Thông tư 92/2015/TT-BGTVT chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 92/2015/TT-BGTVT

Thông tư 92/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về quy trình lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:92/2015/TT-BGTVTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Đinh La Thăng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
31/12/2015
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Từ ngày 15/7/2020, Thông tư này bị hết hiệu lực bởi Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Xem chi tiết Thông tư 92/2015/TT-BGTVT tại đây

tải Thông tư 92/2015/TT-BGTVT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 92/2015/TT-BGTVT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 92/2015/TT-BGTVT PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 92/2015/TT-BGTVT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

Số: 92/2015/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUY TRÌNH LỰA CHỌN ĐƠN VỊ KHAI THÁC TUYẾN

VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về quy trình lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về quy trình lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị tham gia lựa chọn khai thác tuyến là các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải đăng ký tham gia lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô.
2. Lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định là quá trình chọn lọc để quyết định doanh nghiệp, hợp tác xã đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh, quản lý và tổ chức hoạt động vận tải để tham gia khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô.
3. Hồ sơ lựa chọn (sau đây gọi chung là Hồ sơ) là toàn bộ tài liệu, mẫu biểu do đơn vị tham gia lựa chọn chuẩn bị và nộp cho cơ quan tổ chức lựa chọn để làm căn cứ đánh giá nhằm lựa chọn đơn vị khai thác tuyến theo các yêu cầu quy định tại Thông tư này.
4. Giờ xe xuất bến được đưa ra để tổ chức lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô bao gồm giờ xuất bến nơi đi và giờ xuất bến nơi đến chưa có doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác đã được Sở Giao thông vận tải địa phương (đối với tuyến nội tỉnh) và Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến (đối với tuyến liên tỉnh) thống nhất và công bố công khai trên Trang Thông tin điện tử của Sở biểu đồ chạy xe của từng tuyến do Sở Giao thông vận tải quản lý theo mẫu quy định tại Phụ lục 1a và Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT.
Điều 4. Cơ quan tổ chức lựa chọn
1. Đối với tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh: Sở Giao thông vận tải tổ chức lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh trên địa bàn mình quản lý.
2. Đối với tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh: Việc tổ chức lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô do Sở Giao thông vận tải thực hiện. Nguyên tắc phân công Sở Giao thông vận tải thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến thỏa thuận để một Sở đầu tuyến tổ chức quy trình lựa chọn;
b) Sở Giao thông vận tải tiếp nhận Hồ sơ đăng ký nhiều hơn sẽ thực hiện, trường hợp hai Sở có số Hồ sơ đăng ký bằng nhau thì Sở Giao thông vận tải tiếp nhận Hồ sơ đăng ký trước sẽ tổ chức thực hiện lựa chọn;
c) Hai Sở phân công theo nguyên tắc 50/50 số giờ xe xuất bến chưa có đơn vị vận tải khai thác cho mỗi Sở Giao thông vận tải đầu tuyến thực hiện quy trình lựa chọn.
3. Số lượng Hồ sơ đăng ký và thời gian tiếp nhận Hồ sơ đăng ký tại mỗi Sở Giao thông vận tải thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT.
Điều 5. Tiêu chí tổ chức thực hiện lựa chọn
1. Tuyến vận tải hành khách cố định phải nằm trong quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Giờ xe xuất bến phải nằm trong biểu đồ chạy xe đã được cơ quan có thẩm quyền công bố và chưa có đơn vị khai thác.
3. Giờ xe xuất bến phải có từ 02 đơn vị trở lên đăng ký khai thác tuyến thành công (tính cho cả hai đầu tuyến).
Điều 6. Trình tự triển khai lựa chọn
1. Xây dựng Kế hoạch lựa chọn, bao gồm:
a) Công bố Kế hoạch lựa chọn;
b) Thành lập Tổ chuyên gia đánh giá.
2. Tổ chức lựa chọn đơn vị khai thác, bao gồm:
a) Chuẩn bị Hồ sơ;
b) Tiếp nhận Hồ sơ;
c) Mở Hồ sơ.
3. Đánh giá Hồ sơ lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định, bao gồm:
a) Đánh giá tính hợp lệ của Hồ sơ;
b) Đánh giá về năng lực và điều kiện kinh doanh;
c) Đánh giá về kỹ thuật;
d) Tổng hợp kết quả đánh giá.
4. Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định.
Điều 7. Thời gian thực hiện
1. Thời gian công bố Kế hoạch lựa chọn không quá 02 ngày làm việc, kể từ thời điểm Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến kết thúc việc công bố công khai trên Trang Thông tin điện tử và thông báo bằng văn bản cho các đơn vị tham gia lựa chọn theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT đã được bổ sung, sửa đổi tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT.
2. Thời gian hết hạn nộp Hồ sơ lựa chọn là 10 ngày làm việc, kể từ ngày công bố Kế hoạch lựa chọn.
3. Thời gian tổ chức mở Hồ sơ lựa chọn là 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn tiếp nhận Hồ sơ.
4. Thời gian đánh giá Hồ sơ lựa chọn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức mở Hồ sơ.
5. Thời gian ra Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình phê duyệt kết quả lựa chọn.
Chương II
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LỰA CHỌN
Điều 8. Kế hoạch lựa chọn
Nội dung Kế hoạch lựa chọn bao gồm:
1. Tuyến vận tải.
2. Giờ xe xuất bến.
3. Thời gian, địa điểm bắt đầu tiếp nhận Hồ sơ lựa chọn.
4. Thời gian hết hạn tiếp nhận Hồ sơ lựa chọn.
5. Thời gian, địa điểm tổ chức mở Hồ sơ lựa chọn.
6. Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và điều kiện kinh doanh theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và Bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Tổ chuyên gia đánh giá
1. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm thành lập Tổ chuyên gia đánh giá để thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Đánh giá Hồ sơ lựa chọn;
b) Xếp thứ tự đơn vị tham gia lựa chọn;
c) Trình duyệt kết quả lựa chọn.
2. Thành phần Tổ chuyên gia đánh giá
a) Tổ trưởng Tổ chuyên gia: là lãnh đạo bộ phận quản lý vận tải của Sở;
b) Các thành viên bao gồm: Thanh tra giao thông, cán bộ thuộc bộ phận quản lý vận tải và các cán bộ thuộc các bộ phận khác của Sở Giao thông vận tải tổ chức lựa chọn hoặc các chuyên gia được Sở Giao thông vận tải mời tham gia.
3. Số lượng thành viên tổ chuyên gia đánh giá: có từ 05 người trở lên và phải là số lẻ.
4. Chuyên gia độc lập tham gia Tổ chuyên gia đánh giá phải đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên;
b) Có thời gian làm việc trong lĩnh vực vận tải đường bộ tối thiểu 03 năm;
c) Độc lập, không có liên quan về lợi ích đối với các đơn vị vận tải tham gia lựa chọn.
Chương III
TỔ CHỨC LỰA CHỌN
Điều 10. Quy cách Hồ sơ lựa chọn
1. Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Việt.
2. Số lượng Hồ sơ: 01 bộ.
3. Niêm phong: Hồ sơ lựa chọn phải được đựng trong 01 túi có niêm phong bên ngoài, trên túi đựng Hồ sơ phải trình bày đầy đủ các thông tin sau:
a) Tên, địa chỉ, điện thoại của đơn vị tham gia lựa chọn;
b) Địa chỉ tiếp nhận Hồ sơ công bố trên Kế hoạch lựa chọn;
c) Giờ xe xuất bến, tuyến vận tải tổ chức lựa chọn;
d) Không được mở trước .... giờ, ngày ... tháng ... năm ... (ghi thời điểm tổ chức mở Hồ sơ lựa chọn).
Điều 11. Chuẩn bị, nộp, sửa đổi, rút, tiếp nhận, quản lý Hồ sơ lựa chọn
1. Đơn vị đăng ký tham gia lựa chọn chuẩn bị, nộp, sửa đổi, rút Hồ sơ lựa chọn thực hiện theo quy định sau:
a) Chuẩn bị Hồ sơ lựa chọn theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Sở Giao thông vận tải nhưng phải đảm bảo Sở Giao thông vận tải nhận được Hồ sơ lựa chọn trước khi hết hạn nộp Hồ sơ;
c) Trường hợp Hồ sơ của đơn vị đăng ký tham gia lựa chọn được gửi đến Sở Giao thông vận tải sau khi hết hạn nộp Hồ sơ thì được coi là không hợp lệ và không được tham gia lựa chọn;
d) Trường hợp đơn vị đăng ký tham gia lựa chọn muốn sửa đổi hoặc rút Hồ sơ không tham gia phải được thực hiện trước khi hết hạn nộp Hồ sơ và bằng văn bản gửi tới Sở Giao thông vận tải.
2. Sở Giao thông vận tải tiếp nhận và quản lý các Hồ sơ đã nộp theo chế độ quản lý Hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả lựa chọn đơn vị khai thác; trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong Hồ sơ của đơn vị tham gia lựa chọn cho các cá nhân, tổ chức khác, trừ các thông tin được công khai khi mở Hồ sơ.
Điều 12. Mở Hồ sơ lựa chọn
1. Sở Giao thông vận tải tiến hành mở Hồ sơ đúng thời gian đã quy định và công khai trước sự chứng kiến của đại diện các đơn vị tham gia lựa chọn tham dự, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các đơn vị tham gia lựa chọn.
2. Việc mở Hồ sơ được thực hiện đối với từng Hồ sơ theo thứ tự chữ cái tên của đơn vị tham gia lựa chọn và theo trình tự sau đây:
a) Kiểm tra niêm phong;
b) Mở Hồ sơ, đọc rõ các thông tin về tên đơn vị tham gia lựa chọn khai thác tuyến; giờ xe xuất bến tham gia lựa chọn và đại diện của Sở Giao thông vận tải phải ký xác nhận vào tất cả các trang của Hồ sơ lựa chọn.
3. Lập Biên bản mở Hồ sơ lựa chọn: các thông tin quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải được ghi vào biên bản mở Hồ sơ lựa chọn. Biên bản mở Hồ sơ lựa chọn phải được ký xác nhận bởi đại diện của Sở Giao thông vận tải và các đơn vị tham dự mở Hồ sơ. Biên bản này phải được gửi cho các đơn vị tham gia lựa chọn nộp Hồ sơ lựa chọn.
Chương IV
ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ
Điều 13. Nguyên tắc đánh giá Hồ sơ
Việc đánh giá Hồ sơ phải căn cứ vào nội dung đánh giá Hồ sơ lựa chọn, Hồ sơ đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ Hồ sơ để đảm bảo lựa chọn được đơn vị tham gia lựa chọn có đủ năng lực, kinh nghiệm và có phương án tổ chức vận tải phù hợp để thực hiện.
Điều 14. Làm rõ Hồ sơ
1. Sau khi mở Hồ sơ, đơn vị tham gia lựa chọn làm rõ Hồ sơ lựa chọn theo yêu cầu của Sở Giao thông vận tải. Trường hợp Hồ sơ của đơn vị tham gia lựa chọn thiếu tài liệu chứng minh năng lực và điều kiện kinh doanh thì Sở Giao thông vận tải yêu cầu đơn vị làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, kể từ khi có yêu cầu làm rõ và đảm bảo thời gian theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này.
2. Trường hợp sau khi hết hạn nộp Hồ sơ, nếu đơn vị tham gia lựa chọn phát hiện Hồ sơ thiếu các tài liệu chứng minh năng lực và điều kiện kinh doanh thì đơn vị tham gia lựa chọn được phép gửi tài liệu đến Sở Giao thông vận tải để làm rõ.
3. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu bổ sung thêm của đơn vị tham gia lựa chọn để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung được coi như một phần của Hồ sơ.
4. Việc làm rõ Hồ sơ chỉ được thực hiện giữa Sở Giao thông vận tải và đơn vị tham gia lựa chọn có Hồ sơ cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất Hồ sơ của đơn vị tham gia lựa chọn. Nội dung làm rõ Hồ sơ phải thể hiện bằng văn bản và được Sở Giao thông vận tải bảo quản như một phần của Hồ sơ.
Điều 15. Đánh giá tính hợp lệ của Hồ sơ
1. Hồ sơ của đơn vị tham gia lựa chọn được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau:
a) Có Hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Không có tên trong hai hoặc nhiều Hồ sơ lựa chọn;
c) Đơn vị tham gia lựa chọn không đang trong thời gian bị đình chỉ tham gia khai thác tuyến vận tải hành khách cố định;
d) Đơn vị tham gia lựa chọn không đang trong quá trình giải thể, không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị tham gia lựa chọn có Hồ sơ hợp lệ sẽ được xem xét, đánh giá tiếp về năng lực và điều kiện kinh doanh. Đơn vị tham gia lựa chọn có Hồ sơ không hợp lệ sẽ bị loại và không tiếp tục đánh giá Hồ sơ.
Điều 16. Đánh giá về năng lực và điều kiện kinh doanh
1. Bảng đánh giá về năng lực và điều kiện kinh doanh đối với Hồ sơ lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Nội dung đánh giá về năng lực và kinh nghiệm được đánh giá theo tiêu chí Đạt/Không đạt. Đơn vị tham gia lựa chọn đạt tất cả các nội dung theo quy định mới được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực và điều kiện kinh doanh.
3. Đơn vị tham gia lựa chọn đáp ứng yêu cầu về năng lực và điều kiện kinh doanh mới được xem xét, đánh giá tiếp về kỹ thuật.
Điều 17. Đánh giá về kỹ thuật
1. Việc đánh giá về kỹ thuật đối với Hồ sơ lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đơn vị tham gia lựa chọn không đạt mức điểm yêu cầu tối thiểu đối với ít nhất một trong các tiêu chuẩn kỹ thuật được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
3. Đơn vị đăng ký lựa chọn có điểm kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
4. Đơn vị tham gia lựa chọn đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật mới được xem xét, xếp thứ tự đơn vị tham gia lựa chọn khai thác.
Điều 18. Tổng hợp kết quả đánh giá
1. Tổng hợp kết quả đánh giá là công tác xếp thứ tự các đơn vị tham gia lựa chọn dựa trên tổng số điểm đánh giá về kỹ thuật (đã bao gồm cả điểm cộng hoặc điểm trừ) từ cao xuống thấp.
2. Trường hợp có nhiều đơn vị có cùng số điểm đánh giá về kỹ thuật (đã bao gồm cả điểm cộng hoặc trừ), thứ tự được xét theo trình tự ưu tiên theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Thông tư này.
Chương V
PHÊ DUYỆT VÀ CÔNG KHAI KẾT QUẢ LỰA CHỌN
Điều 19. Xét duyệt lựa chọn
Đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định được lựa chọn khi đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Có Hồ sơ lựa chọn hợp lệ.
2. Có đủ năng lực và điều kiện kinh doanh.
3. Có tổng số điểm về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu.
4. Xếp thứ nhất trong danh sách xếp thứ tự đơn vị tham gia lựa chọn.
Điều 20. Phê duyệt kết quả lựa chọn
1. Căn cứ kết quả xếp thứ tự các đơn vị tham gia lựa chọn, tổ chuyên gia báo cáo và trình Sở Giao thông vận tải phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định.
2. Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn phải kèm theo các thông tin về cam kết của đơn vị được lựa chọn khai thác tuyến theo thông tin đã đăng ký trong Hồ sơ lựa chọn để làm cơ sở thực hiện và kiểm tra thực hiện.
3. Đối với đơn vị tham gia lựa chọn không được lựa chọn, trong thông báo kết quả lựa chọn phải nêu rõ lý do đơn vị không được lựa chọn.
Điều 21. Công khai kết quả lựa chọn
1. Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định, Sở Giao thông vận tải đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn lên Trang Thông tin điện tử của Sở, đồng thời gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn tới các đơn vị tham gia lựa chọn (bao gồm cả đơn vị được lựa chọn và đơn vị không được lựa chọn).
2. Nội dung thông báo kết quả lựa chọn bao gồm:
a) Tên đơn vị tham gia lựa chọn được lựa chọn;
b) Giờ xe xuất bến được khai thác;
c) Tuyến vận tải hành khách cố định được khai thác;
d) Thời hạn khai thác tuyến vận tải hành khác cố định;
đ) Các nội dung cần lưu ý (nếu có);
e) Danh sách đơn vị tham gia lựa chọn không được lựa chọn và tóm tắt lý do không được lựa chọn của từng đơn vị.
Chương VI
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN
Điều 22. Sở Giao thông vận tải tổ chức lựa chọn
1. Thực hiện đúng trình tự lựa chọn đơn vị khai thác tuyến quy định tại Thông tư này.
2. Yêu cầu đơn vị tham gia lựa chọn làm rõ Hồ sơ lựa chọn trong quá trình đánh giá Hồ sơ.
3. Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình lựa chọn.
4. Công bố các thông tin về việc tổ chức lựa chọn trên Trang Thông tin điện tử của Sở và tới các đơn vị tham gia lựa chọn.
5. Bảo mật các tài liệu của đơn vị tham gia lựa chọn.
Điều 23. Đơn vị vận tải tham gia lựa chọn
1. Tham gia lựa chọn với tư cách là đơn vị độc lập.
2. Thực hiện các cam kết đã đề xuất trong Hồ sơ lựa chọn.
3. Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quá trình lựa chọn.
4. Tuân thủ các quy định về lựa chọn.
5. Bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham gia lựa chọn, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo (nếu có).
Điều 24. Tổ chuyên gia đánh giá
1. Đánh giá Hồ sơ lựa chọn theo đúng yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Thông tư này.
2. Bảo mật các tài liệu về Hồ sơ lựa chọn theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
3. Bảo lưu ý kiến của mình.
4. Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình đánh giá Hồ sơ lựa chọn và báo cáo kết quả đánh giá.
Chương VII
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN
Điều 25. Xử lý tình huống trong tổ chức lựa chọn
1. Trường hợp có nhiều đơn vị có cùng số điểm đánh giá về kỹ thuật (đã bao gồm cả điểm cộng hoặc trừ) xếp thứ tự được xét theo trình tự ưu tiên sau:
a) Đơn vị có số điểm cộng cao hơn;
b) Đơn vị có số điểm trừ ít hơn;
c) Đơn vị nộp Hồ sơ đăng ký khai thác tuyến trước.
Trường hợp là đối tượng ưu tiên, đơn vị tham gia lựa chọn phải kê khai trong Hồ sơ lựa chọn. Phương pháp xác định điểm cộng, điểm trừ được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp khi hết hạn nộp Hồ sơ lựa chọn, không có đơn vị vận tải nào nộp Hồ sơ lựa chọn thì Sở Giao thông vận tải ra quyết định hủy bỏ tổ chức lựa chọn.
3. Trường hợp khi hết hạn nộp Hồ sơ lựa chọn, nếu chỉ có duy nhất 01 đơn vị tham gia lựa chọn nộp Hồ sơ lựa chọn hoặc có nhiều đơn vị nộp Hồ sơ tham gia lựa chọn nhưng chỉ có duy nhất 01 đơn vị có Hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải tiếp nhận Hồ sơ đăng ký khai thác tuyến của đơn vị tham gia lựa chọn có trách nhiệm tiếp tục giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT.
4. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nếu đơn vị tham gia lựa chọn được lựa chọn không nộp Hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu hoặc không thực hiện đúng các cam kết đã đề xuất trong Hồ sơ lựa chọn thì coi như đơn vị được lựa chọn từ chối khai thác tuyến. Sở Giao thông vận tải thông báo bằng văn bản cho đơn vị tham gia lựa chọn xếp thứ tự tiếp theo trong danh sách xếp thứ tự và công bố trên Trang Thông tin điện tử của Sở. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày thông báo, nếu đơn vị tham gia lựa chọn có văn bản đồng ý khai thác thì Sở Giao thông vận tải ra quyết định phê duyệt đơn vị tham gia lựa chọn xếp thứ tự tiếp theo là đơn vị được lựa chọn.
5. Trường hợp không còn đơn vị xếp thứ tự tiếp theo trong danh sách xếp thứ tự để đề nghị khai thác thì Sở Giao thông vận tải hủy bỏ toàn bộ kết quả tổ chức lựa chọn.
Điều 26. Xử lý vi phạm trong hoạt động lựa chọn
1. Các hành vi vi phạm
a) Đưa, nhận, môi giới hối lộ;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động lựa chọn;
c) Cá nhân trực tiếp đánh giá Hồ sơ, xếp thứ tự đơn vị, kết quả lựa chọn đơn vị cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm các hành vi theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương VIII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ HIỆU LỰC THI HÀNH
Điều 27. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
1. Hướng dẫn Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô theo quy định.
2. Giám sát, theo dõi nắm bắt kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo Bộ Giao thông vận tải để giải quyết.
3. Định kỳ vào tháng 02 hàng năm, báo cáo Bộ Giao thông vận tải về kết quả thực hiện lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý hoặc đề xuất xử lý các vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện lựa chọn đơn vị khai thác tuyến.
Điều 28. Sở Giao thông vận tải
1. Tổ chức thực hiện lựa chọn đơn vị khai thác tuyến đối với các giờ xe xuất bến trên các tuyến thuộc thẩm quyền của Sở.
2. Ra Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị vận tải khai thác tuyến vận tải hành khách cố định.
3. Cấp phù hiệu cho đơn vị tham gia lựa chọn có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh trên địa bàn địa phương được lựa chọn tại Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị vận tải khai thác tuyến vận tải hành khách cố định.
4. Kiểm tra việc thực hiện các cam kết của đơn vị tham gia lựa chọn đã đề xuất trong Hồ sơ lựa chọn trước khi tiến hành cấp phù hiệu lần đầu.
5. Thông báo cho Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia các thông tin về lựa chọn đơn vị khai thác tuyến để phối hợp tổ chức, quản lý hoạt động vận tải trên tuyến.
6. Báo cáo kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện lựa chọn đơn vị khai thác tuyến về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
7. Định kỳ vào tháng 01 hàng năm, báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam về kết quả thực hiện lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô.
Điều 29. Đơn vị tham gia lựa chọn được lựa chọn
Đảm bảo thực hiện đầy đủ các cam kết đã đề xuất trong Hồ sơ lựa chọn trước khi nộp Hồ sơ cấp phù hiệu lần đầu và trong quá trình khai thác tuyến vận tải hành khách cố định.
Điều 30. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2016.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 Nơi nhận:
- Như Điều 30;
- Văn phòng Chính phủ;
- Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- UBATGTQG;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, V.Ti (Phong 15b).

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

PHỤ LỤC 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 92/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Bảng đánh giá về năng lực và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tham gia khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô

TT

Nội dung đánh giá năng lực và điều kiện kinh doanh

Mức yêu cầu tối thiu đđược đánh giá là đáp ứng (Đạt)

Ghi chú
(Tài liệu cần nộp)

1

Năng lực khai thác tuyến

 

 

1.1

Phương án khai thác tuyến

Có Phương án khai thác tuyến

Phương án khai thác tuyến

1.2

Số lượng phương tiện vận tải hành khách

- Có quyền quản lý, sử dụng hợp pháp

- Có số lượng lớn hơn hặc bằng số lượng phương tiện tối thiểu theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP

- Đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GSHT)

- Bản sao có chứng thực Giấy đăng ký xe ô tô

- Giấy tờ chứng minh quyền quản lý, sử dụng hợp pháp (nếu phương tiện không thuộc sở hữu của đơn vị)

- Tên và tài khoản truy cập dữ liệu thiết bị GSHT của xe

1.3

Số lượng phương tiện huy động thực hiện giờ xe xuất bến đang xét

Đủ số lượng theo phương án kinh doanh, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng xe

Danh sách phương tiện dự kiến huy động

1.4

Kế hoạch bảo dưỡng phương tiện

Có kế hoạch đảm bảo phương tiện được bảo dưỡng theo quy định

Kế hoạch bảo dưỡng phương tiện

1.5

Số lượng lái xe

- Đủ số lượng theo phương án kinh doanh

- Có Giấy phép lái xe và kinh nghiệm đáp ứng yêu cu theo quy định

- Danh sách lái xe dự kiến bố trí

- Bản sao Giấy phép lái xe

1.6

Số lượng nhân viên phục vụ trên xe

Đủ số lượng theo phương án kinh doanh

Danh sách nhân viên phục vụ dự kiến bố trí

1.7

Chất lượng dịch vụ

Tự xây dựng hoặc áp dụng Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.

Đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải trên tuyến

1.8

Bảo đảm an toàn giao thông (ATGT)

- Đã lập kế hoạch bảo đảm ATGT

- Đã xây dựng Quy trình bảo đảm ATGT

- Kế hoạch bảo đảm ATGT

- Quy trình bảo đảm ATGT

2

Điều kiện kinh doanh

 

 

2.1

Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bng xe ô tô theo tuyến cố định

Có Giy phép còn thời hạn

Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bng xe ô tô theo tuyến cố định

PHỤ LỤC 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Bảng đánh giá về kỹ thuật của đơn vị theo Hồ sơ lựa chọn

Việc đánh giá về kỹ thuật đối vi từng Hồ sơ được thực hiện theo phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100, bao gồm các nội dung sau đây:

STT

Nội dung đánh giá

Mức điểm tối đa

Thang điểm chi tiết

Mức điểm yêu cu ti thiểu

I

Phương tiện vận chuyn

30

 

 

1.1

Niên hạn sử dụng bình quân của các phương tiện huy động thực hiện giờ xe xuất bến đang xét

15

 

 

a

Phương tiện mới 100%

 

15

 

b

Phương tiện có niên hạn sử dụng từ 1 - 13 năm (Phương tiện có niên hạn sử dụng 1 năm được 14 điểm; cứ thêm 1 năm sử dụng thì trừ 1 điểm)

 

2-14

 

c

Niên hạn sử dụng từ 14 năm đến hết niên hạn sử dụng

 

1

 

1.2

Loại ghế ngồi

5

 

 

a

Ghế có tựa lưng điều chỉnh hoặc giường nằm

 

5

 

b

Ghế có tựa lưng cố định

 

3

 

1.3

Các trang bị khác trên xe

10

 

 

a

Điu hòa nhiệt độ

2

 

 

 

- Có

 

2

 

 

- Không

 

0

 

b

Wifi

2

 

 

 

- Có

 

2

 

 

- Không

 

0

 

c

Video

2

 

 

 

- Có

 

2

 

 

- Không

 

0

 

d

Công cụ hỗ trợ người khuyết tật

2

 

 

 

- Có

 

2

 

 

- Không

 

0

 

e

Dụng cụ che nng

2

 

 

 

- Có

 

2

 

 

- Không

 

0

 

II

Năng lực bảo dưỡng phương tiện

10

 

 

2.1

Trực tiếp của đơn vị

 

8-10

 

2.2

Đơn vị thuê đơn vị khác thực hiện dịch vụ bảo dưỡng

 

5-7

 

2.3

Đơn vị giao cho lái xe, chủ xe tự bảo dưỡng

 

1-4

 

III

Lái xe

30

 

 

3.1

Số năm thâm niên bình quân của các lái xe bố trí hoạt động cho giờ xe xuất bến đang xét

10

 

 

a

Nhỏ hơn 03 năm

 

3

 

b

Từ 03 năm đến 10 năm

 

4-7

 

c

Từ 10 năm tr lên

 

10

 

3.2

Số năm làm việc bình quân tại đơn vị của các lái xe bố trí hoạt động cho giờ xe xuất bến đang xét

10

 

 

a

Nhỏ hơn 03 năm

 

1-3

 

b

Từ 03 năm đến 10 năm

 

4-7

 

c

Từ 10 năm tr lên

 

8-10

 

3.3

Tập huấn cho lái xe

10

 

10

a

Tất cả các lái xe bố trí hoạt động cho giờ xe xuất bến đang xét đều có chứng chỉ tập huấn còn thời hạn

 

10

 

b

Có lái xe bố trí hoạt động cho giờ xe xuất bến đang xét không có chứng chỉ tập huấn hoặc có nhưng hết thời hạn

 

0

 

IV

Chất lượng dịch vụ vận tải

30

 

 

4.1

Đón trả khách

5

 

3

a

Chạy suốt không đón trả khách dọc đường

 

5

 

b

Có đón, trả khách tại các điểm dừng đón trả khách đã được cơ quan có thẩm quyền công bố

 

3-4

 

c

Có đón, trả khách tại các đim dừng đón trả khách không được cơ quan có thẩm quyền công bố

 

0

 

4.2

Hành trình chạy xe

10

 

10

a

Hành trình chạy xe đúng theo tuyến đã được cơ quan có thẩm quyền công bố

 

10

 

b

Hành trình chạy xe không đúng theo tuyến đã được cơ quan có thẩm quyền công bố

 

0

 

4.3

Điểm dừng nghỉ dọc hành trình

Áp dụng đối với các tuyến có thời gian thực hiện hành trình từ 04 tiếng trở lên; đối với các tuyến có thời gian thực hiện hành trình dưới 04 tiếng được tính bằng mức điểm tối đa là 5 điểm.

5

 

3

a

Vào trạm dừng, nghỉ đã được cơ quan quản lý công bố và có ký hợp đồng phục vụ

 

5

 

b

Vào điểm dừng nghỉ có ký hợp đồng phục vụ và cam kết chất lượng phục vụ

 

3-5

 

c

Không dừng nghỉ hoặc có vào điểm dừng nghỉ nhưng không ký hợp đồng phục vụ

 

0

 

4.4

Quyền lợi của hành khách

10

 

 

a

Có quy định và cam kết thực hiện bồi thường cho hành khách theo quy định của pháp luật khi hành khách hoàn trả vé trước giờ xe xuất bến

 

 

5

 

Có quy định và cam kết thực hiện bồi thường có lợi hơn cho hành khách so với mức quy định của pháp luật khi hành khách hoàn trả vé trước giờ xe xuất bến

 

8

 

 

Có quy định và cam kết thực hiện bồi thường cho hành khách theo đúng quy định của pháp luật khi hành khách hoàn trả vé trước giờ xe xuất bến

 

5

 

 

Không có quy định và cam kết thực hiện bồi thường cho hành khách khi hành khách hoàn trả vé trước giờ xe xuất bến

 

0

 

b

Có quy định và cam kết thực hiện các quy định khác có lợi cho hành khách ngoài các quy định của pháp luật

 

 

 

 

Có quy định

 

2

 

 

Không có quy định

 

0

 

 

Tổng cộng

100

 

70

Ghi chú:

1. Đối với các nội dung đánh giá có thang điểm chi tiết không quy định số điểm cố định: khi công bố kế hoạch lựa chọn, Sở Giao thông vận tải phải công bố bảng tiêu chuẩn và cách tính điểm cụ thể đối với từng nội dung đánh giá.

2. Hướng dẫn cụ thể một số tiêu chí đánh giá kỹ thuật

a) Đối với phương tiện:

Thời gian sử dụng bình quân của phương tiện: là tổng số năm của từng phương tiện tính từ năm phương tiện được sản xuất đến năm hiện tại chia cho số lượng phương tiện.

b) Đối với lái xe:

Thâm niên bình quân của lái xe: được xác định bằng tổng số năm từ khi có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được bố trí hoạt động cho giờ xe đang xét đến thời điểm hiện tại của từng lái xe chia cho số lái xe được đơn vị bố trí hoạt động cho giờ xe xuất bến đang xét.

Thời gian làm việc bình quân của lái xe tại đơn vị: được xác định bằng tổng số tháng đơn vị đóng bảo hiểm xã hội cho từng lái xe chia cho số lái xe được đơn vị bố trí hoạt động cho giờ xe xuất bến đang xét (trừ các lái xe đã nghỉ hưu theo chế độ nhưng vẫn tiếp tục hành nghề theo hợp đồng lao động đã ký với đơn vị tham gia lựa chọn để điều khiển loại xe từ 10 đến 30 chỗ ngồi). Đơn vị tham gia lựa chọn cần nộp sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ có liên quan của lái xe để xác định thời gian làm việc bình quân của lái xe tại đơn vị.

PHỤ LỤC 3

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 92/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phương pháp xác định điểm cộng, điểm trừ

1. Điểm cộng là điểm được cộng thêm vào số điểm đánh giá về kỹ thuật của đơn vị tham gia lựa chọn và được tính như sau:

a) Được cộng thêm 05 điểm: nếu trong 03 năm gần nhất, đơn vị phương tiện và lái xe thuộc đơn vị không vi phạm các quy định về quản lý hoạt động vận tải;

b) Được cộng thêm 03 điểm: nếu trong 02 năm gần nhất, đơn vị, phương tiện và lái xe thuộc đơn vị không vi phạm các quy định về quản lý hoạt động vận tải;

c) Được cộng thêm 01 điểm: nếu trong năm gần nhất, đơn vị, phương tiện và lái xe thuộc đơn vị không vi phạm các quy định về quản lý hoạt động vận tải.

2. Điểm trừ là số điểm bị trừ từ số điểm đánh giá về kỹ thuật của đơn vị tham gia lựa chọn và được tính như sau:

a) Bị trừ 05 điểm: nếu trong 03 năm gần nhất, đơn vị, phương tiện và lái xe thuộc đơn vị vi phạm các quy định về quản lý hoạt động vận tải đến mức bị thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải hoặc có trên 03 lần bị đình chỉ khai thác tuyến hoặc có từ 50% số phương tiện của đơn vị bị thu hồi phù hiệu xe chạy;

b) Bị trừ 03 điểm: nếu trong 03 năm gần nhất, đơn vị, phương tiện và lái xe thuộc đơn vị vi phạm các quy định về quản lý hoạt động vận tải đến mức bị đình chỉ khai thác tuyến từ 01 đến 02 lần hoặc có từ 30% đến dưới 50% số phương tiện của đơn vị bị thu hồi phù hiệu xe chạy;

c) Bị trừ 01 điểm: nếu trong 03 năm gần nhất, đơn vị, phương tiện và lái xe thuộc đơn vị vi phạm các quy định về quản lý hoạt động vận tải đến mức có dưới 30% số phương tiện của đơn vị bị thu hồi phù hiệu xe chạy.

3. Cách xác định: căn cứ vào các quyết định xử lý vi phạm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp tính điểm cộng thì chỉ áp dụng đối với các đơn vị có thời gian tham gia hoạt động vận tải lớn hơn hoặc bằng với thời gian đánh giá tương ứng quy định tại các điểm a, b, c mục 1 của Phụ lục này.

PHỤ LỤC 4

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 92/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Mu Hồ 

Lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô

 

 

 

HỒ SƠ LỰA CHỌN ĐƠN VỊ KHAI THÁC
TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH BẰNG XE Ô TÔ

Tuyến vận tải hành khách cố định:_________________________ (ghi tên tuyến vận tải)

Mã số tuyến: __________________________________

Bến xe đi: _____________________Bến xe đến _______________

Giờ xe xuất bến tổ chức la chn:__________________ (ghi giờ xe xuất bến)

Cơ quan tổ chức lựa chọn: ____________________ (ghi tên Sở GTVT tổ chức)

 

 

….., ngày ….. tháng ….. năm …..
Đại diện hợp pháp của 
đơn vị đăng ký lựa chọn
(Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

 

 

THÀNH PHẦN HỒ SƠ

1. Đơn đăng ký lựa chọn (Mu số 1).

2. Giấy ủy quyền (Mu số 2).

3. Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bng xe ô tô theo tuyến cố định.

4. Phương án khai thác tuyến vận tải hành khách bằng ô tô (Mu số 3).

5. Bảng kê phương tiện vận tải hành khách (Mu số 4).

6. Bảng đăng ký phương tiện huy động thực hiện giờ xe xuất bến (Mu số 5).

7. Kế hoạch bảo dưỡng phương tiện.

7.1. Kế hoạch bảo dưỡng phương tiện.

7.2. Kê khai năng lực bảo dưỡng phương tiện (Mu số 6).

8. Đăng ký lao động huy động thực hiện giờ chạy xe (Mu số 7).

9. Bảng kê chất lượng dịch vụ.

10. Đảm bảo an toàn giao thông.

10.1. Kế hoạch bảo đảm an toàn giao thông (Mu số 8).

10.2. Quy trình bảo đảm an toàn giao thông (Mu số 9).

11. Bảng kê đánh giá kỹ thuật (Mu số 10).

Mu số 1

Tên đơn vị...
-------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

……., ngày ….. tháng ….. năm …..

ĐƠN ĐĂNG KÝ LỰA CHỌN(1)

Kính gửi: _________[Ghi tên Sở GTVT tổ chức lựa chọn]

(sau đây gọi là cơ quan tổ chức lựa chọn)

Sau khi nghiên cứu biểu đồ chạy xe công bố trên Trang Thông tin điện tử của Sở GTVT:…………….., đơn vị: …………..(Ghi tên đơn vị đăng ký lựa chọn), đăng ký khai thác vận tải hành khách tuyến cố định bằng xe ô tô tại các giờ xe xuất bến ………….. (Ghi các giờ xe xuất bến đăng ký khai thác).

Chúng tôi cam kết:

1. Chỉ tham gia trong một Hồ sơ đăng ký lựa chọn này với tư cách là đơn vị đăng ký lựa chọn chính.

2. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.

3. Không trong thời gian bị cấm khai thác vận tải hành khách tuyến cố định.

4. Những thông tin kê khai trong Hồ sơ đăng ký lựa chọn là trung thực và không thực hiện các hành vi tham nhũng, hối lộ, thông đồng khi tham dự lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận ti hành khách cố định này.

5. Thực hiện đúng các đề xuất về kỹ thuật và phương án tổ chức đưa ra trong Hồ sơ đăng ký lựa chọn trong suốt quá trình khai thác tuyến vận tải hành khách cố định.

 

Đại diện hợp pháp của
đơn vị đăng ký lựa chọn
(2)
(Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Đơn vị tham gia lựa chọn lưu ý ghi đầy đủ và chính xác các thông tin về tên của cơ quan tổ chức lựa chọn, đơn vị đăng ký lựa chọn, được đại diện hợp pháp của đơn vị đăng ký lựa chọn ký tên, đóng dấu.

(2) Trường hợp đại diện theo pháp luật của đơn vị ủy quyền cho cấp dưới ký đơn đăng ký lựa chọn thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mu số 2; trường hợp tại điều lệ công ty hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký đơn đăng ký lựa chọn thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mẫu số 2). Nếu được xếp hạng thứ nhất trong danh sách các đơn vị đăng ký lựa chọn, trước khi ra quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn, đơn vị phải trình cơ quan lựa chọn bản sao có chứng thực các văn bản này. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai ban đầu là không chính xác thì Đơn vị tham gia lựa chọn bị coi là gian lận và Hồ sơ lựa chọn được coi là không hợp lệ.

Mu số 2

Tên đơn vị...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

GIẤY ỦY QUYỀN1

Hôm nay, ngày ….. tháng .... năm ……... tại …….

Tôi là ……… (Ghi tên, số GCMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người đại diện theo pháp luật của đơn vị), là người đại diện theo pháp luật của …………. (Ghi tên đơn vị) có địa chỉ tại ………. (Ghi địa chỉ của đơn vị) bằng văn bản này ủy quyền cho ………… (Ghi tên, số GCMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người được ủy quyền) thực hiện các công việc sau đây trong quá trình tham dự lựa chọn đơn vị khai thác trên tuyến vận tải hành khách cố định ……………… (Ghi tên tuyến vận tải hành khách cố định tổ chức lựa chọn) do ………….. (Ghi tên cơ quan tổ chức lựa chọn) tổ chức:

[-Ký đơn đăng ký lựa chọn;

Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với cơ quan tổ chức lựa chọn trong quá trình tham gia lựa chọn, kể cả văn bản giải trình, làm rõ Hồ sơ lựa chọn; ký văn bản sửa đổi, thay thế, rút Hồ sơ lựa chọn;

Ký đơn kiến nghị trong trường hợp đơn vị có kiến nghị;

Ký kết hợp đồng với các bến xe nếu được lựa chọn.]2

Người được ủy quyền nêu trên chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền với tư cách là đại diện hợp pháp của ……………. (Ghi tên đơn vị)…………….. (Ghi tên người đại diện theo pháp luật của đơn vị) chịu trách nhiệm hoàn toàn về những công việc do ……………. (Ghi tên người được ủy quyền) thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Giấy ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ….. đến ngày ….. 3. Giấy ủy quyền này được lập thành ….. bản có giá trị pháp lý như nhau, người ủy quyền giữ ….. bản, người được ủy quyền giữ ….. bản.

Người được ủy quyền
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu
(nếu có)]

Người ủy quyền
[Ghi tên người đại diện theo pháp luật của đơn vị, chức danh, ký tên và đóng dấu]

__________________

1 Trường hợp ủy quyền thì bản gốc giấy ủy quyền phải được gửi cho cơ quan tổ chức lựa chọn cùng với đơn đăng ký lựa chọn. Việc ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của đơn vị cho cấp phó, cấp dưới, giám đốc chi nhánh, người đứng đầu văn phòng đại diện của đơn vị để thay mặt cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị thực hiện một, một số hoặc hay toàn bộ các nội dung công việc nêu trên đây. Việc sử dụng con dấu trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của đơn vị hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền. Người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác.

Phạm vi ủy quyền bao gm một hoặc nhiu công việc nêu trên.

3 Ghi ngày có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của giấy ủy quyền phù hợp với quá trình tham gia lựa chọn.

Mu số 3

Tên đơn vị...
-------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

………, ngày ….. tháng ….. năm …….

PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ

I. Đặc điểm tuyến:

Mã s tuyến: ……………………………………………………………………………………

Tên tuyến: ………………....đi.................................................................... và ngưc li.

Bến đi:……………………………………………………………………………………………

Bến đến: …………………………………………………………………………………………

C ly vn chuyển: ……………………………… km.

Hành trình: ………………………………………………………………………………………

II. Biểu đồ chạy xe:

1. Số chuyến (nốt (tài)) …………………. trong ngày, tuần, tháng.

2. Giờ xuất bến:

a) Chiều đi: xuất bến ti: ……………………..

- Nốt (tài) 1 xuất bến lúc...... giờ.... phút, vào các ngày ………………..

- Nốt (tài) 2 xuất bến lúc….. giờ.....phút, vào các ngày …………………

- …

b) Chiều về: xuất bến ti: …………………………….

- Nốt (tài) 1 xuất bến lúc...... giờ.... phút, vào các ngày ………………..

- Nốt (tài) 2 xuất bến lúc….. giờ.....phút, vào các ngày …………………

- …

3. Thời gian thực hiện một hành trình chạy xe ……… giờ...phút.

4. Tốc độ lữ hành: km/h.

5. Lịch trình chạy xe:

a) Chiều đi: xuất bến tại: ……….

+ Nốt (tài) 1: Giờ xuất bến: ………………….

TT lần nghỉ

Tên điểm dừng nghỉ

Điện thoại

Địa chỉ

Thời gian đến

Thời gian dừng (phút)

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nốt (tài) 2: Giờ xuất bến: ……………………..

TT lần nghỉ

Tên điểm dừng nghỉ

Điện thoại

Địa chỉ

Thời gian đến

Thời gian dừng (phút)

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Chiều về: xuất bến tại:……………….

+ Nốt (tài) 1: Giờ xuất bến: ……………………

TT lần nghỉ

Tên điểm dừng nghỉ

Điện thoại

Địa chỉ

Thời gian đến

Thời gian dừng (phút)

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nốt (tài) 2: Giờ xuất bến: ……………………

TT lần nghỉ

Tên điểm dừng nghỉ

Điện thoại

Địa chỉ

Thời gian đến

Thời gian dừng (phút)

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Đoàn phương tiện:

TT

Nhãn hiệu xe

Năm sản xuất

Sức chứa

Tiêu chuẩn khí thải

Số lượng (chiếc)

1

 

 

 

 

 

2

 

Tổng cộng

 

 

 

 

IV. Phương án bố trí lái xe, nhân viên phục vụ trên xe:

TT

Nốt (tài)

Số lượng lái xe

Số lượng nhân viên phục vụ

Ghi chú

1

Nốt (tài) 1

 

 

 

2

Nốt (tài) 2

 

 

 

 

 

 

 

V. Giá vé và cước hành lý:

1. Giá vé:

a) Giá vé suốt tuyến: …………… đồng/HK.

b) Giá vé chặng (nếu có):

Chặng 1 (từ ……. đến …….): ………..đồng/HK.

Chặng 1 (từ ……. đến …….): ………..đồng/HK.

Chặng ……………..

2. Giá cước hành lý:

a) Hành lý được miễn cước: ………………………..….kg.

b) Hành lý vượt quá mức miễn cước: ………………đ/kg.

3. Hình thức bán vé

a) Bán vé tại quầy ở bến xe: ……………………………….

b) Bán vé tại đại lý: ……………………… (ghi rõ tên đại lý, địa chỉ, điện thoại)...

c) Bán vé qua mạng: ……………… (địa chỉ trang web).

VI. Xe trung chuyển (nếu có):

Loại xe: ………………, sức chứa: ……………., năm sản xuất

Số lượng xe: …………………………………………………………

 

……., ngày …… tháng.... năm …….
Đại diện hợp pháp của đơn vị
(Ghi rõ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

Mu số 4

BẢNG KÊ KHAI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH

Tng số lượng phương tiện vận tải hành khách của đơn vị: ………………..xe.

STT

Biển số xe

Mác xe

Năm sản xuất

Sức chứa (hoặc số ghế) của xe

Lắp đặt TBGSHTLắp đặt TBGSHT

Ghi chú

Chưa

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Đơn vị nộp các tài liệu chứng minh kèm theo:

Bn sao có chứng thực Giấy đăng ký xe ô tô;

Giấy tờ chứng minh quyền quản lý, sử dụng hợp pháp (nếu phương tiện không thuộc sở hữu của đơn vị);

Tên và tài khoản truy cập dữ liệu thiết bị GSHT của xe.

 

……., ngày …… tháng.... năm …….
Đại diện hợp pháp của đơn vị
(Ghi rõ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

Mu số 5

BẢNG ĐĂNG KÝ PHƯƠNG TIỆN HUY ĐỘNG THỰC HIỆN 
GIỜ CHẠY XE

1. Số lượng phương tiện huy động thực hiện giờ xe xuất bến (nốt xe): ………………… xe.

2. Danh sách xe đăng ký:

TT

Biển số xe

Mác xe

Năm sản xuất

Loại ghế ngồiLoại ghế ngồi

Các trang thiết bị khác trên xe (1)Các trang thiết bị khác trên xe (1)Các trang thiết bị khác trên xe (1)Các trang thiết bị khác trên xe (1)Các trang thiết bị khác trên xe (1)

Ghế có tựa lưng điều chỉnh hoặc giường nằm

                   

Ghế có tựa lưng cố định

Điều hòa nhiệt đ

Wifi

Video

Công cụ hỗ trợ người khuyết tật

Dụng cụ che nắng

           

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Thời gian sử dụng bình quân của các phương tiện huy động thực hiện giờ xe xuất bến (nốt xe)(2):……………….. năm.

 

……., ngày …… tháng.... năm …….
Đại diện hợp pháp của đơn vị
(Ghi rõ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1): Nếu có nội dung này các đơn vị điền vào bảng, nếu không có để trống.

(2): Thời gian sử dụng bình quân của phương tiện: Là tổng số năm của từng phương tiện tính từ năm phương tiện được sản xuất đến năm hiện tại chia cho số lượng phương tiện.

Mu s 6

NĂNG LỰC BẢO DƯỠNG PHƯƠNG TIỆN

TT

Nội dung

Trực tiếp của đơn vị

Đơn vị thuê đơn vị khác thực hiện dịch vụ bảo dưỡng

Đơn vị giao cho lái xe, chủ xe tự bảo dưỡng

Ghi chú

1

Năng lực bảo dưỡng phương tin

 

 

 

 

Ghi chú:

Đối với đơn vị trực tiếp bảo dưỡng phương tiện cần kê khai chi tiết quy mô nhà xưởng, các loại trang thiết bị phục vụ công tác bảo dưỡng kèm theo tài liệu chứng minh.

Đối với trường hợp thuê đơn vị khác thực hiện dịch vụ bảo dưỡng: đơn vị cung cấp hợp đồng thuê bảo dưỡng kèm theo.

Đối với trường hợp đơn vị giao cho lái xe, chủ xe tự bảo dưỡng: đơn vị cung cấp biên bản giao hoặc các tài liệu chứng minh khác kèm theo.

 

……., ngày …… tháng.... năm …….
Đại diện hợp pháp của đơn vị
(Ghi rõ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

Mu số 7

Tên đơn vị...
-------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

…………., ngày ….. tháng ….. năm …….

ĐĂNG KÝ LAO ĐỘNG HUY ĐỘNG THỰC HIỆN GIỜ CHẠY XE

1. Tổng số lao động:

Số lái xe: ……………. người

Số nhân viên phục vụ:……………..người

2. Danh sách lái xe cụ thể được thể hiện trong bảng sau:

STT

Lái xe

Số năm thâm niên

Số năm làm việc tại đơn vị

Tập huấnTập huấn

Có chứng chỉ tập huấn còn thi hạn

 

Không có chứng chỉ tập huấn hoặc có nhưng hết thi hạn

           

1

…………

 

 

 

 

2

…………

 

 

 

 

….

…………

 

 

 

 

....

…………

 

 

 

 

             

Số năm thâm niên bình quân của các lái xe bố trí hoạt động cho giờ chạy xe đang xét:.... Năm (Thâm niên bình quân của lái xe: được xác định bằng tổng số năm từ khi có GPLX phù hợp với loại xe được bố trí hoạt động cho giờ xe đang xét đến thời điểm hiện tại của từng lái xe chia cho số lái xe được đơn vị bố trí hoạt động cho giờ chạy xe đang xét).

Số năm làm việc bình quân tại đơn vị của các lái xe bố trí hoạt động cho giờ xe xuất bến đang xét: ….. năm (Thời gian làm việc bình quân của lái xe tại đơn vị: được xác định bằng tng số tháng đơn vị đóng bảo hiểm xã hội cho từng lái xe chia cho số lái xe được đơn vị bố trí hoạt động cho giờ chạy xe đang xét (trừ các lái xe đã nghỉ hưu theo chế độ nhưng vẫn tiếp tục hành nghề theo hợp đồng lao động đã ký với đơn vị tham gia lựa chọn để điều khiển loại xe từ 10 đến 30 chỗ ngồi).

3. Danh sách nhân viên phục vụ cụ thể được thể hiện trong bảng sau:

TT

Nhân viên phục vụ

Ghi chú

1

…………………………

 

2

…………………………

 

…………………………

 

…………………………

 

Ghi chú:

Đơn vị nộp các tài liệu chứng minh kèm theo:

Lái xe: Hợp đồng lao động; Bản sao Giấy phép lái xe; Sổ bảo hiểm xã hội của lái xe.

Nhân viên phục vụ: Hợp đồng lao động.

 

……., ngày …… tháng.... năm …….
Đại diện hợp pháp của đơn vị
(Ghi rõ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

Mu số 8

Tên đơn vị...
-------

Số: ………/………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

…………., ngày ….. tháng ….. năm …….

KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG

I. Tổ chức đảm bảo an toàn giao thông của đơn vị vận tải

1. Cơ cấu tổ chức: mô hình, chức năng nhiệm vụ các phòng, ban.

2. Người phụ trách bộ phận an toàn: họ tên, trình độ, chuyên ngành.

3. Tổ chức bộ phận theo dõi an toàn giao thông của đơn vị vận tải.

4. Công tác lắp đặt, theo dõi, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình; trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng.

5. Công tác tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động, khám sức khỏe cho lái xe.

II. Kế hoạch tổ chức vn tải an toàn

1. Đối với hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định:

Kế hoạch đảm bảo an toàn phương tiện: tổng số phương tiện, số xe vận doanh bình quân, kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa phương tiện, nội dung kiểm tra kỹ thuật an toàn phương tiện trước khi đưa xe ra hoạt động hàng ngày (bao gồm kiểm tra trạng thái hoạt động của thiết bị giám sát hành trình xe).

Lịch trình vận tải cho các chuyến xe trong một chu kỳ vận tải (một vòng xe chạy, bao gồm thời gian dừng đón, trả khách và thời gian dừng nghỉ bắt buộc) trên các tuyến đảm bảo không chạy quá tốc độ.

Kế hoạch tổ chức lao động cho lái xe và nhân viên phục vụ: tổng số lái xe có giấy phép lái xe đúng quy định, số lái xe bình quân đủ điều kiện làm việc; số giờ lái xe làm việc trong ngày (24 tiếng)/số giờ xe hoạt động trên tuyến trong ngày (24 tiếng).

Các nội dung đảm bảo an toàn giao thông khác.

III. Tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông

Kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông và giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ (nếu có).

IV. Kiểm tra, giám sát về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

1. Theo dõi, giám sát việc thực hiện quy định về trật tự, an toàn giao thông của lái xe thông qua thiết bị GSHT của xe ô tô:

Xây dựng phương pháp và biểu mẫu thống kê số lần vi phạm theo các tiêu chí về hành trình, vận tốc, thời gian lái xe liên tục, dừng đỗ không đúng quy định;

Thủ tục, phương tiện, cách thức cảnh báo cho lái xe trong khi đang điều khiển phương tiện;

Biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra tai nạn giao thông đối với phương tiện của đơn vị.

2. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông của lái xe và nhân viên phục vụ trên xe (nếu có).

 

……., ngày …… tháng.... năm …….
Đại diện hợp pháp của đơn vị
(Ghi rõ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

Mu số 9

QUY TRÌNH BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG

Bước

Nội dung

Tổ chức, cá nhân thực hiện

Thời điểm thực hin

1

Tập hợp, phân tích các dữ liệu về hoạt động của từng phương tiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vận chuyển của lần gần nhất thông qua thiết bị giám sát hành trình (đối với các phương tiện lắp đặt thiết bị GSHT) và qua các biện pháp quản lý khác của đơn vị, từ đó đánh giá ưu, nhược điểm của lái xe trong lần thực hiện nhiệm vụ vận chuyển gần nhất;

Tiếp nhận và xử lý các đề xuất, phản ánh của lái xe về các vấn đề liên quan đến ATGT.

Bộ phận quản lý các điều kiện về ATGT (đối với các đơn vị VT bắt buộc phải có) hoặc cán bộ được phân công theo dõi ATGT tại các đơn vị VT khác;

(Sau đây gọi là: Bộ phận (cán bộ) quản lý các điều kiện về ATGT).

Trước khi giao nhiệm vụ vận chuyển mới cho lái xe.

Tập hợp các yêu cầu vận chuyển của khách hàng, tìm hiểu và nắm bắt các điều kiện, đặc điểm về hàng hóa, hành khách, tuyến đường, thời tiết, thời gian vận chuyển...;

Bố trí xe và lái xe thực hiện nhiệm vụ vận chuyển (đảm bảo thời gian làm việc của lái xe theo đúng quy định).

Bộ phận kế hoạch, điều độ (hoặc cán bộ tiếp nhận yêu cầu vận chuyển của khách hàng).

Trước khi giao nhiệm vụ vận chuyển mới cho lái xe.

2

Bộ phận (cán bộ) quản lý các điều kiện về ATGT và Bộ phận kế hoạch, điều độ (hoặc cán bộ tiếp nhận yêu cầu vận chuyển của khách hàng) chuyển các thông tin tại bước 1 cho cán bộ được lãnh đạo phân công trực tiếp giao nhiệm vụ vận chuyển cho lái xe.

Bộ phận (cán bộ) quản lý các điều kiện về ATGT và Bộ phận kế hoạch, điều độ (hoặc cán bộ tiếp nhận yêu cầu vận chuyển của khách hàng).

Trước khi giao nhiệm vụ vận chuyển mới cho lái xe.

3

Giao nhiệm vụ vận chuyển cho lái xe:

Kiểm tra Giấy phép lái xe; Giấy chứng nhận kiểm định; đăng ký xe; Lệnh vận chuyển (đối với vận chuyển khách theo tuyến cố định, xe buýt);

Giao cho lái xe các giấy tờ khác phải mang theo như: Hợp đồng vận tải, giấy vận tải …;

Thông báo cho lái xe những ưu, nhược điểm của lái xe trong lần thực hiện nhiệm vụ vận chuyển gần nhất.

Thông báo cho lái xe các yêu cầu vận chuyển của khách hàng, các điều kiện, đặc điểm về hàng hóa, hành khách, tuyến đường, thời tiết, thời gian vận chuyển ...;

Kiểm tra nồng độ cồn đối với lái xe (nếu có thiết bị);

Ghi chép vào Sổ giao nhiệm vụ cho lái xe (theo mẫu số 1), lái xe ký xác nhận.

Cán bộ được lãnh đạo phân công và lái xe.

Trước khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển.

4

Kiểm tra tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện:

Xác nhận lái xe qua thiết bị GSHT (đối với xe có lắp đặt) và kiểm tra tình trạng sẵn sàng hoạt động của thiết bị GSHT;

Kiểm tra nước làm mát, dầu động cơ, bình điện, các dây cu roa;

Kiểm tra hệ thống lái;

Kiểm tra các bánh xe (độ chặt của bu lông bánh xe, tình trạng và áp suất của lốp);

Khởi động phương tiện và kiểm tra hoạt động của gạt nước, còi và các loại đèn;

Kiểm tra hoạt động của hệ thống phanh (thắng);

Ghi chép kết quả kiểm tra vào biểu Kết quả kiểm tra an toàn kỹ thuật (theo Mu số 2), ký xác nhận và chuyển biểu mẫu cho cán bộ được lãnh đạo phân công.

Lái xe được giao nhiệm vụ vận chuyển.

Sau khi được giao nhiệm vụ và trước khi cho xe khởi hành.

5

Cán bộ thuộc bộ phận quản lý các điều kiện về ATGT tiếp nhận biểu Kết quả kiểm tra an toàn kỹ thuật từ các lái xe và ký xác nhận:

Nếu tất cả các nội dung kiểm tra đều đạt yêu cầu, xe được phép thực hiện nhiệm vụ vận chuyển;

Nếu có nội dung không đảm bảo yêu cầu, thì tùy theo mức độ sẽ cho sửa chữa, khắc phục ngay hoặc dừng xe đưa vào sửa chữa, đồng thời thông báo cho bộ phận điều độ bố trí xe khác thay thế;

Tập hợp, lưu trữ vào Hồ sơ theo dõi an toàn của từng phương tiện.

Cán bộ thuộc bộ phận quản lý các điều kiện về ATGT (đối với các đơn vị có bộ phận ATGT) hoặc cán bộ được lãnh đạo phân công.

Trước khi xe khởi hành thực hiện nhiệm vụ vận chuyển.

6

Theo dõi quá trình hoạt động của phương tiện khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển qua thiết bị GSHT, nhắc nhở lái xe khi phát hiện chạy quá tốc độ và các nguy cơ gây mất ATGT (áp dụng cho các phương tiện có lắp đặt thiết bị GSHT);

Thống kê các lỗi vi phạm về tốc độ xe chy, báo cáo Lãnh đo đơn vị xử lý;

Tổng hợp các sự cố mất an toàn giao thông trong quá trình xe hoạt động kinh doanh vận tải trên đường. Đưa ra phương án xử lý khi xảy ra các sự cố gây mất an toàn giao thông.

Bộ phận (cán bộ) quản lý các điều kiện về ATGT.

Khi xe đang hoạt động trên đường.

7

Thực hiện nghiêm các quy định về an toàn giao thông trong quá trình điều khiển phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hóa;

Báo cáo ngay thời gian, địa điểm và nguyên nhân khi xảy ra sự cố mất an toàn giao thông để đơn vị có biện pháp xử lý.

Lái xe.

Khi xe đang hoạt động trên đường.

8

Thống kê số vụ, nguyên nhân, mức độ TNGT đã xảy ra của từng lái xe (nếu có);

Xây dựng và thực hiện phương án xử lý khi xảy ra sự cố gây mất an toàn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải;

Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm đối với các tai nạn giao thông xảy ra trong quá trình kinh doanh vận tải.

Bộ phận (cán bộ) quản lý các điều kiện về ATGT.

Theo tháng, quý, năm.

9

Thống kê quãng đường đã thực hiện được;

Trên cơ sở thống kê quãng đường xe đã thực hiện, căn cứ vào chế độ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện để thực hiện bảo dưỡng phương tiện theo đúng kỳ cấp;

Thống kê và theo dõi kết quả bảo dưỡng, sửa chữa của từng phương tiện.

Bộ phận (cán bộ) quản lý các điều kiện về ATGT.

Sau khi kết thúc hành trình.

 

Mu số 10

BẢNG KÊ ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT

STT

Nội dung kỹ thuật

Chỉ tiêu

Cách ghi

Ghi chú

I

Phương tiện vận chuyển

 

 

 

1.1

Thời gian sử dụng bình quân của các phương tiện huy động thực hiện giờ xe xuất bến (nốt xe) đang xét

 

Ghi số năm

 

1.2

Loại ghế ngồi

 

 

 

a

Ghế có tựa lưng điều chnh hoặc giường nằm

 

Đánh dấu vào loại ghế của phương tiện

 

b

Ghế có tựa lưng cố định

 

 

1.3

Các trang bị khác trên xe

 

 

 

a

Điều hòa nhiệt độ

 

Có/không

 

b

Wifi

 

 

c

Video

 

 

d

Công cụ hỗ trợ người khuyết tật

 

 

e

Dụng cụ che nắng

 

 

II

Năng lực bảo dưỡng phương tiện

 

 

 

2.1

Trực tiếp của đơn vị

 

Đánh dấu vào phương án đề xuất

 

2.2

Đơn vị thuê đơn vị khác thực hiện dịch vụ bảo dưỡng

 

 

2.3

Đơn vị giao cho lái xe, chủ xe tự bảo dưỡng

 

 

III

Lái xe

 

 

 

3.1

Số năm thâm niên bình quân của các lái xe bố trí hoạt động cho giờ xe xuất bến đang xét

 

Ghi số năm

 

3.2

Số năm làm việc bình quân tại đơn vị của các lái xe bố trí hoạt động cho giờ xe xuất bến đang xét

 

Ghi s năm

 

3.3

Tất cả các lái xe bố trí hoạt động cho giờ xe xuất bến đang xét đều có chứng chỉ tập huấn còn thời hạn

 

Có/không

 

IV

Chất lượng dịch vụ vận tải

 

 

 

4.1

Đón trả khách

 

 

 

a

Chạy suốt không đón trả khách dọc đường

 

Đánh dấu vào phương án đề xuất

 

b

Có đón, trả khách tại các điểm dừng đón trả khách đã được cơ quan có thẩm quyền công b

 

 

c

Có đón, trả khách tại các điểm dừng đón trả khách không được cơ quan có thẩm quyền công bố

 

 

4.2

Hành trình chạy xe

 

 

 

a

Hành trình chạy xe đúng theo tuyến đã được cơ quan có thẩm quyền công bố

 

Đánh dấu vào phương án đề xuất

 

b

Hành trình chạy xe không đúng theo tuyến đã được cơ quan có thẩm quyền công bố

 

 

4.3

Điểm dừng nghỉ dọc hành trình

(Áp dụng đối với các tuyến có thời gian thực hiện hành trình từ 04 tiếng trở lên)

 

 

 

a

Vào trạm dừng, nghỉ đã được cơ quan quản lý công bố và có ký hợp đồng phục vụ

 

Đánh dấu vào phương án đề xuất

 

b

Vào điểm dừng nghỉ có ký hợp đồng phục vụ và cam kết chất lượng phục vụ

 

 

c

Không dừng nghỉ hoặc có vào điểm dừng nghỉ nhưng không ký hợp đồng phục vụ

 

 

4.4

Quyền lợi của hành khách

 

 

 

a

Có quy định và cam kết thực hiện bồi thường cho hành khách theo quy định của pháp luật khi hành khách hoàn trả vé trước giờ xe xuất bến

 

Đánh dấu vào phương án đề xuất

 

 

Có quy định và cam kết thực hiện bồi thường có lợi hơn cho hành khách so với mức quy định của pháp luật khi hành khách hoàn trả vé trước giờ xe xuất bến.

 

 

 

Có quy định và cam kết thực hiện bồi thường cho hành khách theo đúng quy định của pháp luật khi hành khách hoàn trả vé trước giờ xe xuất bến

 

 

 

Không có quy định và cam kết thực hiện bồi thường cho hành khách khi hành khách hoàn trả vé trước giờ xe xuất bến

 

 

b

Có quy định và cam kết thực hiện các quy định khác có lợi cho hành khách ngoài các quy định của pháp luật

 

Có/Không

 

Ghi chú: Hướng dẫn cụ thể các xác định một số chỉ tiêu

1. Đối với phương tiện

Thời gian sử dụng bình quân của phương tiện: Là tổng số năm của từng phương tiện tính từ năm phương tiện được sản xuất đến năm hiện tại chia cho số lượng phương tiện.

2. Đối với lái xe

2.1. Thâm niên bình quân của lái xe: được xác định bằng tổng số năm từ khi có GPLX phù hợp với loại xe được bố trí hoạt động cho giờ xe đang xét đến thi điểm hiện tại của từng lái xe chia cho số lái xe được đơn vị bố trí hoạt động cho giờ xe xuất bến đang xét.

2.2. Thời gian làm việc bình quân của lái xe tại đơn vị: được xác định bằng tổng số tháng đơn vị đóng bảo hiểm xã hội cho từng lái xe chia cho số lái xe được đơn vị bố trí hoạt động cho giờ xe xuất bến đang xét (trừ các lái xe đã nghỉ hưu theo chế độ nhưng vẫn tiếp tục hành nghề theo hợp đồng, lao động đã ký với đơn vị vận tải để điều khiển loại xe từ 10 đến 30 chỗ ngồi).

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi