Nghị định 27/2021/NĐ-CP quản lý giống cây trồng lâm nghiệp

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị định 27/2021/NĐ-CP

Nghị định 27/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý giống cây trồng lâm nghiệp
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:27/2021/NĐ-CPNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
25/03/2021
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Điều kiện của tổ chức sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp

Ngày 25/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 27/2021/NĐ-CP về việc quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

Cụ thể, tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau: Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp, trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở; Sản xuất giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính phải sử dụng vật liệu nhân giống từ giống, nguồn giống được công nhận.

Bên cạnh đó, sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo phương pháp nhân giống hữu tính và phương pháp nhân giống vô tính theo tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp, trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở. Sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp bằng nuôi cấy mô phải sử dụng vật liệu nhân giống từ giống gốc hoặc giống phục tráng; giống gốc hoặc giống phục tráng sau 02 năm sử dụng nhân giống phải được phục tráng lại theo tiêu chuẩn quốc gia về phục tráng giống.

Ngoài ra, giống cây trồng lâm nghiệp chưa được công nhận được xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 15/5/2021.

Nghị định này làm hết hiệu lực một phần Thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT.

Xem chi tiết Nghị định 27/2021/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 27/2021/NĐ-CP

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Nghị định 27/2021/NĐ-CP DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Nghị định 27/2021/NĐ-CP PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ

_____

Số: 27/2021/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2021

NGHỊ ĐỊNH

Về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp

______________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, gồm: bảo tồn nguồn gen; nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm giống; nhãn và tên giống cây trồng lâm nghiệp; quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp; sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động liên quan đến nội dung quy định tại Điều 1 Nghị định này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Giống cây trồng lâm nghiệp là một quần thể cây trồng lâm nghiệp có thể phân biệt được với quần thể cây trồng lâm nghiệp khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng.
2. Giống gốc cây trồng lâm nghiệp là giống được nhân lần đầu từ cây trội, cây đầu dòng của một giống đã được công nhận hoặc giống phục tráng (bao gồm: hạt giống, củ giống, rễ, thân, cành, mắt ghép, chồi hoặc mô, cây mô trong bình và cây con) để làm vật liệu nhân giống hoặc để xây dựng các vườn giống, rừng giống.
3. Giống phục tráng là giống được nhân từ cây trội, cây đầu dòng chọn lọc lại từ giống đã được công nhận và được áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm duy trì, khôi phục các tính trạng ban đầu của giống gốc, khắc phục hiện tượng giống thoái hoá, giảm sút năng suất, chất lượng.
4. Loài cây trồng lâm nghiệp chính là loài cây lâm nghiệp được trồng phổ biến, có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường cần được quản lý chặt chẽ.
5. Vật liệu nhân giống cây trồng lâm nghiệp là cây hoặc bộ phận của cây có khả năng phát triển thành cây mới, được dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng.
6. Khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp là hoạt động theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu để xác định tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng lâm nghiệp theo phương pháp nhất định.
7. Khảo nghiệm xuất xứ giống cây trồng lâm nghiệp là khảo nghiệm so sánh các xuất xứ của loài trên một số điều kiện lập địa nhất định nhằm chọn được những xuất xứ có tính trạng mong muốn.
8. Khảo nghiệm hậu thế giống cây trồng lâm nghiệp là khảo nghiệm so sánh cây thế hệ sau của các cây trội đã được chọn lọc và đánh giá nhằm chọn được cây trội có khả năng di truyền các đặc tính mong muốn cho đời sau.
9. Khảo nghiệm dòng vô tính giống cây trồng lâm nghiệp là khảo nghiệm đánh giá các dòng vô tính so với giống đã có hoặc giống đang được gieo trồng phổ biến tại địa phương.
10. Tính khác biệt của giống cây trồng lâm nghiệp là khả năng phân biệt rõ ràng của một giống với các giống cây trồng lâm nghiệp khác được biết đến rộng rãi.
11. Tính đồng nhất của giống cây trồng lâm nghiệp là sự biểu hiện giống nhau của giống cây trồng lâm nghiệp về các tính trạng liên quan, trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống.
12. Tính ổn định của giống cây trồng lâm nghiệp là sự biểu hiện ổn định của các tính trạng liên quan như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi chu kỳ nhân giống.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý giống cây trồng lâm nghiệp
1. Quản lý chặt chẽ theo chuỗi đối với giống các loài cây trồng lâm nghiệp chính, khuyến khích thực hiện đối với các giống cây trồng lâm nghiệp khác, để đảm bảo truy xuất nguồn gốc, nâng cao chất lượng giống.
2. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
3. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp được nghiên cứu, chọn, tạo, sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
4. Khuyến khích xã hội hóa các hoạt động liên quan đến giống cây trồng lâm nghiệp.
5. Ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, chọn, tạo, sản xuất, bảo quản giống cây trồng lâm nghiệp, các hoạt động quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
Điều 5. Chính sách của Nhà nước về hoạt động giống cây trồng lâm nghiệp
1. Nhà nước đầu tư các hoạt động sau đây:
a) Thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp; thông tin và dự báo thị trường; xây dựng chiến lược phát triển giống cây trồng lâm nghiệp; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về giống cây trồng lâm nghiệp;
b) Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập phục vụ nghiên cứu chính sách, nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp;
c) Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 6 của Nghị định này.
2. Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
a) Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 của Nghị định này;
b) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, hoạt động chứng nhận giống cây trồng trồng lâm nghiệp;
c) Lưu giữ, sản xuất và cung ứng giống gốc cây trồng lâm nghiệp; phục tráng giống gốc; sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp đặc sản, giống cây trồng lâm nghiệp bản địa; duy trì cây đầu dòng; bảo vệ và phát triển vườn cây đầu dòng, rừng giống, vườn giống; nhập khẩu giống mới, chuyển nhượng bản quyền đối với giống cây trồng lâm nghiệp;
d) Đào tạo nguồn nhân lực; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động giống cây trồng lâm nghiệp.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các hoạt động sau đây:
a) Hợp tác, liên kết trong nghiên cứu phát triển, kinh doanh, cung cấp dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và hoạt động liên quan đến giống cây trồng lâm nghiệp;
b) Tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ công trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Bảo hiểm về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.
4. Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, ngoài ngân sách nhà nước (tín dụng; của các tổ chức cá nhân; hỗ trợ quốc tế, ...) theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Hoạt động khoa học và công nghệ về giống cây trồng lâm nghiệp
1. Hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo quy định của Nghị định này, pháp luật về khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ.
2. Hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp được Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư bao gồm:
a) Nghiên cứu cơ chế, chính sách về giống cây trồng lâm nghiệp; chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp chất lượng cao, chống chịu sinh vật gây hại và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường;
b) Thu thập, lưu giữ, bảo tồn và khai thác nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp quý, hiếm, giống cây trồng lâm nghiệp đặc sản, giống cây trồng lâm nghiệp bản địa; xây dựng ngân hàng gen cây trồng lâm nghiệp;
c) Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới về giống cây trồng lâm nghiệp.
Chương II
QUẢN LÝ GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP
Mục 1
BẢO TỒN NGUỒN GEN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP
Điều 7. Điều tra, thu thập, đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp
1. Điều tra, thu thập nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế đặt hàng tổ chức, cá nhân có năng lực và điều kiện phù hợp tiến hành điều tra, thu thập nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp; các địa phương căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế để điều tra, thu thập nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn quản lý;
b) Nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được thu thập dưới dạng hạt giống, cây giống, hom giống hoặc vật liệu di truyền của giống cây trồng lâm nghiệp phụ thuộc vào từng loài cây;
c) Kết quả điều tra, thu thập nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp phải được tư liệu hóa, mô tả rõ các thông tin có liên quan đến việc điều tra, thu thập như địa điểm, thời gian, loại mẫu vật, số lượng, hình thức thu thập.
2. Đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt hàng tổ chức, cá nhân có năng lực thực hiện đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp; các địa phương đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp do địa phương điều tra, thu thập;
b) Đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp bao gồm: các hoạt động giải mã gen; đánh giá đa dạng di truyền, đặc điểm lâm học, sinh học và giá trị sử dụng của nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp.
Điều 8. Lưu giữ và xây dựng ngân hàng gen giống cây trồng lâm nghiệp
1. Lưu giữ nguồn gen
Nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được lưu giữ theo hình thức sau:
a) Lưu giữ tại chỗ (lưu giữ in-situ) là lưu giữ ngay trong khu phân bố tự nhiên của giống cây trồng lâm nghiệp;
b) Lưu giữ chuyển chỗ (lưu giữ ex-situ) là lưu giữ ngoài phạm vi phân bố tự nhiên của giống cây trồng lâm nghiệp, trong ngân hàng gen (trong kho lạnh, trong môi trường nitơ lạnh hoặc các hình thức bảo quản phù hợp khác khi có công nghệ mới); hoặc trong ống nghiệm (lưu giữ in-vitro); hoặc trong vườn thực vật, vườn sưu tập thực vật, rừng giống, vườn giống.
2. Ngân hàng gen giống cây trồng lâm nghiệp, gồm:
a) Ngân hàng hạt giống: Bảo quản hạt khô bằng cách lưu giữ ở nhiệt độ thích hợp;
b) Ngân hàng mô-tế bào: Bảo quản chồi, tế bào nguyên sinh, phôi và mô phân sinh thông qua việc áp dụng chế độ ánh sáng và nhiệt độ cụ thể trong môi trường dinh dưỡng phù hợp;
c) Ngân hàng hạt phấn: Bảo quản hạt phấn bằng các kỹ thuật khác nhau;
d) Ngân hàng hiện trường: Bảo tồn vật liệu di truyền dưới dạng cá thể hoàn chỉnh trên hiện trường.
3. Xây dựng ngân hàng gen giống cây trồng lâm nghiệp toàn quốc do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện; các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen thực hiện xây dựng ngân hàng gen giống cây trồng lâm nghiệp theo nhu cầu và điều kiện của tổ chức, cá nhân đó.
Điều 9. Dữ liệu nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp
1. Dữ liệu nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được thiết lập do tổ chức, cá nhân trực tiếp và liên quan thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định này.
2. Dữ liệu nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được lưu trữ dưới các hình thức phiếu điều tra, phiếu mô tả, phiếu đánh giá, tiêu bản, hình vẽ, bản đồ phân bố, ảnh, ấn phẩm, cơ sở dữ liệu dạng văn bản hoặc số hóa.
3. Dữ liệu nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được lưu giữ tại tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam lưu dữ liệu nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp toàn quốc.
4. Chia sẻ về dữ liệu nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Mục 2 NGHIÊN CỨU, CHỌN, TẠO, KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP
Điều 10. Tên giống cây trồng lâm nghiệp
1. Tên giống cây trồng lâm nghiệp không được chấp nhận trong những trường hợp sau đây:
a) Chỉ bao gồm chữ số;
b) Vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
c) Trùng cách đọc hoặc cách viết với tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, các loại thực phẩm, đồ uống, dược phẩm;
d) Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của giống cây trồng lâm nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan;
đ) Dễ gây hiểu nhầm về đặc trưng, đặc tính của giống đó;
e) Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;
g) Trùng với tên của giống cây trồng lâm nghiệp đã được bảo hộ.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu giống và vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp phải sử dụng đúng tên giống cây trồng lâm nghiệp trong quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Khi sử dụng tên giống cây trồng lâm nghiệp kết hợp với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận để sản xuất, kinh doanh thì tên đó phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng.
Điều 11. Nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp
1. Nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Ưu tiên nghiên cứu, thu thập, lưu giữ, bảo tồn và khai thác nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp quý, hiếm, giống cây trồng lâm nghiệp bản địa; xây dựng ngân hàng gen giống cây trồng lâm nghiệp; phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong chọn, tạo giống, nhân giống, bảo quản giống cây trồng lâm nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Điều 12. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp
1. Người trực tiếp thực hiện khảo nghiệm có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về lĩnh vực lâm nghiệp, cây trồng hoặc sinh học.
2. Có địa điểm, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phù hợp theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 13. Khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp
1. Đối tượng khảo nghiệm: Giống cây trồng lâm nghiệp được chọn, tạo trong nước; giống cây trồng lâm nghiệp nhập khẩu lần đầu, chưa được công nhận và không thuộc Danh mục các loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo quy định của pháp luật.
2. Phương pháp khảo nghiệm: Khảo nghiệm xuất xứ, khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm dòng vô tính được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Nội dung khảo nghiệm: Khảo nghiệm đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định; khảo nghiệm đánh giá giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng lâm nghiệp theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Các tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 12 Nghị định này được phép khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá kết quả khảo nghiệm để công nhận giống cây trồng lâm nghiệp.
Điều 14. Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp
1. Khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo từng vùng. Giống cây trồng lâm nghiệp được khảo nghiệm ở vùng nào thì sẽ được cấp quyết định công nhận để phát triển ở vùng đó và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
2. Phương pháp khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được quy định tại tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Phương pháp giải trình tự gen được sử dụng thay thế phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt để kiểm tra tính đúng của giống.
4. Trước khi khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp biến đổi gen phải thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp có các quyền:
a) Đầu tư nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp; điều tra, đánh giá, thu thập, lưu giữ, khai thác nguồn vật liệu nhân giống trong nước hoặc nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư cho khoa học và công nghệ, chính sách đặc thù cho lĩnh vực, vùng theo quy định của pháp luật;
c) Hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp có các nghĩa vụ:
a) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Khi chuyển giao giống cây trồng lâm nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
c) Tuân thủ quy định của pháp luật về đa dạng sinh học và quy định của pháp luật có liên quan khi tiến hành nghiên cứu, chọn, tạo, thí nghiệm, khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp biến đổi gen.
Mục 3
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP
Điều 16. Yêu cầu chung về quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp
1. Quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của Nghị định này và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Đối với giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính: chỉ đưa vào sản xuất, kinh doanh các giống, nguồn giống đã được công nhận.
3. Chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở về giống cây trồng lâm nghiệp.
Điều 17. Yêu cầu đối với chất lượng giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính
1. Đối với lô hạt giống: Phải được thu hái từ nguồn giống được công nhận còn thời hạn sử dụng; chất lượng hạt giống đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc gia về hạt giống tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Đối với cây giống trong bình mô: Phải sản xuất từ giống được công nhận, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về cây mầm mô tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Đối với hom giống, cành ghép, mắt ghép: Phải được lấy từ vườn cây đầu dòng, cây trội được công nhận còn thời hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về hom giống, cành ghép, mắt ghép tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Đối với lô cây giống: Phải được sản xuất từ cây trong bình mô hoặc giống được thu hái từ nguồn giống đã được công nhận, còn thời hạn sử dụng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về cây giống tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Giống cây trồng lâm nghiệp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn cơ sở khi chưa có tiêu chuẩn quốc gia.
Điều 18. Hồ sơ giống cây trồng lâm nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp phải lập và lưu giữ hồ sơ sau:
a) Đối với lô hạt giống: Bảng kê giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 01/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; bản chụp quyết định công nhận nguồn giống; hóa đơn bán hàng, trong đó ghi rõ khối lượng hạt giống và mã số của nguồn giống thu hái hạt giống;
b) Đối với cây giống trong bình mô: Bảng kê giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 02/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; bản chụp quyết định công nhận giống hoặc hợp đồng mua giống; hóa đơn bán hàng, trong đó ghi rõ số lượng cây mầm mô và tên, mã số của giống sản xuất;
c) Đối với hom giống, cành ghép, mắt ghép: Bảng kê giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 03/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; bản chụp quyết định công nhận nguồn giống hoặc hợp đồng mua vật liệu nhân giống; hóa đơn bán hàng, trong đó ghi rõ số lượng hom giống, cành ghép, mắt ghép và tên, mã số của nguồn giống;
d) Đối với lô cây giống: Bảng kê giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 04/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ liên quan khác của nguồn gốc vật liệu nhân giống để sản xuất cây giống (hóa đơn tài chính, phiếu xuất, quyết định công nhận nguồn giống);
đ) Đối với các giống không thuộc danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính thì không bắt buộc có quyết định công nhận giống, nguồn giống theo quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản này.
2. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nguồn gốc giống cây trồng lâm nghiệp tại bảng kê.
Điều 19. Ghi nhãn và quảng cáo giống cây trồng lâm nghiệp
1. Ghi nhãn giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa và nội dung ghi nhãn như sau:
a) Đối với hạt giống: Tên loài cây (tên khoa học); khối lượng hạt; ngày, tháng, năm chế biến xong; thời hạn sử dụng; nơi thu hái; phương pháp bảo quản; tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất;
b) Đối với bình mô: Tên loài cây (tên khoa học); tên giống; mã số giống được công nhận; lô sản xuất: Ngày, tháng, năm; tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất; thời hạn cấy cây (từ ngày xuất giống đến ngày cuối cùng được phép sử dụng);
c) Đối với các loại giống khác không ghi nhãn nhưng phải có hồ sơ theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
2. Quảng cáo giống cây trồng lâm nghiệp
a) Được quảng cáo giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
b) Nội dung quảng cáo giống cây trồng lâm nghiệp phải theo đúng nội dung trong quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp và quyết định công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.
3. Trường hợp giống cây trồng lâm nghiệp nhập khẩu với mục đích triển lãm, hội chợ thì thực hiện quảng cáo theo nội dung Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
Điều 20. Công bố phù hợp tiêu chuẩn giống cây trồng lâm nghiệp
Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp phải công bố tiêu chuẩn giống cây trồng lâm nghiệp do mình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia.
Mục 4
SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP
Điều 21. Điều kiện của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp; trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở;
b) Sản xuất giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính phải sử dụng vật liệu nhân giống từ giống, nguồn giống được công nhận.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm giao dịch hợp pháp;
b) Có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống, gồm: Thông tin về hợp đồng, hóa đơn mua bán lô giống; hồ sơ, nhãn phù hợp quy định tại Điều 18, Điều 19 Nghị định này; các thông tin về vật liệu nhân giống đã sử dụng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, số lượng, thời gian giao nhận.
3. Trước khi sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi thông báo qua thư điện tử hoặc gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại các thông tin sau: Địa chỉ giao dịch, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện hợp pháp, số điện thoại liên hệ để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 22. Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp
1. Sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo phương pháp nhân giống hữu tính và phương pháp nhân giống vô tính theo tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp; trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
2. Sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp bằng nuôi cấy mô phải sử dụng vật liệu nhân giống từ giống gốc hoặc giống phục tráng; giống gốc hoặc giống phục tráng sau 02 năm sử dụng nhân giống phải được phục tráng lại theo tiêu chuẩn quốc gia về phục tráng giống.
3. Tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp do mình sản xuất, kinh doanh.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp có trách nhiệm bàn giao cho khách hàng hồ sơ liên quan đến lô giống theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này khi xuất bán để sử dụng trong quá trình vận chuyển, lưu thông và sử dụng giống.
Điều 23. Quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp có quyền sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ đầy đủ quy định tại Điều 21 Nghị định này;
b) Thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng với sản phẩm sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;
c) Thu hồi, xử lý giống cây trồng lâm nghiệp không bảo đảm chất lượng khi lưu thông trên thị trường;
d) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
đ) Cung cấp tài liệu minh chứng về nguồn gốc giống cây trồng lâm nghiệp, tài liệu truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng lâm nghiệp;
e) Ghi nhãn đối với giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này;
g) Báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp tại địa phương.
Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp có các quyền:
a) Được cung cấp đầy đủ thông tin và hướng dẫn sử dụng đối với giống cây trồng lâm nghiệp sử dụng;
b) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
c) Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp có các nghĩa vụ:
a) Tuân thủ quy trình sản xuất, hướng dẫn sử dụng đối với giống cây trồng lâm nghiệp do tổ chức, cá nhân cung cấp giống cây trồng lâm nghiệp công bố hoặc hướng dẫn;
b) Khi xảy ra sự cố hoặc phát hiện hậu quả xấu do giống cây trồng lâm nghiệp gây ra phải kịp thời thông báo cho tổ chức, cá nhân cung cấp giống cây trồng lâm nghiệp và chính quyền địa phương biết, để xử lý.
Mục 5
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP
Điều 25. Xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp
1. Việc xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp thuộc Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
2. Giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận được xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.
3. Giống cây trồng lâm nghiệp chưa được công nhận được xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép.
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 05/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính lý lịch giống cây trồng lâm nghiệp đề nghị xuất khẩu (mỗi giống chỉ nộp một lần khi xuất khẩu lần đầu) theo Mẫu số 07/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Ngoài giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân phải kèm theo một trong các tài liệu sau đây:
Bản sao thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt đối với trường hợp xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, hợp tác quốc tế;
Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức đối với trường hợp xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm.
5. Trình tự thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết, để hoàn thiện.
Trường hợp nộp qua môi trường điện tử hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết, để hoàn thiện.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và cấp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 08/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối cấp Giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép xuất khẩu không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp.
7. Trường hợp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp bị mất, bị hỏng, tổ chức, cá nhân được cấp lại Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo trình tự, thủ tục như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 06/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp lại Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp; trường hợp từ chối cấp Giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 26. Nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp
1. Việc nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp thuộc Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
2. Giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận được nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.
3. Giống cây trồng lâm nghiệp chưa được công nhận không thuộc Danh mục các loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo quy định của pháp luật được nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, trồng thử nghiệm, làm cây cảnh, cây bóng mát, hợp tác quốc tế, làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép.
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 05/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính lý lịch giống cây trồng lâm nghiệp đề nghị nhập khẩu (mỗi giống chỉ nộp một lần khi nhập khẩu lần đầu) theo Mẫu số 07/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Ngoài giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân phải kèm theo một trong các giấy tờ sau đây:
Bản chính hoặc bản sao thiết kế kỹ thuật trồng khảo nghiệm, thử nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp đối với trường hợp nhập khẩu để khảo nghiệm, trồng thử nghiệm;
Bản sao thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt đối với trường hợp nhập khẩu theo thỏa thuận hợp tác;
Bản chính hoặc bản sao Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam đối với trường hợp nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp để tham gia hội chợ, triển lãm;
Bản sao Giấy xác nhận giữa hai bên bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt đối với trường hợp nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp để làm quà tặng;
Bản sao văn bản phê duyệt hoặc chấp thuận chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định của pháp luật đối với trường hợp nhập khẩu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư.
5. Trình tự thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết, để hoàn thiện;
Trường hợp nộp qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết, để hoàn thiện;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 08/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp.
7. Trường hợp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp bị mất, bị hỏng, tổ chức, cá nhân được cấp lại Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo trình tự, thủ tục như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 06/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp lại Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp; trường hợp từ chối cấp Giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 27. Trách nhiệm của các Bộ và cơ quan ngang Bộ
1. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giống cây trồng lâm nghiệp;
b) Xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ về nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp mới phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng;
c) Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình sản xuất trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định;
d) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giống cây trồng lâm nghiệp; thực hiện chế độ báo cáo thống kê về giống cây trồng lâm nghiệp;
đ) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; điều tra, thu thập, quản lý các thông tin, tư liệu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp;
e) Chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về giống cây trồng lâm nghiệp theo thẩm quyền.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giống cây trồng lâm nghiệp.
Điều 28. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra quy trình sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương.
2. Đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ về giống cây trồng lâm nghiệp phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn.
3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tập huấn kiến thức về giống cây trồng lâm nghiệp.
4. Cập nhật cơ sở dữ liệu, thông tin; thực hiện chế độ báo cáo thống kê về giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn vào hệ thống cơ sở dữ liệu giống cây trồng lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về giống cây trồng lâm nghiệp theo thẩm quyền.
Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 29. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.
2. Những văn bản, tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong Nghị định này khi có sửa đổi, bổ sung, thay thế, thì áp dụng theo văn bản, tiêu chuẩn sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
3. Nghị định này bãi bỏ các quy định tại các văn bản sau đây:
a) Khoản 1 Khoản 13 Điều 3, Điều 7, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17 Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính;
b) Điều 4 Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Điều 30. Quy định chuyển tiếp
1. Nhãn giống cây trồng lâm nghiệp, bao bì gắn nhãn đã được sản xuất, in ấn trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng, nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
2. Hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp đã tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Điều 31. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:

Ban Bí thư Trung ương Đảng;

Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

Văn phòng Tổng Bí thư;

Văn phòng Chủ tịch nước;

Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

Văn phòng Quốc hội;

Tòa án nhân dân tối cao;

Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

Kiểm toán Nhà nước;

Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

Ngân hàng Chính sách Xã hội;

Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, NN (2b).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

 

Phụ lục I

DANH MỤC CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

(Kèm theo Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ)

_____________________

 

TT

Loại/số hiệu TCVN

Tên tiêu chuẩn

I

Tiêu chuẩn về nguồn giống và hạt giống cây trồng lâm nghiệp

 

1

TCVN 13276:2021

Giống cây lâm nghiệp - Hạt giống

2

TCVN 8754:2017

Giống cây lâm nghiệp - Giống mới được công nhận

3

TCVN 8755:2017

Giống cây lâm nghiệp - Cây trội

4

TCVN 8757:2018

Giống cây lâm nghiệp - Vườn giống

5

TCVN 8758:2018

Giống cây lâm nghiệp - Rừng giống trồng

6

TCVN 8759:2018

Giống cây lâm nghiệp - Rừng giống chuyển hóa

II

Tiêu chuẩn về khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp

 

7

TCVN 8761-1:2017

Giống cây lâm nghiệp – Khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng (VCU) - Phần 1: Nhóm loài cây lấy gỗ

8

TCVN 8761-2:2020

Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (VCU) - Phần 2: Nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ thân gỗ lấy quả và hạt.

9

TCVN 8761-3:2020

Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (VCU) - Phần 3: Nhóm loài cây ngập mặn.

10

TCVN 8761-4:2021

Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (VCU) - Phần 4: Nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ thân gỗ lấy tinh dầu.

11

TCVN 8761-5:2021

Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (VCU) - Phần 5: Nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ thân thảo, dây leo lấy củ.

12

TCVN 8761-6:2021

Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (VCU) - Phần 6: Nhóm loài tre nứa.

13

TCVN 8761-7:2021

Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (VCU) - Phần 7: Nhóm loài song mây.

14

TCVN 12824-1:2020

Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (DUS) - Phần 1: Nhóm các giống Keo lai.

15

TCVN 12824-2:2020

Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (DUS) - Phần 2: Nhóm các giống Bạch đàn lai.

16

TCVN 12824-3:2020

Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (DUS) - Phần 3: Nhóm các giống Tràm lai.

III

Tiêu chuẩn về cây giống cây trồng lâm nghiệp

 

17

TCVN 11570-1:2016

Giống cây lâm nghiệp - Cây giống Keo - Phần 1: Keo tai tượng

18

TCVN 11570-2:2016

Giống cây lâm nghiệp - Cây giống Keo - Phần 2: Keo lai

19

TCVN 11571-1:2016

Giống cây lâm nghiệp - Cây giống Bạch đàn. Phần 1: Bạch đàn lai

20

TCVN 11571-2:2017

Giống cây Lâm nghiệp - Cây giống bạch đàn - Phần 2: Bạch đàn urophyllya và Bạch đàn camaldulensis

21

TCVN 11572-1:2016

Giống cây lâm nghiệp - Cây giống Sở - Phần 1: Sở chè

22

TCVN 11766:2017

Giống cây lâm nghiệp - Cây giống Mắc ca

23

TCVN 11767:2017

Giống cây lâm nghiệp - Cây giống Mây nếp

24

TCVN 11768:2017

Giống cây lâm nghiệp - Cây giống Thảo quả

25

TCVN 11769:2017

Giống cây lâm nghiệp - Cây giống Hồi

26

TCVN 11770:2017

Giống cây lâm nghiệp - Cây giống Sa nhân tím

27

TCVN 11871-1:2017

Giống cây Lâm nghiệp - Cây giống tràm - Phần 1: Nhân giống bằng hạt

28

TCVN 11872-1:2017

Giống cây Lâm nghiệp - Cây giống thông - Phần 1: Thông đuôi ngựa và Thông caribê

29

TCVN 11872-3:2020

Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài Thông - Phần 3: Thông nhựa.

30

TCVN 11872-4:2020

Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài Thông - Phần 4: Thông ba lá.

31

TCVN 11570-3:2017

Giống cây Lâm nghiệp - Cây giống keo - Phần 3: Keo lá liềm và Keo lá tràm

32

TCVN 12714-1:2019

Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa - Phần 1: Xoan ta

33

TCVN 12714-2:2019

Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa- Phần 2: Mỡ

34

TCVN 12714-3:2019

Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa - Phần 3: Vối thuốc.

35

TCVN 12714-4:2019

Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa - Phần 4: Sao đen.

36

TCVN 12714-5:2020

Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa - Phần 5: Trám trắng.

37

TCVN 12714-6:2020

Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa - Phần 6: Giổi xanh.

38

TCVN 12714-7:2020

Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa - Phần 7: Dầu rái.

39

TCVN 12714-8:2020

Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa - Phần 8: Lát hoa.

40

TCVN 12714-9:2020

Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa - Phần 9: Sồi phảng.

 
 

 

 

Phụ lục II

CÁC BIỂU MẪU QUẢN , XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

(Kèm theo Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ)

__________________

 

TT

TÊN BIỂU MẪU

KÝ HIỆU

1

Bảng kê giống cây trồng lâm nghiệp (đối với hạt giống)

Mẫu số 01/LN

2

Bảng kê giống cây trồng lâm nghiệp (đối với cây trong bình mô)

Mẫu số 02/LN

3

Bảng kê giống cây trồng lâm nghiệp (đối với hom giống, cành ghép, mắt ghép)

Mẫu số 03/LN

4

Bảng kê giống cây trồng lâm nghiệp (đối với cây giống)

Mẫu số 04/LN

5

Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp

Mẫu số 05/LN

6

Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp

Mẫu số 06/LN

7

Lý lịch giống cây trồng lâm nghiệp đề nghị xuất khẩu/nhập khẩu

Mẫu số 07/LN

8

Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp

Mẫu số 08/LN

 
 

Mẫu số 01/LN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

BẢNG KÊ GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

(Đối với lô hạt giống)

__________

 

Tên chủ giống cây trồng lâm nghiệp....................................................................................

Địa chỉ................................................ Điện... thoại:......................................................

Quyết định công nhận nguồn giống:...............................................................................

Mã số nguồn giống.......................................................................................................

Số TT

Tên loài cây

Khối lượng hạt giống thu hái

Khối lượng hạt giống xuất bán

Ghi chú

Tháng, năm

Khối lượng (kg)

Tên khách hàng

Địa chỉ

Khối lượng

(kg)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…., ngày…tháng…năm….

Tổ chức, cá nhân lập bảng kê giống cây trồng lâm nghiệp

(Ký tên và đóng dấu đối với tổ chức; ký, ghi rõ họ tên đối với cá nhân)

 

 

Mẫu số 02/LN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

 

BẢNG KÊ GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

(Đối với cây giống trong bình mô)

_________

 

Tên chủ giống cây trồng lâm nghiệp...................................................................................

Địa chỉ....................................................... Điện... thoại:...................................................

Quyết định công nhận giống:.............................................................................................

Mã số giống được công nhận.............................................................................................

Số TT

Tên giống

Số lượng cây trong bình mô sản xuất

Số lượng cây trong bình mô xuất bán

Ghi chú

Tháng, năm

Số lượng

Tên khách hàng

Địa chỉ

Số lượng

Bình

Cây

Bình

Cây

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…., ngày…tháng…năm….

Tổ chức, cá nhân lập bảng kê giống cây trồng lâm nghiệp

(Ký tên và đóng dấu đối với tổ chức; ký, ghi rõ họ tên đối với cá nhân)

 

 

 

 

 

Mẫu số 03/LN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

 

BẢNG KÊ GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

 (Đối với hom, cành ghép, mắt ghép)

_______________

 

Tên chủ vật liệu giống...................................................................................................

Địa chỉ ………………………… Điện thoại: ………………………………

Quyết định công nhận nguồn giống:..............................................................................

Mã số nguồn giống.......................................................................................................

Số TT

Tên loài cây

Số lượng hom giâm, cành ghép, mắt ghép thu hoạch

Số lượng hom, cành ghép, mắt xuất bán

Ghi chú

Tháng, năm

Số lượng

Tên khách hàng

Địa chỉ

Số lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…., ngày…tháng…năm….

Tổ chức, cá nhân lập bảng kê giống cây trồng lâm nghiệp

(Ký tên và đóng dấu đối với tổ chức; ký, ghi rõ họ tên đối với cá nhân)

 

 

Mẫu số 04/LN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

 

BẢNG KÊ GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

(Đối với lô cây giống)

__________

 

Tên chủ giống cây trồng lâm nghiệp...................................................................................

Địa chỉ........................................................... Điện... thoại:................................................

Quyết định công nhận giống hoặc nguồn giống:..................................................................

Mã số giống hoặc nguồn giống được công nhận.................................................................

Số TT

Tên loài cây/ tên giống

Số lượng cây giống sản xuất

Số lượng cây giống xuất bán

Ghi chú

Tháng, năm

Số lượng (cây)

Tên khách hàng

Địa chỉ

Số lượng (cây)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…., ngày…tháng…năm….

Tổ chức, cá nhân lập bảng kê giống cây trồng lâm nghiệp

(Ký tên và đóng dấu đối với tổ chức; ký, ghi rõ họ tên đối với cá nhân)

 

Mẫu số 05/LN

 

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

_________

Số: …..

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

…, ngày... tháng... năm ....

 

 

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU/NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

___________

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu:........................................

- Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân đối với cá nhân đăng ký xuất khẩu: 

- Địa chỉ:..................................................................................................................

- Điện thoại, Fax, Email:

- (Tên tổ chức, cá nhân).................... đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép xuất khẩu/nhập khẩu giống cây lâm nghiệp sau đây:

1. Tên loài cây:

- Tên khoa học:

- Tên Việt Nam:

2. Số lượng:

- Hạt giống/lô giống:.................. kg

- Cây giống/dòng vô tính:....................... số   cây /dòng vô tính

3. Nguồn gốc, xuất xứ giống (kèm theo lý lịch nguồn giống):

4. Mục đích xuất khẩu/nhập khẩu giống:

Nghiên cứu

Khảo nghiệm

Sản xuất thử nghiệm

Quà tặng

Hội chợ, Triển lãm

Hợp tác quốc tế

Cây cảnh, cây bóng mát

Mục đích khác..................................

5. Thời gian xuất khẩu/nhập khẩu giống: từ ngày ... tháng ... năm 20...

6. Cửa khẩu xuất khẩu/nhập khẩu giống: Cửa khẩu/sân bay/bưu điện................................

7. Lần xuất khẩu/nhập khẩu (thứ mấy)

- Kèm theo đây là các tài liệu liên quan

Tờ khai kỹ thuật

Giấy chứng nhận ĐKKD

Giấy chứng nhận Đầu tư (............................. )

Giấy tờ khác

- (Tên tổ chức, cá nhân)................. cam kết thực hiện đúng những quy định của nhà nước về xuất khẩu/nhập khẩu và báo cáo kết quả xuất khẩu/nhập khẩu giống về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét và giải quyết./.

 

 

...., ngày... tháng.... năm....

Tổ chức, cá nhân đề nghị

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu số 06/LN

 

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

_________

Số: …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

…, ngày... tháng... năm ....

 

 

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU/NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

_________

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu:.....................................

- Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân đối với cá nhân đăng ký xuất khẩu: 

- Địa chỉ:...................................................................................................................

- Điện thoại, Fax, Email:

- (Tên tổ chức, cá nhân).................... đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp lại Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu với các nội dung sau đây:

1. Lý do đề nghị cấp lại:

2. Tên loài cây:

- Tên khoa học:

- Tên Việt Nam:

3. Số lượng:

- Hạt giống/lô giống:..................... kg

- Cây giống/dòng vô tính:....................... số   cây /dòng vô tính

4. Nguồn gốc, xuất xứ giống (kèm theo lý lịch nguồn giống):

5. Mục đích xuất khẩu/nhập khẩu giống:

Nghiên cứu

Khảo nghiệm

Sản xuất thử nghiệm

Quà tặng

Hội chợ, Triển lãm

Hợp tác quốc tế

Cây cảnh, cây bóng mát

Mục đích khác..................................

6. Thời gian xuất khẩu/nhập khẩu giống: từ ngày ... tháng ... năm 20...

7. Cửa khẩu xuất khẩu/nhập khẩu giống: Cửa khẩu/sân bay/bưu điện................................

8. Lần xuất khẩu/nhập khẩu (thứ mấy)

- Kèm theo đây là các tài liệu liên quan

Tờ khai kỹ thuật

Giấy chứng nhận ĐKKD

Giấy chứng nhận Đầu tư (............................. )

Giấy tờ khác

(Tên tổ chức, cá nhân)................ cam kết thực hiện đúng những quy định của nhà nước về xuất khẩu/nhập khẩu và báo cáo kết quả xuất khẩu/nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét và giải quyết./.

 

 

...., ngày... tháng.... năm....

Tổ chức, cá nhân đề nghị

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu số 07/LN

 

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

_________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

…, ngày... tháng... năm ....

 

 

LÝ LỊCH GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP ĐỀ NGHỊ XUẤT KHẨU/NHẬP KHẨU

 

I. Thông tin về giống

- Tên giống: ………………………           

+ Tên giống cây trồng ghi bằng tiếng Việt (nếu cây trồng chưa có ở Việt Nam thì ghi bằng tiếng Anh hoặc phiên âm La tinh tiếng bản địa nơi nhập về):....

+ Tên khoa học (cụ thể đến loài, họ, bộ):..........................................................................

- Đặc điểm thực vật học chủ yếu:......................................................................................

- Bộ phận sử dụng:

+ Gỗ:.................................................................. Sản... phẩm ngoài gỗ:..........................

- Giống được thu hái từ (rừng giống, vườn giống, rừng trồng.............................. ):............

- Những đặc điểm ưu việt của giống xuất khẩu/nhập khẩu: năng suất, khả năng kháng bệnh, tính chất cơ lý gỗ ……………………..       

2. Điều kiện tự nhiên nơi thu hái giống

a) Đặc điểm địa lý

• Kinh độ:...............................

• Vĩ độ:..................................

• Độ cao so với mực nước biển:....................................

b) Đặc điểm khí hậu

• Nhiệt độ bình quân năm:

• Nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất:

• Nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất:

• Lượng mưa bình quân năm:

• Mùa mưa:

• Lượng bốc hơi:

3. Kỹ thuật gieo trồng (đối với giống cây trồng xuất khẩu/nhập khẩu lần đầu):

- Yêu cầu điều kiện sinh thái (vĩ độ, nhiệt độ, đất đai...):.............................................................

- Thời vụ trồng:........................................................................................................................

- Mật độ, lượng giống /ha:........................................................................................................

- Sâu bệnh hại chính:................................................................................................................

4. Cảnh báo các tác hại

Nêu rõ những dự báo tác động xấu của loại cây trồng xuất khẩu/nhập khẩu đến môi trường sinh thái như đất, nước, sinh vật khác và sức khỏe con người (nếu có):....................................................................

(Tên tổ chức, cá nhân)... cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong tờ khai lý lịch giống này./.

 

 

...., ngày... tháng.... năm....

Tổ chức, cá nhân đề nghị

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Mẫu số 08/LN

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

_________

Số: .../GPXK-BNN

(Số: ..../GPNK-BNN)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày... tháng... năm 20....

 

 

 

GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU/NHP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

_______________

 

Căn cứ Nghị định số..................... ngày … tháng … năm .... của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số: ..../2021/NĐ-CP ngày …tháng …năm…. của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp;

Căn cứ văn bản đề nghị xuất khẩu/nhập khẩu số...................... ngày .... tháng .... năm 20… của và hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng ý cho:

Tổ chức/cá nhân......................................................................................................................

Địa chỉ....................................................................................................................................

Điện thoại..................................................... Fax....................................................................

Được phép xuất khẩu/nhập khẩu..................................................... để....................................

 1. Tên thương mại:.................................................................................................................

2. Tên khoa học:.....................................................................................................................

3. Số lượng:................................................................ Khối lượng.........................................

4. Tên cơ sở sản xuất:.............................................................................................................

5. Địa chỉ nhà sản xuất....................................... ĐT................................. Fax........................

6. Nước nhập khẩu/xuất khẩu:..................................................................................................

7. Thời gian xuất khẩu/nhập khẩu:............................................................................................

8. Cửa khẩu xuất khẩu/nhập khẩu:...........................................................................................

9. Mục đích xuất khẩu/nhập khẩu:............................................................................................

Giấy phép này có giá trị đến hết ngày:......................................................................................

Tổ chức/cá nhân phải thực hiện đúng mục đích xuất khẩu/nhập khẩu và thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành./.

 

Nơi nhận:

- ......;

- Lưu: VT,.

Hà Nội, ngày... tháng... năm 20….

BỘ TRƯỞNG

(Họ và tên, chữ ký và đóng dấu)

 

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi