Thông tư 35/2012/TT-BGTVT về báo hiệu Kilômét, báo hiệu đường thủy nội địa

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 35/2012/TT-BGTVT

Thông tư 35/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về lắp đặt báo hiệu Kilômét - Địa danh và các ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu đường thủy nội địa
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tảiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:35/2012/TT-BGTVTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Đinh La Thăng
Ngày ban hành:06/09/2012Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thống nhất nguyên tắc lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa
Ngày 06/09/2012, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số 35/2012/TT-BGTVT quy định về lắp đặt báo hiệu Kilômét – Địa danh và các ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu đường thủy nội địa.
Theo đó, Thông tư này quy định việc lắp đặt báo hiệu kilômét - địa danh, ghi ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu đường thủy nội địa phải tuân theo các nguyên tắc quy ước thống nhất để thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý, cụ thể: Việc xác định vị trí đặt báo hiệu kilômét - địa danh phải theo chiều xác định số kilômét đã quy ước theo hướng từ hạ lưu về thượng lưu (từ cửa sông đổ ra biển, cửa sông nhỏ đổ ra sông lớn về thượng lưu) hoặc từ Đông sang Tây đối với đường thủy nội địa trên sông, kênh hồ hoặc theo hướng từ Bắc xuống Nam đối với đường thủy nội địa trên vịnh, ven biển.
Đồng thời, Thông tư cũng quy định ký hiệu, số thứ tự báo hiệu trên bờ, dưới nước, cầu, khoang thông thuyền phải bao gồm 02 nhóm: Nhóm ký hiệu tuyến đường thủy nội địa bao gồm các chữ cái viết tắc loại đường thủy nội địa và 03 chữ số từ 001 đến 999 phía sau các chữ cái; Nhóm chữ và số chỉ chỉ loại báo hiệu, số thứ tự báo hiệu gồm chữ chỉ loại báo hiệu trên bờ là B, phao giới hạnh luồng, phao hai luồng là P, phao tim luồng là PT
Cũng theo Thông tư, báo hiệu kilômét - địa danh phải được đặt tại điểm khởi đầu, điểm kết thúc và khu vực thị trấn, thị xã, thành phố; mỗi vị trí chỉ đặt một báo hiệu ở chỗ dễ nhận biết nhất và chữ ghi trên biển phải được sơn màu trắng…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013.

Xem chi tiết Thông tư 35/2012/TT-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

