Thông báo 407/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính về công tác cải cách thủ tục hành chính

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------
Số: 407/TB-VPCP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2017
 
 
THÔNG BÁO
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
 
Ngày 16 tháng 8 năm 2017, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi làm việc với Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ về công tác cải cách thủ tục hành chính. Tham dự buổi làm việc có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn, các thành viên Hội đồng tư vấn, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính và đại diện các vụ, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính báo cáo, ý kiến phát biểu của thành viên Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính, Thủ tướng Chính phủ kết luận như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ ghi nhận và biểu dương Văn phòng Chính phủ, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính, mặc dù trong thời gian ngắn sau kiện toàn tổ chức đã triển khai ngay nhiệm vụ được giao đạt nhiều kết quả tích cực, trong đó đã tham mưu, đề xuất ban hành nhiều văn bản quan trọng, nhiều nghị quyết của Chính phủ về cắt giảm thủ tục hành chính.
Tuy nhiên, kết quả đó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nhiều thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, phức tạp; người dân, doanh nghiệp vẫn còn phàn nàn, phản ánh về sự thiếu trách nhiệm, thiếu công khai, minh bạch của cán bộ, công chức. Chính vì vậy, trong thời gian tới, nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân các nguồn vốn, thúc đẩy xuất khẩu, kịp thời tháo gỡ mọi rào cản, khó khăn cho doanh nghiệp và người dân để góp phần hoàn thành toàn diện mục tiêu, chương trình, kế hoạch năm 2017 mà Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã giao.
Để thực hiện những nhiệm vụ nêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và Văn phòng Chính phủ tập trung làm tốt những việc sau đây:
a) Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính:
- Chủ động nghiên cứu, đề xuất các sáng kiến cải cách về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để mang lại lợi ích và hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người dân cũng như cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó, cần lựa chọn những vấn đề thể chế còn nhiều khó khăn, vướng mắc hoặc những vấn đề trọng tâm, liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như: thuế, hải quan, đầu tư, đất đai, xây dựng, tiếp cận tín dụng, kiểm tra chuyên ngành ...
- Tích cực tham gia ý kiến đối với cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính trong các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời, phản hồi về tính khả thi, tính hợp lý cũng như chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của các thủ tục hành chính đã ban hành; ý kiến góp ý phải rõ ràng, cụ thể; giải pháp nêu ra phải phù hợp và giải quyết được các vấn đề của thực tiễn để cơ quan quản lý hoặc người có thẩm quyền có thể quyết định được ngay.
- Tập trung nguồn lực thực hiện việc đánh giá cải cách thủ tục hành chính tại bộ, ngành, địa phương theo Đề án xây dựng và công bố chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính đã được Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính phê duyệt; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công bố công khai cho cộng đồng doanh nghiệp biết, giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương.
- Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính cùng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ định kỳ làm việc với cộng đồng doanh nghiệp để trực tiếp lắng nghe những phản ánh, kiến nghị về vướng mắc, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đề nghị các bộ, ngành, địa phương xem xét, tháo gỡ kịp thời hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
b) Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, một cửa liên thông, việc giải quyết phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp tại các bộ, ngành địa phương để tạo sự chuyển biến tích cực đối với công tác này tại các bộ, ngành, địa phương.
c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Quán triệt, tổ chức thi hành Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính đến từng cơ quan, đơn vị có liên quan; khẩn trương tổ chức lại Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở chuyển giao Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp và các nội dung khác theo đúng quy định tại Điều 6 Nghị định số 92/2017/NĐ-CP, bảo đảm tính thống nhất từ Trung ương đến địa phương của hệ thống cơ quan, đơn vị thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; bố trí đủ biên chế được giao trên nguyên tắc lựa chọn người có trình độ chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm tham gia công tác này ít nhất từ 03 năm trở lên để đáp ứng việc triển khai ngay và có hiệu quả các nhiệm vụ của Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc này hoàn thành trước khi Nghị định số 92/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
- Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện nghiêm cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; xử lý dứt điểm các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính và cập nhật, công khai kết quả xử lý trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Cổng Thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương; kịp thời khen thưởng những cơ quan, cá nhân, đơn vị làm tốt và xử lý nghiêm khắc những cơ quan, cá nhân, đơn vị không thực hiện đúng theo quy định hoặc có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong phục vụ nhân dân.
- Phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính trong việc rà soát, đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính và đối thoại với doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính để kịp thời loại bỏ những thủ tục hành chính đang là rào cản trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông về cải cách hành chính, thủ tục hành chính, trong đó tập trung vào giới thiệu những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính; biểu dương những mô hình mới, cách làm hay, điển hình tiên tiến trong tổ chức thực hiện giải quyết thủ tục hành chính cũng như phản ánh về những thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp; những tổ chức, cá nhân thực hiện chưa tốt, gây phiền hà, sách nhiễu cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính; những cán bộ, công chức bảo thủ, gây cản trở quá trình cải cách tại bộ, ngành, địa phương.
- Bộ Tư pháp thực hiện nghiêm túc việc thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính, kịp thời phát hiện, kiến nghị các bộ, ngành đưa ra khỏi dự thảo những thủ tục hành chính không cần thiết, không hợp lý gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân.
- Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ cấp số định danh cá nhân, bảo đảm lộ trình theo kế hoạch được phê duyệt, tạo thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
- Bộ Nội vụ chủ trì kiểm tra công vụ, thành lập đoàn kiểm tra có sự tham gia của Văn phòng Chính phủ để kiểm tra công vụ đối với một số cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức tại bộ, ngành, địa phương có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính; kịp thời phát hiện và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm; đẩy mạnh truyền thông, tạo sự lan tỏa, đồng thuận trong xã hội.
d) Văn phòng Chính phủ:
- Cần có kế hoạch về cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, trong đó bám sát vào những vấn đề trọng tâm chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho người dân. Từ nay đến cuối năm 2017, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính và các cơ quan có liên quan lựa chọn, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ cải cách ngay một số thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, xây dựng, tài nguyên môi trường, thuế, hải quan, tiếp cận tín dụng, hộ tịch, cấp phiếu lí lịch tư pháp,...
- Chủ trì, phối hợp với Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính thực hiện rà soát độc lập toàn bộ quy định thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật của địa phương từ năm 2015 đến nay để kịp thời phát hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bãi bỏ, sửa đổi các quy định thủ tục hành chính không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân. Đồng thời, chủ động làm việc với địa phương để phát hiện các bất cập trong quy định thủ tục hành chính tại các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương ban hành, từ đó, kiến nghị bộ, ngành sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hoặc báo cáo, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Thông qua hoạt động thẩm tra, kiểm soát chặt chẽ. việc quy định thủ tục hành chính trong đề nghị xây dựng pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Theo đó, không tiếp nhận hồ sơ thẩm tra nếu trong hồ sơ trình thiếu nội dung đánh giá tác động thủ tục hành chính hoặc nội dung tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, thẩm định về quy định thủ tục hành chính.
- Thực hiện nghiêm túc quy định về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính và cập nhật, công khai kết quả xử lý trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ; tăng cường tổ chức lắng nghe ý kiến của hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề, các tổ chức xã hội, từ đó, đề xuất xem xét, giải quyết.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập về cải cách quy định hành chính, nhất là đối với các nước trong khu vực và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc cải cách thủ tục hành chính, hướng tới chuẩn mực quốc tế.
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại kết luận này và báo cáo Thủ tướng về kết quả thực hiện.
2. Văn phòng Chính phủ thông báo để Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó TTgCP (để báo cáo);
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Thành viên Hội đồng tư vấn cải cách TTHC;
- Thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý, Thư ký TTgCP, các Vụ, đơn vị trực thuộc, TGĐ Cổng TTĐTCP;
- Lưu: VT, KSTT(2). Thảo
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Mai Tiến Dũng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi