Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 116/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi dự án kết thúc
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 116/2005/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 116/2005/TT-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Huỳnh Thị Nhân |
Ngày ban hành: | 19/12/2005 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Quản lý tài sản các dự án - Ngày 19/12/2005, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 116/2005/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi dự án kết thúc. Theo đó, tài sản được trang cấp để phục vụ hoạt động của dự án khi dự án kết thúc bao gồm: Nhà, đất thuộc trụ sở làm việc và các công trình xây dựng khác gắn liền với đất, Phương tiện giao thông vận tải, Máy móc, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác phục vụ hoạt động của dự án. Khi dự án kết thúc, chủ đầu tư, chủ dự án hoặc Ban quản lý dự án có trách nhiệm bảo quản tài sản và hồ sơ của tài sản theo nguyên trạng cho đến khi bàn giao cho cơ quan, đơn vị được tiếp nhận hoặc hoàn thành việc bán, thanh lý tài sản theo quyết định của cấp có thẩm quyền, không được tự ý tháo dỡ, thay đổi kết cấu, phụ tùng, linh kiện của tài sản hoặc cho thuê, cho mượn tài sản... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư 116/2005/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 116/2005/TT-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 116/2005/TT-BTC
NGÀY 19 THÁNG 12 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ
VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC KHI DỰ ÁN KẾT THÚC
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng
12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 06
tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về quản lý tài sản nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01
tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và xử lý
tài sản của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi dự án kết thúc như
sau:
A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng
dẫn việc quản lý và xử lý tài sản thuộc các chương trình, dự án (sau đây gọi
chung là dự án) sử dụng vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả các dự án sử dụng
nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn viện trợ không hoàn lại đưa
vào cân đối ngân sách nhà nước khi dự án kết thúc.
Thông tư này không
áp dụng đối với dự án của các tổ chức kinh tế được ngân sách nhà nước hỗ trợ
vốn.
2. Đối tượng điều chỉnh
a) Tài sản được
trang cấp để phục vụ hoạt động của dự án khi dự án kết thúc bao gồm:
- Nhà, đất thuộc trụ
sở làm việc và các công trình xây dựng khác gắn liền với đất;
- Phương tiện giao
thông vận tải;
- Máy móc, trang
thiết bị làm việc và các tài sản khác phục vụ hoạt động của dự án.
b) Tài sản của các
dự án sử dụng vốn ODA và nguồn viện trợ không hoàn lại khi dự án kết thúc, nhà
tài trợ chuyển giao tài sản cho Nhà nước Việt
Việc xử lý các tài
sản được trang cấp để phục vụ hoạt động của dự án nhưng không còn sử dụng được
hoặc không cần sử dụng trong quá trình thực hiện dự án cũng được thực hiện theo
quy định tại Thông tư này.
3. Trường hợp Ban
quản lý dự án thực hiện quản lý nhiều dự án, hoạt động theo mô hình đơn vị sự
nghiệp, thì việc quản lý và xử lý đối với tài sản phục vụ công tác chung của
Ban quản lý dự án thực hiện theo quy định áp dụng đối với cơ quan hành chính sự
nghiệp; việc quản lý và xử lý đối với tài sản được trang cấp để phục vụ hoạt
động riêng của từng dự án thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.
4. Khi dự án kết
thúc, chủ đầu tư, chủ dự án hoặc Ban quản lý dự án (sau đây gọi chung là Ban
quản lý dự án) có trách nhiệm bảo quản tài sản và hồ sơ của tài sản theo nguyên
trạng cho đến khi bàn giao cho cơ quan, đơn vị được tiếp nhận hoặc hoàn thành
việc bán, thanh lý tài sản theo quyết định của cấp có thẩm quyền; không được tự
ý tháo dỡ, thay đổi kết cấu, phụ tùng, linh kiện của tài sản hoặc cho thuê, cho mượn tài sản.
B. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ TÀI SẢN
Tài sản phục vụ hoạt
động của các dự án khi dự án kết thúc (bao gồm cả kết thúc từng phần hoặc theo
từng giai đoạn thực hiện của dự án nếu không còn nhu cầu sử dụng) được xử lý
theo các hình thức sau đây:
1. Điều chuyển cho
các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản hoặc còn
thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy định;
2. Bán, thanh lý nộp
tiền vào ngân sách nhà nước, sau khi trừ đi các chi phí bảo quản, bàn giao và
tổ chức bán, thanh lý tài sản (nếu có).
3. Việc xử lý tài
sản là nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất có liên quan đến quyền sử dụng
đất thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành.
II. THẨM QUYỀN XỬ LÝ TÀI SẢN
1. Thẩm quyền xử lý tài sản của các dự án
thuộc Trung ương quản lý
a) Bộ Tài chính
trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bán, điều chuyển tài sản là nhà và các
công trình xây dựng khác gắn liền với đất cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp và các tổ chức khác theo đề nghị
của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan
Trung ương của các đoàn thể và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
b) Bộ trưởng Bộ Tài
chính quyết định điều chuyển tài sản không thuộc phạm vi tiết a điểm này giữa
các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác theo đề nghị của
Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung
ương của các đoàn thể và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
c) Bộ trưởng, thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các
đoàn thể quyết định sau khi có văn bản thoả thuận của Bộ Tài chính:
- Điều chuyển tài
sản từ các dự án thuộc mình quản lý khi dự án kết thúc cho các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc;
- Điều chuyển tài
sản từ các dự án kết thúc để phục vụ hoạt động của các dự án khác thuộc phạm vi
mình quản lý;
- Bán, thanh lý đối
với tài sản không thuộc phạm vi tiết a điểm này.
2. Thẩm quyền xử lý tài sản của các dự án
thuộc địa phương quản lý
a) Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định điều chuyển, bán, thanh lý các
tài sản là nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, các công trình xây dựng khác gắn
liền với đất và phương tiện giao thông vận tải theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài
chính.
b) Giám đốc Sở Tài
chính quyết định:
- Điều chuyển những
tài sản không thuộc phạm vi tiết a điểm này cho các sở, ban, ngành, cơ quan,
đoàn thể thuộc cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Bán, thanh lý
những tài sản không thuộc phạm vi tiết a điểm này có nguyên giá theo sổ kế toán
từ 100 triệu đồng trở lên/ 1 đơn vị tài sản;
c) Thủ trưởng các
Sở, ban, ngành ở cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh quyết định bán, thanh lý những tài sản không thuộc phạm vi tiết a
điểm này có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 100 triệu đồng/ 1 đơn vị tài sản.
III. TRÌNH TỰ XỬ LÝ TÀI SẢN
1. Trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày dự án kết thúc hoặc tài sản không còn sử dụng được, không có
nhu cầu sử dụng trong quá trình thực hiện dự án, Ban quản lý dự án có trách
nhiệm kiểm kê các tài sản của dự án theo Biên bản kiểm kê tài sản (Phụ lục
01/TSDA ban hành kèm theo Thông tư này) gửi Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể là cơ quan chủ quản dự án (đối
với các dự án thuộc Trung ương quản lý); gửi Sở, ban, ngành ở cấp tỉnh, Ủy ban
nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan chủ quản dự án
(đối với các dự án thuộc địa phương quản lý).
Trường hợp khi kiểm
kê phát hiện thừa, thiếu tài sản phải ghi rõ trong Biên bản kiểm kê tài sản,
xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm, đề xuất biện pháp xử lý theo quy định
hiện hành của pháp luật về quản lý tài sản cố định.
2. Các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể (đối với
các dự án thuộc Trung ương quản lý); Sở,
ban, ngành ở cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (đối với các dự án thuộc địa phương quản lý) có trách nhiệm lập hồ sơ đề
nghị xử lý tài sản của dự án kết thúc để xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp
có thẩm quyền xử lý theo quy định tại Mục II Phần B Thông tư này.
Hồ sơ đề nghị xử lý
tài sản gồm:
- Văn bản đề nghị
hình thức xử lý tài sản;
- Bảng tổng hợp danh
mục tài sản đề nghị xử lý theo Phụ lục 02/TSDA ban hành kèm theo Thông tư này;
- Trường hợp tài sản
đề nghị xử lý theo hình thức điều chuyển cho cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà
nước sử dụng, thì phải có Công văn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (nếu có) đề nghị được tiếp nhận tài sản từ dự án
thuộc Trung ương quản lý; Công văn của các Sở, ban, ngành ở cấp tỉnh, Ủy ban
nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (nếu có) đề nghị được tiếp
nhận tài sản từ dự án thuộc địa phương quản lý.
3. Sau khi có quyết
định xử lý tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc xử lý tài sản được
thực hiện như sau:
a) Đối với tài sản
có quyết định điều chuyển: Ban quản lý dự án chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn
vị, tổ chức được tiếp nhận tài sản thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận tài sản
theo hướng dẫn tại Thông tư số 43TC/QLCS ngày 31/7/1996 của Bộ Tài chính hướng
dẫn việc tiếp nhận và bàn giao tài sản giữa các cơ quan hành chính sự nghiệp,
tổ chức kinh tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
b) Đối với tài sản
có quyết định bán, thanh lý phải được tổ chức bán, thanh lý theo quy định của
pháp luật. Việc xác định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản để tổ chức bán đấu giá hoặc giao cho tổ chức
có chức năng bán đấu giá thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số
34/2005/TT-BTC ngày 12/5/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá khởi
điểm và chuyển giao tài sản nhà nước để bán đấu giá.
IV. KINH PHÍ BẢO QUẢN, BÀN GIAO, TỔ CHỨC BÁN,
THANH LÝ TÀI SẢN
1. Nội dung chi:
a) Chi phí về bảo
quản: Chi phí thuê kho, bãi để bảo quản tài sản, chi cho công tác bảo vệ tài
sản.
b) Chi phí bán đấu
giá tài sản: Chi phí xác định giá khởi điểm, phí đấu giá trong trường hợp uỷ
quyền cho tổ chức có chức năng bán đấu giá thực hiện việc bán đấu giá tài sản.
Trong trường hợp
việc bán đấu giá do Hội đồng định giá và bán đấu giá thực hiện, thì chi phí về
bán đấu giá tài sản gồm: Chi phí xác định giá khởi điểm, thông báo, niêm yết
công khai việc bán đấu giá, tổ chức phiên bán đấu giá, chi bồi dưỡng cho các
thành viên hội đồng và các chi phí khác có liên quan đến việc bán đấu giá.
c) Chi phí thanh lý
tài sản: Chi phí cho việc tổ chức bán hoặc hủy tài sản.
d) Chi phí phát sinh
trong quá trình bàn giao tài sản.
Mức chi cho từng nội
dung thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ của Nhà nước; trường hợp
chưa có tiêu chuẩn, định mức và chế độ của Nhà nước quy định, thì người đứng
đầu của cơ quan có trách nhiệm xử lý quyết định đảm bảo phù hợp với chế độ quản
lý tài chính hiện hành của Nhà nước và tự chịu trách nhiệm về quyết định của
mình.
2. Nguồn kinh phí:
a) Đối với tài sản
có quyết định bán, thanh lý; nguồn kinh phí để chi cho các nội dung quy định
tại điểm 1 Mục này được sử dụng từ số tiền thu được do bán đấu giá hoặc thanh
lý tài sản. Trường hợp việc xử lý tài sản không phát sinh nguồn thu hoặc số thu
không đủ bù đắp chi phí, thì phần chi phí còn thiếu được quyết toán vào chi phí
khác của dự án.
b) Đối với tài sản
có quyết định chuyển giao cho cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước thì:
- Các chi phí phát
sinh trước khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền do Ban quản lý dự
án chi trả và được quyết toán vào chi phí khác của dự án;
- Các chi phí phát
sinh sau khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền do cơ quan, đơn vị,
tổ chức được tiếp nhận tài sản chi trả.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các tổ chức, đoàn
thể, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo việc
thực hiện quản lý và xử lý tài sản của các dự án thuộc phạm vi mình quản lý
theo hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định hiện hành của pháp luật.
2. Cục Quản lý công
sản, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giúp
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, xử lý tài sản của các dự án kết thúc theo
hướng dẫn tại Thông tư này.
3. Đối với tài sản
của các dự án đã kết thúc trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, nhưng
chưa có quyết định xử lý, thì thực hiện xử lý theo hướng dẫn tại Thông tư này.
4. Thông tư này có
hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái
với Thông tư này đều bãi bỏ.
5. Trong quá trình
thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính (Cục Quản
lý công sản) để phối hợp giải quyết.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
Huỳnh Thị Nhân
Phụ
lục 01/TSDA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỦA DỰ ÁN KẾT THÚC
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 116/2005/TT-BTC
ngày 19 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài chính)
1. Tên dự
án:................................................................................................
Thuộc Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể hoặc Sở,
ban, ngành thuộc tỉnh, thành phố, UBND cấp
huyện.......................................................................................................................
2. Thời điểm kiểm
kê: ... giờ, ngày..... tháng .... năm.....
3. Thành phần gồm:
- Ông
(bà):.......................................... Chức
vụ:..........................................
- Ông (bà):..........................................
Chức vụ:..........................................
- Ông
(bà):.......................................... Chức
vụ:..........................................
- Ông
(bà):.......................................... Chức vụ:..........................................
- Ông
(bà):.......................................... Chức
vụ:..........................................
4. Kết quả kiểm kê:
STT |
Danh
mục tài sản (chi tiết theo từng loại tài sản) |
Đơn
vị tính |
Năm
đưa vào sử dụng |
Số
liệu tài sản theo sổ kế toán |
Số
lượng tài sản theo kiểm kê |
Số
lượng tài sản thừa, thiếu |
Ghi
chú |
|||
Số
lượng |
Nguyên
giá (đồng) |
GTCL (đồng) |
Thừa |
Thiếu |
||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
|
A. Nhà, đất, công trình xây dựng
gắn liền với đất |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Gồm: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B. Phương tiện GT vận tải |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Gồm: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C. Máy móc, trang thiết bị |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Gồm: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
D. Các tài sản khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Gồm: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Nguyên nhân thừa,
thiếu:
6. Kiến nghị, đề
xuất hướng xử lý:
Ngày...... tháng.... năm ......
Thành phần tham gia kiểm kê (ký, ghi rõ họ
tên)
Phụ
lục 02/TSDA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC TÀI SẢN CỦA DỰ ÁN KẾT THÚC ĐỀ NGHỊ XỬ LÝ
THEO
CÔNG VĂN SỐ:...... .....NGÀY......... THÁNG ...... NĂM...... CỦA....................................
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 116/2005/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài
chính)
A. DANH MỤC TÀI SẢN
DỰ ÁN KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
STT |
Danh
mục tài sản (chi tiết theo từng loại tài sản) |
Đơn
vị tính |
Số
lượng |
Năm
đưa vào sử dụng |
Giá
trị theo sổ kế toán |
Đề
xuất Phương
án xử lý |
Ghi
chú |
|||
NG (đồng) |
GTCL (đồng) |
Điều
chuyển |
Bán |
Thanh
lý |
||||||
|
A. Nhà, đất, công trình xây dựng
gắn liền với đất |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Gồm: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B. Phương tiện GT vận tải |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Gồm: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C. Máy móc, trang thiết bị |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Gồm: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
D. Các tài sản khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Gồm: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B. CÁC HỒ SƠ, GIẤY
TỜ CÓ LIÊN QUAN
1.
............................................................................................................................
2.
............................................................................................................................
3.
............................................................................................................................
4.
............................................................................................................................
5.
............................................................................................................................
6.
............................................................................................................................
7.
............................................................................................................................
Người lập (ký, ghi rõ họ tên) |
Thủ trưởng cơ quan báo cáo (ký tên, đóng dấu) |