Thông tư 11/2012/TT-BGTVT tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 11/2012/TT-BGTVT

Thông tư 11/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tảiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:11/2012/TT-BGTVTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Đinh La Thăng
Ngày ban hành:12/04/2012Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Hàng hải

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thuyền trưởng tàu dưới 3000 GT phải có bằng B tiếng Anh 
Ngày 12/04/2012, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số 11/2012/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn vủa thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam. 
Theo quy định tại Thông tư này, thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ và thuyền trưởng tàu dưới 50 GT phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/3, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây: Hàng hải theo mức quản lý; Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý; Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý; Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
Người được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT phải tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng; có Tiếng Anh hàng hải trình độ 2 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đương  chứng chỉ B trở lên; hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.
Ngoài ra, để được đảm nhiệm chức danh đại phó phải có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên tối thiểu 24 tháng; đối với thuyền trưởng phải có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 12 tháng và đạt kết quả kỳ thi thuyền trưởng...
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2012; bãi bỏ Quyết định số 31/2008/QĐ-BGTVT ngày 26/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.

Xem chi tiết Thông tư 11/2012/TT-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------------------
Số: 11/2012/TT-BGTVT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2012

 
 
THÔNG TƯ
Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam
--------------------------
 
 
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên 1978 sửa đổi 2010 mà Việt Nam là thành viên.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.
 
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tưnày quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, thuyền viên có liên quan đến tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.
2. Thông tư này áp dụng đối với tàu công vụ trong những trường hợp có quy định cụ thể tại Thông tư này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công ước STCW là Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên 1978 sửa đổi 2010;
2. Bộ luật STCW là Bộ luật kèm theo Công ước về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978 và các sửa đổi;
3. Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở tàu;
4. Đại phó là sỹ quan kế cận thuyền trưởng và là người chỉ huy tàu trong trường hợp thuyền trưởng không còn đủ khả năng chỉ huy tàu;
5. Sỹ quan boong là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại các điều khoản của Chương II của Công ước STCW;
6. Máy trưởng là sỹ quan máy cao cấp chịu trách nhiệm về sức đẩy cơ học của tàu và vận hành, bảo dưỡng các thiết bị điện và cơ khí của tàu;
7. Máy hai là sỹ quan máy kế cận máy trưởng và chịu trách nhiệm về sức đẩy cơ học của tàu và vận hành, bảo dưỡng các thiết bị điện và cơ khí của tàu trong trường hợp máy trưởng không còn đủ khả năng đảm nhiệm;
8. Sỹ quan máy là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/1, III/2 hoặc III/3 của Công ước STCW;
9. Sỹ quan kỹ thuật điện là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/6 của Công ước STCW;
10. Sỹ quan thông tin vô tuyến (sau đây gọi là TTVT) là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định của các điều khoản của Chương IV của Công ước STCW;
11. Thợ kỹ thuật điện là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/7 của Công ước STCW;
12. Tàu dầu là tàu được chế tạo và sử dụng để chuyên chở dầu và các sản phẩm dầu;
13. Tàu hoá chất là tàu được chế tạo hoặc hoán cải và sử dụng để chở xô các sản phẩm ở dạng lỏng được liệt kê tại Chương 17 của Bộ luật Quốc tế về chở xô hoá chất (IBC Code);
14. Tàu khí hoá lỏng là tàu được chế tạo hoặc hoán cải và được sử dụng để chở xô chất khí hoá lỏng được quy định tại Chương 19 của Bộ luật Quốc tế về chở xô khí hoá lỏng (IGC Code);
15. Tàu khách là tàu được quy định tại Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 sửa đổi (SOLAS 1974); 
16. Tàu khách Ro-Ro là tàu khách với các khoang hàng Ro-Ro hoặc các khoang đặc biệt được quy định trong Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 sửa đổi (SOLAS 1974);
17. Hành trình gần bờ là hành trình của tàu biển có tổng dung tích dưới 500GT trong giới hạn bởi đất liền với các đường thẳng nối các điểm toạ độ: 12000’N, 100000’E; 23000’N, 100000’E; 23000’N, 114020’E; 12000’N, 114000’E; 12000’N, 116000’E; 07000’N, 116000’E và 07000’N, 102030’E. Ngoài ra, hành trình của các tàu trong vùng nước thuộc chủ quyền và thềm lục địa của Việt Nam đều được xem là hành trình gần bờ;
18. Sổ ghi nhận huấn luyện là sổ cấp cho thuyền viên có trình độ đại học thực tập sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên, thực tập sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên; là sổ cấp cho thuyền viên có trình độ cao đẳng hoặc cao đẳng nghề 36 tháng thực tập sỹ quan kỹ thuật điện theo yêu cầu tại Bảng A-III/6 của Bộ luật STCW;
19. Thời gian thực tập là thời gian thuyền viên làm việc trên tàu theo chương trình huấn luyện phù hợp với quy định Công ước STCW;
20. Thời gian tập sự là thời gian thực tập chức danh trên hạng tàu tương ứng với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn dưới sự giám sát của một sỹ quan;
21. Thời gian đảm nhiệm chức danh là thời gian làm việc theo chức danh phù hợp với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn được cấp;
22. Thời gian đi biển là thời gian thuyền viên, học viên làm việc, thực tập trên tàu biển;
23. Tháng nghĩa là tháng theo dương lịch hoặc 30 ngày cấu thành từ những khoảng thời gian nhỏ hơn một tháng;
24. Chức năng là một nhóm công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm quy định tại Bộ luật STCW, cần thiết cho việc vận hành tàu, an toàn sinh mạng trên biển hoặc bảo vệ môi trường biển;
25. Công ty là chủ tàu hoặc bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào khác như người quản lý hoặc người thuê tàu trần mà họ nhận trách nhiệm đối với việc vận hành tàu từ chủ tàu và những người đồng ý đảm nhiệm tất cả các nhiệm vụ và trách nhiệm như vậy cho công ty theo các quy định đó;
26. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNKNCM) là chứng chỉ được cấp cho thuyền viên theo quy định của Công ước STCW;
27. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ (sau đây viết tắt là GCNHLNV) là chứng chỉ được cấp cho thuyền viên theo quy định của Công ước STCW;
28. Giấy xác nhận việc công nhận GCNKNCM là giấy xác nhận do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài đã có GCNKNCM được cấp theo quy định của Công ước STCW để làm việc trên tàu biển Việt Nam;
29. Giấy xác nhận việc cấp giấy chứng nhận là giấy xác nhận do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho thuyền viên đã được thủ trưởng cơ sở huấn luyện cấp giấy chứng nhận hoàn thành khoá huấn luyện tương ứng theo quy định tại Quy tắc IV/2 và Quy tắc V/1 của Công ước STCW;
30. Thuỷ thủ trực ca OS là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc II/4 của Công ước STCW và hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn do Bộ Giao thông vận tải quy định;
31. Thuỷ thủ trực ca AB là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc II/4 và Quy tắc II/5 của Công ước STCW và hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn do Bộ Giao thông vận tải quy định;
32. Thợ máy trực ca Oiler là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/4 của Công ước STCW và hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn do Bộ Giao thông vận tải quy định;
33. Thợ máy trực ca ABlà thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/4 và Quy tắc III/5 của Công ước STCW và hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn do Bộ Giao thông vận tải quy định.
 
Chương II
TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN CỦA THUYỀN VIÊN
 
Điều 4. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên
Thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/1, A-II/2, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau:
1. Hàng hải theo mức quản lý;
2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý;
3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý;
4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
Điều 5. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ và thuyền trưởng tàu dưới 50 GT
Thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ và thuyền trưởng tàu dưới 50 GT phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/3, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
1. Hàng hải theo mức quản lý;
2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý;
3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý;
4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
Điều 6. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên
Sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/1, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
1. Hàng hải theo mức vận hành;
2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức vận hành;
3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành;
4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
Điều 7. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ
Sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/3, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
1. Hàng hải theo mức vận hành;
2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức vận hành;
3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành;
4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
Điều 8. Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca
1. Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca OS
Thủy thủ trực ca OS phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/4 của Bộ luật STCW về chức năng hàng hải theo mức trợ giúp.
2. Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca AB
Thủy thủ trực ca AB phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/4 và A-II/5 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
a) Hàng hải theo mức trợ giúp;
b) Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức trợ giúp;
c) Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức trợ giúp;
d) Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức trợ giúp.
Điều 9.Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên
Máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lênphải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/1, A-III/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
1. Kỹ thuật máy tàu biển theo mức quản lý;
2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức quản lý;
3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức quản lý;
4. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.
Điều 10.Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW và máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính dưới 75 KW
Máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW và máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính dưới 75 KW phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo chương trình đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về các chức năng sau đây:
1. Kỹ thuật máy tàu biển theo mức quản lý;
2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức quản lý;
3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức quản lý;
4. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.
Điều 11.Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên
Sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/1 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
1. Kỹ thuật máy tàu biển theo mức vận hành;
2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức vận hành;
3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành;
4. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.
Điều 12.Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW
Sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo chương trình đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về các chức năng sau đây:
1. Kỹ thuật máy tàu biển theo mức vận hành;
2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức vận hành;
3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành;
4. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.
Điều 13. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca
1. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca Oiler:
Thợ máy trực ca Oiler phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/4 của Bộ luật STCW về chức năng kỹ thuật máy tàu biển theo mức trợ giúp.
2. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca AB:
Thợ máy trực ca AB phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/4 và Mục A- III/5 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
a) Kỹ thuật máy tàu biển theo mức trợ giúp;
b) Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức trợ giúp;
c) Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức trợ giúp;
d) Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức trợ giúp.
Điều 14. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan kỹ thuật điện
Sỹ quan kỹ thuật điện phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/6 của Bộ luật STCW quy định về các chức năng sau đây:
1. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển theo mức vận hành;
2. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành;
3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.
Điều 15. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ kỹ thuật điện
Thợ kỹ thuật điện phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/7 của Bộ luật STCW quy định về các chức năng sau đây:
1. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển theo mức trợ giúp;
2. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức trợ giúp;
3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức trợ giúp.
 
Chương III
CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN CỦA THUYỀN VIÊN
 
Mục 1
CÁC LOẠI CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN
Điều 16. Phân loại chứng chỉ chuyên môn
Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam bao gồm các loại sau đây:
1. GCNKNCM;
2. GCNHLNV:
a) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản (sau đây viết tắt là GCNHLNVCB);
b) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt (sau đây viết tắt là GCNHLNVĐB);
c) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNHLNVCM).
Điều 17. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
1. GCNKNCM do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho thuyền viên để đảm nhiệm các chức danh theo quy định của Thông tư này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và phù hợp với quy định của Công ước STCW.
2. GCNKNCM có giá trị sử dụng không quá 05 năm kể từ ngày cấp.
Điều 18. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản
1. GCNHLNVCB do cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ cơ bản về kỹ thuật cứu sinh, phòng cháy, chữa cháy, sơ cứu y tế cơ bản, an toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội phù hợp với quy định của Công ước STCW.
2. GCNHLNVCB có giá trị sử dụng không quá 05 năm kể từ ngày cấp.
Điều 19. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt
1. GCNHLNVĐBdo cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt, phù hợp với quy định của Công ước STCW như sau:
a) Cơ bản tàu dầu, tàu hóa chất, tàu khí hóa lỏng;
b) Nâng cao tàu dầu, tàu hóa chất, tàu khí hóa lỏng;
c) Quản lý đám đông đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
d) Huấn luyện an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trên khoang hành kháchtàu khách và tàu khách Ro-Ro;
đ) Huấn luyện an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tàu đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
e) Quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro.
2. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt có giá trị sử dụng 5 năm kể từ ngày cấp.
Điều 20. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn
1. GCNHLNVCM do cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện nghiệp vụ, phù hợp với quy định của Công ước STCW như sau:
a) Quan sát và đồ giải Radar;
b) Thiết bị đồ giải rada tự động (ARPA);
c) Hệ thống an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu (GMDSS): hạng tổng quát (GOC), hạng hạn chế (ROC);
d) Chữa cháy nâng cao;
đ) Sơ cứu y tế;
e) Chăm sóc y tế;
g) Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn;
h) Xuồng cứu nạn cao tốc;
i) Nhận thức an ninh tàu biển;
j) Thuyền viên có nhiệm vụ an ninh tàu biển cụ thể;
k) Sỹ quan an ninh tàu biển;
l) Quản lý đội ngũ/nguồn lực buồng lái;
m) Quản lý đội ngũ/nguồn lực buồng máy;
n) Tiếng Anh hàng hải;
o) Hải đồ điện tử;
p) Quản lý an toàn tàu biển.
2. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn có giá trị sử dụng 5 năm kể từ ngày cấp.
Mục 2
ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN
Điều 21. Điều kiện chung
Để được cấp GCNKNCM, thuyền viên phải có đủ các điều kiện chung sau đây:
1. Có đủ độ tuổi lao động và tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định;
2. Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu biển hoặc kỹ thuật điện tàu tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải;
3. Các trường hợp sau đây phải bổ túc những môn chưa học hoặc học chưa đủ:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều này ở các trường khác;
b) Tốt nghiệp chuyên ngành tương tự tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải;
c) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa, máy phương tiện thủy nội địa hoặc kỹ thuật điện phương tiện thủy nội địa tại các trường đào tạo chuyên ngành đường thủy nội địa.
4. Có hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Mục 5 của Thông tư này;
5. Có đủ điều kiện về chuyên môn và thời gian đảm nhiệm chức danh tương ứng với từng chức danh quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38 và 39 của Thông tư này.
Điều 22. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 3000 GT trở lên
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ đại học; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề có thời gian đào tạo 36 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 3 hoặc Tiếng Anh tương đương chứng chỉ C trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tàu từ 3000 GT trở lên.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với thuyền trưởng:
- Có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 3000 GT trở lên tối thiểu 24 tháng hoặc có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 3000 GT trở lên tối thiểu 12 tháng;
- Đạt kết quả kỳ thi thuyền trưởng tàu từ 3000 GT trở lên.
Điều 23 Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng, trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 2 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đương chứng chỉ B trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với thuyền trưởng:
- Có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 12 tháng;
- Đạt kết quả kỳ thi thuyền trưởng tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.
Điều 24. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ
Thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ phải có GCNKNCM của thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên.
Điều 25. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng hoặc dạy nghề dài hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 1 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đương chứng chỉ A trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 24 tháng.
Điều 26. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu dưới 50 GT
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp trung học cơ sở;
b) Hoàn thành chương trình huấn luyện ngắn hạn chuyên ngành điều khiển tàu biển và đạt kết quả thi theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp nghề thì chỉ cần đạt kết quả thi.
2. Điều kiện thời gian đi biển: có thời gian đi biển tối thiểu 12 tháng.
Điều 27. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có Tiếng Anh Hàng hải trình độ 2 hoặc trình độ tương đương Tiếng Anh chứng chỉ B trở lên;
c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:
a) Có thời gian thực tập được ghi nhận trong "Sổ ghi nhận huấn luyện" tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Mục A-II/1 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu từ 500 GT trở lên, trong đó có ít nhất 06 tháng đảm nhiệm chức danh thủy thủ trực ca;
b) Trường hợp đã làm sỹ quan boong trên tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tàu từ 500 GT trở lên.
Điều 28. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ
Sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ phải có GCNKNCM của sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên theo quy định tại Điều 27 của Thông tư này.
Điều 29. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng hoặc dạy nghề dài hạn dưới 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 1 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đương chứng chỉ A trở lên;
c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh: có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu từ 50 GT trở lên.
Điều 30. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ đại học; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 3 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đương chứng chỉ C trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với máy trưởng:
- Có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW đến dưới 3000 KW tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên tối thiểu 12 tháng;
- Đạt kết quả kỳ thi máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên.
Điều 31. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW đến dưới 3000 KW
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 2 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đương chứng chỉ B trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW đến dưới 3000 KW.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với máy trưởng:
- Có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW đến dưới 3000 KW tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW đến dưới 3000 KW tối thiểu 12 tháng;
- Đạt kết quả kỳ thi máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW đến dưới 3000 KW.
Điều 32.Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng hoặc dạy nghề dài hạn thời gian dưới 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 1 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đương chứng chỉ A trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với máy trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW tối thiểu 36 tháng.
Điều 33. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính dưới 75 KW
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp trung học cơ sở;
b) Hoàn thành chương trình huấn luyện ngắn hạn chuyên ngành khai thác máy tàu biển và đạt kết quả thi theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; trường hợp đã tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ sơ cấp nghề thì chỉ cần đạt kết quả thi.
2. Điều kiện thời gian đi biển: có thời gian đi biển tối thiểu 12 tháng.
Điều 34. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 2 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đương chứng chỉ B trở lên;
c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:
a) Có thời gian thực tập được ghi trong "Sổ ghi nhận huấn luyện" tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Mục A-III/1 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên trong đó phải có ít nhất 06 tháng đảm nhiệm chức danh thợ máy trực ca;
b) Trường hợp đã đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên.
Điều 35. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng hoặc dạy nghề dài hạn thời gian đào tạo dưới 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 1 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đương chứng chỉ A trở lên;
c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh: có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW trở lên.
Điều 36. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca
1. Thuỷ thủ trực ca OS:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp nghề phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nhận thức an ninh tàu biển;
d) Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thuỷ thủ trực ca OS 02 tháng.
2. Thuỷ thủ trực ca AB:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp nghề phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nhận thức an ninh tàu biển;
d) Có thời gian đi biển 18 tháng hoặc tập sự thuỷ thủ trực ca AB 12 tháng.
Điều 37. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ máy trực ca
1. Thợ máy trực ca Oiler:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên khai thác máy tàu biển trình độ sơ cấp nghề phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nhận thức an ninh tàu biển;
d) Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thợ máy trực ca Oiler 02 tháng.
2. Thợ máy trực ca AB:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên khai thác máy tàu biển trình độ sơ cấp nghề phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nhận thức về an ninh tàu biển;
d) Có thời gian đi biển 18 tháng hoặc tập sự thợ máy trực ca AB 12 tháng.
Điều 38. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan kỹ thuật điện
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 2 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đương chứng chỉ B trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan kỹ thuật điện tàu biển.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh: có thời gian thực tập được ghi trong "Sổ ghi nhận huấn luyện" tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Bảng A-III/6 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng.
Điều 39. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ kỹ thuật điện
1. Tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ sơ cấp nghề thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
2. Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
3. Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nhận thức an ninh tàu biển;
4. Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thợ kỹ thuật điện 03 tháng.
Mục 3
TỔ CHỨC THI SỸ QUAN
Điều 40. Hội đồng thi sỹ quan
1. Hội đồng thi sỹ quan (sau đây gọi là Hội đồng thi) do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thành lập, gồm từ 05 đến 07 thành viên: Chủ tịch Hội đồng thi là lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam; các uỷ viên là đại diện Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Giao thông vận tải, đại diện của một số phòng chức năng có liên quan của Cục Hàng hải Việt Nam, thủ trưởng cơ sở đào tạo, huấn luyện.
                        2. Hội đồng thi có nhiệm vụ:
a) Tham mưu để Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định: danh sách thí sinh; thành lập Ban Giám khảo kỳ thi sỹ quan (sau đây gọi là Ban Giám khảo) để tổ chức coi thi và chấm thi; lựa chọn đề thi cho từng hạng chức danh; công nhận kết quả kỳ thi;
b) Tổ chức, kiểm tra, giám sát điều hành các kỳ thi;
c) Tổng hợp báo cáo kết quả kỳ thi;
d) Xử lý các vi phạm quy chế thi. 
Điều 41. Ban Giám khảo
1. Ban Giám khảo do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thi.
2. Số lượng thành viên Ban Giám khảo tuỳ thuộc vào số lượng thí sinh dự thi nhưng tối thiểu phải có 03 thành viên, trong đó ít nhất 1/3 thành viên giám khảo không tham gia trực tiếp giảng dạy. Thành viên Ban Giám khảo là thuyền trưởng, máy trưởng, chuyên gia trong lĩnh vực hàng hải, lĩnh vực quản lý, nhà giáo có nghiệp vụ sư phạm, năng lực, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tương ứng với trình độ và khả năng chuyên môn theo yêu cầu của mỗi khóa thi.
 3. Nhiệm vụ của Ban Giám khảo:
a) Hỏi thi, chấm thi nghiêm túc, công minh, chính xác, đánh giá đúng trình độ của thí sinh;
b) Phát hiện sai sót trong đề thi, đề nghị Hội đồng thi điều chỉnh kịp thời;
c) Phát hiện, kiến nghị Chủ tịch Hội đồng thi những hiện tượng tiêu cực trong kỳ thi để kịp thời giải quyết.
Điều 42. Huấn luyện viên chính
1. Huấn luyện viên chính tại cơ sở đào tạo, huấn luyện hoặc trên tàu là những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, được đào tạo về nghiệp vụ huấn luyện theo chương trình do Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và được Cục Hàng hải Việt Nam cấp Chứng chỉ huấn luyện viên chính.
2. Huấn luyện viên chính phải có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và chứng chỉ huấn luyện phù hợp với khoá học tương ứng; trường hợp trong khóa học có sử dụng mô phỏng thì phải có chứng chỉ phù hợp với chương trình mô phỏng mà mình giảng dạy;
3. Huấn luyện viên chính hoặc người có Chứng chỉ huấn luyện viên do nước ngoài cấp phù hợp với Công ước STCW 1978 sửa đổi 2010 mới được cử làm nhiệm vụ huấn luyện cho các khoá học tương ứng; huấn luyện thuyền viên, ghi sổ huấn luyện thực tập trên tàu biển.
Mục 4
HUẤN LUYỆN VÀ CƠ SỞ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN
Điều 43. Huấn luyện nghiệp vụ cơ bản, nghiệp vụ nhận thức an ninh tàu biển
1. Học viên tốt nghiệp cơ sở đào tạo, huấn luyện chuyên ngành hàng hải thì được cơ sở đó cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản; Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nhận thức an ninh tàu biển.
2. Trường hợp thuyền viên chưa qua huấn luyện nghiệp vụ cơ bản; nghiệp vụ nhận thức an ninh tàu biển thì phải hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ cơ bản; nghiệp vụ nhận thức an ninh tàu biển theo quy định và được cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp giấy chứng nhận.
Điều 44. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt
1. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt được áp dụng đối với thuyền viên làm việc trên tàu dầu, tàu chở hoá chất, tàu chở khí hoá lỏng, tàu khách và tàu khách Ro-Ro.
2. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt đối với thuyền viên làm việc trên tàu dầu, tàu chở hoá chất, tàu chở khí hoá lỏng bao gồm huấn luyện nghiệp vụ cơ bản và huấn luyện nghiệp vụ nâng cao.
3. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt đối với thuyền viên làm việc trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro bao gồm huấn luyện nghiệp vụ an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trên khoang hành khách; huấn luyện nghiệp vụ an toàn hành khách, an toàn hàng hoá và tính nguyên vẹn của vỏ tàu; quản lý đám đông và quản lý khủng hoảng.
4. Đối với tàu dầu, tàu chở hoá chất, tàu chở khí hoá lỏng, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ làm quen được cấp cho thuyền viên đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ làm quen và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
5. Đối với tàu dầu, tàu hoá chất, tàu chở khí hoá lỏng, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nâng cao được cấp cho thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó, máy hai, sỹ quan và các thuyền viên khác chịu trách nhiệm về xếp dỡ và chăm sóc hàng hóa đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ nâng cao và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
6. Đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro, GCNHLNVĐB được cấp cho việc hoàn thành một hoặc tất cả những nội dung huấn luyện sau đây:
a) Thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan và thuyền viên khác được giao nhiệm vụ giúp đỡ hành khách trong tình huống khẩn cấp đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ về quản lý đám đông và thi đạt yêu cầu theo quy định;
b) Thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai và thuyền viên khác chịu trách nhiệm về việc lên xuống tàu của hành khách, bốc dỡ, chằng buộc hàng hóa, đóng mở cửa bên mạn, phía mũi, sau lái tàu đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ về an toàn hành khách, an toàn hàng hoá và tính nguyên vẹn của vỏ tàu và đạt kết quả kỳ thi theo quy định;
c) Thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai và thuyền viên khác chịu trách nhiệm về an toàn của hành khách trong tình huống khẩn cấp đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ về quản lý khủng hoảng, ứng xử trong tình huống khẩn cấp và đạt kết quả kỳ thi theo quy định;
d) Thuyền viên trực tiếp phục vụ hành khách trong khu vực hành khách đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ về an toàn và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
Điều 45. Huấn luyện nghiệp vụchuyên môn
1. Quan sát và đồ giải Radar: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về quan sát và đồ giải Radar được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành khóa huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
2. ARPA: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về ARPA được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành khóa huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
3. GMDSS:
a) Giấy chứng nhận khai thác viên tổng quát (GOC) được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong làm việc trên tàu có trang bị GMDSS hoạt động trong vùng A2, A3, A4 đã hoàn thành khóa huấn luyện khai thác viên tổng quát và đạt kết quả thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông;
b) Giấy chứng nhận khai thác viên hạn chế (ROC) được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong làm việc trên tàu có trang bị GMDSS hoạt động trong vùng A1 đã hoàn thành khóa huấn luyện khai thác viên hạn chế và đạt kết quả thi theo quy định.
4. Hải đồ điện tử (ECDIS): Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về Hải đồ điện tử được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành khóa huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
5. Tiếng Anh hàng hải: Chứng chỉ Tiếng Anh hàng hải được cấp cho thuyền viên đã hoàn thành khóa huấn luyện về Tiếng Anh hàng hải và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
6. Quản lý nguồn lực buồng lái: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về quản lý nguồn lực buồng lái được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành khóa huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
7. Quản lý nguồn lực buồng máy: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về quản lý nguồn lực buồng máy được cấp cho máy trưởng, máy hai và sỹ quan máy đã hoàn thành khóa huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
8. Nhận thức an ninh tàu biển: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về nhận thức an ninh tàu biển được cấp cho thuyền viên hoàn thành khóa huấn luyện nhận thức an ninh tàu biển và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
9. Thuyền viên có nhiệm vụ an ninh tàu biển cụ thể: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về thuyền viên có nhiệm vụ an ninh tàu biển cụ thể được cấp cho việc hoàn thành khóa huấn luyện đối với thuyền viên có nhiệm vụ an ninh tàu biển cụ thể và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
10. Sỹ quan an ninh tàu biển: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về sỹ quan an ninh tàu biển được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành khóa huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
11. Chữa cháy nâng cao: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về chữa cháy nâng cao được cấp cho sỹ quan boong, sỹ quan máy đã hoàn thành chương trình huấn luyện về chữa cháy nâng cao và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
12. Sơ cứu y tế: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về sơ cứu y tế được cấp cho sỹ quan boong, sỹ quan máy đã hoàn thành chương trình huấn luyện về sơ cứu y tế và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
13. Chăm sóc y tế: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về chăm sóc y tế được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế trên tàu đã hoàn thành chương trình huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
14. Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về bè cứu sinh, xuồng cứu nạn được cấp cho sỹ quan boong, sỹ quan máy, thủy thủ trưởng, thợ máy đã hoàn thành chương trình huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
15. Xuồng cứu nạn cao tốc: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về xuồng cứu nạn cao tốc được cấp cho sỹ quan boong, sỹ quan máy, thủy thủ trưởng, thợ máy làm việc trên tàu có trang bị xuồng cứu nạn cao tốc đã hoàn thành chương trình huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
Thuyền viên muốn được huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về xuồng cứu nạn cao tốc phải có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ bè cứu sinh và xuồng cứu nạn.
16. Quản lý an toàn tàu biển: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về quản lý an toàn tàu biển được cấp cho việc hoàn thành khóa huấn luyện về quản lý an toàn tàu biển và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
Điều 46. Cơ sở đào tạo, huấn luyện
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện là trường, trung tâm đào tạo, huấn luyện, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chấp thuận trên cơ sở đảm bảo các điều kiện sau:
a) Đáp ứng đủ số lượng giảng viên, giáo viên, huấn luyện viên đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu của từng chương trình đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng;
b) Có chương trình đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng và tài liệu giảng dạy theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, phù hợp với các chương trình mẫu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO Model Course);
c) Đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ huấn luyện theo quy định tại từng chương trình đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng được Bộ Giao thông vận tải ban hành, phù hợp với thiết bị được quy định tại các chương trình mẫu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO Model Course);
d) Có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng đào tạo ISO.
2. Cơ sở đào tạo, huấn luyện có trách nhiệm:
a) Tổ chức đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng theo chương trình đã được phê duyệt;
b) Tổ chức thi và đánh giá kết quả thi;
c) Cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ;
d) Hàng năm báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam về tình hình huấn luyện, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện và tiến hành đánh giá nội bộ theo quy định của Công ước STCW và các sửa đổi.
3. Trong khoảng thời gian 05 năm, các cơ sở đào tạo, huấn luyện phải được đánh giá độc lập theo quy định của Công ước STCW và các sửa đổi.
Điều 47. Xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận
Thuyền viên Việt Nam đã được cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt về làm quen và nâng cao đối với tàu dầu, tàu chở hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, GOC, ROC phải được Cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận.
Mục 5
THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN, CẤP LẠI, CÔNG NHẬN, XÁC NHẬN
GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN,
GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ
Điều 48. Thủ tục cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
1. Đối tượng cấp là thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân trực tiếp nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị công nhận GCNKNCM tại Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi qua hệ thống bưu chính. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên theo mẫu tại Phụ lục II của Thông tư này;
b) Bảnsao (đượchợppháphóalãnhsự)GCNKNCM;
c) Hai ảnh màu, cỡ 3x4 cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng.
3. CụcHànghảiViệtNamnhậnhồsơ, kiểmtrathànhphần, số lượnghồsơ theoquy định, vàosổvà hẹntrảkếtquả đúngthờihạnquy định:
 a) Trongtrườnghợpnộptrựctiếp, nếuhồsơ không đầy đủ theoquy địnhthì trả lạihồ sơ và hướngdẫntổchức, cá nhânhoànthiệnlạihồsơ theoquy định;
b) Trongtrườnghợpnhậnhồ sơ quahệ thốngbưuchính, nếuhồ sơ không đầy đủ theoquy địnhthì CụcHànghảiViệtNamthôngbáobằngvănbảnchậmnhất 02 ngàylàmviệckể từ ngàynhận đượchồ sơ;
 c) Trườnghợphồsơ không đ điềukiệntheoquy định, phảitrảlờibằngvănbảnvà nêurõ lý do;
d) Trongthờihạn 03 (ba) ngàylàmviệc, kểtừngàynhận đhồsơ theoquy định, CụcHànghảiViệtNamthựchiệnviệccấpGiấycôngnhậnGCNKNCMtheomẫuquy địnhtạiPhụlụcIcủaThôngtư này.
4. Phí và lệphí: lệphí cấpGiấycôngnhậnGCNKNCMthựchiệntheoquy địnhcủaBộTàichính.
Điều 49. ThủtụccấpGiấychứngnhậnkhảnăngchuyênmônthủythủtrựcca, thợmáytrựcca, thợkỹthuật điện
1. Đốitượngthựchiệnthủtụchànhchínhlà thuyềnviên đảmnhiệmchứcdanhthủythủtrựcca, thợmáytrựcca, thợkỹthuật điệntheoquy địnhcủaThôngtư nàyvà Công ướcSTCW;
2. Tổchức, cá nhânnộp 01 (một) bộhồsơ đnghịcấpGCNKNCMthuỷthủtrựcca, thợmáytrựcca, thợkỹthuật điệntrựctiếptạiCụcHànghảiViệtNamhoặcgửiqua đườngbưuchính. Hồsơ baogồm:
a) Đơn đnghịcủathuyềnviêntheomẫutạiPhụlụcIIIhoặcvănbản đnghịcủatrường, tổchứcquảnlý thuyềnviêntheomẫutạiPhụlụcIVcủaThôngtư này;
b) Bảnchínhhoặcbảnsaocó chứngthựchoặccôngchứnghoặcbảnsaochụpcó bảnchính đ đốichiếu một trong ba loạigiấytờ sau: BằngtốtnghiệphoặcGiấychứngnhậntốtnghiệp, hoặcQuyết địnhtốtnghiệphoặcGiấychứngnhận đã họctráingành;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định;
d)Hai ảnh màu, cỡ 3x4 cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng;
đ) Giấyxácnhậnthờigiantậpsựtrựccaốivớitrườnghợphọctráingànhhoặcchỉcó trình đsơ cấpnghề).
3.CụcHànghảiViệtNam tiếp nhậnhồsơ, kiểmtrathànhphần, số lượnghồsơ theoquy định, vàosổvà hẹntrảkếtquả đúngthờihạnquy định:
a) Trongtrườnghợpnộptrựctiếp, nếuhồsơ không đầy đủ theoquy địnhthì trả lạihồ sơ và hướngdẫntổchức, cá nhânhoànthiệnlạihồsơ theoquy định;
b) Trongtrườnghợpnhậnhồ sơ quahệ thốngbưuchính, nếuhồ sơ không đầy đủ theoquy địnhthì CụcHànghảiViệtNamthôngbáobằngvănbảnchậmnhất 02 ngàylàmviệckể từ ngàynhận đượchồ sơ;
c) Trườnghợphồsơ không đ điềukiệncấpGCNKNCMthủythủtrựcca, thợmáytrựcca, thợkỹthuật điệntheoquy định, phảitrảlờibằngvănbảnvà nêurõ lý do;
d) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện việc cấp GCNKNCM thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợkỹthuật điện tàu biển theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.
4. Phí và lệ phí: lệ phí cấp GCNKNCM thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợkỹthuật điện tàu biển thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 50. Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
1. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính là thuyền viên có GCNKNCM đã hết thời hạn sử dụng và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Trong độ tuổi lao động và đảm bảo tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định;
b) Đã đảm nhiệm chức danh phù hợp với GCNKNCM được cấp tổng cộng 12 tháng trở lên trong thời hạn 05 năm; trường hợp không đảm bảo đủ thời gian này thì phải tập sự 03 tháng theo chức danh của GCNKNCM trong 06 tháng ngay trước khi gia hạn.
2. Tổ chức, cá nhân nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị gia hạn GCNKNCM trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi qua đường bưu chính. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị của thuyền viên theo mẫu tại Phụ lục V hoặc văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên thực hiện theo mẫu tại Phụ lục VI của Thông tư này;
b) Bản chính GCNKNCM hết hạn sử dụng (trường hợp thuyền viên đi công tác xa không thể nộp bản chính GCNKNCM hết hạn sử dụng, phải nộp trong vòng 07 (bảy) ngày kể từ ngày thuyền viên trở về Việt Nam);
c) Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định;
d) Haiảnhmàu, cỡ 3x4 cm, kiểuchứngminhnhândânchụptrongvòng 06 tháng.
3. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định:
a) Trong trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định;
b) Trong trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
c) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện gia hạn GCNKNCM theo quy định, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện việc cấp GCNKNCM theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.
4. Phí và lệ phí: lệ phí gia hạn GCNKNCM thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 51.ThủtụccấpGiấyxácnhậnviệccấpGiấychứngnhậnvô tuyến điệnviênhệGMDSShạngtổngquát (GOC), Giấychứngnhậnvô tuyến điệnviênhệGMDSShạnghạnchế (ROC) và Giấychứngnhậnhuấnluyệnnghiệpvụ đặcbiệt (GCNHLNVĐB)
1. Đốitượngthựchiệnthủtụchànhchínhlà thuyền viên có GOC, ROCGCNHLNVĐB.
2. Tổchức, cá nhânnộp 01 (một) bộhồsơ đnghịxácnhậnviệccấpGCNHLNVĐBtrựctiếptạiCụcHànghảiViệtNamhoặcgửiqua đườngbưuchính. Hồsơ baogồm:
a) Đơn đề nghị của thuyền viên theo mẫu tại Phụ lục VII hoặc văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên theo mẫu tại Phụ lục VIII của Thông tư này;
b) Bản sao (có chứng thực) Giấy chứng nhận GOC; ROC; GCNHLNVĐB;
c) Hai ảnh màu, cỡ 3x4 cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng.
3. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định.
a) Trong trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định;
b) Trong trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
c) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện xác nhận việc cấp GOC, ROC, GCNHLNVĐB theo quy định, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện việc cấp Giấyxácnhậntheo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này;
4. Phí và lệ phí: lệ phí xác nhận việc cấp GiấychứngnhậnGOC, ROC, GCNHLNVĐB thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 52. ThủtụccấpGiấychứngnhậnhuấnluyệnviênchính 
1. Đốitượngthựchiệnthủtụchànhchínhlà huấnluyệnviên đápứng đượcquy địnhcủaThôngtư nàyvà Công ướcSTCW.
2. Tổchức, cá nhânnộp 01 (một) bộhồsơ đnghịcấpGiấychứngnhậnhuấnluyệnviênchínhtrựctiếptạiCụcHànghảiViệtNamhoặcgửiqua đườngbưuchính. Hồsơ baogồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính của huấn luyện viên theo mẫu tại Phụ lục IX hoặc văn bản đề nghị của trường, cơ sở huấn luyện theo mẫu tại Phụ lục X của Thông tư này;
b) Giấy xác nhận tham gia khoá huấn luyện dành cho huấn luyện viên chính đối với khoá học tương ứng;
c) Hai ảnh màu, cỡ 3x4 cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng.
3. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định.
a) Trong trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định;
b) Trong trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
c) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính theo quy định, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện việc cấp Giấychứngnhậnhuấnluyệnviênchínhtheo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.
4. Phí và lệ phí: lệ phí cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 53. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận, Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính
1. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính là thuyền viên có GCNKNCM, Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận, Giấy công nhận GCNKNCM, Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận) bị hư hỏng, sai thông tin hoặc bị mất.
2. Tổ chức, cá nhân nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp lại GCN trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi qua đường bưu chính. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị của thuyền viên theo mẫu tại Phụ lục XI hoặc văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên thực hiện theo mẫu tại Phụ lục XII của Thông tư này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận bị hư hỏng hoặc sai thông tin;
c) Giấy tờ có giá trị pháp lý chứng minh sự điều chỉnh đối với trường hợp bị sai thông tin;
d) Hai ảnh màu, cỡ 3x4 cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng.
3. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định:
a) Trong trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định;
b) Trong trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
c) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện việc cấp lại Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.
4. Phí và lệ phí: lệ phí cấp lại Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 54. Thu hồi Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên
Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên bị thu hồi trong trường hợp thuyền viên giả mạo giấy tờ hồ sơ để dự thi hoặc tẩy xóa, giả mạo, mua bán, cho thuê, cho mượn Chứng chỉ chuyên môn. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định việc thu hồi.
Điều 55. Thủ tụcphê duyệtdanhsáchhọcviênthamdự khóa đàotạonângcao, khóabồidưỡngnghiệpvụ; dự thisỹ quan, thuyềntrưởng, máytrưởngvà cấpGiấychứngnhậnkhảnăngchuyênmônsỹquan, thuyềntrưởng, máytrưởng
1. Đốitượngthựchiệnthủtụchànhchínhlà tổchức, cá nhânliênquantớikhóa đàotạonângcao, khóabồidưỡngnghiệpvụ; dựthisỹ quan, thuyềntrưởng, máytrưởngvà cấpGCNKNCMsỹquan, thuyềntrưởng, máytrưởng.
2. Tổchức, cá nhânnộp 01 (một) bộhồsơ củamỗihọcviênthamdựkhóa đàotạonângcao, khóabồidưỡngnghiệpvụ; dựthisỹ quan, thuyềntrưởng, máytrưởngtrựctiếptạicơ sở đàotạo, huấnluyệnhoặcgửiqua đườngbưuchính. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu tại Phụ lục XIII của Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo, Giấy chứng nhận đào tạo nâng cao và Giấy chứng nhận đã học trái ngành (nếu có);
c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi đăng ký hộ khẩu;
d) Bản sao chụp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn;
đ) Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế cấp quận (huyện) hoặc tương đương trở lên;
e) Bản sao chụp các GCNHLNV, Chứng chỉ Tiếng Anh hàng hải theo quy định đối với chức danh dự thi;
g) Bản khai thời gian đi biển (không cần xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên) theo mẫu tại Phụ lục XIV của Thông tư này;
h) Bản sao có chứng thực Sổ thuyền viên;
i) Hai ảnh màu, cỡ 3x4 cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng.
3. Cơ sở đào tạo, huấn luyện tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và thông báo kết quả cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp hồ sơ không đúng quy định, cơ sở đào tạo, huấn luyện hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp không đủ điều kiện tham dự khóa đào tạo, huấn luyện, dự thi theo quy định, phải thông báo và nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ sở đào tạo, huấn luyện nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi qua đường bưu chính. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ sở đào tạo, huấn luyện về việc xét duyệt danh sách học viên tham dự khóa đào tạo nâng cao, khoá bồi dưỡng nghiệp vụ, dự thi sỹ quan; thuyền trưởng, máy trưởng theo mẫu tại Phụ lục XV của Thông tư này;
b) 01 bộ hồ sơ của học viên (gửi kèm).
5. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, duyệt hồ sơ và ra quyết định người có đủ điều kiện dự khóa đào tạo, huấn luyện, dự thi. Trường hợp không đủ điều kiện phải thông báo và nêu rõ lý do.
6. Căn cứ báo cáo kết quả kỳ thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng của Hội đồng thi sỹ quan, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, Cục Hàng hải Việt Nam ra quyết định công nhận kết quả kỳ thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng và cấp GCNKNCM.
7. Phí và lệ phí: lệ phí phê duyệt danh sách học viên tham dự khóa đào tạo nâng cao, khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, dự thi sỹ quan, thi thuyền trưởng, máy trưởng và cấp GCNKNCM thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
 
ChươngIV
ĐỊNHBIÊNANTOÀNTỐITHIỂU
 
Điều 56. Khung địnhbiênantoàntốithiểu
1. Quy địnhchung đốivớitàubiểnViệtNam
a) Địnhbiênantoàntốithiểubộphậnboongtheotổngdungtích (GT):
 

Chức danh
Dưới
50 GT
Từ 50 GT đến dưới 500 GT
Từ 500 GT đến dưới 3000 GT
Từ 3000 GT
trở lên
Thuyền trưởng
01
01
01
01
Đại phó
 
01
01
01
Sỹ quan boong
 
 
01
02
Sỹ quan TTVT (*)
 
 
01
01
Thuỷ thủ trực ca
01
01
02
02
Tổng cộng
02
03
06
07

           
(*) Trường hợp sỹ quan boong có chứng chỉ chuyên môn phù hợp để đảm nhiệm nhiệm vụ khai thác thiết bị vô tuyến điện trên tàu thì không phải bố trí chức danh sỹ quan TTVT.
b) Định biên an toàn tối thiểu bộ phận máy theo tổng công suất máy chính (KW):
 

Chức danh
Dưới
75 KW
Từ 75 KW đến dưới 750 KW
Từ 750 KW đến dưới 3000 KW
Từ 3000 KW trở lên
Máy trưởng
01
01
01
01
Máy hai
 
 
01
01
Sỹ quan máy
 
01
01
01
Sỹ quan kỹ thuật điện (*)
 
 
 
01
Thợ máy trực ca
 
01
02
03
Thợ kỹ thuật điện (*)
 
 
01
 
Tổng cộng
01
03
06
07

           
(*) Các chức danh: sỹ quan kỹ thuật điện và thợ kỹ thuật điện được quy định bắt buộc trong định biên an toàn tối thiểu bộ phận máy kể từ ngày 01/01/2017.
2. Căn cứ vào đặc tính kỹ thuật, mức độ tự động hoá và vùng hoạt động của tàu, Cơ quan đăng ký tàu biển quyết định định biên an toàn tối thiểu của tàu phù hợp với thực tế sử dụng, khai thác tàu.
3. Đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro, căn cứ vào đặc tính kỹ thuật, số lượng hành khách, vùng hoạt động của tàu, Cơ quan đăng ký tàu biển quy định định biên an toàn tối thiểu nhưng phải bố trí thêm ít nhất 01 thuyền viên phụ trách hành khách so với quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Đối với tàu công vụ, căn cứ vào cỡ tàu, đặc tính kỹ thuật và vùng hoạt động của tàu, Cơ quan đăng ký tàu biển quyết định định biên an toàn tối thiểu.
5. Mẫu Giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu theo quy định tại mẫuPhụ lục XVI của Thông tư này.
Điều 57.Bốtrí thuyềnviêntrêntàubiểnViệtNam      
1.Chủtàucó tráchnhiệmbốtrí thuyềnviênlàmviệctrêntàubiểnViệtNam đápứngcác điềukiệnquy địnhtạikhoản 2 Điều 46 củaBộluậtHànghảiViệtNam.
2. Việcbốtrí thuyềnviên đảmnhiệmchứcdanhtrêntàubiểnViệtNamphải đápứngcácyêucầusau đây:
a)Phảicó GCNKNCM, GCNHLNV phù hợpvớichứcdanhmà thuyềnviên đó đảmnhiệm;
b) Thuyềnviên đượcbốtrí làmviệctrêntàudầu, tàuchởhóachất, tàuchởkhí hóalỏng, tàukhách, tàukháchRo-Rothì ngoàiGCNKNCMvà các GCNHLNV cầnphảicó khilàmviệctrêntàubiểnthôngthường, cònphảicó GCNHLNV tươngứngvớitừngchứcdanhtrênloạitàu đó.
3. Nguyêntắcbốtrí chứcdanhtrongmộtsốtrườnghợp đặcbiệt:
a) Đốivớiviệcbốtrí chứcdanhthuyềntrưởng, đạiphó, máytrưởng, máyhai, sỹquanboong, sỹquanmáylàmviệctrêntàulaidắt, tàucôngtrình, tàutìmkiếmcứunạnvà cáctàucôngvụkhácthì CụcHànghảiViệtNamcăncứcỡtàu, đặctínhkỹthuậtvà vùnghoạt độngcủatàuhướngdẫnCơ quan đăngký tàubiểnthựchiện;
b) Trongtrườnghợptàu đanghànhtrìnhtrênbiểnmà thuyềntrưởng, máytrưởngkhôngcònkhảnăng đảmnhiệmchứcnăng, chủtàu, ngườikhaitháctàucó thểbốtrí đạiphó, máyhaithaythếthuyềntrưởnghoặcmáytrưởng đcó thểtiếptụcchuyến đinhưngchỉ đếncảngtới đầutiên;
c) Thuyềntrưởngtàukháchphảicó thờigian đảmnhiệmchứcdanhthuyềntrưởngcủatàukhôngphảilà tàukháchcùnghạngtốithiểu 24 thánghoặc đã đảmnhiệmchứcdanh đạiphó tàukháchtốithiểu 24 tháng.
 
ChươngV
ĐIỀUKHOẢNTHIHÀNH
 
Điều 58.Hiệulựcthihành
1. Thôngtư nàycó hiệulựcthihành kể từngày 01 tháng 6 năm 2012.  
2. BãibỏQuyết địnhsố 31/2008/QĐ-BGTVTngày 26/12/2008 củaBộtrưởngBộGiaothôngvậntảivề tiêu chuẩn chuyên môn, chứngchỉchuyênmôncủathuyềnviênvà địnhbiênantoàntốithiểucủatàubiểnViệtNam.
3. Giấychứngnhận địnhbiênantoàntốithiểu đã đượccấptheoQuyết địnhsố 66/2005/QĐ-BGTVTngày 30/11/2005 củaBộtrưởngBộGiaothôngvậntảivềtiêuchuẩnchuyênmôn, chứngchỉchuyênmôncủathuyềnviênvà địnhbiênantoàntốithiểucủatàubiểnViệtNam, Quyết địnhsố 31/2008/QĐ-BGTVTngày 26/12/2008 củaBộtrưởngBộGiaothôngvậntảivề tiêu chuẩn chuyên môn, chứngchỉchuyênmôncủathuyềnviênvà địnhbiênantoàntốithiểucủatàubiểnViệtNamcòngiá trịsửdụng đếnngàyhếthiệulựcghitạiGiấychứngnhận đó.
4. Thuyềnviêncó GCNKNCMcấptheoQuyết địnhsố 2115/2001/QĐ-BGTVTngày 04/07/2001, Quyết địnhsố 103/2002/QĐ-BGTVTngày 11/01/2002 củaBộtrưởngBộGiaothôngvậntải (GCNKNCM đượcchuyển đổi đặccách) chỉ đượcbốtrí làmviệctrênnhữngtàucó tổngdungtíchhoặctổngcôngsuấtmáychínhtươngứngvớiGCNKNCM đượccấp. Thuyềnviêncó GCNKNCMnày, đ đượcnânghạnglênchứcdanhcaohơnhoặclênhạngtàucaohơnphải đápứng đcác điềukiệntươngứngquy địnhtạicác Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38 và 39củaThôngtư này.
5. Từ nay đếnngày 01/7/2013, thuyềnviênthamgiacáckhóa đàotạo, huấnluyệnvà bồidưỡngthì vẫn đượccấpchứngchỉ chuyênmôntheotiêuchuẩncủaCông ướcSTCW 1978 sửa đổi 1995. Saungày 01/7/2013, thuyềnviênsaukhi được đàotạo, huấnluyệnvà bồidưỡngthì đượccấpchứngchỉ chuyênmôntheotiêuchuẩncủaCông ướcSTCW 1978 sửa đổi 2010; riêng đốivớicáckhóahuấnluyện nghiệp vụ nhậnthứcanninhtàubiển, thuyềnviêncó nhiệmvụanninhtàubiểncụthể, sỹquananninhtàubiểnthì đượccấpchứngchỉ chuyênmôntheotiêuchuẩncủaCông ướcSTCW 1978 sửa đổi 2010 ngaysaukhiThôngtư nàycó hiệulựcthihành.
6. Cácchứngchỉ chuyênmôncủathuyềnviên đượccấptheoquy địnhtạiQuyết địnhsố 31/2008/QĐ-BGTVTngày 26/12/2008 củaBộtrưởngBộGiaothôngvậntảivề tiêu chuẩn chuyên môn, chứngchỉchuyênmôncủathuyềnviênvà địnhbiênantoàntốithiểucủatàubiểnViệtNamvẫntiếptụccó giá trị sử dụng đến hết ngày 01/01/2017. Sau thời hạn 01/01/2017, cácchứngchỉ chuyênmôncủathuyềnviên đượccấptheoquy địnhtạiQuyết địnhsố 31/2008/QĐ-BGTVTngày 26/12/2008 sẽ hếthiệulực. Sau thời hạn 01/07/2017, điều kiện chuyên môn về Tiếng Anh được quy định tại các Điều 22, 23, 25, 27, 29, 30, 31, 32, 34, 35 và 38củaThôngtư nàybắt buộclà TiếngAnhhànghải.
7. Ban hành kèm theo Thông tư này 16 phụ lục sau:
a) Phụ lục I: mẫu các chứng chỉ chuyên môn;
b) Phụ lục II: mẫu Văn bản đề nghị cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn;
c) Phụ lục III: mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện;
d) Phụ lục IV: mẫu Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện;
đ) Phụ lục V: mẫu Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn;
e) Phụ lục VI: mẫu Văn bản đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn;
g) Phụ lục VII: mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận GOC, ROC, HLNVĐB;
h) Phụ lục VIII: mẫu Văn bản đề nghị cấp Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận GOC, ROC, HLNVĐB;
i) Phụ lục IX: mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính;
k) Phụ lục X: mẫu Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính;
l) Phụ lục XI: mẫu Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận GOC, ROC, HLNVĐB; Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn; Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính;
m) Phụ lục XII: mẫu Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận GOC, ROC, HLNVĐB; Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính;
n) Phụ lục XIII: mẫu Đơn đề nghị tham dự khóa đào tạo nâng cao, khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, dự thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng;
o) Phụ lục XIV: mẫu Bản khai thời gian đi biển cho sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng;
p) Phụ lục XV: mẫu Văn bản đề nghị của cơ sở đào tạo, huấn luyện về xét duyệt danh sách học viên tham dự khóa đào tạo nâng cao, khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, dự thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng;
q) Phụ lục XVI: mẫu Giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu.
Điều 59. Tổ chức thực hiện
1. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
 

Nơinhận:
- Như Điều 59;
- VănphòngChínhphủ;
- CácBộ, cơ quanngangBộ;
- Cơ quanthuộcChínhphủ;
- UBNDcáctỉnh, thànhphố trựcthuộcTrung ương;
- CụcKiểmtravănbản (BộTư pháp);
- Côngbáo;
- Cổngthôngtin điệntửChínhphủ;
- Trangthôngtin điệntửBộ Giaothôngvậntải;
- CácThứtrưởngBộGTVT;
- Lưu: VT, TCCB (Tđt).
BỘ TRƯỞNG
 
 
 
 
Đinh La Thăng

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi