Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Báo cáo 1879/BC-BNV của Bộ Nội vụ về công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2007 tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2007
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Báo cáo 1879/BC-BNV
Cơ quan ban hành: | Bộ Nội vụ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1879/BC-BNV | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Báo cáo | Người ký: | Đỗ Quang Trung |
Ngày ban hành: | 29/06/2007 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính |
tải Báo cáo 1879/BC-BNV
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NỘI VỤ Số: 1879/BC-BNV |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2007 |
BÁO CÁO
Về công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2007
tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2007
Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ xin báo cáo tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2007. Báo cáo gồm 2 phần:
- Công việc chủ yếu đã làm và kết quả.
- Một số công việc trọng tâm 6 tháng cuối năm và tháng 7/2007.
6 tháng đầu năm 2007, cải cách hành chính đã được đẩy mạnh hơn, hướng vào các trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính và phân cấp. Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cải cách thủ tục hành chính đã có bước chuyển rõ rệt. Nguyên nhân dẫn đến thủ tục hành chính gây khó khăn, phiền hà cho người dân đã được xác định rõ, nhất là nguyên nhân từ thể chế để có những giải pháp phù hợp. Gắn liền với cải cách thủ tục là thực hiện mạnh hơn phân cấp cho các bộ, chính quyền địa phương, từng bước tạo ra sự chuyển biến thực sự trong hoạt động của bộ máy hành chính. Sau đây là một số kết quả chủ yếu:
1. Về cải cách thủ tục hành chính
- Về xác nhận thành phần dân tộc: Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban dân tộc và các cơ quan có liên quan về xác nhận thành phần dân tộc, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại Công văn số 1446/VPCP-ĐP ngày 20/3/2007 của Văn phòng Chính phủ là: “Việc xác nhận thành phần dân tộc của một người căn cứ vào Giấy khai sinh hợp pháp của người đó. Trường hợp không có giấy khai sinh thì căn cứ vào một trong hai loại giấy tờ: Sổ hộ khẩu, Chứng minh thư nhân dân của người đó để xác định. Từ nay, các cơ quan hành chính trong phạm vi cả nước không được tự ý đặt ra các thủ tục và cấp Giấy xác nhận thành phần dân tộc, dưới bất cứ hình thức nào khác”. Với văn bản này, cơ sở để xác nhận thành phần dân tộc đã rõ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản cho người dân trong vấn đề này khi liên hệ với các cơ quan, tổ chức.
- Về phân cấp thẩm quyền cho UBND cấp xã xác nhận hộ nghèo: Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã ban hành Thông tư số 04/2007/TT-BLĐTBXH ngày 28/2/2007 về hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo hàng năm, trong đó điểm quan trọng là quy định Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt danh sách hộ nghèo trên địa bàn huyện và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã làm thủ tục xác nhận hộ nghèo. Trước đây cấp tỉnh là cấp ra quyết định phê duyệt danh sách hộ nghèo trong toàn tỉnh và Sở Lao động Thương binh và Xã hội xác nhận hộ nghèo. Với quy định phân cấp này, người dân chỉ cần đến Uỷ ban nhân dân xã để xác nhận hộ nghèo thay vì trước đây phải lên tỉnh để làm việc này.
- Về phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực bản sao giấy tờ: Theo đề nghị của Bộ Tư pháp, ngày 18/5/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký. Nghị định là bước cải cách có ý nghĩa, tạo thuận lợi cho người dân đến Ủy ban nhân dân cấp xã để chứng thực các loại giấy tờ, mà không phải lên Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Phòng công chứng tỉnh như trước đây. Với biện pháp cải cách này, không những đỡ cho người dân phải đi xa, vất vả để chứng thực, mà còn góp phần giảm tình trạng quá tải tại các Phòng công chứng.
- Về đăng ký, quản lý hộ khẩu; cấp chứng minh nhân dân; đăng ký phương tiện giao thông: Đây là những lĩnh vực liên quan nhiều, trực tiếp với công dân. Bộ Công an đã có nhiều cải tiến quy trình, đơn giản hoá các yêu cầu về thủ tục giải quyết hồ sơ tạo thuận lợi, giảm thời gian cho người dân.
+ Về đăng ký và quản lý hộ khẩu: Luật Cư trú và Nghị định số 107/NĐ-CP ngày 25/6/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú đã đơn giản hóa và quy định rõ các thủ tục, điều kiện đăng ký hộ khẩu tạo ra sự chuyển biến to lớn trong nhận thức và xử lý vấn đề hộ khẩu của công dân từ phía các cơ quan nhà nước.
Việc thông báo lưu trú cũng được thuận lợi hơn, công dân có thể đến trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, đây là bước đột phá trong giảm phiền hà, tạo thuận lợi cho người dân; các quy định về khai báo tạm vắng cũng đã thu hẹp lại so với trước đây.
+ Về cấp chứng minh thư nhân dân: Công an một số địa phương đã cử Tổ cấp chứng minh nhân dân xuống cơ sở, làm ngoài giờ vào thứ 7, Chủ nhật. Bộ Công an đang nghiên cứu phân cấp cho Công an cấp huyện được cấp chứng minh thư nhân dân. Thực hiện sự phân cấp này có thể giảm được 1/3 thời gian. Công an thành phố Hồ Chí Minh cũng đang nghiên cứu thí điểm thực hiện liên thông giữa đăng ký hộ khẩu và cấp chứng minh thư nhân dân, người dân có thể làm luôn thủ tục cấp chứng minh thư nhân dân khi làm đăng ký hộ khẩu, mà không mất thời gian đi lại và khai thêm tờ khai cấp chứng minh nhân dân như hiện nay.
+ Về thủ tục cấp đăng ký phương tiện giao thông: Thực hiện Thông tư số 01 ngày 02/1/2007 của Bộ Công an quy định về việc tổ chức đăng ký, cấp biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đã loại bỏ được một số giấy tờ không cần thiết trong hồ sơ đăng ký xe: như giấy phép lái xe, bản sao hộ khẩu… Khi cấp đăng ký, biển số xe bị mất, chủ phương tiện chỉ cần trình chứng minh thư nhân dân hoặc có hộ khẩu và cam đoan về lý do mất vào đơn báo mất đăng ký, biển số xe theo mẫu quy định. Công an các địa phương đã có nhiều cố gắng rút ngắn thời gian trong công tác đăng ký quản lý xe, những trường hợp đăng ký xe mới có thể chỉ mất 20 phút là xong thủ tục được cấp biển số và giấy hẹn đến nhận đăng ký xe trong thời hạn 3 ngày.
- Về cải tiến thủ tục, quy trình cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân: Bộ Công an đã trình Thủ tướng Chính phủ Dự thảo Nghị định của Chính phủ thay thế Nghị định số 05/2000/NĐ-CP ngày 3/3/2000 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Báo cáo số 142/BC-BCA đề xuất cải tiến thủ tục cấp hộ chiếu cho công dân đơn giản thuận tiện hơn. Theo đề xuất của Bộ Công an thì người dân chỉ cần trình chứng minh thư nhân dân hoặc là giấy khai sinh nếu là trẻ em chưa đến tuổi cấp giấy chứng minh nhân dân và có thể hoàn thành thủ tục tại cấp xã, chuyển hồ sơ qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại công an tỉnh hay Cục quản lý xuất cảnh Bộ Công an tuỳ theo sự lựa chọn của người dân.
2. Về thực hiện phân cấp
Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện phân cấp cho thấy, từ khi có Nghị quyết 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 của Chính phủ đã triển khai việc phân cấp tương đối mạnh và đồng bộ trên các lĩnh vực, nhất là phân cấp thẩm quyền quyết định các dự án đầu tư, cấp đất, giao cấp cho chính quyền cấp tỉnh. Theo tinh thần đó, 6 tháng đầu năm 2007 đã tiếp tục triển khai phân cấp và có được một số kết quả chủ yếu như sau:
- Về bổ nhiệm, miễn nhiệm một số chức danh lãnh đạo: Bộ Nội vụ đã trình Thủ tướng Chính phủ (Tờ trình số 867/TTr-BNV ngày 29/3/2007) về ủy quyền việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức, luân chuyển, điều động người đứng đầu một số đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể: Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Lao động Thương binh và Xã hội được bổ nhiệm, miễn nhiệm Cục Trưởng, Tổng cục Trưởng thuộc Bộ, như các Cục: Hảng hải, Hàng không dân dụng, Đường bộ Việt Nam; các Tổng cục: Hải quan, Thuế, Tiêu chuẩn, đo lường - chất lượng và Tổng cục dạy nghề… Uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (trường hợp người được bổ nhiệm là cán bộ thuộc diện các cơ quan trung ương của Đảng quản lý theo thẩm quyền thì thực hiện theo quy trình lấy ý kiến các cơ quan có trách nhiệm theo quy định).
- Về việc uỷ quyền và phân cấp quản lý các trường Đại học: Bộ Nội vụ đã trình Thủ tướng Chính phủ (Tờ trình số 722/TTr-BNV ngày 23/3/2007) uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
+ Quyết định thành lập trường đại học công lập và trường đại học tư thục (trừ các đại học quốc gia, đại học khu vực, học viện và cơ sở giáo dục đại học có yếu tố nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quyết định), phù hợp với quy hoạch và tiêu chí, điều kiện thành lập trường đại học đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
+ Quyết định thành lập các đơn vị thành viên Đại học Quốc gia, các Viện nghiên cứu khoa học và công nghệ (sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) quy định tại điểm a,b khoản 1 Điều 4 Nghị định số 07/2001/NĐ-CP của Chính phủ về Đại học Quốc gia.
+ Giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sỹ, trình độ tiến sỹ cho trường đại học.
+ Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển Đại học Quốc gia sau khi thống nhất với các Bộ, ngành có liên quan.
- Về phân cấp, bổ nhiệm ngạch chuyên viên cao cấp: Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ (Tờ trình số 1683/TTr-BNV ngày 13/6/2007) dự thảo Nghị định sửa đổi Điều 1 Nghị định số 09/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2003/NĐ-CP liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ bổ nhiệm ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương. Điểm mới của dự thảo Nghị định này là việc bổ nhiệm ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương sau khi đã đạt kết quả trong kỳ thi nâng ngạch trước đây thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nội vụ nay phân cấp về cho các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bổ nhiệm vào ngạch.
- Đối với khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao v.v…
+ Về tổ chức: Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định chuyển giao Ban quản lý khu công nghiệp, Ban quản lý khu kinh tế thuộc Thủ tướng Chính phủ về Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý. Tháng 2/2007, Thủ tướng Chính phủ có quyết định chuyển Ban quản lý khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore về trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương và Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y về trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum; Tháng 4/2007 chuyển Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất về Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.
Sau khi chuyển về trực thuộc tỉnh, Ban quản lý chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực.
+ Về cán bộ, công chức: Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 45/2007/QĐ-TTg ngày 3/4/2007 quy định thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức các Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế về các Ban quản lý có tên khác thuộc Bộ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo quyết định này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin bổ nhiệm, miễn nhiệm cho từ chức, cách chức, điều động, khen thưởng, kỷ luật Trưởng ban, Phó trưởng Ban quản lý làng văn hoá - du lịch các dân tộc Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ được phân cấp quản lý đối với Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các uỷ viên Ban quản lý khu công nghệ cao Hoà Lạc; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền quản lý Trưởng ban, Phó Trưởng ban và Uỷ viên Uỷ ban các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Về ủy quyền thành lập trường cao đẳng dạy nghề: Hiện nay thẩm quyền quyết định thành lập trường cao đẳng dạy nghề thuộc Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ngày 15/6/2007, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc này là: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong quá trình thực hiện thẩm quyền quyết định thành lập trường cao đẳng dạy nghề nếu xét thấy cần giao cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm quyền về quyết định thành lập trường cao đẳng dạy nghề thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo trình các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành.
- Các Bộ, ngành và địa phương trong 6 tháng qua tiếp tục rà soát điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ các cơ quan trực thuộc hợp lý theo hướng tăng cường phân cấp cho các cơ quan cấp dưới phù hợp với tình hình cụ thể . Bộ Y tế điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của Cục quản lý dược, Cục Y tế dự phòng và có quyết định phân cấp và uỷ quyền cho Sở Y tế các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương trong việc: cấp, bổ sung, ra hạn, cấp lại, đổi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho các cơ sở kinh doanh thuốc, làm dịch vụ kiểm nghiệm và cấp giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn thực hành phân phối thuốc tốt.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã có 3 Quyết định phân cấp về: quản lý cán bộ, viên chức các đơn vị sự nghiệp giáo dục; quản lý các trường cao đẳng; quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chúc, viên chức. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định có Quyết định số 88/2007/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức; tỉnh đang thực hiện thí điểm phân cấp Trạm Thú y, Trạm Bảo vệ thực vật và Đội quản lý đê về Uỷ ban nhân dân các huyện. Tỉnh Quảng Ninh có quyết định ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài chính quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh và phân cấp ủy quyền một số lĩnh vực khác cho sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Tình hình thực hiện cơ chế một cửa
- Về triển khai thí điểm cơ chế một cửa ở các Bộ: Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ 8 Bộ là: Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Thương mại, Tài nguyên và Môi trường, Công nghiệp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Văn hóa - Thông tin triển khai thí điểm cơ chế một cửa. Hiện tại, chỉ còn Bộ Văn hóa - Thông tin chưa triển khai. Tháng 6/2007, Bộ Tài chính đã ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của bộ phận một cửa giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân và đã triển khai cơ chế một cửa tại cơ quan Bộ; Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế trong thời gian qua đã triển khai rất tích cực cơ chế này, đã tạo điều kiện thuận lợi nhiều cho người dân và doanh nghiệp làm các thủ tục về hải quan và thuế. Hiện nay, ngành thuế đang xây dựng triển khai Đề án một cửa tập trung thống nhất trong toàn ngành thuế. Mô hình một cửa ngành thuế là đầu mối giao dịch trực tiếp về thủ tục hành chính thuế và cả việc hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về chính sách thuế của người dân và doanh nghiệp. Thực hiện theo mô hình này thì tổ chức bộ máy gọn, hiệu quả và tạo thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giáo dục và Đào tạo không trong danh sách 8 Bộ thí điểm triển khai cơ chế một cửa nhưng đã tích cực chủ động triển khai cơ chế này.
- Về thực hiện cơ chế một cửa ở địa phương: Báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tính đến ngày 25/6/2007 đã có: 92,93% cấp xã; 97,92% cấp huyện; 99,6% 4 Sở theo quy định (Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư) và 65,67% các Sở khác thực hiện cơ chế một cửa theo Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Sau 3 năm triển khai cơ chế một cửa, các địa phương đã có tổng kết, rút kinh nghiệm, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ dân, doanh nghiệp. Nhiều địa phương như: Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Quảng Ninh, Gia Lai, An Giang… đã có sáng kiến thực hiện cơ chế một cửa liên thông từ cấp xã, cấp huyện một số lĩnh vực như: đất đai; đăng ký hộ kinh doanh; giấy phép xây dựng; giấy chứng nhận sở hữu nhà; lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội; cấp phép quảng cáo…
Tiếp theo Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng nhiều địa phương khác đang có chỉ đạo xây dựng mô hình một cửa hiện đại như các thành phố: Đồng Hới, Vinh, Thái Nguyên…
Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT-BKH-BTC-BCA ngày 27/2/2007 hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa cơ quan đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế và cấp giấy phép khắc dấu thực hiện cơ chế một cửa liên thông đã tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính và tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp. Trước đây, doanh nghiệp thành lập phải làm thủ tục ở 3 cơ quan là cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và cơ quan công an thì nay chỉ cần nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp sẽ nhận được cả Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số thuế và Giấy phép khắc dấu trong thời hạn 15 ngày.
4. Một số việc khác
- Đề án "Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước" và Đề án cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá XII đã được xây dựng và hoàn chỉnh trình Hội nghị trung ương 5 khóa X.
- Một số Bộ, ngành và địa phương cũng đã tích cực rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính, sắp xếp lại các cơ quan sự nghiệp và doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lập Ban chỉ đạo và Tổ biên tập Đề án “Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong nhiệm kỳ Chính phủ 2007 - 2011”.
Tại các địa phương tổ chức lại hoạt động kiểm lâm theo Thông tư liên tịch số 22/2007/TTLT-BNN-BNV ngày 27/9/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ, chuyển Chi cục kiểm lâm vào trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Các địa phương đã tổ chức thực hiện nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước, ứng dụng tin học trong cơ quan hành chính, quản lý dự án, chuyên môn nghiệp vụ cho khối đoàn thể… Đặc biệt là các địa phương đã tập trung mở được nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa và công chức cấp xã. Nhiều tỉnh đã có kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng khá tốt như Thái Nguyên, Bến Tre, Nghệ An, Quảng
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay. Hiện nay đang xây dựng Đề án thành lập Trường đào tạo cán bộ, công chức tại 3 vùng: Tây Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ Đề án này trong quý III/2007.
5. Về công tác chỉ đạo cải cách hành chính
- Về kiện toàn Ban Chỉ đạo: các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo cải cách hành chính và bộ phận chuyên trách cải cách hành chính của địa phương. Ở cấp Trung ương, ngày
6 tháng đầu năm, nhiều Bộ, ngành và địa phương tiếp tục tổng kết công tác cải cách hành chính 2006 và xây dựng kế hoạch cải cách hành chính đến năm 2010 và năm 2007 như Bộ Thủy sản, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Du lịch… và các tỉnh, thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Tháp, Hà Tây, Sơn La, Tuyên Quang, Tiền Giang, Cà Mau, Điện Biên, Hòa Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, Yên Bái…
- Về công tác đôn đốc, kiểm tra thực hiện cải cách hành chính: công tác này cũng được các Bộ, ngành chú trọng hơn, như Bộ Thương mại tổ chức Đoàn kiểm tra tình hình thực hiện thủ tục hành chính tại nhiều địa phương; Bộ Xây dựng tổ chức đoàn kiểm tra, làm việc với thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội về thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư xây dựng. Nhiều địa phương đã xây dựng kế hoạch và tổ chức được nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra cải cách hành chính như: Hải Dương, Ninh Bình, Bình Thuận, Nghệ An, Phú Yên, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu…
- Về thực hiện chế độ báo cáo cải cách hành chính: Nhiều Bộ, ngành, địa phương có báo cáo cải cách hành chính đầy đủ và chất lượng tốt, nêu được tình hình thực hiện cải cách hành chính, có phân tích, đánh giá và đề xuất các biện pháp để đẩy mạnh cải cách hành chính như các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Hà Giang, Thái Nguyên, Cần Thơ, Bến Tre, Yên Bái, Hà Nội, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh… Tuy nhiên, một số Bộ, ngành và địa phương gửi báo cáo định kỳ cải cách hành chính còn chậm. Một số địa phương không có báo cáo 6 tháng mà chỉ có báo cáo tháng 6, nội dung thông tin ít (xem Phụ lục danh sách các Bộ, ngành và địa phương báo cáo cải cách hành chính).
Nhìn chung, 6 tháng qua các bộ, ngành và địa phương thực hiện công tác cải cách hành chính tích cực theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả nổi bật trong 6 tháng đầu năm là một số thủ tục hành chính tồn tại từ nhiều năm, nay đã được giải quyết dứt điểm gắn với phân cấp thẩm quyền cho các bộ, chính quyền địa phương, cho doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; cũng như sự tự chủ của đơn vị sự nghiệp.
Thực tế cho thấy, nếu chúng ta rà soát kỹ sẽ vẫn còn nhiều thủ tục hành chính có thể giảm bớt, thậm chí xóa bỏ. Nhiều loại công việc có thể phân cấp từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho các Bộ, các cấp chính quyền cũng như từ các Bộ cho địa phương. Qua đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng bớt được những công việc cụ thể, giành nhiều thời gian cho công việc đích thực là quản lý nhà nước. Đồng thời, từ đó sẽ sắp xếp, tinh giảm được bộ máy, giảm được trung gian, tầng nấc.
II. MỘT SỐ CÔNG VIỆC TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2007 VÀ THÁNG 7/2007
1. Xây dựng và thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về "Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước". Nội dung của chương trình phải bám sát và cụ thể hóa những công việc phải triển khai, xác định rõ trách nhiệm và thẩm quyền thực hiện (Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng Chương trình, trình Chính phủ trong phiên họp Chính phủ tháng 8/2007). Các Bộ, ngành và địa phương căn cứ vào Chương trình hành động của Chính phủ xây dựng và thực hiện chương trình hành động của mình.
2. Triển khai cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ khóa XII sau khi được cơ quan có thẩm quyền thông qua:
- Sớm ổn định để đưa các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoạt động bình thường, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
- Sửa Nghị định 86/CP ngày 05/11/2002 về quy đinh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ và sửa Nghị định của các Bộ, cơ quan ngang bộ theo tinh thần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, không trùng dẫm, bỏ sót chức năng quản lý nhà nước, một việc chỉ giao một cơ quan, một người phụ trách chính, đồng thời gắn với tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, trên cơ sở quy định rõ chức năng, nhiệm vụ để xác định cơ cấu tổ chức bộ máy các bộ, theo hướng gọn nhẹ, giảm cấp trung gian, bỏ các đơn vị không còn nhiệm vụ.
3. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
4. Các Bộ Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa - Thông tin và Ủy ban Thể dục - Thể thao tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa và xây dựng Đề án thí điểm cổ phần hóa bệnh viện, trường đại học, cao đẳng, đơn vị sự nghiệp dịch vụ về văn hóa thông tin, khoa học và công nghệ, thể dục thể thao công lập trực thuộc.
5. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006; Bộ Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước theo Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Văn phòng Chính phủ chủ trì việc thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 theo Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày
7. Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng và trình Chính phủ Dự thảo Luật Công vụ theo tinh thần cải cách hành chính.
Trên đây là báo cáo tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2007. Bộ Nội vụ xin trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xem xét./.
Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Lưu VT CCHC. |
BỘ TRƯỞNG (đã ký) Đỗ Quang Trung |