Quyết định 980/2001/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy định tạm thời về quy trình nghiệp vụ, mô hình tổ chức, bố trí nhân lực để triển khai thực hiện thí điểm các Điều 2, 29, 30 của Luật Hải quan tại HQ Sài Gòn KVI thuộc Cục Hải quan TP HCM và HQ cảng Hải Phòng KVI và KVII thuộc Cục H
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 980/2001/QĐ-TCHQ
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Hải quan | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 980/2001/QĐ-TCHQ | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Đức Kiên |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 10/10/2001 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hải quan, Cơ cấu tổ chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 980/2001/QĐ-TCHQ
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA TỔNG
CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 980/2001/QĐ-TCHQ NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2001 VỀ
BAN HÀNH BẢN QUI ĐỊNH
TẠM THỜI VỀ QUI TRÌNH NGHIỆP VỤ, MÔ HÌNH TỔ CHỨC,
BỐ TRÍ NHÂN LỰC ĐỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CÁC
ĐIỀU 28, 29, 30 VÀ 32 CỦA LUẬT HẢI QUAN TẠI HẢI QUAN CẢNG
SÀI GÒN KVI THUỘC CỤC HẢI QUAN TP HỒ CHÍ MINH VÀ
HẢI QUAN CẢNG HẢI PHÒNG KVI VÀ KVII THUỘC
CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
- Căn cứ Nghị định
16/CP ngày 07/03/1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy
của Tổng cục Hải quan;
- Căn cứ Nghị định
16/1999/NĐ-CP ngày 27/03/1999 của Chính phủ qui định thủ tục hải quan, giám sát
Hải quan và lệ phí hải quan;
- Căn cứ Quyết định số
908/2001/QĐ-TTg ngày 26/07/2001 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp đẩy
mạnh xuất khẩu, quản lý nhập khẩu trong 6 tháng cuối năm 2001;
- Căn cứ ý kiến chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép Tổng cục Hải quan thực hiện thí
điểm các Điều 28, 29, 30 và 32 của Luật Hải quan trước ngày 1/01/2002 tại các
văn bản số 4722/VPCP-PC ngày 08/10/2001; số 2098/VPCP-KTTH ngày 17/05/2001 về việc
tạm thời áp dụng biện pháp cải tiến thủ tục kiểm tra thực tế hàng hoá xuất nhập
khẩu của các chủ hàng trong khu chế xuất và một số chủ hàng khác có quá trình
chấp hành tốt pháp luật về hải quan; số 4070/VPCP-KTTH ngày 4/09/2001 về việc
áp dụng miễn kiểm tra thực tế hàng hoá xuất nhập khẩu;
- Để có cơ sở thực
tiễn cho việc qui định nghiệp vụ, sắp xếp tổ chức bộ máy phù hợp Luật Hải quan;
- Xét đề nghị của các
ông Cục trưởng Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh, Cục trưởng Cục hải quan
Thành phố Hải phòng, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục trưởng
Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và
Thống kê hải quan, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Đào tạo, Tồng cục Hải quan;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Bản qui định tạm thời về qui trình nghiệp vụ, mô hình tổ chức, bố trí nhân lực để triển khai thực hiện thí điểm các Điều 28, 29, 30 và 32 của Luật Hải quan tại Hải quan Cảng Sài Gòn Khu vực I thuộc Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh và Hải quan Cảng Hải phòng khu vực I và khu vực II thuộc Cục Hải quan Thành phố Hải phòng.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2001. Giao cho các ông có tên trong ban chỉ đạo triển khai thực hiện được thành lập theo Quyết định số 981/2001/QĐ-TCCB; số 982/2001/QĐ-TCCB ngày 10/10/2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện và tổ chức tổng kết việc thực hiện Quyết định này trong khoảng thời gian từ 30/11/2001 đến 5/12/2001.
Điều 3: Các ông Cục trưởng Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan Thành phố Hải phòng, Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan, các tổ chức, cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục hải quan tại Hải quan Cảng Sài gòn Khu vực I - Thành phố Hồ Chí Minh, tại Hải quan Cảng Hải hòng khu vực I và khu vực Il - Thành phố Hải Phòng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUI ĐỊNH
TẠM THỜI
VỀ QUI TRÌNH NGHIỆP VỤ, MÔ HÌNH TỔ CHỨC, BỐ TRÍ NHÂN LỰC
ĐỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CÁC ĐIỀU 28, 29, 30 VÀ 32
CỦA LUẬT HẢI QUAN TẠI HẢI QUAN CẢNG SÀI GÒN KHU VỰC I THUỘC CỤC HẢI QUAN TP HỒ
CHÍ MINH VÀ HẢI QUAN CẢNG
HẢI PHÒNG KVI, KVII THUỘC CỤC HẢI QUAN TP HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số
980/2001/QĐ-TCHQ
ngày 10 tháng 10 năm 2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
A. NỘI DUNG QUI TRÌNH NGHIỆP VỤ THỦ TỤC HẢI QUAN
THÍ ĐIỂM ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU:
I. QUI
ĐỊNH CHUNG:
1. Qui trình thủ tục hải quan này là qui trình thủ tục hải quan cơ bản áp dụng cho loại hàng có thuế, phải kiểm tra thực tế bao gồm đầy đủ các bước tiếp nhận, đăng ký tờ khai, kiểm hoá, kiểm tra tính thuế, thông quan hàng hoá. Đối với trường hợp hàng hoá được miễn kiểm tra, không có thuế thì được phép bỏ qua một số khâu, bước trong qui trình cơ bản.
2. Thực hiện qui trình thủ tục hải quan này có điều chỉnh lại mô hình tổ chức và bố trí nhân lực theo 2 hướng: Tại cảng Sài Gòn khu vực I tổ chức thành 02 đội: 01 Đội làm thủ tục hải quan cho hàng xuất khẩu gọi là Đội thủ tục hải quan hàng xuất khẩu, 01 Đội làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu gọi là Đội thủ tục hải quan hàng nhập khẩu. Tại hai đơn vị Hải quan Cảng Hải Phòng, mỗi nơi tổ chức một đội làm thủ tục hải quan cho cả hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu; Nhưng bộ phận kiểm tra thực tế hàng hoá được tách riêng thành một Đội (gọi tắt là Đội kiểm hoá). Đội thủ tục hải quan do một Đội trưởng điều hành và có một số Đội phó phụ trách từng khẩu nghiệp vụ.
3. Cá thể hoá trách nhiệm của mỗi cán bộ công chức hải quan khi thực hiện qui trình này phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn trong thực thi công vụ theo qui định của pháp luật hiện hành, hạn chế tối đa việc doanh nghiệp phải tiếp xúc với nhiều công chức hải quan.
4. Trực tiếp phụ trách qui trình thủ tục hải quan là phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu để quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế lô hàng và giải quyết tại chỗ các vướng mắc phát sinh và các vấn đề vượt thẩm quyền của công chức hải quan làm trực tiếp tại các khâu nghiệp vụ. Giúp phó Chi cục trưởng là Đội trưởng đội thủ tục và 01 - 02 công chức thừa hành giỏi nghiệp vụ hải quan.
5. Các khâu đăng ký tờ khai, kiểm tra tính thuế đối với 01
lô hàng mỗi khâu được giao cho 01 công chức hải quan thực hiện và chịu trách nhiệm,
không phân chia thành các khâu, các việc nhỏ do nhiều người thực hiện (như 01
người chuyên nhập số liệu vào máy, 01 người chuyên áp giá, 01 người chuyên áp
thuế, chuyên viết biên lai thuế v.v...) nhằm
hạn chế tối đa hồ sơ làm thủ tục hải quan phải qua tay nhiều công chức hải
quan. Tại mỗi khâu như đăng ký tờ khai, kiểm hoá, kiểm tra tính thuế có một Phó
đội trưởng trực tiếp điều hành công việc, quản lý hành chính. Các Phó đội
trưởng không làm lại, làm thay các việc mà công chức thừa hành làm trực tiếp sẽ
hoặc đã thực hiện (ví dụ như kiểm tra lại hồ sơ, kiểm tra lại việc tính
thuế,...).
6. Công chức hải quan được giao nhiệm vụ thực hiện việc đăng ký tờ khai, kiểm hoá, kiểm tra tính thuế lô hàng nào phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả các nghiệp vụ trên đối với lô hàng đó. Trường hợp có vướng mắc vượt thẩm quyền phải thông qua lãnh đạo Đội báo cáo lãnh đạo Chi cục.
7. Việc ký xác nhận đã làm thủ tục hải quan và quyết định thông quan lô hàng qui định như sau:
a) Đối với những lô hàng phải kiểm tra thực tế, nhưng không có thuế, không có lệ phí thì Đội phó trực tiếp điều hành tại khâu kiểm tra hàng hoá ký xác nhận sau khi hoàn thành việc kiểm tra hàng hoá;
b) Đối với những lô hàng được miễn kiểm tra thực tế, nhưng có thuế và những lô hàng phải kiểm tra thựctế, có thuế và lệ phí thì Đội phó trực tiếp điều hành tại khâu kiểm tra tính thuế ký xác nhận;
c) Đối với các trường hợp hàng không có thuế, được miễn kiểm tra và trường hợp có vướng mắc vượt thẩm quyền của công chức hải quan làm trực tiếp thì việc ký xác nhận đã làm thủ tục hải quan và quyết định thông quan do Phó chi cục trưởng phụ trách qui trình thực hiện.
8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào một số khâu của qui trình này, đồng thời tăng cường kiểm soát chống buôn lậu, chống gian lận thương mại. Trách nhiệm chống buôn lậu, chống gian lận thương mại qua cửa khẩu vẫn được thực hiện theo qui định hiện hành.
II. NỘI
DUNG CỤ THỂ CỦA CÁC BƯỚC TRONG QUI TRÌNH
THỦ TỤC HẢI QUAN THÍ ĐIỂM ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU:
Bước 1: Tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan
Công chức hải quan tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các công việc sau đây:
a) kiểm tra sự đồng bộ và đầy đủ của hồ sơ hải quan theo qui định;
b) Kiểm tra việc khai báo của người khai hải quan;
c) Đối chiếu với chính sách quản lý xuất khẩu, chính sách về thuế, giá đối với hàng xuất khẩu;
d) Đăng ký tờ khai hải quan;
e) Nhập dữ liệu của tờ khai hải quan vào máy;
f) Chuyển hồ sơ hải quan cho lãnh đạo Chi cục để quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá;
g) Lập biên bản vi phạm (nếu có) và:
- Đề xuất xử lý đối với hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử
lý của Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu. Hoặc:
- Hoàn chỉnh hồ sơ để lãnh đạo Chi cục báo cáo cấp trên xử lý đối với trường hợp vượt thẩm quyền xử lý của Chi cục trưởng.
Bước 2: Chi Cục phó phụ trách Đội thủ tục hàng xuất khẩu.
a) Quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra hàng hóa;
b) Giải quyết các vướng mắc vượt thẩm quyền của công chức cấp dưới;
c) Chuyển hồ sơ cho bộ phận làm nhiệm vụ kiểm hóa, tính thuế;
d) Ký xác nhận đã làm thủ tục hải quan và quyết định thông quan đối với trường hợp qui định tại Điểm 7.c phần I.
Bước 3: Kiểm tra hàng hóa, kiểm tra tính thuế.
Khâu kiểm tra hàng hoá, kiểm tra tính thuế hàng xuất khẩu do một Đội phó đội thủ tục phụ trách. Việc kiểm tra hàng hóa và kiểm tra tính thuế (nếu có) do một cặp gồm 2 công chức hải quan thực hiện. Công chức hải quan thực hiện nhiệm vụ kiểm hóa, kiểm tra tính thuế phải làm đầy đủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các công việc sau đây:
a) Kiểm tra thực tế hàng hóa (đối với lô hàng phải kiểm tra) theo qui định hiện hành và quyết định của lãnh đạo Chi cục;
b) Lập biên bản vi phạm (nếu có) và.
- Đề xuất xử lý đối với hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu. Hoặc:
- Hoàn chỉnh hồ sơ để lãnh đạo Chi cục báo cáo cấp trên xử lý đối với trường hợp vượt thẩm quyền xử lý của Chi cục trưởng.
c) Kiểm tra việc tự tính thuế của người khai hải quan bao gồm cả việc đề xuất giải quyết ý kiến khác nhau giữa doanh nghiệp với hải quan về thuế, giá và ra thông báo thuế (đối với hàng có thuế);
d) Nhập dữ liệu về kết quả kiểm hoá và tính thuế vào máy;
e) Chuyển hồ sơ hải quan cho Đội phó trực tiếp điều hành khâu kiểm hoá, kiểm tra tính thuế để ký xác nhận lô hàng đã làm thủ tục hải quan;
f) Đóng dấu "Đã làm thủ tục hải quan" và trả hồ sơ cho chủ hàng sau khi Đội phó trực tiếp điều hành khâu kiểm hoá, kiểm tra tính thuế ký xác nhận lô hàng đã làm thủ tục hải quan;
g) Chuyển hồ sơ cho đội kế toán thuế và phúc tập hồ sơ hải quan.
(Xem Sơ đồ số 1qui
trình thủ tục hải quan đối với một lô hàng xuất khẩu theo hợp đồng mua bán hàng
hoá kèm).
III. NỘI
DUNG CỤ THỂ CỦA CÁC BƯỚC TRONG QUI TRÌNH
THỦ TỤC HẢI QUAN THÍ ĐIỂM ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU:
Bước 1: Kiểm tra danh sách doanh nghiệp phải cưỡng chế thuế
Mỗi đội thủ tục hải quan hàng nhập khẩu có một công chức làm
nhiệm vụ này. Công chức này chỉ làm một nhiệm vụ là kiểm tra danh sách doanh
nghiệp phải cưỡng chế thuế, không thực hiện việc kiểm tra hồ sơ lô hàng.
Bước 2: Tiếp nhận, đăng ký tờ khai.
Công chức hải quan làm nhiệm vụ tiếp nhận, đăng ký tờ khai có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với tất cả các công việc sau:
a) Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu hồ sơ chưa phù hợp thì hướng dẫn, chuyển trả người khai hải quan để bổ sung hoàn chỉnh;
b) Kiểm tra việc khai báo của người khai hải quan;
c) Đối chiếu chính sách quản ]ý nhập khẩu, chính sách thuế, giá đối với hàng nhập khẩu;
d) Kiểm tra lệnh giao hàng (D/O) để xác định thời hạn hàng đến cửa khẩu;
e) Đăng ký tờ khai;
f) Nhập dữ liệu vào máy,
g) Chuyển hồ sơ đã đăng ký cho lãnh đạo chi cục phụ trách đội thủ tục hải quan,
h) Lập biên bản vi phạm (nếu có) và:
- Đề xuất xử lý đối với hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu (thí dụ: D/O đã quá hạn 30 ngày). Hoặc:
- Hoàn chỉnh hồ sơ để lãnh đạo Chi cục báo cáo cấp trên xử lý đối với trường hợp vượt thẩm quyền xử lý của chi cục trưởng.
Bước 3: Chi cục Phó phụ trách đội thủ tục hàng nhập khẩu.
a) Quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra hàng hóa;
b) Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và quyết định thông quan đối với trường hợp qui định ở Điểm 7.c phần I;
c) Giải quyết các vướng mắc vượt thẩm quyền của công chức hải quan;
d) Chuyển hồ sơ hải quan cho bước 4 (đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế); hoặc chuyển hồ sơ hải quan cho bước 5 (đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế).
Bước 4: Kiểm tra hàng hóa.
Khâu kiểm tra thực tế hàng hoá nhập khẩu do một Đội phó phụ trách. Hai công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các công việc sau đây.
a) Kiểm tra thực tế hàng hoá theo qui định hiện hành và quyết định của lãnh đạo Chi cục;
b) Lập biên bản vi phạm (nếu có) và:
- Đề xuất xử lý đối với hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu. Hoặc:
- Hoàn chỉnh hồ sơ để lãnh đạo Chi cục báo cáo cấp trên xử lý đối với trường họp vượt thẩm quyền xử lý của Chi cục trưởng.
c) Nhập dữ liệu về kết quả kiểm hoá vào máy;
d) Chuyển hồ sơ cho bước 5 để kiểm tra tính thuế (đối với lô hàng có thuế, có lệ phí hải quan); hoặc chuyển hồ sơ cho Đội phó trực tiếp điều hành khâu kiểm hoá để xác nhận lô hàng đã làm thủ tục hải quan và quyết định thông quan, đóng dấu "Đã làm thủ tục hải quan" và trả hồ sơ cho chủ hàng (đối với lô hàng không có thuế và lệ phí hải quan).
Bước 5: Kiểm tra tính thuế.
Khâu kiểm tra tính thuế hàng hoá nhập khẩu do một Đội phó phụ trách. Công chức hải quan được làm nhiệm vụ kiểm tra tính thuế phải thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các công việc sau đây:
a) Căn cứ vào kết quả kiếm hóa để kiểm tra việc tự tính thuế của người khai hải quan (đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế); hoặc kiểm tra việc tự tính thuế của người khai hải quan (đối với lô hàng được miễn kiểm tra);
b) Ra thông báo thuế hoặc viết biên lai thu thuế (nếu có), viết biên lai lệ phí hải quan;
c) Chuyển biên lai thu thuế và biên lai lệ phí cho thủ quỹ để thu tiền;
d) Nhập dữ liệu vào máy;
e) Chuyển hồ sơ cho Đội phó trực tiếp điều hành khâu kiểm tra tính thuế để xác nhận lô hàng đã làm thủ tục hải quan và quyết định thông quan lô hàng;
f) Đóng dấu "Đã làm thủ tục hải quan" và trả hồ sơ cho chủ hàng sau khi Đội phó đã xác nhãn lô hàng đã làm thủ tục hải quan và quyết định thông quan lô hàng;
g) Chuyển hồ sơ hải quan cho Đội kế toán thuế và phúc tập hồ sơ hải quan.
(Xem sơ đồ 2 qui trình
thủ tục hải quan đối với một lô hàng nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá
kèm).
IV. QUI
ĐỊNH ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU
ĐỂ XUẤT KHẨU QUA CÁC CẢNG NÊU TẠI QUI ĐỊNH TẠM THỜI
Địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu trong Qui định tạm thời này bao gồm địa điểm làm thủ tục hải quan/địa điểm kiểm tra hải quan ngoài cửa khẩu thuộc Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh, Cục hải quan Thành phố Hải phòng và thuộc các tỉnh, Thành phố khác (Dưới đây gọi chung là địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu).
Thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu tới cảng xuất qui định như sau:
1. Đối với lô hàng thuộc diện phải kiểm tra:
a) Thủ tục đăng ký tờ khai thực hiện tại đơn vị hải quan làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu như qui định hiện hành;
b) Doanh nghiệp phải đưa hàng hoá về một địa điểm tập trung do Hải quan qui định để kiểm tra thực tế, tính thuế (nếu có) trước khi đưa tới cảng. Hoặc nếu chưa có địa điểm này thì thực hiện theo qui định tại Điểm 2 dưới đây;
c) Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, tính thuế, thu lệ phí, hải quan niêm phong lô hàng, giao chủ hàng vận chuyển tới cảng xuất theo đúng qui định hiện hành;
d) Hải quan Cảng tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra niêm phong hàng hoá do chủ hàng chuyển tới để làm tiếp thủ tục hải quan theo qui định hiện hành.
2. Đối với hàng hoá được miễn kiểm tra hoặc hàng hoá phải kiểm tra nhưng địa điểm kiểm tra hàng hoá ở xa và ngược đường vận chuyển hàng tới cảng xuất.
a) Doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan tại Hải quan địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu theo qui định hiện hành;
b) Chi cục trưởng (Phó) Chi cục Hải quan địa điểm làrn thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá;
c) Doanh nghiệp tự chuyển hàng hoá cùng hồ sơ tới cảng xuất;
d) Hải quan cảng xuất:
- Kiểm tra hàng hoá (đối với lô hàng phải kiểm tra) theo quyết định của Chi cục trưởng (Phó) đơn vị Hải quan đăng ký tờ khai;
- Niêm phong lô hàng;
- Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và quyết định thông quan lô hàng;
- Trả doanh nghiệp một (1) bộ hồ sơ, chuyển hải quan làm chủ tục ngoài cửa khẩu một (1) bộ hồ sơ;
3. Hải quan không cử công chức đến doanh nghiệp để kiểm tra hàng hoá và không thực hiện việc áp tải hàng hoá tới cảng xuất.
V. NỘI
DUNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐIỀU 29,
ĐIỀU 30 LUẬT HẢI QUAN:
1. Hải quan cảng Hải Phòng Khu vực I, Khu vực II thuộc Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng và Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực I thuộc Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện thí điểm các hình thức kiểm tra hàng hoá xuất kháu, nhập khẩu theo qui định tại Điều 29, Điều 30 Luật Hải quan.
2. Những tiêu chí cụ thể đối với hình thức miễn kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu:
a) Về chủ hàng:
- Chủ hàng trong 2 năm liên tục chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền nhưng không quá 2 lần, mỗi lần với mức phạt không quá 2 triệu đồng;
- Không có thông tin gì khác về buôn lậu, gian lận thương mại có liên quan tới chủ hàng và lô hàng;
- Không có nợ thuế quá hạn định thuộc diện phải cưỡng chế.
b) Về hàng hoá:
Chủ hàng đáp ứng các tiêu chí mục 2.(a) trên được miễn kiểm tra các mặt hàng sau:
b.1. Hàng hoá nhập khẩu:
- Hàng gửi kho ngoại quan;
- Hàng từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất;
- Bột mì, malt, sợi, hạt nhựa, phân bón của các doanh nghiệp nhập khẩu thường xuyên;
- Thiết bị máy móc để đầu tư xây dựng cơ bản hình thành nhà máy, xí nghiệp công trình hoặc để tạo tài sản cố định;
- Hàng lỏng, hàng rời gồm: cao lanh, xăng dầu, gaz, malt, phân bón.
Các mặt hàng trên nếu thuộc diện phải kiểm tra Nhà nước hoặc theo thông lệ quốc tế phạt giám định thì Hải quan căn cứ kết quả kiểm tra giám định để làm thủ tục hải quan.
b.2. Hàng hoá xuất khẩu:
- Hàng xuất khẩu từ Kho ngoại quan;
- Hàng xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất;
- Hàng nông sản.
- Hàng thuỷ hải sản;
- Hàng may mặc giầy dép;
- Cao su tự nhiên;
- Hàng thủ công, mỹ nghệ (trừ các mặt hàng được làm bằng gỗ).
3. Những tiêu chí cụ thể đối với hình thức kiểm tra toàn bộ lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu:
a) Về chủ hàng:
- Trong thời hạn 02 năm liên tục, chủ hàng đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan với mức phạt tiền trên 2 triệu đồng.
- Chủ hàng nằm trong danh sách đối tượng trọng điểm của Hải quan.
b) Về hàng hoá:
Những mặt hàng nhập khẩu sau đây của các doanh nghiệp thuộc diện qui định tại các tiêu chí mục 3. (a) sẽ phải kiểm tra toàn bộ lô hàng:
- Hàng hoá phải dán tem;
- Hàng hoá đã qua sử dụng;
- Hàng có thuế suất từ 30% trở lên.
4. Những tiêu chí cụ thể đối với hình thức kiểm tra xác suất thực tế hàng hoá không quá 10%:
a) Về chủ hàng:
Những chủ hàng không thuộc đối tượng quy định tại điểm 1 và 2 nêu trên.
b) Về hàng hoá:
Những mặt hàng sau đây của các doanh nghiệp thuộc diện qui định tại tiêu chí mục 4. (a) sẽ áp dụng hình thức kiểm tra xác suất:
b.1. Hàng nhập khẩu:
- Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, gia công xuất khẩu, hàng cùng chủng loại, hàng đóng gói đồng nhất;
- Hàng nhập khẩu không thuộc các trường hợp được miền kiểm tra hoặc kiểm tra toàn bộ qui định ở trên.
Tỷ lệ kiểm gồm 2 mức:
5% và 10%.
b.2. Hàng xuất khẩu:
- Hàng hoá cùng chủng loại, đóng gói đồng nhất;
- Hàng không thuộc các trường hợp được miễn kiểm tra hoặc
kiểm tra toàn bộ ở trên.
Tỷ lệ kiểm tra gồm 2 mức: 3% và 5% .
B. MÔ HÌNH TỔ CHỨC, BỐ TRÍ NHÂN LỰC:
1. Căn cứ vào qui mô và đặc điểm hoạt động nghiệp vụ cụ thể của Hải quan Cảng Sài gòn khu vực I, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh và Hải quan Cảng Hải phòng khu Vực I, khu vực II Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng để tổ chức sắp xếp lại qui trình thủ tục hải quan thí điểm cho hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu theo hợp đóng mua bán hàng hoá phù hợp với từng địa phương như sau:
a) Tại Hải quan Cảng Sài gòn Khu vực I, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh tổ chức một đội thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu và một đội thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu. Đội thủ tục hải quan hàng hoá xuất khẩu và đội thủ tục hải quan hàng hoá nhập khẩu là một tổ chức thống nhất, thực hiện toàn bộ các bước thủ tục hải quan cho một lô hàng từ đăng ký, kiểm hóa, kiểm tra tính thuế và thông quan hàng hóa. Trong đội thủ tục không có các đội nghiệp vụ hay hình thức tương tự.
b) Tại Hải quan Cảng Hải Phòng khu vực I và Hải quan Cảng Hải phòng khu vực II, Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng mỗi nơi tổ chức một (1) đội thủ tục hải quan (bao gồm bộ phận tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan và bộ phận kiểm tra tính thuê) và một đội kiểm hoá để làm thủ tục hải quan cho cả hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu.
2. Phần kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu và phúc tập hồ sơ không đặt trong qui trình thủ tục hải quan này mà tổ chức thành Đội kế toán thuế xuất nhập khẩu và phúc tập hồ sơ hải quan.
3. Sắp xếp lại bộ máy tổ chức tại Hải quan cửa khẩu cảng được chọn làm thí điểm gắn với qui trình thủ tục hải quan cơ bản gồm có các đội sau:
- Đội thủ tục hải quan hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá nhập khẩu (Cảng Sài Gòn khu vực I là hai đội riêng; Cảng Hải Phòng khu vực I và khu vực II mỗi nơi thành lập một đội);
- Đội kiểm tra hàng hoá (áp dụng riêng cho Hải quan Cảng Hải Phòng KV I và KV II);
- Đội thủ tục tàu xuất nhập cảnh, giám sát tàu, kho bãi;
- Đội giám sát cổng cảng;
- Đội kế toán thuế và phúc tập hồ sơ;
- Văn phòng Chi cục Hải quan cửa khẩu.
Lãnh đạo Tổng cục uỷ quyền để Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục trưởng cục Hải quan thành phố Hải Phòng ra quyết định cụ thể cho từng Đội kể trên từ ngày 15/10/2001.
4. Bộ máy tổ chức tại cơ quan Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng được điều chỉnh lại như sau:
(1) Văn phòng Cục (bao gồm tổng hợp, hành chính, quản trị, tài vụ);
(2) Phòng nghiệp vụ (bao gồm thuế và giám sát quản lý);
(3) Phòng kiểm tra sau thông quan;
(4) Phòng Tham mưu chống buôn lậu và xử lý;
(5) Trung tâm dữ liệu và xử lý thông tin;
(6) Phòng Tổ chức cán bộ và thanh tra;
(7) Đội kiểm soát chống buôn lậu.
Trước mắt Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng sớm hình thành hai đơn vị mới là Phòng kiểm tra sau thông quan và Trung tâm dữ liệu và xử lý thông tin (có quyết định của Tổng cục kèm theo) để phục vụ triển khai Luật Hải quan. Để gắn với công tác cán bộ và hạn chế xáo trộn trong thời gian làm thí điểm, các Phòng và Đội Điều tra chống buôn lậu hiện có có thể sắp xếp lại ngay hoặc được từng bước điều chỉnh từ nay đến hết tháng 12/2001, Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh và Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng báo cáo cụ thể để lãnh đạo Tổng cục xem xét quyết định.
C. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC VÀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG
KỸ THUẬT
1. Vụ Pháp chế chủ trì, Cục giám sát quản lý, Cục Công nghệ thông tin và thống kê Hải quan phối hợp xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng hình thức khai báo hải quan qua mạng vi tính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành. Cục Giám sát quản lý xây dựng qui trình nghiệp vụ cụ thể, thể chế hoá Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
2. Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng chủ trì, Cục giám sát quản lý, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan phối hợp nghiên cứu lựa chọn một số doanh nghiệp làm đại lý thủ tục hải quan tiến hành xây dựng cơ sở ban đầu cho việc áp dụng khai báo nối mạng giữa doanh nghiệp với hải quan (ưu tiên cho doanh nghiệp có mặt bằng bố trí máy móc và công nghệ phù hợp với hệ thống của Hải quan).
3. Cục Hải quan thành phố Hải Phòng, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan, Vụ Kế hoạch Tài vụ nhanh chóng thực hiện việc xây dựng hệ thống mạng liên hoàn, liên thông giữa Cục với các đơn vị hải quan cửa khẩu, giữa cơ quan hải quan với các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tại địa phương, trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, để phục vụ cho việc triển khai thực hiện qui định tạm thời này; Có phương án cụ thể để cải thiện hệ thống mạng liên hoàn, liên thông giữa Cục với Tổng cục.
Sơ đồ 2:
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỘT LÔ HÀNG HOÁ
NHẬP KHẨU
THEO HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ
(Kèm theo quy định tạm thời được ban hành kèm Quyết định số 980/2001/QĐ-TCHQ ngày 10/10/2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5
Hàng phải kiểm tra, không thuế
Hàng miễn kiểm tra, có thuế, lệ phí
Hàng được miễn kiểm tra, không thuế
Sơ đồ 1:
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN
ĐỐI VỚI MỘT LÔ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU THEO HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ
(Kèm theo quy định tạm thời được ban hành kèm Quyết định số 980/2001/QĐ-TCHQ ngày 10/10/2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
Bước 1 Bước 2 Bước 3
Hàng miễn kiểm tra, không có thuế