Chỉ thị 5957/CT-BNN-BVTV 2018 về tăng cường công tác phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 5957/CT-BNN-BVTV

Chỉ thị 5957/CT-BNN-BVTV của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:5957/CT-BNN-BVTVNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Nguyễn Xuân Cường
Ngày ban hành:06/08/2018Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nghiêm cấm mua bán, trồng giống sắn HLS11

Ngày 06/8/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra Chỉ thị 5957/CT-BNN-BVTV về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh khảm lá virut hại sắn.

Chỉ thị nêu rõ, các tỉnh đã phát hiện bệnh khảm lá sắn phải chỉ đạo nghiêm cấm mua bán, trồng giống sắn HLS11; tích cực tổ chức phòng trừ bọ phấn là môi giới truyền bệnh. Đồng thời, phải nghiêm túc áp dụng các biện pháp phòng trừ bệnh và cấm vận chuyển hom sắn ra khỏi vùng có dịch, không trồng các giống sắn đã nhiễm dịch, tăng cường diệt bọ phấn trắng là trung gian truyền bệnh, khuyến cáo người trồng sắn chuyển đổi cây trồng hoặc tạm dừng trồng sắn để cắt nguồn bệnh.

Các tỉnh chưa phát hiện dịch phải tăng cường rà soát diện tích trồng sắn để sớm phát hiện và tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời. Tăng cường tuyên truyền cho người dân về tác hại của bệnh và hướng dẫn biện pháp phòng chống bệnh cho người trồng sắn.

Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và các cơ quan khác cần tích cực phối hợp với các tỉnh để phòng chống bệnh khảm lá sắn và diệt trừ bọ phấn trắng.

Xem chi tiết Chỉ thị 5957/CT-BNN-BVTV tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

Số: 5957/CT-BNN-BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 06 tháng 08 năm 2018

 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BỆNH KHẢM LÁ VIRUS HẠI SẮN

 

Bệnh khảm lá virus hại sắn (mì) có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV), lan truyền qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) và qua hom giống nên khả năng lây lan rất nhanh, gây hại nghiêm trọng các vùng trồng sắn ở Việt Nam. Tháng 6/2017, bệnh khảm lá sắn lần đầu tiên xuất hiện và gây hại ở tỉnh Tây Ninh, đến nay bệnh đã lan rộng, gây hại trên 90% diện tích trồng sắn ở Tây Ninh và đang lan ra các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Đắk Lắk, Bình Phước.

Bệnh gây hại trên hầu hết các giống sắn nhưng hại nặng trên các giống sắn HLS 11, KM 419 trong khi nhiều hộ dân sử dụng nguồn giống trong vùng dịch, giống nhiễm bệnh để trồng nên bệnh càng có nguy cơ lây lan nhanh ra diện rộng, gây hại nghiêm trọng hơn. Để chủ động phòng chống bệnh khảm lá sắn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho sản xuất sắn trong toàn quốc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị:

1. UBND các tỉnh, thành phố có trồng sắn

a) Đối với những tỉnh đã phát hiện bệnh khảm lá sắn

- Thành lập, kiện toàn và duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống bệnh khảm lá sắn ở các cấp.

- Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, tổ chức liên quan nghiêm túc áp dụng các biện phòng chống bệnh khảm lá sắn, theo hướng dẫn trong quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn Cục Bảo vệ thực vật đã ban hành, trong đó chú trọng chỉ đạo cấm việc vận chuyển hom giống sắn ra khỏi vùng dịch hoặc sang địa phương khác.

- Thông tin tuyên truyền, hướng dẫn nông dân, người sản xuất không trồng các giống sắn đã xác định nhiễm bệnh nặng, trong đó nghiêm cấm mua bán, trồng giống sắn HLS11; tích cực tổ chức phòng trừ bọ phấn là môi giới truyền bệnh.

- Khuyến cáo các tổ chức, cá nhân trồng sắn chuyển cây trồng khác hoặc không trồng sắn ít nhất 01 vụ để cắt nguồn bệnh.

b) Đối với các tỉnh chưa phát hiện bệnh khảm lá sắn

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn liên quan tiến hành rà soát kỹ các diện tích trồng sắn để phát hiện, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời; ngăn chặn triệt để việc sử dụng cây sắn đã nhiễm bệnh làm giống; tăng cường kiểm soát không để tổ chức, cá nhân vận chuyển giống từ các địa phương đang có dịch bệnh về địa phương.

- Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chuyên môn tăng cường rà soát, thống kê diện tích sắn nhiễm bệnh khảm lá. Hướng dẫn nông dân thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng trừ bệnh theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật đã ban hành. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về tác hại của bệnh và các biện pháp phòng chống cho người trồng sắn.

2. Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Cục Bảo vệ thực vật

- Tiếp tục chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố tăng cường điều tra, phát hiện sớm bọ phấn trắng, bệnh khảm lá virus hại sắn và chủ động áp dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời.

- Giao Cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn các địa phương sử dụng tạm thời một số loại thuốc trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để phục vụ công tác chống dịch trong thời gian chưa có sản phẩm được đăng ký chính thức và báo cáo Bộ.

- Chủ trì, phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật và các địa phương tiến hành đánh giá mức độ nhiễm bệnh của các giống sắn; mức độ ảnh hưởng năng suất của các giống sắn và tỷ lệ bệnh khác nhau làm cơ sở rà soát, bổ sung hoàn thiện quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn.

- Kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh; tổng hợp và báo cáo tình hình dịch bệnh, công tác phòng chống về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Cục Trồng trọt

- Theo dõi tình hình sản xuất sắn ở các địa phương để phối hợp chỉ đạo về giống, thời vụ và các biện pháp kỹ thuật canh tác phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn.

- Chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam xây dựng các mô hình quản lý bệnh bằng nguồn giống sạch bệnh để các địa phương áp dụng.

c) Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

- Chỉ đạo hệ thống khuyến nông các cấp tập trung tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn tới tận hộ nông dân các biện pháp phòng trừ bọ phấn trắng, bệnh khảm lá sắn.

- Thực hiện xây dựng các mô hình phòng trừ bệnh có hiệu quả; kịp thời tổng kết và phổ biến kết quả mô hình để áp dụng trên diện rộng.

-Tổ chức in ấn sổ tay, tờ rơi, poster, thông tin tuyên truyền phòng trừ bọ phấn trắng và bệnh khảm lá sắn.

d) Cơ quan nghiên cứu: Viện Bảo vệ thực vật chủ trì, phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục nghiên cứu sâu về bệnh khảm lá sắn; tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế trong nghiên cứu về dự báo, chẩn đoán và phòng chống bệnh khảm lá sắn.

Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có diện tích trồng sắn, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ khẩn trương chỉ đạo thực hiện các nội dung nêu trên; thường xuyên báo cáo kết quả và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Bảo vệ thực vật) để kịp thời xử lý./.

 

Nơi nhận:
- VP Chính phủ (để báo cáo);
- Thứ trưởng Lê Quốc Doanh (để chỉ đạo);
- UBND các tỉnh, thành phố (để chỉ đạo);
- Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố;
- Cục Trồng trọt, Cục BVTV;
- Trung tâm KNQG, HV NNVN;
- Viện: KHKT NNVN, BVTV;
- VTV1, Báo NNVN (đưa tin);
- Lưu: VT, BVTV.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Xuân Cường

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi