Quyết định 62/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Bản Quy định về tiêu chí phân loại
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 62/2005/QĐ-BNN
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 62/2005/QĐ-BNN | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Hứa Đức Nhị |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 12/10/2005 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 62/2005/QĐ-BNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
SỐ 62/2005/QĐ-BNN NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 2005 VỀ VIỆC
BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI
RỪNG ĐẶC DỤNG
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
- Căn cứ
Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của
Chính phủ về Quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Căn cứ
Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Theo đề
nghị của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bản
quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc
dụng.
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực sau 15
ngày kể từ ngày đăng công báo Chính phủ.
Điều
3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục
Lâm nghiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công
nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục
trưởng Cục Kiểm lâm, Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi
cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ
trưởng Hứa Đức Nhị: Đã ký
BẢN QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI
RỪNG ĐẶC DỤNG
(Kèm theo Quyết định
số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10
năm 2005
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Văn bản này quy định về tiêu chí
phân loại rừng đặc dụng (không bao gồm các
Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học), áp
dụng trên phạm vi cả nước, cho tất cả đất
lâm nghiệp gồm: Đất có rừng (rừng tự
nhiên và rừng trồng); đất chưa có rừng,
đất không còn rừng và thảm thực vật
được quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp.
Rừng đặc dụng được
xác định chủ yếu để bảo tồn thiên
nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc
gia; nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa
học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh
lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du
lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo
vệ môi trường.
Theo Điều 4 Luật bảo vệ và phát
triển rừng năm 2004, rừng đặc dụng bao
gồm:
1. Vườn quốc gia;
2. Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu
dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
3. Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu
rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng
cảnh;
4. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm
khoa học.
II. RỪNG ĐẶC DỤNG VÀ TIÊU CHÍ PHÂN
LOẠI
1. Vườn quốc gia
1.1. Khái niệm
Vườn quốc gia là một khu vực
tự nhiên trên đất liền hoặc có hợp phần
đất ngập nước/biển, có diện tích
đủ lớn để thực hiện mục đích
bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc
trưng hoặc đại diện khỏi bị tác
động hay chỉ bị tác động rất ít;
bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc
bị đe dọa cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Vườn
quốc gia là nền tảng cho các hoạt động tinh
thần, khoa học, giáo dục, giải trí và các hoạt
động du lịch sinh thái được kiểm soát và
ít có tác động tiêu cực.
1.2. Vai trò, chức năng
a) Bảo tồn và duy trì trong tình
trạng tự nhiên các hệ sinh thái đặc trưng,
đại diện, các quần xã sinh vật, các loài,
nguồn gen; các đặc tính địa mạo, giá
trị tinh thần và thẩm mỹ.
b) Phục vụ nghiên cứu khoa học
về sinh thái, sinh học và bảo tồn.
c) Tham quan vì mục đích giáo dục,
văn hóa, giải trí, tinh thần và du lịch sinh thái.
d) Tạo điều kiện cải
thiện chất lượng đời sống của
người dân sống trong và xung quanh Vườn quốc
gia.
1.3. Tiêu chí phân loại
a) Khu vực bảo tồn bao gồm
một hay nhiều mẫu đại diện cho các vùng sinh
thái chủ yếu, có các loài sinh vật, các hiện
tượng địa chất có giá trị đặc
biệt về khoa học, giáo dục, tinh thần, giải
trí hay phục hồi sức khoẻ cấp quốc gia
hoặc/và quốc tế.
b) Mỗi Vườn quốc gia phải
có ít nhất 2 loài sinh vật đặc hữu hoặc trên
10 loài ghi trong Sách đỏ của Việt nam.
c) Diện tích của Vườn quốc
gia cần đủ rộng để duy trì sự bền
vững về mặt sinh thái học, diện tích tối
thiểu trên 7.000 ha (VQG trên đất liền), trên 5.000ha
(VQG trên biển), và trên 3.000ha (VQG đất ngập
nước), trong đó còn ít nhất 70% diện tích là các
hệ sinh thái tự nhiên có giá trị đa dạng sinh
học cao.
d) Tỉ lệ diện tích đất
nông nghiệp và đất thổ cư so với diện
tích Vườn quốc gia phải nhỏ hơn 5%.
2. Khu bảo tồn thiên nhiên gồm: Khu
dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn loài - sinh
cảnh
2.1. Khu dự trữ thiên nhiên
2.1.1. Khái niệm
Khu dự trữ thiên nhiên là một khu
vực tự nhiên trên đất liền hoặc có hợp
phần đất ngập nước/biển
được thành lập để bảo tồn
bền vững các hệ sinh thái chưa hoặc ít bị
biến đổi và có các loài sinh vật đặc
hữu hoặc đang bị đe doạ. Khu bảo
tồn thiên nhiên cũng có thể bao gồm các đặc
trưng độc đáo về tự nhiên hoặc văn
hoá. Khu bảo tồn thiên nhiên được quản lý
chủ yếu nhằm bảo vệ các hệ sinh thái và các
loài, phục vụ nghiên cứu, giám sát môi trường,
giải trí và giáo dục môi trường.
2.1.2. Vai trò, chức năng
a) Bảo tồn và duy trì các mẫu
chuẩn của tự nhiên, duy trì quá trình sinh thái, các
quần xã sinh vật, các loài, nguồn gen và các thắng
cảnh có tầm quan trọng quốc gia về khoa
học, giáo dục, tinh thần, giải trí và du lịch
sinh thái.
b) Phục vụ nghiên cứu khoa học
về sinh thái, sinh học và bảo tồn.
c) Tham quan vì mục đích giáo dục,
văn hóa, tinh thần, giải trí và du lịch sinh thái
ở mức độ đảm bảo duy trì trạng
thái tự nhiên hay gần tự nhiên.
d) Tạo điều kiện cải
thiện đời sống của người dân sống
trong và xung quanh Khu dự trữ thiên nhiên, phù hợp với
các mục tiêu bảo tồn.
2.1.3. Tiêu chí phân loại
a) Khu vực phải có các loài sinh vật,
môi trường sống và cảnh quan thiên nhiên có giá
trị đặc biệt về khoa học, giáo dục,
tinh thần, vui chơi giải trí hay phục hồi
sức khoẻ.
b) Phải có ít nhất 1 loài sinh vật
đặc hữu hoặc trên 5 loài được ghi trong
sách đỏ Việt nam.
c) Diện tích tối thiểu của khu
dự trữ thiên nhiên là 5.000ha (trên đất liền),
3.000ha (trên biển), 1.000ha (đất ngập nước).
Trong Khu dự trữ thiên nhiên, diện tích các hệ sinh
thái tự nhiên có tính đa dạng sinh học cao phải
chiếm ít nhất là 70%.
d) Tỉ lệ diện tích đất
nông nghiệp và đất thổ cư so với diện
tích Khu dự trữ thiên nhiên phải nhỏ hơn 5%.
2.2. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh
2.2.1. Khái niệm
Khu bảo tồn loài - sinh cảnh là một
khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc có
hợp phần đất ngập nước/biển,
được quản lý bằng các biện pháp tích
cực nhằm duy trì các nơi cư trú và đảm
bảo sự sống còn lâu dài của các loài sinh vật
đang nguy cấp. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh
được quản lý chủ yếu để bảo
vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh
học thông qua các biện pháp quản lý.
2.2.2. Vai trò, chức năng
a) Bảo tồn và duy trì môi trường
sống tự nhiên của các loài, nhóm loài, quần thể
sinh vật đặc trưng, có sự tác động phù
hợp của con người.
b) Phục vụ nghiên cứu khoa học, giám
sát môi trường và giáo dục cộng đồng,
phục vụ cho công tác quản lý bền vững tài nguyên
thiên nhiên.
c) Tạo điều kiện cải
thiện đời sống người dân sống trong và
xung quanh Khu bảo tồn loài - sinh cảnh, phù hợp
với mục tiêu bảo tồn.
2.2.3. Tiêu chí phân loại
a) Các khu vực là sinh cảnh quan
trọng (khu trú ẩn, kiếm thức ăn, sinh sản),
có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát
triển của loài sinh vật có tầm cỡ quốc gia
hay địa phương.
b) Phải có ít nhất 1 loài sinh vật
đặc hữu hoặc trên 3 loài được ghi trong
Sách đỏ Việt
c) Diện tích tuỳ thuộc vào yêu
cầu về sinh cảnh của loài sinh vật cần
bảo vệ, nhưng ít nhất là 1.000 ha, trong đó các
hệ sinh thái tự nhiên chiếm hơn 70% tổng
diện tích Khu bảo tồn.
d) Tỉ lệ diện tích đất
nông nghiệp và đất thổ cư so với diện
tích Khu bảo tồn phải nhỏ hơn 10%.
3. Khu bảo vệ cảnh quan gồm: Khu
rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng
cảnh
3.1. Khái niệm
Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu
rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng
cảnh là khu vực trên đất liền hoặc có
hợp phần đất ngập nước/biển có
tác động qua lại giữa con người và thiên
nhiên từ lâu đời nên đã tạo ra một khu
vực có giá trị cao về thẩm mỹ, sinh thái,
văn hoá và lịch sử, đôi khi cũng có giá trị
đa dạng sinh học cao. Việc duy trì tính toàn vẹn
của các mối tác động qua lại truyền
thống này là điểm cốt lõi của công tác bảo
vệ, duy trì và phát triển Khu bảo vệ cảnh quan.
3.2. Vai trò, chức năng
Bảo tồn mối quan hệ hài hoà
giữa thiên nhiên và con người thông qua việc bảo
vệ cảnh quan, di tích văn hoá, lịch sử, duy trì
cách sống và hoạt động kinh tế truyền
thống, hài hoà với thiên nhiên và các cơ cấu văn
hoá và xã hội của các cộng đồng có liên quan.
a) Tạo điều kiện thuận
lợi cho người dân đến vui chơi, giải trí
và du lịch, phù hợp với phạm vi và đặc
điểm của khu vực.
b) Khuyến khích các hoạt động
khoa học và giáo dục nhằm đem lại những
lợi ích lâu dài cho người dân địa phương
và tăng cường sự ủng hộ của quần
chúng cho việc bảo vệ môi trường của khu
vực đó.
c) Mang lại lợi ích cho cộng
đồng địa phương thông qua việc cung
cấp các sản phẩm tự nhiên (lâm, đặc
sản) và các dịch vụ khác (nước sạch,
nguồn thu từ du lịch…).
3.3. Tiêu chí phân loại
a) Khu này có các cảnh quan, di tích lịch
sử trên đất liền hoặc có hợp phần
đất ngập nước, biển có giá trị văn
hoá, lịch sử, thẩm mỹ cao, sinh cảnh đa
dạng, với các loài sinh vật độc đáo, có các
phương thức sử dụng tài nguyên, tổ chức
xã hội, phong tục, tập quán, cách sống và tín
ngưỡng.
b) Khu rừng do cộng đồng
quản lý, bảo vệ theo phong tục, tập quán, có
truyền thống gắn bó với cộng đồng
về sản xuất, đời sống, văn hoá và tín
ngưỡng.
c) Tỉ lệ diện tích đất
nông nghiệp và đất khác so với diện tích Khu
bảo vệ cảnh quan nhỏ hơn 10%.
KT.
BỘ TRƯỞNG
Thứ
trưởng Hứa Đức Nhị: Đã ký