Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Chỉ thị 81-TTg Thủ tướng Chính phủ về tổ chức đợt kiểm tra việc giải quyết đơn, thư khiếu tố của quần chúng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 81-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 81-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Tố Hữu |
Ngày ban hành: | 08/04/1981 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Khiếu nại-Tố cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 81-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 81/TTg NGÀY 8 THÁNG 4 NĂM 1981 VỀ TỔ CHỨC ĐỢT KIỂM TRA VIỆC GIẢI QUYẾT ĐƠN,
THƯ KHIẾU TỐ CỦA QUẦN CHÚNG
Theo báo cáo của Uỷ ban thanh tra của Chính phủ, lâu nay tình hình đơn, thư khiếu tố của quần chúng có chiều hướng ngày càng tăng, trong năm 1980 tại các ngành, các địa phương đã nhận 130586 đơn và thư khiếu tố, tăng 27,3% so với năm 1979. Đó là chưa kể hàng năm có hàng vạn thư của quần chúng gửi đến các báo, đến đài phát thanh. Phần lớn các đơn, thư của quần chúng khiếu tố công nhân, viên chức Nhà nước, cán bộ xã, chiến sỹ công an, quân đội vi phạm quyền dân chủ của công dân, vi phạm đường lối, chính sách, đạo đức cách mạng, quan liêu, tham ô, hối lộ, truy trù ức hiếp quần chúng.
Mặc dù các ngành, các cấp đã có cố gắng giải quyết nhưng hiện nay vẫn còn đọng hàng vạn đơn, thư khiếu tố chưa được xem xét, giải quyết; có tỉnh còn đọng hai, ba nghìn đơn, có ngành đọng tới 1 vạn đơn, trong đó có nhiều vụ có liên quan đến những cán bộ lãnh đạo của ngành hoặc địa phương, có nhiều vụ phức tạp kéo dài hàng năm chưa được giải quyết. Tình hình này đã làm giảm lòng tin của quần chúng đối với Đảng và Nhà nước.
Do có sự trì trệ trong việc xét, giải quyết các đơn, thư khiếu tố ở cấp có trách nhiệm nên quần chúng trực tiếp tố cáo, khiếu nại lên Trung ương ngày càng nhiều. Năm 1980, riêng Chính phủ đã nhận 18285 đơn và tiếp 2176 lượt người. Tình trạng này không những đã gây phiền phức cho các cơ quan trung ương mà còn ảnh hưởng xấu về chính trị.
Để khắc phục tình trạng trên nhằm đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân theo điều 73 của Hiến pháp quy định, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đồng chí thủ trưởng các Bộ, Tổng cục, chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp tỉnh, huyện và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cơ sở làm ngay những việc sau đây:
Tăng cường ngay việc kiểm tra công tác xét khiếu tố ở các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở nhằm chấn chỉnh một bước công tác này. Trước mắt, các ngành, các cấp phải xét giải quyết xong số đơn và thư khiếu tố đang ứ đọng. Hướng tập trung giải quyết là những vụ việc xâm phạm tài sản và quyền tự do dân chủ của nhân dân, truy trù ức hiếp công dân , cuộc kiểm tra và giải quyết các vụ khiếu tố mà phát hiện những thiếu sót, lệch lạc trong việc chấp hành các chế độ, chính sách, cũng như phát hiện những khuyết điểm, sai lầm của cán bộ, nhân viên Nhà nước, và cán bộ đảng viên ở cơ sở, nhất là phát hiện những người vi phạm đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tham ô, lấy cắp tài sản xã hội chủ nghĩa, ức hiếp nhân dân hoặc công nhân, viên chức dưới quyền... để xử lý hoặc trừng trị, nhằm khắc phục tận gốc nguyên nhân phát sinh khiếu tố, nêu gương giáo dục mọi người, chấn chỉnh và tăng cường bộ máy của Đảng và Nhà nước.
2. Để thực hiện nhiệm vụ công tác nói trên, mỗi ngành và địa phương phải tổ chức các đoàn kiểm tra xét khiếu tố của ngành hoặc địa phương, đồng thời phải hướng dẫn các đơn vị dưới quyền soát xét lại tình hình ứ đọng đơn khiếu tố để có kế hoạch giải quyết.
Uỷ ban nhân dân các cấp tỉnh, huyện cần phân công các đại biểu hội đồng nhân dân, các đoàn thể quần chúng, có thể vận động những cán bộ hưu trí có uy tín và nhiệt tình tham gia các đoàn kiểm tra xét khiêú tố của tỉnh, huyện. Thủ trưởng các ngành chuyên môn cần huy động một số cán bộ có trình độ quản lý (chính sách, chế độ, pháp luật...) tham gia các đoàn kiểm tra xét khiếu tố của địa phương, đồng thời tăng cường lực lượng chuyên trách thanh tra khiếu tố của ngành.
3. Qua việc kiểm tra xét các vụ khiếu tố còn ứ đọng, các ngành, các cấp phải rút kinh nghiệm để hoàn chỉnh công tác này trong ngành và địa phương;
- Về tổ chức phải tăng cường đủ biên chế cán bộ xét khiếu tố theo Thông tư số 4- TT/TTr ngày 20-7-1977 của Uỷ ban thanh tra của Chính phủ.
- Về chế độ trách nhiệm xét khiếu tố phải thể hiện nghiêm túc Nghị định số 217-CP ngày 8-6-1979 của Hội đồng Chính phủ về bốn chế độ, Nghị định số 182-CP ngày 26-4-1979 của Hội đồng Chính phủ về quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của công nhân, viên chức và Thông tư số 436-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định trách nhiệm giải quyết đơn, thư khiếu tố của các ngành, các cấp.
Phải tổ chức tiếp xúc với quần chúng đúng Điều 14 phần chế độ phục vụ nhân dân của Nghị định 217-CP.
4-Từ nay đến hết tháng 6 năm 1981, thủ trưởng các Bộ, Tổng cục và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu phải trực tiếp tổ chức cuộc kiểm tra xét khiếu tố trong ngành và địa phương mình và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
Đồng chí chủ nhiệm Uỷ ban thanh tra của Chính phủ hướng dẫn kế hoạch cụ thể giúp các ngành, các cấp, phối hợp với các cơ quan hữu quan để theo dõi, tổng hợp tình hình, đôn đốc và kiểm tra việc thi hành chỉ thị này đạt kết quả tốt.