Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 360/BNN-CB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước ngành chế biến nông lâm sản và nghề muối
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 360/BNN-CB
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 360/BNN-CB | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Diệp Kỉnh Tần |
Ngày ban hành: | 17/02/2006 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Công văn 360/BNN-CB
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 360 /BNN-CB | Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2006 |
Kính gửi: Sở nông nghiệp & PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn và nghề muối có ý nghĩa quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Đây là nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Nghị định 86/NĐ-CP, ngày 18/7/2003. Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối là cơ quan tham mưu, giúp Bộ trưởng trực tiếp quản lý, chỉ đạo lĩnh vực này.
Theo tinh thần Thông tư liên tịch số 11/2004/TTLT-BNN-BNV ngày 02/4/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Sở Nông nghiệp & PTNT báo cáo UBND Tỉnh, thành phố hoàn thành tổ chức bộ máy, bố trí nhân lực để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với lĩnh vực chế biến, bảo quản nông lâm sản, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn và nghề muối ở địa phương theo hướng sau:
1. Về Tổ chức:
Tuỳ theo đặc điểm tình hình cụ thể từng địa phương, có thể thành lập Phòng Chế biến nông lâm sản & NNNT thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT hoặc thuộc Chi Cục Hợp tác xã & PTNT. Các địa phương có sản xuất muối nên thành lập Phòng Chế biến nông lâm sản và nghề muối.
Chi Cục Hợp tác xã & PTNT đồng thời thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực mà Bộ Nông nghiệp&PTNT giao cho Cục Cục Hợp tác xã & PTNT và Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối.
Đối với các tỉnh có nhiều cơ sở chế biến nông, lâm sản, ngành nghề nông thôn (hoặc nghề muối), chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu kinh tế của địa phương, nên thành lập Chi cục Chế biến Nông lâm sản và NNNT (hoặc Nghề muối) thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT.
2. Về nhiệm vụ và quyền hạn quản lý nhà nước chuyên ngành chế biến nông lâm sản, cơ điện nông nghiệp, ngành nghề nông thôn và nghề muối tại địa phương.
2.1 – Xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển sản xuất của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở phù hợp với quy hoạch tổng thể thuộc các lĩnh vực: chế biến, bảo quản nông, lâm sản; cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động hoá trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi; sản xuất muối (nếu có); ngành nghề nông thôn và quản lý chất lượng sản phẩm của các cơ sở sản xuất thuộc các lĩnh vực nêu trên.
2.2 - Đề xuất sửa đổi, bổ sung những vấn đề thuộc cơ chế chính sách, chế độ quản lý liên quan đến các lĩnh vực nói trên.
2.3 – Tham gia thẩm định các luận chứng kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng các cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm sản, muối; các cơ sở sửa chữa, chế tạo máy móc, thiết bị cơ điện nông nghiệp; các cơ sở làng nghề ở nông thôn thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.4 - Phối hợp tổ chức việc chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật bảo quản, chế biến nông, lâm sản; cơ điện nông nghiệp; sản xuất muối và ngành nghề nông thôn thuộc Sở quản lý.
2.5 – Xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm làng nghề, muối và cung ứng máy móc, vật tư kỹ thuật cơ điện nông nghiệp ở địa phương.
2.6 – Tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy trình, quy phạm kỹ thuật, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành ở địa phương, kiến nghị các biện pháp khắc phục hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm.
2.7 - Về quản lý chuyên ngành: Căn cứ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối, các phòng Chế biến Nông lâm sản & NNNT (hoặc Nghề muối) ở địa phương có các chức năng sau:
- Thống nhất quản lý về cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động hoá trong nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp và thuỷ lợi;
- Quản lý nhà nước về bảo quản nông, lâm sản, bao gồm cả việc bảo quản trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm tươi và sản phẩm chế biến;
- Thống nhất quản lý nhà nước về công nghiệp chế biến bảo quản nông, lâm sản và các sản phẩm khác thuộc phạm vi quản lý của ngành;
- Thống nhất quản lý về ngành nghề và làng nghề ở nông thôn, chú trọng phát triển các nghề thủ công, các nghề phi nông nghiệp nhằm nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn;
- Về nghề muối:
+ Quản lý nhà nước về sản xuất, bảo quản muối và các sản phẩm của muối;
+ Thống nhất quản lý nhà nước về chế biến muối và các sản phẩm muối chế biến;
+ Quản lý theo dõi dự trữ quốc gia về muối trên địa bàn tỉnh;
- Quản lý nhà nước về công tác khuyến diêm, khuyến công và phát triển ngành nghề nông thôn ở nông thôn trên địa bàn tỉnh;
- Quản lý nhà nước về chất lượng nông, lâm sản trong quá trình bảo quản, chế biến; cơ điện nông nghiệp; ngành nghề nông thôn; sản xuất, chế biến muối và quản lý chất lượng vật tư, thiết bị, công nghệ của các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực nêu trên trong phạm vi địa phương.
2.8 - Thu nhập thông tin, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu cơ điện nông nghiệp, phát triển ngành nghề nông thôn phục vụ công tác quản lý chuyên ngành và định kỳ báo cáo tình hình về Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối.
Trên đây là một số gợi ý về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Phòng Chế biến nông lâm sản và NNNT ở địa phương, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối, được quy định tai Quyết định số 90/2003/QĐ-BNN ngày 04/9/2003 và Quyết định bổ sung số 17/2005/QĐ-BNN ngày 22/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Đề nghị các Sở Nông nghiệp và PTNT kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước theo tinh thần trên và báo cáo Bộ kết quả thực hiện.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |