Thông tư liên tịch 20/2000/TTLT-BLĐTBXH-BYT của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Y tế hướng dẫn về việc giám định lại thương tật đối với người bị thương và giám định lại khả năng lao động đối với bệnh binh

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư liên tịch 20/2000/TTLT-BLĐTBXH-BYT

Thông tư liên tịch 20/2000/TTLT-BLĐTBXH-BYT của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Y tế hướng dẫn về việc giám định lại thương tật đối với người bị thương và giám định lại khả năng lao động đối với bệnh binh
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Y tế
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:20/2000/TTLT-BLĐTBXH-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:Lê Ngọc Trọng; Nguyễn Đình Liêu
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
20/09/2000
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 20/2000/TTLT-BLĐTBXH-BYT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư liên tịch 20/2000/TTLT-BLĐTBXH-BYT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI - BỘ Y TẾ SỐ 20/2000/TTLT-BLĐTBXH-BYT NGÀY 20 THÁNG 9 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC GIÁM ĐỊNH LẠI THƯƠNG TẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ THƯƠNG VÀ GIÁM ĐỊNH LẠI KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI BỆNH BINH

 

- Căn cứ Điều 32 và Điều 48 Nghị định 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ về việc giám định lại thương tật đối với người bị thương và giám định lại khả năng lao động đối với bệnh binh do bệnh cũ tái phát nặng;

- Sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính tại công văn số 5850/TC/HCSN ngày 19 tháng 11 năm 1999;

Liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện như sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG, HỒ SƠ GIÁM ĐỊNH LẠI

 

A. ĐỐI TƯỢNG

 

1/ Đối với người bị thương:

Điều 32 Nghị định 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ đã quy định: "Người bị thương đã được Hội đồng Giám định y khoa kết luận tỷ lệ mất sức lao động do thương tật, nếu sau 02 năm vết thương tái phát thì sau khi điều trị, được xem xét giám định lại thương tật..." Cụ thể là:

a/ Chỉ xem xét giới thiệu giám định lại thương tật đối với người bị thương có vết thương thực thể ghi trong hồ sơ thương tật gốc tái phát;

b/ Người bị thương quy định tại Điều 32 trên đây là người bị thương trong trường hợp làm nhiệm vụ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch số: 16/1998/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA ngày 25 tháng 11 năm 1998 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, đã được Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền giám định kết luận tỷ lệ thương tật từ 5% đến 20% (người thuộc diện được giải quyết chế độ trợ cấp 1 lần) và người đã được kết luận tỷ lệ thương tật vĩnh viễn từ 21% trở lên được xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

c/ Nếu sau 2 năm vết thương tái phát... được hiểu và giải quyết như sau:

- Kể từ tháng, năm giám định đã được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ thương tật vĩnh viễn hoặc thương tật có tỷ lệ từ 5% đến 20% (lần giám định sau khi bị thương đã được điều trị, an dưỡng) mà vết thương còn tái phát phải tiếp tục điều trị thì từ tháng thứ 25 trở đi (2 năm 1 tháng) sẽ được xem xét giới thiệu đi giám định lại (giám định phúc quyết lần 1).

- Những trường hợp có các vết thương ở các bộ phận cơ thể kể ra dưới đây mặc dù đã được giám định phúc quyết lần 1, nhưng sau 2 năm vết thương vẫn tái phát, sức khoẻ biểu hiện sa sút thêm thì được xem xét giám định phúc quyết lần thứ 2 :

+ Vết thương sọ não bị khuyết hộp sọ gây biến chứng rối loạn thần kinh, tâm thần, liệt ;

+ Vết thương ở mặt, cổ, mắt, tai, mất xương làm biến dạng mặt, cổ hoặc phải mổ mắt làm mắt giả, mổ tai nhiều lần làm ảnh hưởng nhiều đến sức nghe;

+ Vết thương chột hoặc thấu phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi, phải cắt phổi hoặc thuỳ phổi ảnh hưởng nhiều đến chức năng hô hấp ;

+ Vết thương ngực vào tim làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của tim;

+ Vết thương ổ bụng vào dạ dày, ruột gây biến chứng ở dạ dày, dính tắc ruột phải phẫu thuật để xử lý;

+ Vết thương vào gan, lách, tụy, thận gây biến chứng làm ảnh hưởng nhiều đến chức năng sinh lý phải phẫu thuật;

+ Vết thương vào cột sống biến chứng gây liệt nửa người, rối loạn cơ vòng hậu môn đại tiện, tiểu tiện không tự chủ được;

+ Các vết thương vào tứ chi tái phát phải phẫu thuật cắt lại mỏm cụt hoặc cắt bỏ một phần chi thể ;

+ Các vết thương khác còn mảnh kim khí ở những bộ phận dễ gây nguy hiểm, sau mổ để lại di chứng có nguy cơ mất chức năng một cơ quan đe dọa tính mạng.

d/ Vết thương cũ tái phát được xem xét giám định lại là những vết thương có đủ các yếu tố sau đây:

- Người bị thương phải nằm viện để điều trị vết thương cũ đã được ghi trong giấy chứng nhận bị thương gốc hoặc điều trị biến chứng do vết thương cũ tái phát gây nên làm giảm chức năng sinh lý và chức năng lao động;

- Người bị thương phải phẫu thuật hoặc không phải phẫu thuật nhưng đã qua điều trị mà chức năng của cơ quan bị thương giảm rõ rệt.

Vết thương cũ tái phát được xem xét để giám định lại như đã nói ở trên phải được điều trị ở các Trung tâm y tế quận, huyện trở lên.

2/ Đối với bệnh binh:

Điều 48 Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ quy định: "Bệnh binh do bệnh cũ tái phát nặng được giám định lại khả năng lao động, kết luận của Hội đồng Giám định y khoa là căn cứ để quyết định việc hưởng tiếp trợ cấp của bệnh binh ". Cụ thể là:

1. Bệnh binh được xem xét giám định lại khả năng lao động là bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 61% trở lên có đầy đủ hồ sơ hợp lệ qui định tại Điều 43 Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ.

2. Bệnh cũ tái phát nặng được xem xét giám định lại khả năng lao động là các bệnh cũ ghi trong biên bản giám định y khoa khi ra ngoài quân đội, công an tái phát nặng dẫn đến:

- Tâm thần kinh, tâm thần sa sút trí tuệ mức độ nặng không tự chủ được bản thân;

- Các bệnh thuộc các cơ quan tim mạch, hô hấp, tiêu hoá tái phát nặng dẫn đến tàn phế không tự phục vụ được bản thân ( bệnh phổi, bệnh ở cơ quan tiêu hoá, ung thư, sơ gan cổ chướng, suy tim, suy thận,...);

- Các bệnh nội tiết tái phát gây dị dạng làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý nhiều cơ quan trong cơ thể dẫn đến tàn phế không tự phục vụ được bản thân.

Bệnh cũ tái phát nặng được giám định lại khả năng lao động phải được điều trị ở các Trung tâm y tế quận, huyện trở lên.

 

B/ HỒ SƠ GIÁM ĐỊNH LẠI THƯƠNG TẬT:

 

Sau khi nhận đơn xin giám định lại thương tật của người bị thương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố kiểm tra nếu có đủ điều kiện theo điểm 1 mục A phần I nêu trên thì lập hồ sơ giới thiệu đi khám giám định thương tật gồm các giấy tờ sau:

1. Đối với người bị thương có tỷ lệ thương tật từ 5% đến 20%, hồ sơ gồm:

- Đơn xin giám định lại thương tật của người bị thương, có chứng nhận của Uỷ ban Nhân dân xã (phường), xác nhận của Phòng Lao động - Thương binh xã hội (Phòng Tổ chức - Lao động xã hội) quận, huyện về diễn biến của thương tật và khả năng lao động ( không được xác nhận chung chung).

- Chứng minh thư nhân dân (mang theo khi đi giám định thương tật)

- Giấy chứng nhận bị thương gốc (do cơ quan, đơn vị khi bị thương cấp hoặc do các Đoàn an dưỡng có thẩm quyền cấp ngay sau khi bị thương, sau khi điều trị, an dưỡng);

Trường hợp giấy chứng nhận bị thương gốc rách nát không sử dụng, lưu giữ được hoặc bị thất lạc thì cơ quan, đơn vị khi bị thương cấp lại theo giấy chứng nhận bị thương gốc đó hoặc căn cứ vào danh sách người bị thương lưu tại cơ quan, đơn vị quản lý sau khi bị thương. Giấy chứng nhận bị thương được cấp lại phải ghi rõ những căn cứ để cấp lại ;

- Biên bản giám định thương tật gốc (biên bản giám định ngay sau khi bị thương, sau điều trị, an dưỡng) nếu có.

- Giấy ra viện (có ghi chẩn đoán rõ ràng đầy đủ thương tật, nguyên nhân, vị trí vết thương tái phát, khả năng lao động, nếu phải can thiệp bằng phẫu thuật phải có phiếu mổ, hai loại giấy này do Lãnh đạo bệnh viện từ tuyến quận, huyện trở lên ký tên, đóng dấu - không ký thừa lệnh) ;

- Giấy giới thiệu giám định lại thương tật (mẫu số 07GT kèm theo, ghi đầy đủ các lần đi giám định thương tật) do Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ký tên, đóng dấu.

2. Đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên, hồ sơ gồm:

- Đơn xin giám định lại thương tật của thương binh, có chứng nhận của ủy ban Nhân dân xã (phường), xác nhận của Phòng Lao động- Thương binh xã hội (Phòng Tổ chức-Lao động xã hội) quận, huyện về diễn biến cụ thể của thương tật và khả năng lao động;

- Giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (người bị thương mang theo khi đi giám định thương tật);

- Trích lục hồ sơ thương tật (mẫu số 08TL kèm theo, ghi theo giấy chứng nhận bị thương gốc) và giới thiệu giám định lại ( mẫu số 07GT kèm theo) do Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ ký tên, đóng dấu ( giấy giới thiệu ghi đầy đủ các lần giám định);

- Giấy ra viện (có ghi chẩn đoán rõ ràng đầy đủ thương tật, nguyên nhân, vị trí vết thương tái phát, khả năng lao động nếu phải can thiệp bằng phẫu thuật phải có phiếu mổ, hai loại giấy này do Lãnh đạo bệnh viện từ tuyến quận, huyện trở lên ký tên, đóng dấu - không ký thừa lệnh);

3. Sau khi thẩm tra hồ sơ giám định lại thương tật, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội lập danh sách đề nghị giám định lại thương tật, (03 bản - mẫu số 01DS kèm theo Thông tư này). Hồ sơ của từng người và danh sách đề nghị giám định lại thương tật gửi về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Cục Thương binh-Liệt sĩ và Người có công) thẩm định trước khi chuyển đến Hội đồng Giám định y khoa khám theo quy định hiện hành.

4. Giải quyết chế độ sau khi giám định lại thương tật:

a/ Đối với người có tỷ lệ thương tật từ 5% đến 20%: Nếu sau khi giám định lại vẫn ở mức dưới 21% thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lưu giữ biên bản giám định thương tật, không thực hiện khoản trợ cấp 1 lần. Nếu sau khi giám định lại được xác định tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên thì Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp, phiếu lập giấy chứng nhận trợ cấp thương tật. Đồng thời gửi danh sách và bản trích lục kèm theo hồ sơ của từng người (mẫu số 02TL kèm theo Thông tư này) về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để cho số sổ ( số giấy chứng nhận thương binh). Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ủy quyền cho Cục trưởng Cục Thương binh - Liệt sĩ và Người có công ký, đóng dấu, tổ chức lưu trữ bản trích lục thương tật và chuyển danh sách kèm hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và thực hiện việc chi trả trợ cấp thương tật theo qui định hiện hành.

b/ Đối với người có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên: Nếu sau khi giám định lại mà tỷ lệ thương tật giảm hay tăng hoặc vẫn giữ nguyên tỷ lệ thương tật, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định điều chỉnh trợ cấp thương tật (05 bản - mẫu số 03ĐC kèm theo Thông tư này): 01 bản gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Thương binh - Liệt sĩ và Người có công), 01 bản lưu hồ sơ của Sở, 01 bản cho Trưởng phòng Lao động- Thương binh xã hội quận, huyện, 01 bản cho đương sự.

 

C. HỒ SƠ GIÁM ĐỊNH LẠI BỆNH TẬT:

 

Sau khi nhận đơn xin giám định lại bệnh tật của bệnh binh, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố kiểm tra nếu đủ điều kiện theo điểm 2 mục A phần I nêu trên thì lập thủ tục hồ sơ giới thiệu đi giám định lại bệnh tật gồm các giấy tờ sau đây:

1. Hồ sơ giám định lại bệnh tật gồm.

- Đơn xin giám định lại bệnh tật của bệnh binh (nếu bệnh binh bị tâm thần có thể do người thân viết) có chứng nhận của ủy ban Nhân dân xã( phường) và xác nhận của Phòng Lao động-Thương binh xã hội (Phòng Tổ chức - Lao động xã hội) quận, huyện về diễn biến cụ thể của bệnh tật, mức độ và khả năng tự phục vụ ( không được xác nhận chung chung) .

- Giấy chứng nhận bệnh binh (bệnh binh mang theo khi đi giám định);

- Quyết định phục viên, xuất ngũ (nếu có);

- Trích lục hồ sơ bệnh binh (ghi theo giấy chứng nhận bệnh tật mẫu số 06BB kèm theo) và giới thiệu giám định lại bệnh tật (mẫu số 07GT kèm theo) do Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ ký tên, đóng dấu (giấy giới thiệu ghi đầy đủ các lần giám định);

- Giấy ra viện (có ghi chẩn đoán rõ ràng đầy đủ bệnh lý, nguyên nhân tái phát, mức độ, khả năng tự phục vụ nếu phải can thiệp bằng phẫu thuật phải có phiếu mổ, hai loại giấy này do Lãnh đạo bệnh viện từ tuyến quận, huyện trở lên ký tên, đóng dấu- không ký thừa lệnh), nếu bệnh tâm thần phải có sổ điều trị ngoại trú cũ và mới;

2. Sau khi thẩm tra hồ sơ giám định lại bệnh tật, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội lập danh sách đề nghị giám định lại bệnh tật ( 03 bản- mẫu số 04DS kèm theo Thông tư này). Hồ sơ của từng người và danh sách đề nghị giám định lại bệnh tật gửi về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Cục Thương binh-Liệt sĩ và Người có công) thẩm định trước khi chuyển đến Hội đồng Giám định y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại phần II của thông tư này.

3. Sau khi giám định lại bệnh tật mà tỷ lệ mất sức lao động do bệnh tật giảm hay tăng hoặc vẫn giữ nguyên tỷ lệ mất sức lao động do bệnh tật, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ra quyết định điều chỉnh trợ cấp bệnh binh (04 bản - mẫu số 05ĐC kèm theo Thông tư này), 01 bản lưu hồ sơ của Sở, 01 bản cho Trưởng phòng Lao động-Thương binh xã hội quận, huyện, 01 bản cho đương sự.

 

II. PHÂN CẤP, ỦY QUYỀN GIÁM ĐỊNH LẠI THƯƠNG TẬT VÀ
BỆNH TẬT ĐỐI VỚI HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

 

1. Điều kiện được phân cấp của Hội đồng Giám định y khoa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a/ Hội đồng Giám định y khoa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân cấp giám định lại thương tật, bệnh tật phải là các Hội đồng thuộc các tỉnh, thành phố có bệnh viện đa khoa có đủ phương tiện chuyên môn và cơ sở vật chất đảm bảo, được kiện toàn về tổ chức, có đầy đủ khả năng về chuyên môn theo đúng quy định tại Thông tư liên Bộ số 16/TTLT-YT-LĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 1995 của liên Bộ Y tế - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Các địa phương nếu thấy có đủ điều kiện theo quy định thì báo cáo để Viện Giám định y khoa Trung ương kiểm tra lại và trình để Bộ Y tế quyết định phân cấp sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

b/ Các thành viên và các giám định viên của Hội đồng Giám định y khoa được phân cấp phải thường xuyên được tập huấn đầy đủ, thông thạo về công tác chuyên môn, nghiệp vụ và phải nắm chắc bản quy định tiêu chuẩn thương tật, bệnh tật trước khi tiến hành giám định lại thương tật, bệnh tật.

c/ Kết quả giám định lại thương tật, bệnh tật của Hội đồng Giám định y khoa được phân cấp phải báo cáo về Hội đồng giám định y khoa Trung ương hoặc Phân Hội đồng giám định y khoa Trung ương I, Phân Hội đồng giám định y khoa Trung ương II và chuyển về Sở Lao động Thương binh xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi giới thiệu giám định để thực hiện.

d/ Viện giám định y khoa Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc phân cấp, khám giám định của các Hội đồng giám định y khoa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Những địa phương chưa đủ điều kiện phân cấp giám định lại thương tật, bệnh tật thì các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội làm thủ tục cho người bị thương, bị bệnh được giám định lại tại Hội đồng Giám định y khoa Trung ương hoặc phân Hội đồng giám định y khoa Trung ương I, II.

 

III. KINH PHÍ GIÁM ĐỊNH LẠI THƯƠNG TẬT, BỆNH TẬT

 

1. Người bị thương được đi giám định lại thương tật, bệnh binh được đi giám định lại bệnh tật theo quy định tại Thông tư này được Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi giới thiệu đi giám định chi:

a/ Tiền tàu xe đi từ nơi cư trú (xã, phường, thị trấn) đến Hội đồng Giám định y khoa Trung ương hoặc tỉnh, thành phố và ngược lại ( nếu có) theo giá vé Nhà nước qui định cho các phương tiện vận chuyển hành khách thông thường.

b/ Phí giám định y khoa gồm: Chi phí khám các chuyên khoa, làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết được Hội đồng Giám định y khoa chỉ định và theo biểu giá qui định hiện hành của Nhà nước đối với các tỉnh, thành phố đã được Liên Bộ phân cấp, ủy quyền về giám định y khoa.

2. Nguồn kinh phí:

Nguồn kinh phí bảo đảm cho các khoản chi quy định tại mục 1 phần III trên đây thuộc kinh phí trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng qui định tại Thông tư liên tịch số 135/1998/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 1998 của Liên Bộ Tài chính-Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

 

1/ Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan có liên quan phổ biến rộng rãi nội dung qui định việc giám định lại thương tật, bệnh tật theo Thông tư này.

2/ Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn các bệnh viện, Trung tâm y tế quận, huyện trở lên có trách nhiệm khám bệnh, điều trị các vết thương, bệnh tật tái phát, cấp giấy ra viện và các giấy tờ khác theo quy định tại Thông tư này cho đối tượng có nhu cầu giám định lại thương tật, bệnh tật (không phải có bệnh án).

3/ Viện Giám định y khoa Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn về tổ chức, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ và quy định những trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật theo đúng quy định của Bộ Y tế.

4/ Sau khi có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo kết quả giám định lại của từng người cho xã (phường) để niêm yết công khai tại trụ sở ủy ban Nhân dân nơi người đi giám định lại đang cư trú hoặc thông báo đến cơ quan nơi người đi giám định lại đang công tác. Sau 15 ngày kể từ khi có thông báo, nếu không có khiếu nại, tố cáo thì lập thủ tục giải quyết hưởng chế độ chính sách theo quy định.

5/ Các khiếu nại tố cáo về hồ sơ trước khi giám định lại thương tật , bệnh tật do Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét giải quyết.

Các khiếu nại, tố cáo về giám định thương tật, bệnh tật thì Hội đồng Giám định y khoa nơi thực hiện việc giám định lại thương tật, bệnh tật giải quyết, nếu còn thắc mắc thì chuyển Hội đồng Giám định y khoa Trung ương hoặc các phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương I, II xem xét, quyết định.

6/ Hàng năm, căn cứ số lượng thương binh, bệnh binh có nhu cầu giám định lại thương tật, bệnh tật, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố xem xét, lập kế hoạch, dự toán kinh phí giám định cùng với dự toán kinh phí trợ cấp ưu đãi người có công gửi các cơ quan có thẩm quyền theo qui định hiện hành.

7/ Hội đồng Giám định y khoa Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giám định lại thương tật cho người bị thương hiện đang công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.

Điều kiện, thủ tục, hồ sơ giám định lại thương tật và phân cấp giám định lại thương tật theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an sau khi thoả thuận với Bộ Y tế và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội .

8/ Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có gì vướng mắc các đơn vị, địa phương phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu giải quyết.

 

UBND TỈNH, THÀNH PHỐ..... Mẫu số: 01DS

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI

 

DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH LẠI THƯƠNG TẬT

 

Số TT

Họ và tên

Năm sinh

Nơi đăng ký hộ khẩu thường chú

Bị thương tháng, năm

Đã khám thương tháng, năm

Tỷ lệ%

Tình trạng thương tật

Kết quả giám định lại ngày, tháng, năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày ....tháng.....năm 200...

CỤC THƯƠNG BINH- LIỆT SỸ VÀ NGƯỜI CÓ CÔNG

Ngày... tháng... năm 200...

HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA

Ngày.......tháng.......năm 200..

GIÁM ĐỐC

SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI

 

 

 

 

 

 

Mẫu số: 02-TL

 

{C}{C}{C}{C}{C}{C}BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI

CỤC THƯƠNG BINH LIỆT SỸ
VÀ NGƯỜI CÓ CÔNG

 

Số: TBLS/TL

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

BẢN TRÍCH LỤC HỒ SƠ THƯƠNG TẬT

 

Số tỉnh quản lý:.................. Số Bộ quản lý:...................................................

Họ và tên:.................. Năm sinh.../..../....... nam, nữ......................................

Nguyên quán: ...............................................................................................

Chỗ ở hiện nay: .............................................................................................

Ngày nhập ngũ (tham gia CM):.............................Đơn vị:............................

Ngày bị thương:......./....../......Cấp bậc, chức vụ khi bị thương:......................

Nơi bị thương:.................................................................................................

Đơn vị khi bị thương:......................................................................................

Lương hoặc sinh hoạt phí khi bị thương:........................................................

Thời kỳ bị thương:.......... Thuộc đối tượng: QN, TNXP, CNVC.....................

Trường hợp bị thương: ....................................................................................

Giấy chứng nhận bị thương số....... ngày...... tháng........ năm.......... của........ .......................................................................................................................

Tình trạng thương tật: ......................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

Biên bản giám định thương tật số:...................ngày...... tháng.... năm.............

của Hội đồng giám định y khoa: ......................................................................

Tỷ lệ thương tật: ..................................... vĩnh viễn hoặc tạm thời ...................

Quyết định cấp giấy chứng nhận và trợ cấp số:........ ngày... tháng.... năm........

của .................................................................... được xác nhận là: ...................

Hưởng trợ cấp từ ngày:.............. tháng............. năm .........................................

Mức trợ cấp: Hàng tháng: ................................ Một lần: ..................................

Khám lại thương tật ngày..... tháng.....năm........... tại hội đồng GĐYK.............

Kết luận tỷ lệ thương tật: ................................................................................

Phụ cấp người phục vụ: ...................................................................................

Phụ cấp khác (nếu có): ....................................................................................

Các chế độ khác đang hưởng: ..........................................................................

Trích lục lưu tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hồ sơ (bản chính) chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh......................... quản lý.

 

Ngày......... tháng..... năm 200....

CỤC TRƯỞNG

CỤC THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ VÀ NGƯỜI CÓ CÔNG

 

 

 


Mẫu số: 03 ĐC

{C}{C}{C}{C}{C}{C}UBND TỈNH, THÀNH PHỐ....

SỎ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI

 

Số: .........../QĐ..........

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

......,ngày...... tháng ..... năm 200......

 

Hồ sơ số: ...................

QUYẾT ĐỊNH

CỦA GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
VỀ ĐIỀU CHỈNH TRỢ CẤP THƯƠNG TẬT

 

- Căn cứ Nghị định 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng;

- Căn cứ Quyết định số.... ngày.... tháng... năm.... của Uỷ ban nhân dân.... xề việc uỷ quyền cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

- Xét hồ sơ thương tật của ông (bà):...................................và đề nghị của:..........

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1:Nay điều chỉnh trợ cấp cho ông (bà): ........................................

Sinh ngày.......... tháng......... năm..............

Nguyên quán: .........................................................................................

Chỗ ở hiện nay:.......................................................................................

Đơn vị khi bị thương: ..............................................................................

Bị thương ngày.............. tháng............ năm.............

Tỷ lệ thương tật trước khi giám định lại là: .......% (bằng chữ ................)

Mức trợ cấp bằng: ...........đ x ..... tháng = ...............................................

(bằng chữ ................................................................................................)

Tỷ lệ thương tật sau khi giám định lại là: .......% (bằng chữ....................)

Mức trợ cấp bằng: ...............đ x .......... tháng = ......................................

(bằng chữ: ...............................................................................................

 

Điều 2: Ông (bà).... được hưởng trợ cấp thương tật mới kể từ ngày..../.../.../200...

Trợ cấp hàng tháng .......... % x .............. = ...........................................đ

Phụ cấp người phục vụ:........................... = ...........................................đ

Phụ cấp khác: ......................................... = ...........................................đ

Cộng ........... = ...........................................đ

 

Điều 3: Các ông (bà) Trưởng phòng chính sách Thương binh - Liệt sỹ, Kế hoạch tài chính, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và ông (bà) ............ . chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

GIÁM ĐỐC

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Nơi nhận

- Như Điều 3

- Lưu VT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

UBND TỈNH, THÀNH PHỐ..... Mẫu số: 04DS

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI

 

DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH LẠI BỆNH BINH

 

Số TT

Họ và tên

Năm sinh

Nơi đăng ký hộ khẩu thường chú

Bị bệnh tháng, năm

Đã khám giám định tháng, năm

Tỷ lệ%

Tình trạng
bệnh tật

Kết quả giám định lại ngày, tháng, năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày ....tháng.....năm 200....

CỤC THƯƠNG BINH- LIỆT SỸ VÀ
NGƯỜI CÓ CÔNG

Ngày... tháng... năm 200....

HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA

Ngày.......tháng.......năm 200..

GIÁM ĐỐC

SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI

 

 

Mẫu số: 05 ĐC

{C}{C}{C}{C}{C}{C}UBND TỈNH, THÀNH PHỐ....

SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI

 

Số: .........../QĐ..........

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

......, ngày...... tháng ..... năm 200......

 

Hồ sơ số: ...................

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH TRỢ CẤP BỆNH BINH

 

- Căn cứ Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng;

- Theo biên bản giám định y khoa số: .......... ngày ... tháng .... năm.......

của Hội đồng Giám định Y khoa : ...........................................................

- Xét đề nghị của: .....................................................................................

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Nay điều chỉnh trợ cấp bệnh binh cho ông (bà): .......................

Sinh ngày: ........... tháng .......... năm ..............

Nguyên quán: ..........................................................................................

Nơi cư trú: ...............................................................................................

Cấp bậc: ...................................................................................................

Đơn vị công tác: .......................................................................................

Lương chính (SHP ...................đ = PCTN (..................%) đ = .............đ

Phụ cấp lương đặc biệt:.................................................% = ..............đ

Nhập ngũ: ............................ Xuất ngũ: ........................ Tái ngũ: ..........

Tổng số tuổi quân được lĩnh là: .............. năm .............. tháng.

Trong đó có:..... năm...... tháng được hưởng phụ cấp lương đặc biệt 100%

Tỷ lệ mất sức lao động trước khi giám định lại:........... % (Bằng chữ:....)

Tỷ lệ mất sức lao động sau khi giám định lại:.............. % (Bằng chữ:....)

 

Điều 2: Ông.... được hưởng trợ cấp bệnh binh mới kể từ ngày.... tháng.... năm....

Trợ cấp hàng tháng:...............% x .......................... = .......................... đ

Phụ cấp người phục vụ:........................................... = .......................... đ

Phụ cấp khác........................................................... = .......................... đ

Cộng ........................... = .......................... đ

 

Điều 3: Các ông (bà) Trưởng phòng Thương binh liệt sỹ, Kế hoạch Tài chính, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và ông (bà): ..............chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

GIÁM ĐỐC

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI

(ký, họ tên, đóng dấu)

 

Nơi nhận

- Như Điều 3

- Lưu

 

 

Mẫu số: 06 BB

{C}{C}{C}{C}{C}{C}UBND TỈNH, THÀNH PHỐ....

SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI

 

Số: .........../TL-TBLS

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

BẢN TRÍCH LỤC HỒ SƠ THƯƠNG BINH

 

Số hồ sơ tỉnh quản lý:.................. Số hồ sơ......................................................

Họ và tên:........................................Ngày, tháng, năm sinh.............................

Nguyên quán: ..................................................................................................

Nhập ngũ: .............................Đơn vị:...............................................................

Cấp bậc, chức vụ :.............................................................................................

Đơn vị khi xuất ngũ: ........................................................................................

Có thời gian công tác trong quân đội, công an:......năm..... tháng....................

Trong đó: Thời gian ở chiến trường:...................... năm........ tháng.................

Thời gian ở vùng đặc biệt khó khăn gian khổ:....... năm....... tháng

Bị bệnh từ ngày................ đã điều trị tại bệnh viện:.........................................

từ ngày...... tháng:........ năm ..........đến ngày............. tháng....... năm..............

Số giấy chứng nhận bệnh tật:........................ của..............................................

Biên bản giám định y khoa số:........... ngày.............. tháng......... năm .............

Tình trạng bệnh tật:............................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Tỷ lệ mất sức lao động do bệnh tật:.........% (trong đó có tỷ lệ thương tật ......%)

Quyết định cấp giấy chứng nhận và trợ cấp số:.... ngày..... tháng..... năm........

của: ........................................................................ được xác nhận là bệnh binh

Trợ cấp được hưởng từ ngày ........ tháng ..... năm ...................

Mức trợ cấp hàng tháng: ...................................................................................

Phụ cấp thêm người phục vụ: ............................................................................

Phụ cấp khác (nếu có): ......................................................................................

Chế độ khác đang hưởng: .................................................................................

...........................................................................................................................

Trích lục hồ sơ bệnh binh tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.............

 

Số giấy chứng nhận bệnh binh

:..............................................

Ngày.... tháng.... năm 200....

GIÁM ĐỐC

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI

(ký, họ và tên, đóng dấu)

 

 

 

Mẫu số: 07 GT

{C}{C}{C}{C}{C}{C}UBND NHÂN DÂN TỈNH ....

SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI

 

Số: .........../GT-TBXH

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

GIẤY GIỚI THIỆU
GIÁM ĐỊNH LẠI THƯƠNG TẬT, BỆNH TẬT

 

Kính gửi: Hội đồng Giám định y khoa..............

 

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố ....................... giới thiệu:

Ông, bà:....................... ngày, tháng, năm sinh:.................................................

Địa chỉ thường trú: thôn (số nhà) .....................................................................

xã (đường phố) ...............................................................................................

Huyện (quận) ..................... tỉnh, thành phố ..................................................

Nơi công tác hiện nay: ......................................................................................

Bị thương, bị bệnh ngày............ tháng............ năm............ tại .........................

Đã được giám định thương tật: .............. lần

Năm ............... tại HĐGĐYK ...................tỷ lệ MSLĐ...............%

Năm ............... tại HĐGĐYK ...................tỷ lệ MSLĐ...............%

Năm ............... tại HĐGĐYK ...................tỷ lệ MSLĐ...............%

Số sổ thương binh, bệnh binh: .........................................................................

Lý do giám định thương tật, bệnh tật:

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Tình trạng thương tật, bệnh tật: (ghi theo giấy chứng nhận bị thương hoặc biên bản giám định bệnh tật gốc) ......................................................................................

..........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Các giấy tờ kèm theo: .......................................................................................

1/ ................................................. 5/...............................................................

2/ .....................................................................................................................

3/ .....................................................................................................................

4/......................................................................................................................

 

......, ngày ............... tháng........... năm 200

GIÁM ĐỐC

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI

(ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số: 08 TL

{C}{C}{C}{C}{C}{C}UBND TỈNH, THÀNH PHỐ ....

SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI

 

Số: .........../LĐTBXH-TL

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

BẢN TRÍCH LỤC HỒ SƠ THƯƠNG TẬT

(dùng cho đối tượng khi đi giám định lại thương tật)

 

Số hồ sơ tỉnh quản lý:............. Số HS Bộ quản lý : ...................................

Họ và tên:....................................... Năm sinh:............................. Nam/Nữ

Nguyên quán: ..............................................................................................

Chỗ ở hiện nay.............................................................................................

Ngày nhập ngũ (tham gia CM).............................Đơn vị:...........................

Ngày bị thương:................. Cấp bậc, chức vụ khi bị thương:.......................

Nơi bị thương:...............................................................................................

Đơn vị khi bị thương: ...................................................................................

Lương hoặc sinh hoạt phí khi bị thương: .....................................................

Thời kỳ bị thương:..........................Loại đối tượng QN, TNXP, CNVC, khác

Trường hợp bị thương: ..................................................................................

.......................................................................................................................

Giấy chứng nhận bị thương số:........ ngày......../......../...........của ..................

Tình trạng bệnh tật: ........................................................................................

........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

Giám định thương tật lần thứ:......, lần đầu...... ngày:......... tháng..... năm.......

tại HĐGĐYK ...................................................................................................

Biên bản giám định thương tật số:......... ngày........ tháng......... năm................

của Hội đồng giám định y khoa: ......................................................................

Tỷ lệ thương tật: ...............% Vĩnh viễn: ..........................................................

Giấy chứng nhận thương binh, NHCSNTB số:..................................................

Các chế độ khác đang hưởng: Hưu trí, MSLĐ, TNLĐ, BNN, BB......................

Trích lục tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội...........................................

 

Ngày....... tháng........ năm 200......

GIÁM ĐỐC

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi