn và xuất trình bản chính để đối chiếu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc bản sao có chứng thực đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có);
c) 02 ảnh màu (3 x 4 cm).
4. Cá nhân được cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá theo Mẫu số 02.ĐKV Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này khi hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá và đạt yêu cầu kiểm tra cuối khóa.
Điều 9. Cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá
Điều 10. Thu hồi thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá
1. Đăng kiểm viên tàu cá bị thu hồi thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Làm giả các hồ sơ để được cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá;
b) Lập khống biên bản kiểm tra, cố ý làm sai lệch kết quả kiểm tra kỹ thuật;
c) Không tuân thủ quy trình kiểm tra hoặc quy định tại quy chuẩn kỹ thuật về tàu cá, tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn có liên quan.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm thu hồi thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá đối với các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này.
3. Đăng kiểm viên tàu cá vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này chỉ được xem xét cấp lại thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá sau thời hạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi.
Chương III
CÔNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ
Điều 11. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá
1. Thẩm quyền cấp là Tổng cục Thủy sản.
2. Hồ sơ bao gồm:
3. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Thủy sản hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có;
b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tổng cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung;
d) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản hoàn thành kiểm tra thực tế tại cơ sở, nội dung, biên bản kiểm tra theo Mẫu số 02.CN Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu Tổng cục Thủy sản cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá theo Mẫu số 03.CN Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này và cấp dấu kỹ thuật, ấn chỉ nghiệp vụ đăng kiểm tàu cá. Mẫu dấu kỹ thuật, ấn chỉ nghiệp vụ đăng kiểm tàu cá và nguyên tắc sử dụng theo Mẫu số 04.CN Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá, Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
e) Tổng cục Thủy sản trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
4. Kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá:
a) Tổng cục Thủy sản thực hiện kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá đã được công nhận định kỳ 24 tháng một lần;
b) Nội dung kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá thực hiện theo Mẫu số 02.CN Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư;
c) Kết quả kiểm tra được thông báo đến cơ sở đăng kiểm tàu cá chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ khi kết thúc kiểm tra. Trường hợp cơ sở đăng kiểm tàu cá không đủ điều kiện, Tổng cục Thủy sản quyết định thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá.
Điều 12. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá
1. Thẩm quyền cấp là Tổng cục Thủy sản.
2. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá theo Mẫu số 05.CN- Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá cũ trong trường hợp hư hỏng, thay đổi thông tin.
3. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Thủy sản hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có;
b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Tổng cục Thủy sản kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá theo Mẫu số 03.CN Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá, Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Tổng cục Thủy sản trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
Chương IV
BẢO ĐẢM AN TOÀN KỸ THUẬT TÀU CÁ, TÀU KIỂM NGƯ
Điều 13. Đăng kiểm tàu cá, tàu kiểm ngư
1. Tàu cá quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Thủy sản, tàu kiểm ngư phải đăng kiểm.
2. Tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét phải lắp đặt trang thiết bị an toàn khi hoạt động theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 14. Nội dung đăng kiểm tàu cá
1. Thẩm định hồ sơ thiết kế trong đóng mới, cải hoán, sửa chữa phục hồi tàu cá.
2. Giám sát an toàn kỹ thuật tàu cá trong đóng mới, cải hoán, hàng năm, trên đà, định kỳ, bất thường, sửa chữa phục hồi tàu cá.
3. Kiểm tra máy móc, trang thiết bị thuộc diện phải đăng kiểm lắp đặt trên tàu cá.
4. Tham gia giám định kỹ thuật và xác định nguyên nhân tai nạn, sự cố liên quan đến trạng thái kỹ thuật tàu cá khi có yêu cầu.
5. Đăng kiểm tàu cá thực hiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tàu cá và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 15. Các hình thức kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá
1. Kiểm tra lần đầu đối với các loại tàu:
a) Tàu cá đóng mới;
b) Tàu cá chưa được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật.
2. Kiểm tra bất thường đối với tàu cá bị tai nạn, sửa chữa sau tai nạn; theo yêu cầu của chủ tàu hoặc cơ quan có thẩm quyền.
3. Kiểm tra chu kỳ:
a) Các đợt kiểm tra chu kỳ, gồm: Kiểm tra hàng năm; kiểm tra trên đà; kiểm tra định kỳ;
b) Thời hạn kiểm tra chu kỳ được thực hiện theo quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến tàu cá.
Điều 16. Thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá
1. Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên trước khi đóng mới, cải hoán phải có hồ sơ thiết kế kỹ thuật được thẩm định; trường hợp tàu cá vỏ gỗ đóng mới theo mẫu truyền thống phải có hồ sơ thiết kế mẫu đã được cơ sở đăng kiểm tàu cá sao duyệt.
2. Thẩm quyền thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá:
a) Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại I thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán, hoàn công, sửa chữa phục hồi tất cả các loại tàu cá;
b) Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại II thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán, hoàn công, sửa chữa phục hồi tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét;
c) Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại III thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán, hoàn công, sửa chữa phục hồi tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét.
3. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá theo Mẫu số 01.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ thiết kế tàu cá (03 bộ).
4. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại cơ sở đăng kiểm tàu cá quy định tại khoản 2 Điều này hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;
b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ sở đăng kiểm tàu cá kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, cơ sở đăng kiểm tàu cá xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ sở đăng kiểm tàu cá có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung;
d) Trong thời hạn 20 ngày (đối với hồ sơ thiết kế đóng mới, lần đầu) hoặc 10 ngày làm việc (đối với hồ sơ thiết kế cải hoán, sửa chữa phục hồi), kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ sở đăng kiểm tàu cá tiến hành thẩm định thiết kế, nếu không đạt yêu cầu thì trả lời tổ chức, cá nhân; nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế tàu cá theo Mẫu số 02.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này và ký, đóng dấu thẩm định vào tài liệu thiết kế;
đ) Cơ sở đăng kiểm tàu cá trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
Điều 17. Cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá
Điều 18. Đăng kiểm tàu kiểm ngư
1. Nội dung, hình thức kiểm tra an toàn kỹ thuật, thẩm định hồ sơ thiết kế, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu kiểm ngư tại cơ sở đăng kiểm tàu cá thực hiện theo Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Thông tư này.
2. Trường hợp tổ chức quản lý tàu kiểm ngư lựa chọn cơ sở đăng kiểm không phải là cơ sở đăng kiểm tàu cá để đăng kiểm tàu kiểm ngư, thực hiện theo quy định của tổ chức đăng kiểm đã lựa chọn.
Chương V
ĐĂNG KÝ TÀU CÁ, TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN; XÓA ĐĂNG KÝ TÀU CÁ VÀ ĐÁNH DẤU TÀU CÁ
Điều 19. Đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản
1. Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên và tàu công vụ thủy sản phải được đăng ký theo quy định của Thông tư này trước khi đưa vào hoạt động.
2. Trong cùng một thời gian, mỗi tàu cá, tàu công vụ thủy sản chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký và chỉ được cấp một giấy chứng nhận đăng ký.
3. Cơ quan đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản có trách nhiệm ghi vào Sổ đăng ký tàu cá quốc gia theo Mẫu số 01.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản.
Điều 20. Quy định về số đăng ký và tên tàu cá, tàu công vụ thủy sản
1. Số đăng ký được viết hai bên mạn phía mũi tàu, trường hợp tàu nhỏ không thể viết số đăng ký ở bên mạn phía mũi tàu thì làm biển số gắn ở phía ngoài vách ca bin hoặc vách buồng ngủ, nếu tàu không có ca bin và buồng ngủ thì viết hoặc gắn vào bất kỳ vị trí nào của thân tàu, nơi dễ nhìn thấy.
2. Chữ và số viết ngay ngắn, rõ ràng bằng kiểu chữ la tinh in đều nét, mầu chữ và số tương phản với mầu nền viết để nhìn rõ.
3. Kích cỡ chữ và số phải tương xứng kích cỡ tàu, bề dày nét chữ và số không nhỏ hơn 30 mm, chiều cao chữ và số không nhỏ hơn 200mm. Đối với trường hợp tàu quá nhỏ, kích cỡ chữ và số phải đảm bảo rõ ràng, dễ nhìn thấy.
4. Số đăng ký tàu cá gồm 03 nhóm ký tự (tính từ trái sang phải), các nhóm ký tự cách nhau bởi dấu “-” như sau:
a) Nhóm thứ nhất: Các chữ cái viết tắt tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Nhóm thứ hai: Gồm 05 chữ số theo thứ tự từ 00001 đến 99999.
c) Nhóm thứ ba: Gồm 02 chữ: “TS” (Thủy sản).
5. Số đăng ký tàu công vụ thủy sản gồm 03 nhóm ký tự (tính từ trái sang phải), các nhóm ký tự cách nhau bởi dấu “-” như sau:
a) Nhóm thứ nhất gồm 02 chữ cái “KN” đối với tàu kiểm ngư, thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản và “NC” đối với tàu điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản;
b) Nhóm thứ hai gồm 03 chữ số theo Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Nhóm thứ ba gồm 02 chữ cái “VN” đối với tàu do Trung ương quản lý hoặc các chữ cái viết tắt tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này đối với tàu địa phương quản lý.
6. Tên tàu cá do chủ tàu tự đặt và được kẻ phía trên vách cabin.
Điều 21. Đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản
1. Thẩm quyền đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp đăng ký tàu cá trên địa bàn;
b) Tổng cục Thủy sản cấp đăng ký tàu công vụ thủy sản.
2. Hồ sơ đối với tàu đóng mới gồm:
a) Tờ khai đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 02.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng tàu cấp theo Mẫu số 03.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản chính văn bản chấp thuận đóng mới đối với tàu cá hoặc văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền đối với tàu công vụ thủy sản;
d) Bản chính biên lai nộp thuế trước bạ của tàu hoặc bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ của tàu có xác nhận của cơ quan thuế;
đ) Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu);
e) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu (đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên).
3. Hồ sơ đối với tàu cải hoán gồm:
a) Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a, d, đ, e khoản 2 Điều này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận cải hoán, sửa chữa tàu theo Mẫu số 04.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký cũ;
d) Văn bản chấp thuận cải hoán đối với tàu cá hoặc văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền đối với tàu công vụ thủy sản.
4. Hồ sơ đối với tàu được mua bán, tặng cho gồm:
a) Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a, d, đ, e khoản 2 Điều này;
b) Bản chính Giấy tờ chuyển nhượng quyền sở hữu tàu theo quy định;
c) Văn bản chấp thuận mua bán tàu cá, trừ trường hợp tàu cá mua bán trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ kèm theo hồ sơ đăng ký gốc của tàu;
đ) Bản chính Giấy chứng nhận xóa đăng ký.
5. Hồ sơ đối với tàu nhập khẩu gồm:
a) Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a, d, đ, e khoản 2 Điều này;
b) Bản sao có chứng thực văn bản cho phép nhập khẩu tàu cá của cơ quan có thẩm quyền;
c) Bản chính Giấy chứng nhận xóa đăng ký kèm theo bản sao có chứng thực bản dịch tiếng Việt đối với tàu cá, tàu công vụ thủy sản đã qua sử dụng;
d) Bản sao có chứng thực Tờ khai hải quan có xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan;
đ) Bản sao có chứng thực biên lai nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Hồ sơ đối với tàu thuộc diện thuê tàu trần gồm:
a) Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a, đ, e khoản 2 và điểm c, d, đ khoản 5 Điều này;
b) Bản chính văn bản chấp thuận cho thuê tàu trần do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp;
c) Bản chính hợp đồng thuê tàu trần.
7. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có;
b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký, vào Sổ đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 05.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư và cấp Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá theo Mẫu số 06.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
Điều 22. Đăng ký lại tàu cá, tàu công vụ thủy sản
1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất, bị rách nát, hư hỏng;
b) Thay đổi tên tàu, hô hiệu (nếu có) hoặc các thông số kỹ thuật của tàu;
c) Thay đổi thông tin của chủ sở hữu trong Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
d) Tàu cá hết thời hạn cho tổ chức cá nhân nước ngoài thuê.
Bổ sung
2. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 07.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản cũ; trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá bị mất, chủ tàu phải khai báo và nêu rõ lý do;
c) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
d) Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu).
3. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có;
b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản. Trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
4. Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản được cấp lại phải giữ nguyên số đăng ký đã được cấp và ghi rõ lần cấp.
Điều 23. Đăng ký tạm thời tàu cá, tàu công vụ thủy sản
1. Tàu cá, tàu công vụ thủy sản được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời trong các trường hợp sau đây:
a) Tàu chưa có biên lai nộp lệ phí trước bạ;
b) Tàu đóng mới để di chuyển về nơi đăng ký chính thức;
c) Tàu nhập khẩu, thuê tàu trần từ nước ngoài về cảng đầu tiên của Việt Nam.
2. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 08.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, hợp đồng đóng tàu, biên bản nghiệm thu xuất xưởng;
c) Bản sao có chứng thực các giấy tờ đối với tàu nhập khẩu, thuê tàu trần từ nước ngoài về cảng đầu tiên của Việt Nam, gồm: Văn bản cho phép nhập khẩu hoặc thuê tàu trần, giấy chứng nhận xóa đăng ký đối với trường hợp tàu đã qua sử dụng, hợp đồng đóng tàu và thanh lý hợp đồng đóng tàu đối với tàu đóng mới, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật hoặc giấy chứng nhận phân cấp còn hiệu lực từ 06 tháng trở lên do tổ chức đăng kiểm nước có tàu cấp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với trường hợp chủ tàu là tổ chức, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với chủ tàu là cá nhân;
d) Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu).
3. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có;
b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 09.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu cá, tàu công vụ thủy sản cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
4. Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu cá, tàu công vụ thủy sản có giá trị tối đa là 90 ngày kể từ ngày cấp.
Điều 24. Xóa đăng ký tàu cá
1. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai xóa đăng ký tàu cá theo Mẫu số 10.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá bị mất, chủ tàu phải khai báo và nêu rõ lý do.
2. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có;
b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá theo Mẫu số 11.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
3. Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá được cấp 01 bản chính cho chủ tàu.
4. Đối với tàu cá bị phá hủy, phá dỡ hoặc chìm đắm không thể trục vớt được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 72 Luật Thủy sản, chậm nhất 30 ngày kể từ ngày tàu cá bị phá hủy, phá dỡ hoặc chìm đắm, chủ tàu phải nộp lại bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cho cơ quan nơi tàu cá đăng ký (trừ trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá bị mất); cơ quan đăng ký tàu cá xóa tên tàu cá trong Sổ đăng ký tàu cá quốc gia.
5. Đối với tàu cá mất tích được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Thủy sản, cơ quan đăng ký tàu cá mất tích phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Chậm nhất 30 ngày, sau thời hạn 01 năm kể từ ngày có thông báo, chủ tàu có tàu cá mất tích phải nộp lại bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cho cơ quan nơi tàu cá đăng ký (trừ trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá bị mất); cơ quan đăng ký tàu cá xóa tên tàu cá trong Sổ đăng ký tàu cá quốc gia.
Điều 25. Đánh dấu tàu cá
1. Đối với tàu cá khai thác thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét toàn bộ cabin phải sơn màu xanh; trường hợp tàu không có cabin phải sơn màu xanh toàn bộ phần mạn khô của tàu.
2. Đối với tàu cá khai thác thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét toàn bộ cabin phải sơn màu vàng; trường hợp tàu không có cabin phải sơn màu vàng toàn bộ phần mạn khô của tàu.
3. Đối với tàu cá khai thác thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên toàn bộ cabin phải sơn màu ghi sáng; trường hợp tàu không có cabin phải sơn màu ghi sáng toàn bộ phần mạn khô của tàu.
Chương VI
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 26. Tổng cục Thủy sản
1. Tổ chức, chỉ đạo thống nhất, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động đăng kiểm, đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản trong phạm vi toàn quốc.
2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá và thông báo trên trang thông tin điện tử Tổng cục Thủy sản.
3. Quản lý thống nhất dấu kỹ thuật, ấn chỉ nghiệp vụ trong công tác đăng kiểm tàu cá; cấp và thu hồi dấu kỹ thuật, ấn chỉ nghiệp vụ trong công tác đăng kiểm tàu cá cho các cơ sở đăng kiểm tàu cá, đăng kiểm viên tàu cá trong phạm vi cả nước; hướng dẫn sử dụng, kiểm tra việc quản lý, sử dụng dấu kỹ thuật, ấn chỉ nghiệp vụ dùng trong công tác đăng kiểm tàu cá.
4. Đề xuất xây dựng mới hoặc bổ sung, sửa đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tàu cá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn áp dụng trên toàn quốc.
Điều 27. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Tổ chức thực hiện các quy định về đăng kiểm, đăng ký tàu cá, đăng ký thuyền viên tại địa phương.
2. Định kỳ theo tháng, quý, năm, đột xuất báo cáo Tổng cục Thủy sản về tình hình đăng ký tàu cá theo Mẫu số 01.BC Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Chỉ đạo Chi cục Thủy sản hoặc Tổ chức quản lý cảng cá xác nhận việc thay đổi thuyền viên, người làm việc trên tàu cá trong Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá.
Điều 28. Cơ sở đăng kiểm tàu cá
1. Vào Sổ quản lý kỹ thuật tàu cá theo Mẫu số 02.BC Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này trước khi cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu công vụ thủy sản.
2. Định kỳ theo tháng, quý, năm, đột xuất báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa phương, Tổng cục Thủy sản về kết quả thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá, tàu kiểm ngư theo Mẫu số 03.BC Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này và tình hình đăng kiểm tàu cá, tàu kiểm ngư theo Mẫu số 04.BC Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Quản lý, sử dụng dấu, ấn chỉ nghiệp vụ được cấp theo quy định; kiểm tra giám sát việc sử dụng dấu kỹ thuật của các đăng kiểm viên thuộc quyền quản lý của cơ sở. Trường hợp cơ sở đăng kiểm tàu cá bị giải thể hoặc chuyển sang làm nhiệm vụ khác, cơ sở đăng kiểm tàu cá có trách nhiệm thu hồi dấu, ấn chỉ nghiệp vụ được cấp, nộp về Tổng cục Thủy sản.
4. Trường hợp dấu bị mòn, bị hỏng, cơ sở đăng kiểm tàu cá được giao sử dụng dấu phải nộp dấu cũ về Tổng cục Thủy sản và có văn bản đề nghị khắc lại dấu mới.
Điều 29. Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá
1. Trước khi thi công đóng mới, cải hoán, sửa chữa phục hồi tàu cá phải trình cơ sở đăng kiểm tàu cá (nơi đề nghị kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu) quy trình công nghệ thi công; tuân thủ các bước kiểm tra, giám sát theo thông báo của cơ sở đăng kiểm tàu cá.
2. Định kỳ, đột xuất báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa phương, Tổng cục Thủy sản về tình hình đóng mới, cải hoán tàu cá theo Mẫu số 05.BC Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 30. Đăng kiểm viên tàu cá
1. Quản lý và sử dụng thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá được cấp đúng mục đích và đúng quy định của pháp luật.
2. Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá theo đúng chuyên môn kỹ thuật và phù hợp với nhiệm vụ được giao.
3. Sử dụng dấu kỹ thuật đăng kiểm viên theo thời hạn ghi trên thẻ đăng kiểm viên; trường hợp thẻ đăng kiểm viên hết hạn, đăng kiểm viên chỉ được tiếp tục sử dụng dấu sau khi thẻ đã được cấp lại theo quy định.
Điều 31. Chủ tàu cá, tàu công vụ thủy sản
1. Mang theo tàu bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; bản chính giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá và các giấy tờ có liên quan đến hoạt động thủy sản.
2. Chỉ đưa tàu cá đi hoạt động sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và chỉ hoạt động trong vùng biển cho phép.
3. Thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của tàu trước khi ra khơi hoạt động.
4. Duy trì tình trạng kỹ thuật giữa 02 lần kiểm tra và thông báo cho đăng kiểm viên các hư hỏng, sự cố đã được phát hiện, cũng như các biện pháp sửa chữa đã tiến hành kể từ đợt kiểm tra trước đó.
5. Đánh dấu tàu cá, kẻ biển số trên tàu theo đúng quy định và kẻ lại khi biển số bị mờ.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 32. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các đăng kiểm viên tàu cá đã được bổ nhiệm trước ngày Thông tư này có hiệu lực tiếp tục được duy trì hạng đăng kiểm viên đến ngày hết hạn hiệu lực của thẻ đăng kiểm viên.
2. Tất cả các tàu công vụ thủy sản phải thực hiện đăng ký lại theo quy định tại Thông tư này trước ngày 01 tháng 01 năm 2020.
3. Những tàu cá đang hoạt động trước ngày Thông tư này có hiệu lực phải thực hiện đánh dấu tàu cá theo quy định tại Thông tư này trước ngày 01 tháng 01 năm 2020.
Bổ sung
Điều 33. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
2. Thông tư này thay thế:
a) Quyết định số 96/2007/QĐ-BNN ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế đăng kiểm tàu cá;
b) Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03 tháng 7 năm 2006 của Bộ Thủy sản quy định về đăng ký tàu cá và thuyền viên;
c) Thông tư số 13/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá;
d) Thông tư số 02/2007/TT-BTS ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;
đ) Quyết định số 122/2008/QĐ-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về mẫu dấu và chế độ sử dụng con dấu kỹ thuật, nghiệp vụ trong công tác đăng kiểm tàu cá;
e) Thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển và quy định chi tiết thi hành Điều 3 Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản;
g) Chỉ thị số 54/2008/CT-BNN ngày 21 tháng 4 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý tàu cá, khắc phục tình trạng tàu cá không đăng ký hoạt động trên các vùng nước.
3. Thông tư này bãi bỏ:
a) Điều 5Điều 6 Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ;
b) Khoản 5 Điều 14Điểm đ Khoản 2 Điều 15 Thông tư số 12/2014/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định biểu trưng, cờ hiệu, cờ truyền thống, trang phục, mẫu thẻ Kiểm ngư và màu sơn tàu Kiểm ngư.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời báo cáo về Tổng cục Thủy sản để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ NN&PTNT;
- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, TP trực thuộc trung ương
- Công báo Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TCTS (200 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phùng Đức Tiến

PHỤ LỤC I

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM VIÊN TÀU CÁ VÀ TIÊU CHUẨN GIẢNG VIÊN BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM VIÊN TÀU CÁ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ Đăng kiểm viên tàu cá

TT

Môn học

Nội dung chính

I

Đăng kiểm viên tàu cá hạng III

1

Nghiệp vụ đăng kiểm tàu cá

- Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Đăng kiểm và đăng ký tàu cá.

2

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng trong kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tàu cá;

- Các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.

3

Kiểm tra, đánh giá trạng thái kỹ thuật hàng năm tàu cá

- Vỏ tàu;

- Máy tàu và hệ động lực;

- Các trang thiết bị lắp đặt trên tàu;

- Lập biên bản kiểm tra.

lI

Đăng kiểm viên tàu cá hạng II

1

Nghiệp vụ đăng kiểm tàu cá

Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá.

2

Thẩm định thiết kế đóng mới, cải hoán, phục hồi, hoàn công tàu cá, tàu kiểm ngư theo chuyên môn đào tạo

- Thân tàu và các trang thiết bị

- Các tính năng của tàu

- Máy tàu và hệ động lực;

- Hệ thống điện, lạnh lắp đặt trên tàu.

- Phòng và phát hiện chữa cháy;

- Trang thiết bị nghề cá;

- Các trang thiết bị khác lắp đặt trên tàu.

3

Kiểm tra an toàn kỹ thuật trong đóng mới, cải hoán, sửa chữa tàu cá, tàu kiểm ngư theo chuyên môn được đào tạo

- Kiểm tra tàu vỏ gỗ

- Kiểm tra tàu vỏ thép

- Kiểm tra tàu vỏ chất dẻo cốt sợi thủy tinh (FRP)

- Kiểm tra hệ động lực và chế tạo hệ động lực lắp đặt lên tàu.

- Kiểm tra các trang thiết bị lắp đặt trên tàu.

- Kiểm tra vật liệu và đánh giá kết quả thử nghiệm phá hủy và không phá hủy

Chuyên đề kiểm tra chân vịt.

Chuyên đề kiểm tra điện và hệ lạnh tàu cá.

4

Thử tàu

- Kiểm tra thử nghiêng ngang.

- Kiểm tra thử kín nước, thử tại bến và thử đường dài

5

Hệ thống quản lý chất lượng

Giới thiệu hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.

III

Đăng kiểm viên tàu cá hạng I

1

Nghiệp vụ đăng kiểm tàu cá

Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá.

2

Công ước quốc tế về an toàn kỹ thuật tàu cá

Giới thiệu công ước quốc tế về tàu cá, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tàu cá của các nước trên thế giới và trong khu vực.

3

Thẩm định thiết kế đóng mới, cải hoán, phục hồi, hoàn công tàu cá, tàu kiểm ngư nâng cao (không phụ thuộc chuyên môn được đào tạo).

- Thân tàu và các trang thiết bị;

- Các tính năng của tàu;

- Máy tàu và hệ động lực;

- Trang thiết bị nghề cá;

- Hệ thống điện;

- Phòng và phát hiện chữa cháy;

- Các trang thiết bị khác lắp đặt trên tàu.

4

Kiểm tra an toàn kỹ thuật trong đóng mới, cải hoán, sửa chữa tàu cá, tàu kiểm ngư nâng cao (không phụ thuộc chuyên môn được đào tạo).

- Vỏ gỗ;

- Vỏ thép;

-Vỏ chất dẻo cốt sợt thủy tinh (FRP);

- Hệ động lực và chế tạo các trang thiết bị lắp đặt lên tàu;

- Các trang thiết bị lắp đặt trên tàu;

- Kiểm tra nghiệp vụ một số tàu phục vụ nghề cá chuyên ngành đặc biệt (tàu kiểm ngư, tàu dịch vụ hậu cần có bảo quản hiện đại).

Ghi chú:

- Thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng III cả lý thuyết và thực hành theo chuyên môn phải đủ 60 tiết.

- Thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng II cả lý thuyết và thực hành theo chuyên môn phải đủ 180 tiết.

- Thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng I cả lý thuyết và thực hành phải đủ 180 tiết.

2. Tiêu chuẩn giảng viên bồi dưỡng nghiệp vụ Đăng kiểm viên tàu cá

TT

Giảng viên bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng III

Giảng viên bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng II

Giảng viên bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng I

1

Là đăng kiểm viên hạng II trở lên

Là đăng kiểm viên hạng II trở lên

Là đăng kiểm viên hạng I trở lên

2

Có trình độ đại học các chuyên ngành tương ứng với nội dung bồi dưỡng.

Có trình độ đại học các chuyên ngành tương ứng với nội dung bồi dưỡng.

Có trình độ đại học các chuyên ngành tương ứng với nội dung bồi dưỡng.

3

Có kinh nghiệm làm việc thực tế tại các cơ sở đóng sửa tàu cá hoặc công tác đăng kiểm tàu cá hoặc công tác quản lý tàu cá từ 5 năm trở lên

Có kinh nghiệm làm việc thực tế tại các cơ sở đóng sửa tàu cá hoặc công tác đăng kiểm tàu cá hoặc công tác quản lý tàu cá từ 8 năm trở lên.

Có kinh nghiệm làm việc thực tế tại các cơ sở đóng sửa tàu cá hoặc công tác đăng kiểm tàu cá hoặc công tác quản lý tàu cá từ 10 năm trở lên.

Ghi chú: Ngoài giảng viên đáp ứng các tiêu chuẩn trên, đơn vị bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá được thuê các chuyên gia trong và ngoài ngành, có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên liên quan đến lĩnh vực bồi dưỡng và có kinh nghiệm công tác từ 05 năm trở lên tham gia giảng dạy các chuyên đề.

nhayPhụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này được thay thế bởi Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT theo quy định tại Khoản 18 Điều 5.nhay

PHỤ LỤC II

BIỂU MẪU ĐĂNG KIỂM VIÊN TÀU CÁ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Mẫu số 01.ĐKV: Đơn đề nghị tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá

Mẫu số 02.ĐKV: Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá

Mẫu số 03.ĐKV: Đơn đề nghị cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên

Mẫu số 04.ĐKV: Quyết định cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá

Mẫu số 01.ĐKV

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAM GIA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM VIÊN TÀU CÁ

Ảnh

3 x 4 cm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…………., ngày……..tháng……..năm………..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

THAM GIA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM VIÊN TÀU CÁ

Kính gửi:......................................................................................................................

Họ và tên:……………………………………………………………..; Nam/Nữ:........................

Sinh ngày:...................................................................................................................

Số Chứng minh nhân dân/căn cước công dân ..............................................................

Nơi, ngày cấp: ............................................................................................................

Địa chỉ:........................................................................................................................

Số điện thoại:…………………………………; Email: ........................................................

Trình độ chuyên môn: ..................................................................................................

Cơ quan công tác hiện nay ..........................................................................................

Tóm tắt quá trình công tác:

Từ tháng, năm đến tháng, năm

Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác (kể cả thời gian được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ,……)

 

 

 

 

 

 

 

 

Đăng ký học:………………………………………………………………………………………..

Tôi xin cam kết:

1. Thực hiện theo chương trình, kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá.

2. Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy theo quy định.

Nếu vi phạm những điều cam kết trên, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước đơn vị bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá và pháp luật.

 

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Mẫu số 02.ĐKV

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN

BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM VIÊN TÀU CÁ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN

BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM VIÊN TÀU CÁ

(ĐƠN VỊ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM VIÊN TÀU CÁ)

CHỨNG NHẬN

Ông/bà: ………………………………………………………., Sinh ngày:...............................

Số Chứng minh nhân dân/căn cước công dân ..............................................................

Trình độ chuyên môn: ..................................................................................................

Đơn vị công tác: .........................................................................................................

Đã hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng ..........................

Chuyên đề: .................................................................................................................

Từ ngày………...tháng…….….năm……….đến ngày………tháng……….năm………..

Tại:..............................................................................................................................

Xếp loại:......................................................................................................................

 

…………., ngày……..tháng…….năm………
ĐƠN VỊ BỒI DƯỠNG
(ký tên và đóng dấu)

Số:……………../20.../GCN- ...

Mẫu số 03.ĐKV

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ, DẤU KỸ THUẬT

ĐĂNG KIỂM VIÊN TÀU CÁ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ, DẤU KỸ THUẬT

ĐĂNG KIỂM VIÊN TÀU CÁ

Kính gửi:…………………………………………………………………………………….

Họ và tên:…………………………………………………………….; Nam/Nữ: ........................

Sinh ngày: ..................................................................................................................

Số Chứng minh nhân dân/căn cước công dân ..............................................................

Nơi, ngày cấp: ............................................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

Số điện thoại:……………………………………..; Email: ...................................................

Trình độ chuyên môn: ..................................................................................................

Đã tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá hạng: ......................

Chuyên đề: .................................................................................................................

Giấy chứng nhận số:……………………………………..; ngày cấp: ...................................

Thực tập nghiệp vụ đăng kiểm/đăng kiểm viên tại cơ sở: ..............................................

..........................................................  từ ngày...tháng...năm...đến ngày...tháng...năm...

Số hiệu đăng kiểm viên(*): ………………………………….; ngày cấp: ..............................

Hồ sơ gửi kèm, gồm:

...................................................................................................................................

Đề nghị Tổng cục Thủy sản cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá.


XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ
ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ

(Ký tên, đóng dấu)

………., ngày…….tháng…….năm…….
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Ghi chú: (*) Áp dụng đối với trường hợp đề nghị cấp lại.

Mẫu số 04.ĐKV

MẪU QUYẾT ĐỊNH CẤP THẺ, DẤU KỸ THUẬT

ĐĂNG KIỂM VIÊN TÀU CÁ

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC THỦY SẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:        /QĐ-TCTS

Hà Nội, ngày  tháng  năm 20…

QUYẾT ĐỊNH

Về việc cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUỶ SẢN

Căn cứ Quyết định số...của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản;

Căn cứ Thông tư số.../2018/TT-BNNPTNT ngày  tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá;

Theo đề nghị của………………………………………………………………………….,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá hạng III cho... đăng kiểm viên (Phụ lục I); Cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá hạng II cho… đăng kiểm viên (Phụ lục II); Cấp thẻ, dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá hạng I cho... đăng kiểm viên (Phụ lục III).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Tổng cục Thủy sản, Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản, Thủ trưởng cơ sở đăng kiểm tàu cá có liên quan và ông, bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:

- Lưu: VT, KTTS.

TỔNG CỤC TRƯỞNG

1. Mẫu thẻ đăng kiểm viên tàu cá

Mặt trước

Mặt sau

2. Mẫu dấu kỹ thuật đăng kiểm viên tàu cá

Quy cách: Dấu hình ôvan, có 03 vòng: vòng 1 có đường kính lớn 40 mm, đường kính nhỏ 26 mm, bề dày 0,2 mm; vòng 2 cách vòng 1 (về phía trong) bằng 0,5 mm, có bề dày 0,1 mm; vòng 3 cách vòng 2 (về phía trong) bằng 4 mm, có bề dày 0,1 mm. Ở giữa là hình neo hải quân. Giữa vòng 2 và 3 có dòng chữ “ĐĂNG KIỂM VIÊN TÀU CÁ”, bằng tiếng Việt ở trên, phông chữ VnArialH cỡ 9 và dòng chữ “VIỆT NAM FISHING VESSEL REGISTER” bằng tiếng Anh, phông chữ VnArialH cỡ 12 ở dưới; Số hiệu đăng kiểm viên, gồm 5 chữ số: hai số đầu là số thứ tự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của cơ sở quản lý đăng kiểm viên theo Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này, số tiếp theo là hạng đăng kiểm viên, ba số còn lại là số thứ tự của thẻ được cấp cho đăng kiểm viên của đơn vị

nhayPhụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này được thay thế bởi Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT theo quy định tại Khoản 18 Điều 5.nhay

PHỤ LỤC III

DANH MỤC CÁC BIỂU MẪU CÔNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Mu s 01.CN: Đơn đề nghị cấp giy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kim tàu cá.

Mu số 02.CN: Biên bản kiểm tra cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá.

Mu số 03.CN: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá.

Mu số 04.CN: Dấu kỹ thuật, ấn chỉ nghiệp v đăng kiểm tàu cá và nguyên tắc sử dụng.

Mu số 05.CN: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá.

 

Mu số 01.CN

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY CHNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIU KIỆN ĐĂNG KIM TÀU CÁ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………………, ngày……..tháng………năm…………

ĐƠN Đ NGHỊ

CP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ

Kính gửi:…………………………………………………………………..

Tên cơ sở đề nghị: ......................................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

Giấy đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số: ...............................

..................................  Tên cơ quan cấp:………………………… Ngày cấp:……………….

Điện thoại…………………………..Fax…………………………..Email ...............................

Hồ sơ gửi kèm, gồm: ...................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Đề nghị quý cơ quan tiến hành kiểm tra, đánh giá và công nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá loại …………………………….

 

 

CƠ SỞ ĐỀ NGHỊ
(ký tên và đóng dấu)

 

Mu số 02.CN

MẪU BIÊN BẢN

KIỂM TRA CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ

(CƠ QUAN KIỂM TRA)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……………, ngày……….tháng……..năm……….

 

BIÊN BẢN

Kiểm tra cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở kiểm tra: ...............................................................................................

- Địa chỉ: .....................................................................................................................

- Điện thoại:………………………Fax:……………………….Email: ....................................

- Văn bản thành lập số .................................................................................................

.............................  Tên cơ quan cấp:……………………………… Ngày cấp:..…………….

- Người đại diện của cơ sở:……………………………….Chức vụ: ...................................

- Ngày đề nghị kiểm tra: ...............................................................................................

- Đề nghị công nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá loại .......................................

2. Thành phần Đoàn kiểm tra: ……………………………….Chức vụ: ............................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

II. KT QUẢ ĐÁNH GIÁ:

TT

Nội dung kiểm tra

Kết quả Kiểm tra

Ghi chú

 

Đạt

Không đạt

 

1

Văn bản thành lập: ………..

 

 

 

 

2

Thiết bị nhập và lưu trữ dữ liệu; mạng và đường truyền dữ liệu

 

 

 

 

3

Dụng cụ, trang thiết bị phục vụ kiểm tra kỹ thuật (có danh sách kèm theo)

 

 

 

 

4

Bảng niêm yết công khai về quy trình kiểm tra; biểu giá, phí kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá.

 

 

 

 

5

Người đng đầu cơ sở đăng kiểm:

 

5a

Trình đ chuyên môn:………

 

 

 

5b

Hng đăng kiểm viên:………

 

 

 

6

Đi ngũ Đăng kim viên (có danh sách kèm theo):

 

6a

Số ĐKV hng I (theo chuyên môn):……….

 

 

 

 

6b

Số ĐKV hng II (theo chuyên môn):……….

 

 

 

 

6c

Số ĐKV hng III (theo chuyên môn):………

 

 

 

 

7

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.

 

 

 

 

             

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM(*)

(Kể từ ngày được công nhận hoặc được kiểm tra duy trì điều kiện trước đó)

1. Về thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá, tàu công vụ thủy sản.

2. Về giám sát đóng mới, cải hoán.

3. Về kiểm tra hàng năm, trên đà, định kỳ.

4. Về các nhiệm vụ khác.

IV. Ý KIN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

V. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

TRƯNG ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú: (*) Chỉ áp dụng khi kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở đăng kiểm.

 

Mu số 03.CN

MU GIẤY CHNG NHN

CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KIM TÀU CÁ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN

CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ

TNG CỤC TRƯỞNG TNG CỤC THỦY SẢN

CHỨNG NHẬN:

Tên cơ sở: ..................................................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

Điện thoại: ………………………………………….Fax:......................................................

Người đại diện ............................................................................................................

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân....................................................................

Là Cơ sở đăng kiểm tàu cá loại ....................................................................................

Giấy chứng nhận có hiệu lực từ ngày ...........................................................................

 

 

Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm….
TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Ký tên & đóng dấu)

Số:         /20... /GCN-TCTS

(Đã cấp ln……. ngày: ……..)

 

Mu s 04.CN

MẪU DẤU, N CHỈ NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ VÀ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG

I. MẪU DẤU NGHIỆP VỤ

1. Mẫu dấu 1a:

Mu dấu kỹ thuật của cơ sở đăng kiểm tàu cá

Quy cách: Dấu hình tròn, có 03 vòng tròn đồng tâm: vòng tròn 1 có đường kính 35 mm, b dày 0,2 mm; vòng tròn 2 cách vòng tròn 1 (về phía trong) bng 0,5 mm, có b dày 0,1 mm; vòng tròn 3 cách vòng tròn 2 (v phía trong) bằng 4 mm, có bề dày 0,1 mm; ở giữa là hình neo hải quân; giữa vòng tròn 2 và 3 có dòng chữ ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ - VFR” ở phía trên và tên cơ sở đăng kiểm ở phía dưới bằng tiếng Việt, phông chữ Times New Roman c 10.

2. Mu dấu 1b: Dấu đóng trên hồ sơ thiết kế kỹ thuật được thẩm định

Quy cách: Dấu hình chữ nhật, có 02 hình chữ nhật: hình chữ nhật 1 có kích thước 30mm x 55mm, bề dày 0,2 mm; hình chữ nhật 2 cách hình chữ nhật 1 (về phía bên trong) bằng 0,5 mm, bề dày 0,1 mm. Bên trong hình chữ nhật, phía trên có 2 hàng chữ (hàng chữ 1 “ĐĂNG KIM TÀU CÁ” phông chữ Times New Roman cỡ 12, hàng chữ thứ 2 THIẾT K KỸ THUẬT ĐƯỢC THM ĐNH”, phông chữ Times New Roman cỡ 9). Phía dưới có 2 hàng chữ (hàng chữ 1 S” hàng chữ thứ 2 NGÀY THM ĐỊNH”) phông chữ Times New Roman cỡ 8).

3. Mu dấu 1c: Dấu đóng trên hồ sơ kỹ thuật (đối với trường hợp đóng mới không có giám sát của Đăng kiểm tàu cá hoặc tổ chức đăng kiểm khác được đăng kiểm tàu cá ủy quyn).

Quy cách: Dấu hình chữ nhật, có 02 hình chữ nhật: hình chữ nhật 1 có kích thước 30mm x 55mm, bề dày 0,2 mm; hình chữ nhật 2 cách hình chữ nhật 1 (về phía bên trong) bằng 0,5 mm, bề dày 0,1 mm. Bên trong hình chữ nhật, phía trên có 2 hàng chữ (hàng chữ 1 “ĐĂNG KIM TÀU CÁ” phông chữ Times New Roman cỡ 12, hàng chữ thứ 2 “THIẾT KẾ KỸ THUT ĐƯỢC THẨM ĐNH”, phông chữ Times New Roman cỡ 9). Phía dưới có 2 hàng chữ (hàng chữ 1 “S” hàng chữ thứ 2 “NGÀY THẨM ĐỊNH”) phông ch Times New Roman cỡ 8).

4. Mu dấu 1d: Dấu đóng trên hồ sơ hoàn công (đối với trường hợp sau khi đóng mới có thay đi với hồ sơ thiết kế đóng mới được thẩm định).

Quy cách: Dấu hình chữ nhật, có 02 hình chữ nhật: hình chữ nhật 1 có kích thước 30mm x 55mm, bề dày 0,2 mm; hình chữ nhật 2 cách hình chữ nhật 1 (về phía bên trong) bằng 0,5 mm, bề dày 0,1 mm. Bên trong hình chữ nhật, phía trên có 2 hàng chữ (hàng chữ 1 “ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ” phông chữ Times New Roman cỡ 12, hàng chữ thứ 2 “HỒ SƠ HOÀN CÔNG ĐƯỢC THM ĐỊNH”, phông chữ Times New Roman c 9). Phía dưới có 2 hàng chữ (hàng chữ 1 “SỐ” hàng chữ thứ 2 “NGÀY THM ĐỊNH”) phông chữ Times New Roman cỡ 8).

5. Mu dấu 1đ: Dấu đóng trên hồ sơ sao duyệt (đối với trường hợp sao duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được thẩm định).

Quy cách: Dấu hình chữ nhật, có 02 hình chữ nhật: hình chữ nhật 1 có kích thước 30mm x 55mm, bề dày 0,2 mm; hình chữ nhật 2 cách hình chữ nhật 1 (về phía bên trong) bằng 0,5 mm, bề dày 0,1 mm. Bên trong hình chữ nhật, phía trên có 2 hàng chữ (hàng chữ 1 “ĐĂNG KIM TÀU CÁ” phông chữ Times New Rnman cỡ 12, hàng chữ thứ 2 “SAO DUYỆT HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT”, phông chữ Times New Roman cỡ 9). Phía dưới có 3 hàng chữ (hàng chữ 1 “SỐ SAO DUYT”, hàng chữ thứ 2 “NGÀY SAO DUYỆT”, hàng thứ 3 “THIẾT KẾ ĐƯỢC SAO DUYỆT”) phông chữ Times New Roman cỡ 8).

II. MẪU ẤN CHỈ VÀ BỘ SỐ

1. Mẫu ấn chỉ: Đóng chìm trên máy móc, các trang thiết bị lắp đặt trên tàu được đăng kiểm kiểm tra.

Quy cách: Ấn chỉ là biểu tượng cách điệu các chữ cái VFR (Việt Nam Fishing vessel Register) có kích thước như hình bên.

2. B số

S đóng chìm trên máy móc, các trang thiết bị lp đặt trên tàu nhằm đánh du s lượng, chủng loại máy móc, các trang thiết bị được đăng kim kiểm tra.

Quy cách: Bộ số gồm 10 chữ số từ số 0 đến số 9, có kích thước như hình trên.

III. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG DẤU, ẤN CHỈ NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ

1. Dấu, ấn chỉ nghiệp vụ chỉ được sử dụng trong công tác kiểm tra, đánh giá trạng thái kỹ thuật tàu cá, các trang thiết bị lắp đặt, sử dụng trên tàu cá.

2. Không được đóng dấu vào văn bản, giấy tờ không có nội dung; đóng du trước khi ký.

3. Dấu đóng phải đúng chiều, ngay ngắn, rõ ràng; phải được đóng trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về bên trái.

4. Sử dụng mực xanh khi đóng dấu nghiệp vụ.

 

Mu s 05.CN

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

.................., ngày………tháng……..năm………..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP LẠI GIẤY CHNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ

Kính gửi:……………………………………………..

Tên cơ sở đề nghị: ......................................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

Giấy đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập:

...................................................................................................................................

Tên cơ quan cấp:………………………………………….Ngày cấp:....................................

Giấy chứng nhận đã được cấp số:………………………ngày ..........................................

Lý do đề nghị cấp lại:

□ Bị mất

□ Hư hỏng

□ Thay đổi thông tin

Các thông tin thay đổi (nếu có) .....................................................................................

Hồ sơ gửi kèm, gồm: ...................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Đề nghị cơ quan thẩm quyền kiểm tra, đánh giá và cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kim tàu cá loại……

 

 

CƠ SỞ Đ NGHỊ
(ký tên và đóng du)

nhayPhụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này được thay thế bởi Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT theo quy định tại Khoản 18 Điều 5.nhay

PHỤ LỤC IV

TRANG THIẾT BỊ AN TOÀN ĐỐI VỚI TÀU CÁ CÓ CHIỀU DÀI DƯỚI 12 MÉT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Tên thiết bị

Số lượng/quy cách

Vị trí lắp đặt

I

Trang bị cứu sinh

1

Phao tròn

2 chiếc

02 bên mạn tàu

2

Phao áo

Đủ 100% thuyền viên + (Dự trữ 10% hoặc 1 cái)

Giường ngủ thuyền viên và cabin

II

Trang bị VTĐ

1

Máy thu phát VHF hai chiều từ 15w trở lên

1 chiếc

Cabin

2

Máy thu chuyên dụng thông tin dự báo thiên tai (SSB) hoặc ra đi ô trực canh nghe thông báo thời tiết.

1 chiếc

Cabin

III

Trang bị hàng hải

1

La bàn từ lái hoặc la bàn từ chuẩn

1 chiếc

Cabin

2

Dụng cụ đo sâu bằng tay (dây, sào đo)

1 chiếc

-

IV

Trang bị tín hiệu

1

Đèn mạn

 

+ Xanh

1 đèn

Mạn phải

 

+ Đỏ

1 đèn

Mạn trái

2

Đèn cột (trắng) chiếu 04 phía

1 đèn

Mặt phẳng dọc tâm tàu

3

Đèn hiệu đánh cá: Xanh, đỏ, trắng

Khuyến khích trang bị

4

Vật hiệu đánh cá: Hình nón đen

Khuyến khích trang bị

V

Trang bị cứu hoả

 

 

3

Chăn 1,2 mét x 2 mét

1 chiếc

 

4

Xô 5 lít có dây

1 chiếc

 

VI

Trang bị chống đắm, chống thủng

 

 

1

Nêm gỗ

05 đến 10 chiếc

Chỗ dễ lấy

2

Giẻ lau

02 kg

Chỗ dễ lấy

3

Vải bạt

Khuyến khích trang bị

VII

Trang bị y tế

 

Túi thuốc cấp cứu

Khuyến khích trang bị

Chú thích: (*) Trang thiết bị an toàn phải thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang bị an toàn tàu cá - QCVN 02-21:2015/BNNPTNT

nhayPhụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này được thay thế bởi Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT theo quy định tại Khoản 18 Điều 5.nhay

PHỤ LỤC V

QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TÀU CÁ VÀ CÁC QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CÓ LIÊN QUAN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

TÊN GỌI

KÝ HIỆU

I

Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tàu cá

1

Quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển cỡ nhỏ

TCVN 7111:2002

2

Quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển

TCVN 6718:2000

3

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang bị an toàn tàu cá

QCVN 02-21:2015/BNNPTNT

II

Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan

1

Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép

QCVN 21:2015/BGTVT

2

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phân cấp và đóng tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh

QCVN 56:2013/BGTVT

3

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm tra và đóng tàu biển vỏ gỗ

QCVN 92:2015/BGTVT

4

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên tàu biển

QCVN 23:2016/BGTVT

5

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống làm lạnh hàng.

QCVN 59:2013/BGTVT

6

Quy chuẩn kiểm tra sản phẩm công nghiệp tàu biển

QCVN 64:2013/BGTVT

7

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu

QCVN 26:2016/BGTVT

8

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ xi măng lưới thép

QCVN 51:2012/BGTVT

9

Tiêu chuẩn phao tròn cứu sinh

TCVN 7283:2003

10

Tiêu chuẩn phao áo cứu sinh

TCVN 7282:2003

Chú thích:

Trường hợp các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật nêu trên được bổ sung sửa đổi, hoặc quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan được cấp có thẩm quyền ban hành mới sau ngày Thông tư này có hiệu lực, thì các bổ sung sửa đổi hoặc các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật mới đó sẽ được áp dụng trong hoạt động đăng kiểm tàu cá.

nhayPhụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này được thay thế bởi Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT theo quy định tại Khoản 18 Điều 5.nhay
PHỤ LỤC VI

CÁC BIỂU MẪU VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN KỸ THUẬT TÀU CÁ/TÀU KIỂM NGƯ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23
/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Mu số 01.BĐ: Đơn đề nghị thẩm định thiết kế tàu cá/tàu kiểm ngư

Mu số 02.BĐ: Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế tàu cá/tàu kiểm ngư

Mu số 03.BĐ: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá/tàu kiểm ngư

Mu số 04a.BĐ: Mu biên bản kiểm tra kỹ thuật hàng năm/trên đà

Mu số 04b.BĐ: Mu biên bản kiểm tra kỹ thuật lần đầu/định kỳ

Mu số 04c.BĐ: Mu biên bản kiểm tra kỹ thuật cải hoán

Mu số 04d.BĐ: Mu biên bản kiểm tra từng phần

Mu số 04đ.BĐ: Mu biên bản thử nghiêng ngang

Mu số 04e.BĐ: Mu biên bản kiểm tra chạy thử máy chính tại bến

Mu số 04g.BĐ: Mu biên bản thử đường dài - xuất xưởng

Mu số 04h.BĐ: Mu bảng ghi kết quả đo tốc độ tàu

Mu số 04i.BĐ: Mu bảng ghi kết quả đo quán tính tàu

Mu số 04k.BĐ: Mu bảng ghi kết quả đo tính năng quay trở của tàu

Mu số 04l.BĐ: Mu biên bản kiểm tra chạy thử máy chính đường dài

Mu số 04m.BĐ: Mu biên bản kiểm tra chạy thử cụm máy phụ lai máy phát điện

Mu số 04n.BĐ: Mu bảng ghi kết quả chạy thử thiết bị neo

Mu số 05.BĐ: Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá/tàu kiểm ngư

Mu số 06.BĐ: Sổ đăng kiểm tàu cá/tàu kiểm ngư

 

Mu s 01.BĐ

MẪU ĐƠN Đ NGHỊ THẨM ĐỊNH THIẾT K TÀU CÁ/TÀU KIỂM NGƯ

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
ĐƠN VỊ THIẾT K
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………

………, ngày ……. tháng …… năm………..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THM ĐỊNH THIẾT K TÀU CÁ/TÀU KIỂM NGƯ

Kính gửi:…………………………………………………………….

Đơn vị thiết kế: ............................................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

Điện thoại: ……………………………Fax: ………………….Email: ....................................

Chúng tôi đề nghị được thẩm định hồ sơ thiết kế tàu cá/tàu kiểm ngư với các thông tin như sau:

- Tên/Ký hiệu thiết kế:……………………………………Loại/năm thiết kế: .........................

- Các thông số chính của tàu :

+ Chiều dài tàu Lmax (m):……….………..; Chiều rộng tàu Bmax (m):............................. ;

+ Chiều cao mạn,D (m)……………………; Vật liệu thân tàu:.......................................... ;

+ Ký hiệu máy:……………………………...; Công suất máy chính(KW)............................ ;

+ Số lượng máy (chiếc):…………………..; Kiểu và công dụng của tàu:........................... ;

- Tên/địa chỉ chủ sử dụng thiết kế:.................................................................................

...................................................................................................................................

Chúng tôi đồng ý trả đầy đủ phí và lệ phí thẩm định thiết kế theo quy định hiện hành.

 

 

ĐƠN VỊ THIẾT K
(ký tên, đóng dấu)

 

Mu s 02.BĐ

MẪU GIY CHỨNG NHẬN THẨM ĐỊNH THIT K

T CHỨC THM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………….

……….., ngày …… tháng ……. năm ………

 

GIẤY CHỨNG NHẬN THẨM ĐỊNH THIẾT K

 

         

Căn cứ …..(*)...và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của Nhà nước

Theo đề nghị thm định thiết kế s....ngày.... tháng....năm ……….của………….

CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM

CHNG NHẬN

Tên thiết kế:……………………………                              Ký hiệu thiết kế:…………………

Loại thiết kế:………………………                                    Năm thiết kế:…………………….

Vật liệu thân tàu: ……………………..

Kích thước cơ bản (m): Lmax:…………….; Bmax: ……………….; Dmax: ………………….

                                    Ltk:……………….; Btk:…………………..; d: ……………………….

Tổng dung tích (GT):…..; Trọng tải toàn phần (DW):……..; Số thuyền viên:………………..

Ký hiệu máy chính:.......................................................................................................

Công suất (KW):.............................................. Số lượng (chiếc):…………………………….

Đã được thiết kế phù hợp với các yêu cầu của……………..(*)……....và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Cấp tàu: ……………………………… Vùng hoạt động: ...................................................

Nơi đóng: ....................................................................................................................

Chủ sử dụng thiết kế: ..................................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

Hiệu lực của phiếu thẩm định này là 5 năm kể từ ngày ký, nếu không có thay đổi theo thiết kế đã được thẩm định.

Những lưu ý: ...............................................................................................................

Cán bộ thẩm định kỹ thuật: ……………………………………..

                                        …………………………………….

                                        …………………………………….

Cấp tại………….ngày ……………..

 


Nơi nhận:
- Chủ thiết kế (02 bản);
- Đơn vị giám sát (01 bản);
- Lưu đơn vị thẩm định.

TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH
(ký tên, đóng dấu)

Chú thích:(*) : Ghi rõ quy phạm áp dụng.

 

Mu s 03.BĐ

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN KỸ THUẬT TÀU CÁ/TÀU KIỂM NGƯ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

.................., ngày………tháng……..năm………..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN KỸ THUẬT TÀU CÁ/TÀU KIỂM NGƯ

Kính gửi:………………………………………………………………………….

Họ tên người đứng khai:...............................................................................................

Thường trú tại: ............................................................................................................

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:..............................................................

Điện thoại…………………….Fax…………………………..Email .......................................

Đề nghị quý đơn vị tiến hành kiểm tra ……………..(*)…………….. và cấp Giy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá/tàu kim ngư.

Kích thước cơ bản (m): Lmax:…………….; Bmax:…………………; Dmax: ………………..

                                    Ltk:……………….; Btk:……………………; d:………………………

Tổng dung tích (GT):…….; Trọng tải toàn phn (DW):……….; Số thuyền viên:................

Ký hiệu máy chính: ......................................................................................................

Công suất (KW):…………………….Số lượng (chiếc):.....................................................

Thời gian và địa điểm đề nghị kiểm tra: .........................................................................

...................................................................................................................................

Chúng tôi đồng ý trả đầy đủ phí và lệ phí đăng kiểm theo quy định hiện hành.

 

 

ĐẠI DIỆN CHỦ TÀU
(Ghi rõ chức danh, ký tên)

(*) Ghi rõ: Kiểm tra đóng mới, lần đầu, định kỳ, trên đà, hàng năm hay bất thường.

 

Mu s 04a.BĐ

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA KỸ THUẬT HÀNG NĂM/TRÊN ĐÀ

CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /ĐKTC

……….., ngày …… tháng ……. năm 20…

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA KỸ THUẬT

HÀNG NĂM/TRÊN ĐÀ(*)

 

         

 

Tên tàu:

Công dụng (ngh):

Số đăng ký:

Năm, nơi đóng:

Chủ tàu:

Địa chỉ:

Nơi kiểm tra:

Theo yêu cầu kiểm tra hàng năm/trên đà (*) của

Chúng tôi gm: 1. …………………………………………………………………………………

                        2. ………………………………………………………………………………...

                        3. …………………………………………………………………………………

Là đăng kim viên của:

Đã kiểm tra an toàn k thuật hàng năm/trên đà (*) tàu nói trên và nhận thấy:

A. THÂN TÀU

Kết cấu thân tàu:

- Phần vỏ:

Thỏa mãn

Hạn chế

Cấm hoạt động

 

 

 

- Phần thượng tầng:

Thỏa mãn

Hạn chế

Cấm hoạt động

 

 

 

- Phần sơn (đánh dấu tàu cá)

Thỏa mãn

Hạn chế

Cấm hoạt động

 

 

 

B. MÁY CHÍNH, MÁY PHỤ VÀ CÁC HỆ THNG

Máy chính 1:

Ký hiệu máy:

Công suất, KW:

Vòng quay định mức, vòng/phút:

Số máy:

Kết quả kiểm tra

Thỏa mãn

Hạn chế

Cấm hoạt động

 

 

 

Máy chính 2:

Ký hiệu máy:

Công suất, KW:

 

Vòng quay định mức, vòng/phút:

Số máy:

Kết quả kiểm tra

Thỏa mãn

Hạn chế

Cấm hoạt động

 

 

 

Máy chính…..

Máy phụ 1:

Ký hiệu máy:

Công suất, KW:

 

Vòng quay định mức, vòng/phút:

Số máy:

Kết quả kiểm tra

Thỏa mãn

Hạn chế

Cấm hoạt động

 

 

 

Máy phụ 2:

Ký hiệu máy:

Công suất, KW:

 

Vòng quay định mức, vòng/phút:

Số máy:

Kết quả kiểm tra

Thỏa mãn

Hạn chế

Cấm hoạt động

 

 

 

Máy phụ…….

C. HỆ TRỤC CHÂN VỊT

Kết quả kiểm tra

Thỏa mãn

Hạn chế

Cấm hoạt động

 

 

 

D. CÁC TRANG THIẾT BỊ

Thỏa mãn

Hạn chế

Cấm hoạt động

- Cứu sinh:

 

 

 

- Tín hiệu:

 

 

 

- VTĐ:

 

 

 

- Hàng hải:

 

 

 

- Neo:

 

 

 

- Lái:

 

 

 

- Cứu hỏa:

 

 

 

- Chống thủng, chống chìm:

 

 

 

- Khai thác:

 

 

 

- Điện:

 

 

 

- Lạnh:

 

 

 

- Các trang thiết bị khác:

 

 

 

TÓM TẮT VỀ KẾT QUẢ KIỂM TRA

 

Thỏa mãn

Hạn chế

Cấm hoạt động

1. Thân tàu:

 

 

 

2. Máy chính, máy phụ:

 

 

 

3. Các trang thiết bị:

 

 

 

YÊU CẦU CỤ THỂ

KẾT LUẬN

Căn cứ vào kết quả kiểm tra, kết luận như sau:

Trạng thái kỹ thuật

Thỏa mãn

Hạn chế

Cấm hoạt động

 

 

 

- Vùng hoạt động:

- Thời hạn đến hết ngày …/…/20..

Với điều kiện phải thực hiện các yêu cầu ứng với:

Mạn khô, m: …… ; Sức chở tối đa, tấn: ……………..; Số thuyền viên, người: …………………..

- Họ tên, chữ ký những người có mặt khi kiểm tra:

 

Kết quả kiểm tra được ghi vào trang …… Sổ Đăng kiểm tàu cá.

Biên bản này được lập 02 bản: Chủ tàu 01 bản, Cơ sở đăng kiểm tàu cá 01 bản

             

 

ĐẠI DIỆN CHỦ TÀU

ĐĂNG KIỂM VIÊN

Chú thích: (*) Gạch bỏ chỗ không phù hợp.

 

Mu s 04b.BĐ

MU BIÊN BẢN KIỂM TRA KỸ THUẬT LN ĐU/ĐỊNH KỲ

CƠ SỞ ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /ĐKTC

……….., ngày …… tháng ……. năm 20…

BIÊN BẢN KIỂM TRA KỸ THUẬT

LẦN ĐẦU/ĐỊNH KỲ(*)

 

       

 

Tên tàu:

Công dụng (ngh):

Số đăng ký:

Nơi đăng:

Chủ tàu:

Địa chỉ:

Nơi kiểm tra:

Kích thước

Lmax,m:

LTK,m:

Bmax,m:

BTK,m:

D,m:

d,m:

Theo yêu cầu kiểm tra đóng mới (lần đầu)/định kỳ (*) của

Chúng tôi gm:

1. …………………………………………………………………………………………………………….

2. ……………………………………………………………………………….........................................

3. …………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………

Là đăng kim viên của cơ sở đăng kiểm:

Đã kiểm tra an toàn k thuật đóng mới (lần đầu)/định kỳ (*) tàu nói trên và nhận thấy:

A. THÂN TÀU

Kết cấu thân tàu:

- Phần vỏ:

Thỏa mãn

Hạn chế

Cấm hoạt động

 

 

 

- Phần thượng tầng:

Thỏa mãn

Hạn chế

Cấm hoạt động

 

 

 

- Phần sơn (đánh dấu tàu cá)

Thỏa mãn

Hạn chế

Cấm hoạt động

 

 

 

Các tính năng kỹ thuật

- Tốc độ tự do (hải lý/h):

- Đường kính vòng quay trở: Quay phải (m):………………            Thời gian(s):………………….

                                                 Quay trái (m):……………….          Thời gian(s):………………….

- Quán tính: Tiến, khoảng cách (m):……………….                        Thời gian(s):………………….

                    Lùi, khoảng cách (m):………………...                        Thời gian(s):………………….

B. MÁY CHÍNH, MÁY PHỤ VÀ CÁC HỆ THNG

Máy chính 1:

Ký hiệu máy:                           Số máy:                         Công suất (Ne,KW):

Vòng quay định mức ne, (vòng/ phút):                 Năm:                    Nơi chế tạo:

Kết quả kiểm tra

Thỏa mãn

Hạn chế

Cấm hoạt động

 

 

 

Máy chính 2:

Ký hiệu máy:                           Số máy:                         Công suất (Ne,KW):

Vòng quay định mức ne, (vòng/ phút):                 Năm:                    Nơi chế tạo:

Kết quả kiểm tra

Thỏa mãn

Hạn chế

Cấm hoạt động

 

 

 

Máy chính………………….

Máy phụ 1:

Ký hiệu máy:                           Công suất, KW:                           Số máy:

Vòng quay định mức, vòng/phút:

Kết quả kiểm tra

Thỏa mãn

Hạn chế

Cấm hoạt động

 

 

 

Máy phụ 2:

Ký hiệu máy:                           Công suất, KW:                           Số máy:

Vòng quay định mức, vòng/phút:

Kết quả kiểm tra

Thỏa mãn

Hạn chế

Cấm hoạt động

 

 

 

Máy phụ…………………………….

C. HỆ TRỤC CHÂN VỊT

Kết quả kiểm tra:

Thỏa mãn

Hạn chế

Cấm hoạt động

 

 

 

D. CÁC TRANG THIẾT BỊ

Thỏa mãn

Hạn chế

Cấm hoạt động

- Cứu sinh:

 

 

 

- Tín hiệu:

 

 

 

- VTĐ:

 

 

 

- Hàng hải:

 

 

 

- Neo:

 

 

 

- Lái: