Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5503:1991 Thịt bò lạnh đông

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5503:1991

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5503:1991 Thịt bò lạnh đông
Số hiệu:TCVN 5503:1991Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học Nhà nướcLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Thực phẩm-Dược phẩm
Ngày ban hành:17/09/1991Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5503-1991

THỊT BÒ LẠNH ĐÔNG

 

Lời nói đầu

TCVN 5503-1991 phù hợp với ISO 3973-1977.

TCVN 5503-1991 do Tổng Công ty xuất nhập khẩu súc sản gia cầm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành theo Quyết định số 574/QĐ ngày 17 tháng 9 năm 1991.

 

THỊT BÒ LẠNH ĐÔNG

Frozen beef

1. Quy định chung

1.1. Thuật ngữ và định nghĩa bò để mổ thịt theo TCVN 5497-1991 (ISO 3973-1997)

1.2. Thịt bò lạnh đông được chế biến từ bò mạnh khỏe đạt yêu cầu vệ sinh thú y và kiểm dịch động vật theo quy định hiện hành.

1.3. Bò mổ thịt có độ tuổi không quá 5 tuổi và có khối lượng cơ thể không nhỏ hơn 180kg.

1.4. Không dùng bò đực giống, bò mang thai để chế biến thịt bò lạnh đông.

1.5. Thịt bò lạnh đông không có xương da hoặc các tạp chất vơ cơ, hữu cơ khác.

2. Phân hạng chất lượng

Thịt bò lạnh đông được phân thành bốn hạng

Hạng 1: Thịt nạc tinh lấy ở vùng lưng, mông, đùi sau, đùi trước

Hạng 2: Thịt còn lại ở các vùng của hạng 1, hạng 3 có lượng mỡ dính kèm và mô liên kết không lớn hơn 8% khối lượng.

Hạng 3: Thịt ở vùng sườn, bụng, cổ. Có lượng mỡ dính kèm và mô liên kết không lớn hơn 10% khối lượng.

Hạng 4: Thịt ở vùng ngực, bắp chân. Có lượng mỡ dính kèm và mô liên kết không lớn hơn 20% khối lượng.

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Yêu cầu cảm quan áp dụng theo bảng 1

Bảng 1

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Trạng thái lạnh đông

 

- Dạng bên ngoài

Khối thịt đông cứng, lạnh dính tay

Bề mặt khô, khi gõ có tiếng vang. Có thể có một ít tuyết mỏng trên bề mặt. Đáy của khối thịt không được có lớp dịch mỏng và các điểm đọng nước đóng băng.

- Màu sắc

Đỏ gạch nhạt thoáng xen lẫn trắng đục của mô liên kết và trắng vàng của mỡ.

2. Trạng thái tan giá.

 

- Dạng bên ngoài

 

+ Thịt

Có tính đàn hồi bề mặt không bị nhờn, không có thịt bị dập, không có mạch dẫn mẫu sụn, hạch lâm ba.

+ Mỡ

Mềm, định hình

- Màu sắc

 

+ Thịt

Đỏ gạch đến đỏ đậm-sáng màu

+ Mỡ

Vàng, sáng màu

- Mùi

Mùi tự nhiên của thịt bò tươi không có mùi lạ

3. Trạng thái chín:

 

- Dạng bên ngoài

 

+ Thịt:

Săn, mềm, mặt cắt mịn khô dính liền nhau

- Màu sắc

Hồng nâu đến đỏ nâu

- Mùi vị

Mùi thơm đặc trưng không có mùi lạ

Vị ngọt đậm

+ Nước luộc

Trong, mùi thơm thoáng có mùi chua lúc nước mới sôi. Vị ngọt. Có thể có váng mỡ bên bề mặt và vài kết tủa nhỏ lắng ở đáy cốc.

3.2. Yêu cầu lý hóa áp dụng theo bảng 2

Bảng 2

Tên chỉ tiêu

Mức

1. Độ pH của thịt

5,5 + 6,5

2. Hàm lượng amoniac (NH3) của thịt tính bằng mg trong 100g thịt không lớn hơn

35

3. Hàm lượng axit bay hơi tính bằng số ml Natri hydroxit (NaOH) 0,1N không lớn hơn

0,5

4. Phản ứng nước luộc thịt với Sunfat đồng (CuSO4)

Trong cho phép có một ít vẩn đục

5. Nhiệt độ của thịt ở độ sâu 6cm không cao hơn

-12°C

4. Phương pháp thử

4.1. Lấy mẫu theo TCVN 4833-89 (ST SEV 2433-80)

4.2. Xác định dạng bên ngoài, màu sắc, mùi, trạng thái theo mục 3 và mục 4 của TCVN 4834-89 (ST SEV 3016-81)

4.3. Đo độ pH theo TCVN 4835-89 (ISO 2917-74).

4.4. Xác định hàm lượng amoniac theo mục 6 của TCVN 4834-89 (ST SEV 3016-81)

4.5. Xác định hàm lượng axit bay hơi theo mục 3.4.3. của TCVN 4377-86.

4.6. Xác định phản ứng nước luộc thịt với đồng Sunphat theo mục 3.4.5 của TCVN 4377-86.

4.7. Xác định nhiệt độ tâm sản phẩm theo mục 3.4.1 của TCVN 4377-86.

5. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

5.1. Bao gói: Thịt bò lạnh đông được bao gói kín trong túi PE (Polyétilen) theo từng hạng, từng khối lượng khách hàng

Bao bì phải bảo đảm độ bền và vệ sinh thực phẩm.

Bao kiện được làm bằng túi PP (polypropilen) hoặc hòm cáctông. Mỗi bao kiện phải chứa đúng khối lượng và hạng thịt khách hàng yêu cầu.

5.2. Ghi nhãn: Hàng xuất khẩu được ghi nhãn theo yêu cầu của khách hàng. Hàng tiêu thụ trong nước phải ghi:

- Tên sản phẩm, hạng chất lượng

- Cơ sở sản xuất và bán hàng.

- Khối lượng tịnh và cả bì

- Nhãn hiệu hàng hóa

- Ngày sản xuất

Chữ và hình in trên bao bì phải rõ ràng không bị nhòe không độc hại làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

5.3. Bảo quản: thịt bò lạnh đông được bảo quản trong kho chuyên dùng, nhiệt độ không cao hơn -18°C

5.4. Vận chuyển: Thịt bò lạnh đông được vận chuyển trong xe chuyên dùng, nhiệt độ không cao hơn -18°C.

5.5. Thời gian bao quản thịt bò lạnh đông không quá bốn tháng được tính từ ngày sản xuất có ghi ở ngoài bao bì

5.6. Bao bì phải đảm bảo vệ sinh thực phẩm theo quy định hiện hành của thú y.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi