Đơn tố cáo nặc danh có được tiếp nhận?

Câu hỏi:

Tôi có căn cứ để tố cáo những hành vi tham ô, cấu kết với nhau để bòn rút kimh phí xây dựng đường nông thôn mới, gây giảm sút chất lượng của giao thông nông thôn. Tuy nhiên, trong đơn tố cáo tôi không muốn tiết lộ danh tính vì sợ có khả năng ảnh hưởng đến gia đình. Tôi muốn hỏi đơn tố cáo như vậy có được giải quyết hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn Quý Khách gửi câu hỏi đến Công ty Luật FDVN (FDVN). Đối với các yêu cầu tư vấn của Quý Khách, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, FDVN có một số trao đổi như sau:

1. Quy định của pháp luật về đơn tố cáo

Theo quy định tại Điều 22 Luật Tố cáo 2018 thì việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Đồng thời, tại khoản 1 Điều 23 Luật này cũng nêu rõ nguyên tắc tố cáo bằng đơn:

 “Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.”

Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

Như vậy, theo quy định trên, nếu tố cáo bằng đơn thì người viết đơn tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

2. Đơn tố cáo nặc danh có được xử lý?

Khi xử lý giải quyết đơn tố cáo nặc danh, tùy từng trường hợp, cơ quan tiếp nhận sẽ xử lý trong hai trường hợp quy định tại Điều 25 Luật Tố cáo 2018 sau đây:

+  Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định nêu trên thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý.

+  Trường hợp thông tin có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.

Vậy, trong trường hợp của bạn, nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân trong đơn tố cáo thì nội dung đơn tố cái của bạn phải rõ ràng, có đầy đủ tài liệu, chứng cứ để cơ quan có thẩm quyền có đủ cơ sở để điều tra xác minh, giải quyết đơn tố cáo theo quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của FDVN liên quan đến yêu cầu tư vấn của Quý Khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của FDVN sẽ hữu ích cho Quý Khách.

Ngô Thị Mỹ Trâm

Được tư vấn bởi: Luật sư Ngô Thị Mỹ Trâm

Công ty Luật FDVN

http://fdvn.vn/

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected]
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Vui lòng đợiTổng đài Tư vấn Pháp luật