Thông tư 31/2008/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chế độ lao động, tiền lương đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ được chuyển đổi từ các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ công lập theo Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 31/2008/TT-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 31/2008/TT-BLĐTBXH | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 22/12/2008 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Khoa học-Công nghệ, Doanh nghiệp, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Chuyển, xếp lương doanh nghiệp khoa học và công nghệ chuyển đổi - Ngày 22/12/2008, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 31/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ lao động, tiền lương đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ được chuyển đổi từ các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ công lập theo Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Theo đó, trường hợp, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần vận dụng hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương theo quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP thì việc chuyển, xếp lương đối với những người chuyển sang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và những người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý được quy định như sau: Việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải theo công việc được giao, chức vụ đảm nhận. Hệ số lương mới được chuyển xếp bảo đảm bằng hoặc cao hơn gần nhất so với hệ số lương hiện hưởng. Trường hợp hệ số lương mới thấp hơn hệ số lương cũ (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có) thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương cũ cho đến khi được chuyển sang làm công việc khác, ngạch lương khác; Trong quá trình thực hiện chuyển, xếp lương mới, công ty không được kết hợp nâng ngạch viên chức, không được kết hợp nâng bậc lương, không được xếp lương và phụ cấp lương vào hạng cao hơn hạng của công ty được xếp; Phương án chuyển xếp lương và phụ cấp lương mới phải được cấp có thẩm quyền quyết định trước khi thực hiện… Cách chuyển, xếp lương thực hiện như sau: Xếp vào bậc 1 mới, nếu hệ số lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có) thấp hơn hoặc bằng bậc 1 mới. Thời gian nâng bậc lương lần sau tính từ khi xếp lương bậc 1 mới. Trường hợp mức chênh lệch giữ hai hệ số lương cũ và mới nhỏ hơn 70% thì thời gian nâng bậc lần sau tính từ khi giữ hệ số mức lương cũ; lớn hơn 70% thì thời gian nâng bậc lần sau tính từ khi giữ hệ số lương mới; Xếp vào bậc 2 mới, nếu hệ số lương cao hơn bậc 1. Trường hợp hệ số lương cũ cao hơn hệ số lương bậc 2 mới thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương cũ; Viên chức thôi giữ chức danh quản lý thì xếp lại lương theo công việc, chức vụ mới, không bảo lưu hệ số lương cũ hoặc chuyển sang ngang hệ số lương mới tương đương… Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư 31/2008/TT-BLĐTBXH tại đây
tải Thông tư 31/2008/TT-BLĐTBXH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG
TƯ
CỦA
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 31/2008/TT-BLĐTBXH
NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 2008
HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ ĐƯỢC CHUYỂN ĐỔI TỪ CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
CÔNG LẬP THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 80/2007/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 05 NĂM 2007 CỦA
CHÍNH PHỦ
Thi hành Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng
05 năm 2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, sau khi trao
đổi ý kiến với các Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ lao động, tiền
lương đối với doanh nghiệp được chuyển đổi từ các tổ chức nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ công lập như sau:
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1/ Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này hướng dẫn thực hiện chế độ lao động,
tiền lương đối với các doanh nghiệp khoa học và công nghệ được chuyển đổi từ
các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ khoa
học và công nghệ công lập (gọi tắt là tổ chức khoa học và công nghệ) theo Nghị
định số 80/2007/NĐ-CP bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên;
b) Công ty cổ phần.
Các công ty quy định tại điểm a và điểm b,
khoản 1 nêu trên được gọi tắt là doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
2/ Đối tượng áp dụng:
a) Những người chuyển sang làm việc theo chế độ
hợp đồng lao động theo quy định
tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao
động tại doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
b) Những người giữ các chức danh thành viên
chuyên trách, thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị; thành viên Ban
kiểm soát; thành viên chuyên trách, thành viên không chuyên trách Hội đồng
thành viên; Kiểm soát viên chuyên trách, Kiểm soát viên không chuyên trách,
Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng
trong doanh nghiệp khoa học và công nghệ (gọi
tắt là viên chức quản lý).
c) Những người làm việc tại công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.
II. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
1/ Những người làm
việc tại các tổ chức khoa học và công nghệ khi chuyển sang làm việc tại doanh
nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định tại Nghị định số 80/2007/NĐ-CP thì
thực hiện việc ký hợp đồng lao động theo quy định tại Nghị định số
44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động và
Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội hướng dẫn thi
hành một số điểm của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP nêu trên như
sau:
- Đối với những người
đã ký hợp đồng làm việc (hợp đồng có thời hạn hoặc không xác định thời
hạn) theo quy định tại Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003
của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn
vị sự nghiệp của Nhà nước thì tiếp tục ký hợp đồng lao động theo quy định tại
Nghị định số 44/2003/NĐ-CP nêu trên.
- Đối với những người chưa được ký hợp
đồng làm việc theo quy định tại Nghị định số 116/2003/NĐ-CP thì phải ký hợp
đồng lao động theo quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP nêu trên.
- Đối với những người đã ký hợp đồng
làm việc theo quy định tại Nghị định số 116/2003/NĐ-CP khi chuyển sang làm việc
tại các doanh nghiệp khoa học và công nghệ có sự thay đổi về công việc, chức vụ
đảm nhận thì ký lại hợp đồng lao động nhưng việc ký hợp đồng lao động phải theo
đúng quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP nêu trên.
2/ Đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ
được thành lập mới theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên và công ty cổ phần thì thực hiện việc ký hợp đồng lao động đối với người
lao động theo quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP nêu trên.
III. CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG
1. Xếp lương:
a) Công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần tự xây dựng, quyết định thang
lương, bảng lương theo quy định của Nhà nước thì căn cứ vào các mức lương theo
thang lương, bảng lương và chức danh nghề, công việc đảm nhiệm, công ty thực
hiện xếp lương cho người lao động.
b) Trường hợp, công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần vận dụng hệ thống
thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương theo quy định tại Nghị định số
205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ thì việc chuyển, xếp
lương đối với những người chuyển sang làm việc theo chế độ hợp đồng lao Đồng và
những người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý được quy định như sau:
b.1. Nguyên tắc chuyển, xếp lương:
- Đối với những người đang
xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ (gọi tắt là lương cũ) thì phải chuyển, xếp lương theo Nghị định số
205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ (gọi tắt là lương mới);
- Việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải
theo công việc được giao, chức vụ đảm nhận. Hệ số lương mới được chuyển xếp bảo
đảm bằng hoặc cao hơn gần nhất so với hệ số lương hiện hưởng. Trường hợp hệ số
lương mới thấp hơn hệ số lương cũ (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có)
thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương cũ cho đến khi
được chuyển sang làm công việc khác, ngạch lương khác;
- Trong quá trình thực hiện chuyển, xếp lương
mới, công ty không được kết hợp nâng ngạch viên chức, không được kết hợp nâng
bậc lương, không được xếp lương và phụ cấp lương vào hạng cao hơn hạng của công
ty được xếp;
- Phương án chuyển xếp lương và phụ cấp lương mới
phải được cấp có thẩm quyền quyết định trước khi thực hiện.
b.2. Cách chuyển, xếp lương:
b.2.1. Đối với viên chức quản lý được bổ nhiệm
hoặc đang giữ chức danh lãnh đạo nào thì chuyển xếp tương ứng vào chức danh
lãnh đạo đó theo hạng công ty được xếp, cụ thể như sau:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị chuyên trách, Chủ
tịch Hội đồng thành viên chuyên trách xếp lương theo chức danh Chủ tịch Hội
đồng quản trị của bảng lương của thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị;
- Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị,
thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên xếp lương theo chức danh thành viên
chuyên trách Hội đồng quản trị của bảng lương của thành viên chuyên trách Hội
đồng quản trị;
- Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó
giám đốc và Kế toán trưởng xếp lương theo bảng lương của Tổng giám đốc, Giám
đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng.
- Đối với thành viên không chuyên trách Hội đồng
quản trị, thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng ban kiểm soát); thành viên
không chuyên trách Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên không chuyên trách được
hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc theo hạng công ty được xếp.
Cách chuyển, xếp lương như sau:
+ Xếp vào bậc 1 mới, nếu hệ số lương cò (kể cả
phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có) thấp hơn hoặc bằng bậc 1
mới. Thời gian nâng bậc lương lần sau tính từ khi xếp lương bậc 1 mới. Trường hợp
mức chênh lệch giữ hai hệ số lương cũ và mới nhỏ hơn 70% thì thời gian nâng bậc
lần sau tính từ khi giữ hệ số mức lương cũ; lớn hơn 70% thì thời gian nâng bậc lần sau tính từ khi giữ hệ số
lương mới.
+ Xếp vào bậc 2 mới, nếu hệ số lương (kể cả phụ
cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có) cao hơn bậc 1. Trường hợp hệ
số lương cũ cao hơn hệ số lương bậc 2 mới thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo
lưu cho bằng hệ số lương cũ;
+ Viên chức thôi giữ chức danh quản lý thì xếp
lại lương theo công việc, chức vụ mới, không bảo lưu hệ số lương cũ hoặc chuyển
sang ngang hệ số lương mới tương đương.
b.2.2. Đối với viên chức được bổ nhiệm giữ chức
vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương thì chuyển xếp lương theo bảng
lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở các công ty nhà nước và được hưởng phụ
cấp giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương theo hạng công
ty.
Đối với Kiểm soát viên chuyển xếp lương theo bảng
lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở các công ty nhà nước và hưởng phụ cấp
chức vụ Trưởng phòng.
b.2.3. Đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và
những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động.
- Đối với viên chức xếp lương theo bảng lương
viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở các ngạch theo bảng lương chuyên môn, nghiệp
vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì chuyển
xếp lương như sau:
+ Ngạch nghiên cứu viên cao cấp (A3.1) xếp vào
ngạch chuyên viên cao cấp; ngạch nghiên cứu viên chính (A2.1) xếp vào ngạch
chuyên viên chính; ngạch nghiên cứu viên (A1) xếp vào ngạch chuyên viên; ngạch
kỹ thuật viên (B) xếp vào ngạch cán sự, kỹ thuật viên theo bảng lương viên chức
chuyên môn, nghiệp vụ trong các công ty nhà nước;
+ Chuyển xếp vào bậc có hệ số lương mới bằng hoặc
cao hơn gần nhất với hệ số lương cũ của ngạch được xếp;
Ví
dụ: Ông Nguyễn Văn Bẩy,
hiện xếp lương ngạch nghiờn cứu viờn, viên chức loại A1, bậc 6, hệ số 3,99 theo
Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, chuyển, xếp vào ngạch chuyờn viờn, bậc 7, hệ số
4,2 theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở công ty nhà nước ban hành
kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Trường hợp xếp vào bậc cuối cùng của ngạch mới,
nếu hệ số bậc lương mới thấp hơn hệ số bậc lương cũ thì được hưởng thêm hệ số
chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương cũ;
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn Năm, hiện
xếp lương ngạch nghiờn cứu viờn, viên chức loại A1, bậc 9, hệ số 4,98 theo Nghị
định số 204/2004/NĐ-CP, chuyển, xếp vào ngạch chuyờn viờn, bậc 8, hệ số 4,51
theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở công ty nhà nước ban hành kèm
theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP của Chính phủ và hưởng hệ số chờnh lệch bảo
lưu 0,47 ( 4,98- 4,51).
+ Trường hợp viên chức đã được hưởng phụ cấp thâm
niên vượt khung của ngạch lương cũ thì tỷ lệ phụ cấp thâm niên vượt khung được
tính trên hệ số lương cũ để xác định tổng hệ số lương làm căn cứ chuyển, xếp
lương.
Ví
dụ: Ông Nguyễn Văn Ba, hiện xếp lương ngạch nghiên cứu viên cao cấp,
bậc 6, hệ số 8,00 và hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 5%, tổng hệ số lương để
chuyển xếp lương 8,40 (8,00 + 8,00 x 0,05), như vậy ông A được xếp vào ngạch
chuyên viên cao cấp, bậc 4, hệ số 6,60 và hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 1,8.
- Đối với viên chức xếp ngạch công chức yêu cầu
trình độ đào tạo cao đẳng hoặc cử nhân cao đẳng (Ao) thì xếp vào ngạch cán sự,
kỹ thuật viên theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở các công ty nhà
nước và cách chuyển xếp lương tương tự như đối với viên chức chuyên môn, nghiệp
vụ của Thông tư này nhưng thấp nhất là bậc 2, hệ số 1,99.
b.2.4. Đối với nhân viên văn thư, nhân viên phục vụ
theo bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các
đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (bảng 4) thì chuyển ngang bậc lương cũ sang bậc
lương mới tương ứng theo chức danh nhân viên văn thư, nhân viên phục vụ của
bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ ở các công ty nhà nước.
b.2.5. Đối với nhân viên bảo vệ cơ quan theo bảng
lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự
nghiệp của Nhà nước (bảng 4) thì chuyển xếp lương vµo nhãm II, B.13, chức danh
nhân viên bảo vệ của bảng lương nhân viên bán vé, nhân viên bảo vệ trật tự tại
các điểm văn hoá công cộng, bến xe, nhà ga, bến cảng và bảo vệ mới như sau:
+ Bậc 1 cũ xếp vào bậc 1 mới; bậc 2, bậc 3 cũ xếp
vào bậc 2 mới; bậc 4, bậc 5, cũ xếp vào bậc 3 mới; bậc 6, bậc 7 cũ xếp vào bậc
4 mới; bậc 8, bậc 9, bậc 10,
bậc 11, bậc 12 cũ xếp vào bậc 5 mới.
+ Trường hợp xếp vào bậc 5 mới, nếu hệ số bậc
lương mới thấp hơn hệ số bậc lương cũ thì được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo
lưu quy định tại điểm 2.1, khoản 2, mục III trên.
+ Trường hợp nhân viên bảo vệ được hưởng phụ cấp
thâm niên vượt khung thì tỷ lệ phụ cấp thâm niên vượt khung được tính trên hệ
số lương cũ để xác định tổng hệ số lương làm căn cứ chuyển, xếp lương.
b.2.6. Đối với nhân viên kỹ thuật, nhân viên đánh
máy theo bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và
các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (bảng 4) thì chuyển xếp lương theo chức danh
cán sự, kỹ thuật viên của bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ.
Thời gian nõng bậc lương đối với người lao động
quy định tại điểm b.2.1, điểm b.2.2, điểm b.2.3, điểm b.2.4, điểm b.2.5 và điểm b.2.6,
khoản 1, mục III của Thụng tư này được tính từ lần nâng bậc cũ theo Nghị định
số 204/2004/NĐ-CP.
b.2.7. Đối với công nhân viên trực tiếp sản xuất,
kinh doanh:
- Đối với những người đã xếp lương theo các thang
lương, bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo quy
định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP thì được giữ nguyên bậc lương của thang
lương, bảng lương hiện xếp.
- Đối với những người xếp lương theo bảng lương
quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP khi chuyển xếp lương theo thang lương,
bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh quy định tại Nghị
định số 205/2004/NĐ-CP thì căn cứ vào công việc được giao, chức danh, tiêu
chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, công ty tổ chức kiểm tra trình độ tay nghề.
Người lao động đạt bậc thợ của nghề nào thì xếp vào bậc lương của nghề đó theo
các thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định.
Đối với nhân viên lái xe cơ quan xếp lương theo
bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn
vị sự nghiệp của Nhà nước (bảng 4) thì chuyển xếp vào bảng lương công nhân lái
xe (B12) của nhóm xe con, xe tắc xi, xe tải, xe cẩu dưới 3,5 tấn, xe khách dưới
20 ghế như sau:
Bậc 1 cũ xếp vào bậc 1 mới; bậc 2 và bậc 3 cũ xếp
vào bậc 2 mới; bậc 4, bậc 5, bậc 6 xếp vào bậc 3 mới; bậc 7, bậc 8, bậc 9, bậc
10, bậc 11, bậc 12 xếp vào bậc 4 mới;
Trường hợp xếp vào bậc 4 mới, nếu hệ số bậc lương
mới thấp hơn hệ số bậc lương cũ thì được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu.
Trường hợp lái xe được hưởng phụ cấp thâm niên
vượt khung thì tỷ lệ phụ cấp thâm niên vượt khung được tính trên hệ số lương cũ
để xác định tổng hệ số lương làm căn cứ chuyển, xếp lương.
Ví
dụ: Ông Nguyễn Văn A, lái xe cơ quan hiện xếp lương bậc 12, hệ số
lương 4,03 và hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 5%, tổng hệ số lương để chuyển
xếp lương 4,23 (4,03 + 4,03 x 0,05), như vậy ông A được xếp lương bậc 4, hệ số
3,60 của chức danh lái xe con và hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,63.
b.3. Xếp hạng công ty:
- Công ty thực hiện xếp hạng theo quy định tại
Thông tư số 23/2005/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 8 năm 2005 của Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội hướng dẫn xếp hạng và xếp lương đối với thành viên chuyên trách
Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng công ty nhà
nước để xếp lương đối với viên chức quản lý.
- Đối với công ty chưa có tiêu chuẩn xếp hạng thì
căn cứ vào mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh Viện trưởng và tương
đương quy định tại Thông tư số 18/2005/TT-BKHCN ngày 02 tháng 11 năm 2005 của
Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo
trong các tổ chức khoa học và công nghệ để tạm thời định hạng cho công ty theo
nguyên tắc sau: nếu mức phụ cấp lãnh đạo của Viện trưởng từ 0,9 trở lên thì tạm
xếp vào công ty hạng I, mức 0,7 thì tạm xếp vào công ty hạng II, mức 0,6 trở
xuống thì tạm xếp vào công ty hạng III làm cơ sở xếp lương đối với viên chức
quản lý.
Căn cứ vào phương pháp xây dựng tiêu chuẩn xếp
hạng công ty ban hành kèm theo Thông tư số 23/2005/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 8
năm 2005 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn xếp hạng và xếp lương
đối với thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám
đốc, kế toán trưởng công ty nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm
tổ chức xây dựng tiêu chuẩn xếp hạng đối với các doanh nghiệp khoa học và công
nghệ và đề nghị Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xó hội, Bộ Tài chính thoả
thuận, ban hành.
2. Quản lý tiền lương:
a) Đối với các doanh nghiệp
khoa học và công nghệ tự xây dựng, quyết định thang lương, bảng lương thì thực
hiện việc xây dựng và đăng ký thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và xác định
quỹ tiền lương, tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày
31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; Nghị định số 110/2008/NĐ-CP ngày 10
tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người
lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại,
hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động và
Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày
31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm
việc trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Thông tư số
28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội sửa đổi Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH
ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực
hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tiền lương và
Thông tư số 24/2008/TT/BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện
mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác,
trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn
lao động để làm căn cứ xếp lương và trả lương cho người lao động.
b) Hàng năm, căn cứ vào kế
hoạch sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng quỹ tiền lương
kế hoạch để làm căn cứ trả lương cho người lao động gắn với năng suất, chất
lượng, hiệu quả của doanh nghiệp và mức độ đóng góp cho công ty, khuyến khích
những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi và phù hợp với
mặt bằng tiền công trên thị trường lao động.
Quỹ tiền lương kế hoạch do
doanh nghiệp xây dựng được đăng ký với các Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính để làm căn cứ xác định thu nhập
chịu thuế.
c) Doanh nghiệp có trách
nhiệm xây dựng quy chế trả lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động
theo quy định của pháp luật bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch.
Khi xây dựng quy chế trả
lương phải có sự tham gia của Ban chấp hành công đoàn doanh nghiệp, đồng thời
phổ biến đến từng người lao động và đăng ký với Sở Lao động- Thương binh và Xã
hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp Đóng trụ sở chính.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1/ Căn cứ nội dung hướng
dẫn tại Thông tư này, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các doanh
nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện chính sách tiền lương theo đúng quy định
của Nhà nước.
2/ Đối với công ty nhà
nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
100% vốn điều lệ được chuyển đổi từ các tổ chức khoa học và công nghệ thì việc
chuyển xếp lương theo quy định tại điểm b.2, khoản 1, mục III của Thông tư này
và thực hiện cơ chế quản lý lao động, tiền lương và thu nhập như sau:
- Đối với công ty nhà nước
thì thực hiện theo Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty
Nhà nước; Nghị định số 207/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ
quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với các thành
viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty Nhà nước và Thông tư số
07/2005/TT-LĐTBXH ngày 5 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã
hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 206/2004/NĐ-CP; Thông tư số 08/2005/TT-LĐTBXH
ngày 5 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 207/2004/NĐ-CP nêu
trên của Chính phủ;
- Đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ thì
thực hiện theo Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính
phủ quy định về quản lý lao động và tiền lương trong các công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ và Thông tư
số 15/2007/TT-LĐTBXH ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã
hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số
86/2007/NĐ-CP nêu trên.
3/ Các doanh nghiệp khoa học và công nghệ được thành lập mới theo
mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn
2 thành viên trở lên và công ty cổ phần thì thực hiện việc ký hợp đồng lao động
theo quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2003 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về
hợp đồng lao động và chế độ tiền lương theo quy định tại Nghị định số
114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương; Thông tư số
13/2003/TT-LĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã
hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP về tiền
lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp và Thông tư số 28/2007/TT-LĐTBXH ngày 5 tháng 12 năm 2007 của
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sửa đổi Thông tư số 13/2003/TT-LĐTBXH và
Thông tư số 14/2003/TT-LĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP
của Chính phủ về tiền lương.
4/ Thông tư này có hiệu
lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các doanh nghiệp khoa học
và công nghệ được chuyển đổi từ các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ theo Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2007 của Chính
phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ trước khi Thông tư này có hiệu lực
thi hành cũng thuộc đối tượng áp dụng Thông tư này.
Trong quá trình thực
hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị các Bộ quản lý ngành, Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tập đoàn kinh tế và các Tổng
công ty, công ty phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem
xét, giải quyết./.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn
Thị Kim Ngân