BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ---------- Số: 726/QĐ-LĐTBXH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2016 |
----------------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 -2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ (để b/c); - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Các Thứ trưởng (để chỉ đạo); - Cổng TTĐT Bộ LĐTB&XH; - Lưu: VT, Vụ KHTC. | BỘ TRƯỞNG Đào Ngọc Dung |
CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA HAI NĂM 2016-2017, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CP NGÀY 16/5/2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỖ TRỢ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 726/QĐ-LĐTBXH ngày 15 VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền tiếp cận bình đẳng nguồn lực và cơ hội kinh doanh, giảm thời gian, chi phí thủ tục hành chính về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, người lao động và xã hội; góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, người có công và xã hội phù hợp với Hiến pháp năm 2013, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, tạo thuận lợi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó tập trung vào xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ Luật lao động (dự kiến trình Quốc hội thông qua năm 2017); Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (dự kiến trình Quốc hội thông qua năm 2019); hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Việc làm (năm 2013), Luật Giáo dục nghề nghiệp (năm 2014) , Luật Bảo hiểm xã hội (năm 2014), Luật An toàn, vệ sinh lao động (năm 2015)…
2. Bảo đảm quyền kinh doanh, quyền tiếp cận bình đẳng nguồn lực và cơ hội kinh doanh, Tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho doanh nghiệp.
2.1. Cục Việc làm:
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển thị trường lao động và thực hiện tự do dịch chuyển lao động; nâng cao hiệu quả thị trường lao động, bảo đảm tính thống nhất và linh hoạt của thị trường lao động, tạo thuận lợi cho việc tuyển dụng và sử dụng lao động của doanh nghiệp.
- Nâng cao chất lượng công tác dự báo và thông tin thị trường lao động; đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm của hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm; tăng tần suất, nâng cao hiệu quả tổ chức sàn giao dịch việc làm tại địa phương; kết nối hệ thống thông tin thị trường lao động địa phương với hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia.
- Rà soát các quy định về quản lý lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phù hợp thị trường và quyền của doanh nghiệp; đơn giản hóa quy trình, thủ tục cấp phép tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp.
- Rà soát mức đóng bảo hiểm thất nghiệp; nghiên cứu đề xuất phương án thực hiện mức đóng bảo hiểm thất nghiệp linh hoạt phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ, đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động, doanh nghiệp và xã hội để doanh nghiệp thích ứng và sử dụng lao động phù hợp. Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam rà soát, đơn giản hóa quy trình và thủ tục kê khai thu, chi bảo hiểm thất nghiệp; rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục nộp bảo hiểm thất nghiệp đối với doanh nghiệp.
2.2. Cục Quản lý lao động ngoài nước: cải cách thủ tục hành chính tạo Điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động mở thị trường; tăng cường đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động tạo nguồn lao động xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường.
2.3. Tổng cục Dạy nghề:
- Nâng cao hiệu quả đào tạo, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm; đào tạo cung cấp lao động có tay nghề trình độ cao cho các khu vực kinh tế, khu công nghiệp tập trung và các dự án đầu tư lớn có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển đất nước; từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động sau khi thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN và tham gia các hiệp định tự do thương mại.
- Tập trung đầu tư hình thành mạng lưới các trường chất lượng; nâng cao chất lượng đào tạo một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và thế giới, hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề; đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn; gắn đào tạo nghề với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, huy động các doanh nghiệp tham gia dạy nghề; mở rộng thực hiện cơ chế dạy nghề theo hợp đồng đào tạo hoặc đặt hàng giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo đồng thời nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp tự đào tạo nghề cho người lao động và hợp tác với các cơ sở đào tạo nghề.
- Đổi mới cơ chế, chính sách giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở rộng quyền tự chủ tuyển sinh, tự chủ về tài chính, tự chủ về chương trình, giáo trình, nội dung và sản phẩm dịch vụ và cung ứng dịch vụ giáo dục nghề nghiệp theo cơ chế thị trường.
2.4. Vụ Lao động - Tiền lương:
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương theo nguyên tắc thị trường; thực hiện giúp Hội đồng tiền lương quốc gia đề xuất phương án Điều chỉnh lương tối thiểu vùng theo lộ trình phù hợp với năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
- Tăng cường công tác hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật về tiền lương, thực hiện cơ chế đối thoại và thỏa thuận về tiền lương, quan hệ lao động giữa các bên, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ. Chủ động theo dõi, nắm bắt phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan xử lý kịp thời các tranh chấp lao động, nhằm giảm thiểu các vụ đình công, lãn công của người lao động.
2.5. Vụ Bảo hiểm xã hội:
- Theo dõi, đánh giá việc thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện. Chủ trì, phối hợp với Cục An toàn lao động, Cục Việc làm và các cơ quan, đơn vị liên quan đánh giá tỷ lệ đóng, hưởng của từng quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội (quỹ ốm đau và thai sản; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quỹ hưu trí và tử tuất), quỹ bảo hiểm thất nghiệp để đề xuất việc Điều chỉnh mức đóng, hưởng bảo hiểm xã hội hợp lý, bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động.
- Tăng cường công tác hướng dẫn, trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội. Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam rà soát, đơn giản hóa quy trình và thủ tục kê khai thu, chi bảo hiểm xã hội; rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với doanh nghiệp. Nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Thực hiện các giải pháp mở rộng diện tham gia và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.
2.6. Cục An toàn lao động:
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về An toàn, vệ sinh lao động;
- Hoàn thiện và thúc đẩy dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, kiểm định kỹ thuật về an toàn lao động.
- Tham mưu, hoàn thiện chính sách về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chăm sóc sức khỏe cho người lao động; hỗ trợ tái hòa nhập thị trường lao động cho người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, người lao động tham gia cải thiện Điều kiện và môi trường lao động nhằm giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Rà soát, bổ sung danh Mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm; danh Mục máy, thiết bị, hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với Điều kiện mới.
- Nghiên cứu, đề xuất việc xử lý kiến nghị của các doanh nghiệp về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ.
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam rà soát, đơn giản hóa quy trình và thủ tục kê khai thu, chi bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật an toàn, vệ sinh lao động; rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục nộp, chi bảo hiểm tai nạn lao động đối. Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đáp ứng yêu cầu mới về hội nhập đối với doanh nghiệp.
2.7. Vụ Pháp chế chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan: xây dựng triển khai thực hiện đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động theo Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI); thực hiện thường xuyên các hoạt động đối thoại với doanh nghiệp về tình hình thực thi pháp luật lao động để kịp thời nắm bắt và giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình áp dụng pháp luật lao động; thực hiện thường xuyên các hoạt động hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung Bộ Luật lao động bảo đảm thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quyền và lợi ích của người lao động phù hợp với cam kết trong các Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia.
2.8. Thanh tra Bộ: xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong doanh nghiệp bảo đảm thuận lợi, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; bảo đảm Mục tiêu ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm, đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ, thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
3. Rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật về Điều kiện kinh doanh các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phù hợp với các quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp.
3.1. Tổng cục Dạy nghề:
- Rà soát các Điều kiện về đầu tư kinh doanh lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đã ban hành và các quy định về Điều kiện đầu tư kinh doanh của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư (số thứ tự 68, 69, 71, 72 của Phụ lục 4 ban hành kèm theo Luật đầu tư năm 2014) và các nội dung phát sinh khác, xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trình Chính phủ trong quý III năm 2016.
- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các thủ tục đầu tư quy định tại Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp phù hợp với quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp trình Chính phủ trong quý IV năm 2016.
3.2. Cục An toàn lao động: rà soát các Điều kiện về đầu tư kinh doanh đã ban hành và các quy định về Điều kiện đầu tư kinh doanh của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư (số thứ tự 73, 74 của Phụ lục 4 ban hành kèm theo Luật Đầu tư năm 2014) và các nội dung phát sinh khác để đưa bổ sung vào các dự thảo Nghị định quy định chi Tiết, hướng dẫn thi hành Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 trình Chính phủ trong quý III năm 2016.
3.3. Cục Quản lý lao động ngoài nước: rà soát các Điều kiện về đầu tư kinh doanh đã được ban hành và các quy định về Điều kiện đầu tư kinh doanh của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư (số thứ tự 76 của Phụ lục 4 ban hành kèm theo Luật đầu tư năm 2014) và các nội dung phát sinh khác để bổ sung vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3.4. Vụ Pháp chế, Cục Việc làm, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội rà soát, các Điều kiện về đầu tư kinh doanh đã được ban hành và các quy định về Điều kiện đầu tư kinh doanh của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư (số thứ tự 75, 77, 79 của Phụ lục 4 ban hành kèm theo Luật đầu tư năm 2014) và các nội dung phát sinh khác; xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ việc làm, dịch vụ cai nghiện, phục hồi chức năng cho người nghiện ma túy trình Chính phủ trong quý III năm 2016.
4. Cải cách, đơn giản hóa, công khai thủ tục hành chính tạo Điều kiện thông thoáng, thuận lợi, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp
4.1. Vụ Pháp chế chủ trì:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của Bộ thực hiện Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
- Đôn đốc công bố đầy đủ, kịp thời thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ; kiểm soát chất lượng quyết định công bố thủ tục hành chính. Cập nhật hồ sơ thủ tục hành chính vào cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định.
- Hoàn thành việc chuẩn hóa bộ thủ tục hành chính theo Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015 và niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết trên mạng Internet và tại trụ sở cơ quan, đơn vị.
- Thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc quy định thủ tục hành chính ngay từ khâu dự thảo, đảm bảo chỉ quy định những thủ tục hành chính thực sự cần thiết, hợp lý, đúng pháp luật và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính sau khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện Đề án Tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020.
4.2. Các đơn vị:
- Thực hiện nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch của Bộ thực hiện Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 bảo đảm nội dung, tiến độ, định kỳ báo cáo về Vụ pháp chế theo quy định.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; đơn giản hóa và loại bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo đối với các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp, người dân, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Rà soát các thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính có liên quan đến chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh để sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi.
- Thực hiện công bố đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ thuộc lĩnh vực quản lý. Niêm yết công khai các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định.
- Thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO vào hoạt động của các đơn vị.
5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
5.1. Trung tâm Thông tin chủ trì, phối hợp với các đơn vị thực hiện Quyết định số 1890/QĐ-LĐTBXH ngày 24/12/2015 của Bộ về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.
5.2. Các đơn vị thuộc Bộ:
- Thực hiện đồng bộ đảm bảo chất lượng, tiến độ các nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử theo Quyết định số 1890/QĐ-LĐTBXH ngày 24/12/2015 của Bộ.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý văn bản; rà soát dịch vụ công hiện có, xây dựng lộ trình triển khai dịch vụ công trực tuyến các dịch vụ hành chính công về các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; cung cấp đầy đủ các thủ tục hành chính trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội cũng như trách nhiệm cụ thể của các đơn vị trong giải quyết, tạo Điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính.
- Thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị và kết quả giải quyết thủ tục hành chính để người dân và doanh nghiệp đánh giá, phản ảnh về chính sách, thủ tục hành chính và việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính.
1. Thủ trưởng các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và các nhiệm vụ cụ thể trong Kế hoạch này xây dựng, ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện của đơn vị, trong đó phải thể hiện bằng các đề án, giải pháp, nhiệm vụ, lộ trình triển khai thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể. Định kỳ báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về Bộ theo quy định (Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ).
2. Vụ Pháp chế chủ trì phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ:
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình tiến độ và kết quả thực hiện kế hoạch; tổng hợp, báo cáo Bộ định kỳ hàng tháng tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch này.
- Tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP định kỳ hàng quý (trước ngày 15 tháng cuối quý) và hằng năm (trước 15/12) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, trường hợp cần sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ cụ thể, các đơn vị chủ động đề xuất, báo cáo Bộ xem xét, quyết định./.