Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 3102/QĐ-BNN-HTQT 2016 về Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 3102/QĐ-BNN-HTQT
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3102/QĐ-BNN-HTQT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 21/07/2016 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng thêm 20.000 đấu nối cấp nước trong Chương trình MR quy mô nước sạch
Ngày 21/7/2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định 3102/QĐ-BNN-HTQT về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định 3606/QĐ-BNN-HTQT ngày 04/9/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Văn kiện Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB).
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh kết quả của Chương trình như sau: số đấu nối cấp nước từ 235.000 đấu nối lên thành 255.000 đấu nối, tăng 20.000 đấu nối; số người hưởng lợi từ đấu nối nước từ 964.000 người lên thành 1,045 triệu người; số xã tối thiểu đạt vệ sinh toàn xã là 680 xã tại 21 tỉnh (theo quy định cũ là 800 xã tại 19 tỉnh).
Ngoài ra, Bộ cũng điều chỉnh một số quy định khác như cơ quan chủ quản Chương trình, mục tiêu cụ thể của Chương trình (tương đương với quy định về kết quả nếu trên); tổ chức thực hiện Chương trình…
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 3102/QĐ-BNN-HTQT tại đây
tải Quyết định 3102/QĐ-BNN-HTQT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3102/QĐ-BNN-HTQT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 07 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 3606/QĐ-BNN-HTQT NGÀY 04/9/2015 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN PHÊ DUYỆT VĂN KIỆN CHƯƠNG TRÌNH “MỞ RỘNG QUY MÔ VỆ SINH VÀ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN DỰA TRÊN KẾT QUẢ” VAY VỐN NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB)
_____________
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ về Cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 01/2014/TT-BKHĐT ngày 09/01/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
Căn cứ Thông tư số 218/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài trợ;
Căn cứ Quyết định số 3606/QĐ-BNN-HTQT ngày 04/9/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Văn kiện Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”;
Căn cứ Biên bản đàm phán kỹ thuật Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới ngày 10/3/2015;
Xét Tờ trình số 38/TTr-TCTL-QLNN ngày 11/7/2016 của Tổng cục Thủy lợi đề nghị phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung văn kiện Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”;
Xét Báo cáo thẩm định số 727/BC-HTQT-ĐP ngày 14/7/2016 của Vụ Hợp tác quốc tế về việc Điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 3606/QĐ-BNN-HTQT ngày 04/9/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Văn kiện Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế,
QUYẾT ĐỊNH:
“a) Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chịu trách nhiệm quản lý, Điều phối chung thực hiện Chương trình.
b) Cơ quan chủ quản thành phần:
- Bộ Y tế là cơ quan Chủ quản chịu trách nhiệm quản lý, Điều phối chung thực hiện Hợp phần Vệ sinh nông thôn và thay đổi hành vi về vệ sinh.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan Chủ quản chịu trách nhiệm quản lý, Điều phối chung thực hiện cấp nước và vệ sinh trường học.
- Ủy ban nhân dân 21 tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung bộ là cơ quan Chủ quản các hoạt động thành phần thuộc Chương trình trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm hoàn thành các kết quả đầu ra của Chương trình trên địa bàn tỉnh”.
“8.1. Mục tiêu.
a) Mục tiêu tổng quát của Chương trình.
Cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, tăng cường tiếp cận bền vững nước sạch và vệ sinh nông thôn thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung bộ.
b) Mục tiêu cụ thể của Chương trình.
- Đạt số đấu nối cấp nước Khoảng: 255.000 đấu nối hoạt động (với số người hưởng lợi từ cấp nước Khoảng: 1.045.000 người);
- Số xã đạt vệ sinh toàn xã tối thiểu: 680 xã;
- Số nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình trên 21 tỉnh được xây mới hoặc cải tạo Khoảng: 400.000 nhà tiêu;
- Số công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh tại trường học và trạm y tế được xây mới hoặc cải tạo Khoảng: 2.650 công trình. Trong đó, số công trình nước sạch và vệ sinh trường học được xây mới và cải tạo: 1.650 công trình và 1.000 trạm y tế được xây mới hoặc cải tạo trong phạm vi 21 tỉnh;
- Tăng độ bao phủ nước hợp vệ sinh ở các khu vực Mục tiêu;
- Xây dựng năng lực ở cấp tỉnh, xã và thôn, bản nhằm xây dựng thể chế mạnh mẽ và cung cấp cho họ nguồn lực cần thiết để thiết kế, thực hiện, quản lý và quan trọng nhất, nhằm duy trì các công trình vệ sinh và cấp nước”.
“8.3. Kết quả chủ yếu của Chương trình.
a) Cấp nước nông thôn.
- Số đấu nối cấp nước Khoảng: 255.000 đấu nối hoạt động.
- Số người hưởng lợi từ cấp nước Khoảng: 1.045.000 người.
- Số trường học có công trình cấp nước và vệ sinh được xây mới và cải tạo là 1.650 trường học (bao gồm đầy đủ các trang thiết bị rửa tay, thiết bị vệ sinh và thiết bị lọc nước uống).
b) Vệ sinh nông thôn.
- Số xã tối thiểu đạt vệ sinh toàn xã là 680 xã tại 21 tỉnh.
- Số nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình trên địa bàn các xã (trừ xã thuộc thành phố là thủ phủ của tỉnh) của 21 tỉnh thuộc Chương trình được xây mới hoặc cải tạo Khoảng: 400.000 cái (trong đó: 100.000 nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình xây mới được Chương trình hỗ trợ; 300.000 nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình được xây mới/cải tạo từ các hoạt động truyền thông của Chương trình);
- Số trạm y tế được xây mới/nâng cấp hoặc sửa chữa các công trình vệ sinh, công trình cấp nước và các thiết bị rửa tay, thiết bị xử lý nước sạch trên địa bàn các xã (trừ xã thuộc thành phố là thủ phủ của tỉnh) của 21 tỉnh thuộc chương trình là: 1.000 Trạm y tế.
c) Nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát, theo dõi và đánh giá Chương trình.”.
“11. Tổ chức thực hiện Chương trình.
11.1. Cấp Trung ương
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan Chủ quản của Chương trình, chịu trách nhiệm chung trước Chính phủ về việc tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình, thực hiện những cam kết với nhà tài trợ và các quy định về quản lý vốn ODA của Chính phủ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Ban chỉ đạo Chương trình, Trưởng Ban chỉ đạo là lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành viên Ban chỉ đạo gồm đại diện lãnh đạo của: Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng cục Thủy lợi, Ngân hàng Chính sách xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh tham gia Chương trình.
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành trung ương và Ủy ban nhân dân 21 tỉnh trong việc quản lý, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. Tổng cục Thủy lợi chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc Điều phối, quản lý chung việc triển khai thực hiện Chương trình; chủ trì quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Tiểu Hợp phần 1 thuộc Hợp phần 1: Cấp nước cho cộng đồng dân cư, và các hoạt động liên quan về cấp nước nông thôn của Hợp phần 3.
c) Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chủ trì, quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình của ngành Giáo dục và Đào tạo các địa phương thực hiện Tiểu Hợp phần 2 thuộc Hợp phần 1: Cấp nước và vệ sinh trường học, và các hoạt động liên quan về cấp nước và vệ sinh trường học của Hợp phần 3; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc hướng dẫn xây dựng, tổng hợp, đề xuất kế hoạch hàng năm liên quan các hoạt động của ngành Giáo dục và Đào tạo thuộc Chương trình; tổng hợp, báo cáo kết quả và cung cấp thông tin về thực hiện các nhiệm vụ được giao chủ trì tại 21 tỉnh cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
d) Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường Y tế) chịu trách nhiệm chủ trì, quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình của ngành Y tế các địa phương thực hiện Hợp phần 2 - Vệ sinh nông thôn; các hoạt động liên quan về vệ sinh cá nhân, vệ sinh nông thôn của Hợp phần 3; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc hướng dẫn xây dựng, tổng hợp, đề xuất kế hoạch hàng năm liên quan tới các hoạt động của ngành Y tế thuộc Chương trình; tổng hợp, báo cáo kết quả và cung cấp thông tin về thực hiện các nhiệm vụ được giao chủ trì tại 21 tỉnh cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Y tế có thể thành lập Ban Quản lý dự án thành phần đặt tại Cục Quản lý môi trường Y tế.
đ) Ủy ban dân tộc chịu trách nhiệm phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo trong việc triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông và các hoạt động khác của Chương trình liên quan đến đồng bào dân tộc.
e) Kiểm toán Nhà nước đóng vai trò là Cơ quan Xác minh độc lập chịu trách nhiệm xác minh/thẩm tra các kết quả đạt được so với các Mục tiêu giải ngân đồng thời chịu trách nhiệm kiểm toán tài chính cho Chương trình này.
g) Tổng cục Thủy lợi (thông qua Vụ Quản lý nguồn nước và nước sạch nông thôn) chịu trách nhiệm trong việc Điều phối, hướng dẫn, tổng hợp và đề xuất kế hoạch hàng năm của Chương trình; tổng hợp báo cáo chung kết quả thực hiện Chương trình và Điều phối các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho 21 tỉnh; chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện so với Kế hoạch hoạt động của Chương trình. Tổng cục Thủy lợi thành lập Ban Điều phối Chương trình để giúp Tổng cục Thủy lợi về việc quản lý, Điều phối, hướng dẫn và thực hiện các nhiệm vụ được giao trong triển khai thực hiện Chương trình.
h) Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm hướng dẫn các địa phương về mặt kỹ thuật trong thực hiện Hợp phần cấp nước nông thôn; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các chỉ số giải ngân của các tỉnh về cấp nước; hỗ trợ các tỉnh thực hiện giám sát, đánh giá các kết quả liên quan tới cấp nước, ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện công tác truyền thông về lĩnh vực nước sạch và hỗ trợ kỹ thuật liên quan. Báo cáo Bộ (thông qua Tổng cục Thủy lợi) kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của Chương trình.
i) Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng thanh tra, có nhiệm vụ hướng dẫn và giám sát thực hiện về phòng chống gian lận và tham nhũng; Hướng dẫn các tỉnh thành lập cơ sở dữ liệu thông tin về phòng chống tham nhũng và gian lận trong quá trình triển khai Chương trình, định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng hợp các thông tin tại 21 tỉnh về phòng chống gian lận và tham nhũng, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Thế giới theo Hiệp định.
k) Ngân hàng chính sách xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn Ngân hàng chính sách xã hội của 21 tỉnh trong việc phân bổ và giải ngân nguồn vốn vay ưu đãi cho cấp nước và vệ sinh nông thôn phù hợp với kế hoạch thực hiện Chương trình.
l) Quan hệ Đối tác cấp nước và vệ sinh nông thôn có nhiệm vụ hỗ trợ Chương trình trong đối thoại chính sách, chia sẻ thông tin, bài học kinh nghiệm và kết quả thực hiện Chương trình.
11.2. Cấp tỉnh
a) Ủy ban nhân dân tỉnh là Cơ quan chủ quản thành phần, chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, phân giao nhiệm vụ cho các sở, ngành trong việc thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/cơ quan, đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh giao thường trực Chương trình là cơ quan Điều phối Chương trình ở cấp tỉnh, chịu trách nhiệm xây dựng và tổng hợp kế hoạch Chương trình của tỉnh; phối hợp với các sở, ngành trong quản lý, Điều phối, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình của tỉnh; tổng hợp, báo cáo về các kết quả chỉ số giải ngân hàng năm của tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chủ trì quản lý, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Tiểu hợp phần 1 thuộc Hợp phần I: cấp nước cho cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh, và các hoạt động liên quan về cấp nước nông thôn của Hợp phần 3.
c) Sở Y tế giao Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh làm đầu mối chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, ngân sách hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện, báo cáo giám sát và đánh giá tiến độ các hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh cá nhân, vệ sinh nông thôn, đồng thời phối hợp với các sở, ban ngành trong quản lý, Điều phối, kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình. Cụ thể: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh chủ trì và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Hợp phần 2 “Vệ sinh nông thôn” liên quan đến hoạt động xây dựng hoặc cải tạo nhà tiêu hộ gia đình, công trình cấp nước và vệ sinh Trạm y tế xã; và Hợp phần 3 “Nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát, theo dõi và đánh giá Chương trình” liên quan đến lĩnh vực vệ sinh cá nhân, vệ sinh nông thôn; giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt.
d) Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện, quản lý, báo cáo giám sát và đánh giá tiến độ các hoạt động Tiểu Hợp phần 2 thuộc Hợp phần 1: Cấp nước và vệ sinh cho các trường học, và các hoạt động liên quan về cấp nước và vệ sinh trường học của Hợp phần 3; hợp tác chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/cơ quan, đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh giao thường trực Chương trình và Sở Y tế/Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh về cung cấp nước sạch và vệ sinh ở trường học cũng như hỗ trợ các trường học vận hành và bảo dưỡng các công trình cấp nước và vệ sinh”.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
PHÂN BỔ VỐN
CHƯƠNG TRÌNH: MỞ RỘNG QUY MÔ VỆ SINH VÀ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN DỰA TRÊN KẾT QUẢ “VAY VỐN NGÂN HÀNG THẾ GIỚI”.
(Kèm theo QĐ số 3102/QĐ-BNN-HTQT ngày 21/7/2016 của Bộ NN&PTNT)
(Đơn vị tính: 1.000 USD)
TT |
Hoạt động |
Khối lượng |
Đơn giá |
Tổng số |
Vốn vay |
Vốn đối ứng |
Cơ quan thực hiện |
I |
Hợp phần 1. Cấp nước nông thôn |
|
|
187.000 |
166.400 |
20.600 |
Bộ NN+ Bộ GD |
1 |
Các công trình cấp nước |
|
|
164.000 |
143.400 |
20.600 |
Bộ NN |
- |
Các công trình xây dựng mới |
62.681 |
0,985 |
60.546 |
54.491 |
6.055 |
|
- |
Các công trình nâng cấp, sửa chữa |
195.815 |
0,507 |
98.787 |
88.908 |
9.879 |
|
- |
Giải phóng mặt bằng |
|
|
4.667 |
|
4.667 |
|
2 |
Cấp nước và vệ sinh trường học (trong đó 680 xã vệ sinh toàn xã) |
1.650 |
|
23.000 |
23.000 |
0 |
Bộ GD |
- |
Xây dựng mới các công trình cấp nước và vệ sinh (gồm cả thiết bị xử lý nước) |
650 |
20 |
13.000 |
13.000 |
|
|
- |
Nâng cấp các công trình cấp nước và vệ sinh (gồm cả thiết bị xử lý nước) |
1.000 |
10 |
10.000 |
10.000 |
|
|
II |
Hợp phần 2. Vệ sinh nông thôn |
|
|
17.000 |
17.000 |
0 |
Bộ Y tế |
1 |
Hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hộ gia đình (trong đó có 680 xã vệ sinh toàn xã) |
100.000 |
0 |
5.000 |
5.000 |
0 |
Bộ Y tế |
2 |
Cấp nước và vệ sinh trạm y tế (trong đó có 680 xã vệ sinh toàn xã) |
|
|
|
|
|
Bộ Y tế |
- |
Xây dựng mới/nâng cấp, sửa chữa công trình cấp nước và vệ sinh (bao gồm thiết bị liên quan) |
1.000 |
12 |
12.000 |
12.000 |
|
|
III |
Hợp phần 3. Nâng cao năng lực; truyền thông; giám sát và đánh giá Chương trình |
|
|
21.000 |
16.600 |
4.400 |
Bộ YT+NN+ GD+UBDT |
1 |
Truyền thông thay đổi hành vi, nâng cao năng lực, hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá...Chương trình |
|
|
15.500 |
12.000 |
3.500 |
YT+NN+ GD+UBDT |
+ |
Ngành Y tế |
|
|
11.500 |
9.000 |
2.500 |
Bộ Y tế |
- |
Cấp tỉnh |
|
|
9.200 |
7.200 |
2.000 |
|
- |
Cấp quốc gia |
|
|
2.300 |
1.800 |
500 |
|
+ |
Ngành Nông nghiệp |
|
|
2.500 |
2.000 |
500 |
Bộ NN |
- |
Cấp tỉnh |
|
|
2.000 |
2.000 |
|
|
- |
Cấp quốc gia |
|
|
500 |
|
500 |
|
+ |
Ngành Giáo dục |
|
|
1.333 |
1.000 |
333 |
Bộ GD |
- |
Cấp tỉnh |
|
|
1.000 |
1.000 |
|
|
- |
Cấp quốc gia |
|
|
333 |
|
333 |
|
+ |
UBDT |
|
|
167 |
|
167 |
UBDT |
- |
Cấp quốc gia |
|
|
167 |
|
167 |
|
2 |
Quản lý và giám sát dự án (bao gồm cả vấn đề môi trường và xã hội) cấp Trung ương. |
|
|
3.000 |
2.600 |
400 |
YT+NN+ GD+UBDT |
+ |
Ngành Y tế |
|
|
|
|
|
|
- |
Cấp quốc gia |
|
|
900 |
780 |
120 |
Bộ Y tế |
+ |
Ngành Nông nghiệp |
|
|
|
|
|
|
- |
Cấp quốc gia |
|
|
1.200 |
1.040 |
160 |
Bộ NN |
+ |
Ngành Giáo dục |
|
|
|
|
|
|
- |
Cấp quốc gia |
|
|
600 |
520 |
80 |
Bộ GD |
+ |
UBDT |
|
|
|
|
|
|
- |
Cấp quốc gia |
|
|
300 |
260 |
40 |
UBDT |
3 |
Kiểm đếm kết quả |
|
|
2.500 |
2.000 |
500 |
KTNN |
IV |
Dự phòng |
|
|
500 |
0 |
500 |
|
V |
Tổng (I+II+III+IV) |
|
|
225.500 |
200.000 |
25.500 |
|
PHỤ LỤC 2
PHÂN BỔ VỐN CÁC HỢP PHẦN CHO CÁC TỈNH
CHƯƠNG TRÌNH: “MỞ RỘNG QUY MÔ VỆ SINH VÀ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN DỰA TRÊN KẾT QUẢ”
(Kèm theo QĐ số 3102/QĐ-BNN-HTQT ngày 21/7/2016 của Bộ NN&PTNT)
Bảng 2.1 (PL.2) Hợp phần 1 - Cấp nước nông thôn
(Đơn vị: USD)
STT |
Các tỉnh |
Tổng vốn Hợp phần 1 |
Vốn vay WB |
Vốn đối ứng |
|
Tổng vốn cho Cấp nước và Vệ sinh Trường học |
Tổng vốn cho CT cấp nước nông thôn |
|
|||
|
Tổng cộng: |
182.333.333 |
23.000.000 |
143.400.000 |
15.933.333 |
1 |
Hà Giang |
10.256.667 |
1.590.000 |
7.800.000 |
866.667 |
2 |
Cao Bằng |
8.891.111 |
780.000 |
7.300.000 |
811.111 |
3 |
Lào Cai |
7.751.111 |
640.000 |
6.400.000 |
711.111 |
4 |
Bắc Cạn |
8.236.667 |
1.570.000 |
6.000.000 |
666.667 |
5 |
Lạng Sơn |
8.923.333 |
1.590.000 |
6.600.000 |
733.333 |
6 |
Yên Bái |
7.891.111 |
780.000 |
6.400.000 |
711.111 |
7 |
Thái Nguyên |
8.435.556 |
880.000 |
6.800.000 |
755.556 |
8 |
Phú Thọ |
7.891.111 |
780.000 |
6.400.000 |
711.111 |
9 |
Bắc Giang |
8.154.444 |
710.000 |
6.700.000 |
744.444 |
10 |
Tuyên quang |
9.683.333 |
1.350.000 |
7.500.000 |
833.333 |
11 |
Lai Châu |
8.508.889 |
1.620.000 |
6.200.000 |
688.889 |
12 |
Điện Biên |
8.478.889 |
1.590.000 |
6.200.000 |
688.889 |
13 |
Sơn La |
9.701.111 |
1.590.000 |
7.300.000 |
811.111 |
14 |
Hòa Bình |
9.673.333 |
1.340.000 |
7.500.000 |
833.333 |
15 |
Kon Tum |
8.278.889 |
390.000 |
7.100.000 |
788.889 |
16 |
Gia Lai |
7.546.667 |
880.000 |
6.000.000 |
666.667 |
17 |
Đắk Lắk |
9.478.889 |
1.590.000 |
7.100.000 |
788.889 |
18 |
ĐắkNông |
8.265.556 |
710.000 |
6.800.000 |
755.556 |
19 |
Lâm Đồng |
8.755.556 |
1.200.000 |
6.800.000 |
755.556 |
20 |
Ninh Thuận |
9.918.889 |
1.030.000 |
8.000.000 |
888.889 |
21 |
Bình Thuận |
7.612.222 |
390.000 |
6.500.000 |
722.222 |
Bảng 2.2. (PL.2) Hợp phần 2 - Vệ sinh nông thôn
(Đơn vị: USD)
STT |
Các tỉnh |
Tổng vốn |
Vốn vay NHTG |
Vốn đối ứng |
|
Kinh phí hỗ trợ HGĐ xây dựng mới Nhà tiêu HVS |
Kinh phí hỗ trợ xây dựng mới/nâng cấp, sửa chữa công trình Cấp nước và vệ sinh Trạm Y tế |
|
|||
|
Tổng: |
17.000.000 |
5.000.000 |
12.000.000 |
0 |
1 |
Hà Giang |
977.500 |
257.500 |
720.000 |
0 |
2 |
Cao Bằng |
809.500 |
257.500 |
552.000 |
0 |
3 |
Lào Cai |
761.500 |
257.500 |
504.000 |
0 |
4 |
Bắc Cạn |
724.000 |
220.000 |
504.000 |
0 |
5 |
Lạng Sơn |
854.500 |
182.500 |
672.000 |
0 |
6 |
Yên Bái |
1.063.500 |
367.500 |
696.000 |
0 |
7 |
Thái Nguyên |
833.500 |
257.500 |
576.000 |
0 |
8 |
Phú Thọ |
1.741.500 |
397.500 |
1.344.000 |
0 |
9 |
Bắc Giang |
1.282.000 |
370.000 |
912.000 |
0 |
10 |
Tuyên quang |
834.000 |
330.000 |
504.000 |
0 |
11 |
Lai Châu |
662.500 |
182.500 |
480.000 |
0 |
12 |
Điện Biên |
894.000 |
330.000 |
564.000 |
0 |
13 |
Sơn La |
566.500 |
182.500 |
384.000 |
0 |
14 |
Hòa Bình |
1.462.500 |
442.500 |
1.020.000 |
0 |
15 |
Kon Tum |
494.500 |
182.500 |
312.000 |
0 |
16 |
Gia Lai |
1.060.000 |
220.000 |
840.000 |
0 |
17 |
ĐakLak |
940.000 |
220.000 |
720.000 |
0 |
18 |
ĐakNông |
398.000 |
110.000 |
288.000 |
0 |
19 |
Lâm Đồng |
240.000 |
120.000 |
120.000 |
0 |
20 |
Ninh Thuận |
136.000 |
40.000 |
96.000 |
0 |
21 |
Bình Thuận |
264.500 |
72.500 |
192.000 |
0 |
Bảng 2.3. (PL.2) Hợp phần 3 - Nâng cao năng lực truyền thông, giám sát và đánh giá
(Đơn vị: USD)
STT |
Đơn vị |
Tổng vốn Hợp phần 3 |
Vốn vay WB |
Vốn đối ứng |
||
Truyền thông Nước sạch |
Truyền thông ngành Giáo dục |
Truyền thông ngành Y tế |
|
|||
I |
Tiểu Hợp phần 1: truyền thông thay đổi hành vi, nâng cao năng lực, kiểm tra giám sát |
15.500.000 |
2.000.000 |
1.000.000 |
9.000.000 |
3.500.000 |
a |
Trung ương |
3.300.000 |
0 |
0 |
1.800.000 |
1.500.000 |
1 |
Bộ Nông nghiệp |
500.000 |
|
|
|
500.000 |
2 |
Bộ Y tế |
2.300.000 |
|
|
1.800.000 |
500.000 |
3 |
Bộ Giáo dục |
333.333 |
|
|
|
333.333 |
4 |
Ủy ban dân tộc |
166.667 |
|
|
|
166.667 |
b |
Các tỉnh |
12.200.000 |
2.000.000 |
1.000.000 |
7.200.000 |
2.000.000 |
1 |
Hà Giang |
631.248 |
88.627 |
69.091 |
370.588 |
102.941 |
2 |
Cao Bằng |
606.292 |
98.824 |
33.939 |
370.588 |
102.941 |
3 |
Lào Cai |
587.683 |
86.275 |
27.879 |
370.588 |
102.941 |
4 |
Bắc Cạn |
555.936 |
81.569 |
68.485 |
317.647 |
88.235 |
5 |
Lạng Sơn |
509.287 |
101.961 |
69.091 |
264.706 |
73.529 |
6 |
Yên Bái |
796.684 |
86.275 |
33.939 |
529.412 |
147.059 |
7 |
Thái Nguyên |
609.750 |
98.039 |
38.182 |
370.588 |
102.941 |
8 |
Phú Thọ |
856.292 |
91.765 |
33.939 |
571.765 |
158.824 |
9 |
Bắc Giang |
810.909 |
103.529 |
30.909 |
529.412 |
147.059 |
10 |
Tuyên quang |
768.788 |
101.176 |
58.788 |
476.471 |
132.353 |
11 |
Lai Châu |
482.264 |
73.725 |
70.303 |
264.706 |
73.529 |
12 |
Điện Biên |
761.836 |
83.922 |
69.091 |
476.471 |
132.353 |
13 |
Sơn La |
512.424 |
105.098 |
69.091 |
264.706 |
73.529 |
14 |
Hòa Bình |
978.182 |
108.235 |
58.182 |
635.294 |
176.471 |
15 |
Kon Tum |
451.676 |
96.471 |
16.970 |
264.706 |
73.529 |
16 |
Gia Lai |
530.339 |
86.275 |
38.182 |
317.647 |
88.235 |
17 |
ĐakLak |
584.777 |
109.804 |
69.091 |
317.647 |
88.235 |
18 |
ĐakNông |
325.615 |
91.765 |
30.909 |
158.824 |
44.118 |
19 |
Lâm Đồng |
366.631 |
98.039 |
52.121 |
169.412 |
47.059 |
20 |
Ninh Thuận |
227.789 |
115.294 |
44.848 |
52.941 |
14.706 |
21 |
Bình Thuận |
245.597 |
93.333 |
16.970 |
105.882 |
29.412 |
II |
Tiểu Hợp phần 2: Quản lý giám sát dự án |
3.000.000 |
1.040.000 |
780.000 |
780.000 |
400.000 |
a |
Trung ương |
3.000.000 |
1.040.000 |
780.000 |
780.000 |
400.000 |
1 |
Bộ Nông nghiệp |
1.200.000 |
1.040.000 |
|
|
160.000 |
2 |
Bộ Y tế |
900.000 |
|
|
780.000 |
120.000 |
3 |
Bộ Giáo dục |
600.000 |
|
520.000 |
|
80.000 |
4 |
UBDT |
300.000 |
|
260.000 |
|
40.000 |
III |
Tiểu hợp phần 3: Kiểm đếm kết quả |
2.500.000 |
2.000.000 |
500.000 |
||
|
TỔNG (I+II+III) |
21.000.000 |
16.600.000 |
4.400.000 |
Dự phòng vốn đối ứng: 500.000 USD