----------------------

Số: 35/2012/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2012

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về lắp đặt báo hiệu kilômét-địa danh và cách ghi ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu đường thuỷ nội địa.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về lắp đặt báo hiệu kilômét-địa danh và cách ghi ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu đường thủy nội địa.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ghi ký hiệu, số thứ tự báo hiệu đường thuỷ nội địa là ghi ký hiệu và số thứ tự trên báo hiệu theo các nguyên tắc quy ước thống nhất để theo dõi quản lý.
2. Báo hiệu kilômét-địa danh trên một tuyến đường thuỷ nội địa là báo hiệu thông báo cự ly từ địa danh ghi trên báo hiệu đến điểm khởi đầu (km0) của tuyến đường thuỷ nội địa theo quy ước thống nhất.
3. Trục tim luồng chạy tàu là đường thẳng hoặc đường cong trơn liên tục, nối các điểm giữa của luồng chạy tàu.
4. Nước ròng thấp là vị trí thấp nhất của mực nước biển trong các chu kỳ dao động triều.
5. Thượng lưu là phía thượng nguồn của sông, kênh, rạch, hồ thủy điện.
6. Hạ lưu là phía hạ nguồn của sông, kênh, rạch, hồ thủy điện.
Chương II
NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ĐẶT BÁO HIỆU KILÔMÉT- ĐỊA DANH VÀ GHI KÝ HIỆU
SỐ THỨ TỰ BÁO HIỆU ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Điều 4. Nguyên tắc xác định vị trí đặt báo hiệu kilômét-địa danh
1. Chiều xác định số kilômét của báo hiệu kilômét-địa danh được thực hiện như sau:
a) Đối với đường thủy nội địa trên sông, kênh và hồ theo hướng từ hạ lưu về thượng lưu (từ cửa sông đổ ra biển, cửa sông nhỏ đổ ra sông lớn về thượng lưu) hoặc từ Đông sang Tây;
b) Đối với đường thủy nội địa trên vịnh, ven biển, đầm, phá theo hướng từ Bắc xuống Nam;
c) Đối với đường thủy nội địa từ bờ ra đảo theo hướng từ đất liền ra đảo và nối giữa các đảo theo hướng từ Bắc xuống Nam.
2. Cách xác định điểm khởi đầu (km0) và điểm kết thúc tuyến đường thuỷ nội địa.
a) Đối với đường thủy nội địa trên sông chảy trực tiếp ra biển:
- Điểm khởi đầu là điểm giao nhau giữa đường trục tim luồng với đường nối điểm nhô xa nhất của hai bờ cao cửa sông khi nước ròng thấp;
- Điểm kết thúc là điểm giao nhau giữa đường trục tim luồng với mặt cắt mép ngoài cùng của cảng, bến thuỷ nội địa hoặc là điểm giao nhau giữa trục tim luồng với mặt cắt ngang sông cuối cùng phía thượng lưu tuyến đường thuỷ nội địa.
b) Đối với đường thủy nội địa trên sông nhỏ đổ ra sông lớn:
- Điểm khởi đầu tuyến là điểm giao nhau giữa hai hay nhiều trục tim luồng;
- Điểm kết thúc tuyến được xác định theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Đối với đường thủy nội địa trên kênh:
Điểm khởi đầu và điểm kết thúc là điểm giao nhau giữa hai hay nhiều trục tim luồng ở đầu hoặc cuối kênh;
d) Đối với đường thuỷ nội địa trên hồ thủy điện:
- Điểm khởi đầu là mép ngoài cùng của cầu cảng hoặc bến thuỷ nội địa ở hạ lưu; trường hợp không có cảng, bến thuỷ nội địa thì điểm khởi đầu là mép ngoài cùng của hành lang bảo vệ đập và nhà máy thuỷ điện;
- Điểm kết thúc là mép ngoài cùng của cảng hoặc bến thuỷ nội địa cuối cùng trên thượng lưu hoặc là điểm giao nhau giữa trục tim luồng với mặt cắt ngang sông cuối cùng phía thượng lưu tuyến đường thuỷ nội địa;
- Đối với các tuyến đường thủy nội địa là nhánh phụ: Điểm khởi đầu là điểm giao nhau giữa hai trục tim luồng và điểm kết thúc được xác định như quy định tại điểm a, khoản này.
đ) Đối với đường thuỷ nội địa trên vịnh, ven biển, đầm, phá, đường ra đảo, nối các đảo:
- Điểm khởi đầu là mép ngoài cùng của cảng, bến thuỷ nội địa trên đất liền hoặc trên các đảo;
- Điểm kết thúc là điểm ngoài cùng của cảng, bến thủy nội địa trên đất liền hoặc trên đảo; trường hợp không có cảng, bến thuỷ nội địa thì điểm kết thúc là mép nước ròng thấp tiếp giáp với bờ.
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Điều 5. Nguyên tắc ghi ký hiệu, số thứ tự báo hiệu trên bờ
1. Ghi ký hiệu, số thứ tự báo hiệu gồm hai nhóm:
a) Nhóm ký hiệu tuyến đường thủy nội địa;
b) Nhóm chữ và số chỉ loại báo hiệu, số thứ tự báo hiệu.
2. Ghi ký hiệu tuyến đường thủy nội địa bao gồm các chữ cái viết tắt loại đường thủy nội địa và ba chữ số từ 001 đến 999 phía sau các chữ cái. Chữ cái viết tắt loại đường thủy nội địa quy định như sau:
a) Đường thủy nội địa quốc gia là QG;
b) Đường thủy nội địa chuyên dùng là CD;
c) Đường thủy nội địa địa phương là chữ viết tắt tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại khoản 2 Phụ lục I của Thông tư này.
3. Ghi chữ và số chỉ loại báo hiệu, số thứ tự báo hiệu.
a) Chữ chỉ loại báo hiệu trên bờ là chữ B;
b) Số thứ tự được ghi liên tục từ số 001 đến hết số báo hiệu (bao gồm báo hiệu trên bờ, báo hiệu dưới nước và báo hiệu cầu) trên một tuyến đường thủy nội địa đã công bố;
c) Chiều ghi số thứ tự báo hiệu trên đường thuỷ nội địa theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này;
d) Báo hiệu bờ trái ghi theo số lẻ bắt đầu từ số 001 và tăng dần về điểm kết thúc tuyến đường thuỷ nội địa;
đ) Báo hiệu bờ phải ghi theo số chẵn bắt đầu từ số 002 và tăng dần về điểm kết thúc tuyến đường thuỷ nội địa;
e) Trường hợp bổ sung báo hiệu, số thứ tự báo hiệu bổ sung ghi số theo báo hiệu liền kề trước nó và thêm đuôi (.1), (.2), … vào cuối;
g) Khi thu hồi báo hiệu thì để trống số thứ tự báo hiệu đó, không thay đổi số thứ tự báo hiệu còn lại.
4. Ký hiệu các tuyến đường thủy nội địa quốc gia quy định tại khoản 1 Phụ lục I của Thông tư này.
5. Ký hiệu các tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng quy định tại khoản 3 Phụ lục I của Thông tư này.
Điều 6. Nguyên tắc ghi ký hiệu, số thứ tự báo hiệu dưới nước
1. Nguyên tắc ghi ký hiệu, số thứ tự báo hiệu dưới nước gồm hai nhóm theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 của Thông tư này và khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này.
2. Ghi chữ và số chỉ loại báo hiệu, số thứ tự báo hiệu.
a) Chữ chỉ phao giới hạn luồng, phao hai luồng là P; phao tim luồng là PT;
b) Số thứ tự gồm 3 chữ số, được đánh số liền theo số thứ tự báo hiệu đứng trước nó, phao bờ phải đánh số chẵn, phao bờ trái đánh số lẻ.
3. Phao số 0 là P0 được lắp đặt tại cửa sông, kênh chảy ra biển.
4. Trường hợp bổ sung, thu hồi báo hiệu thực hiện theo quy định tại điểm e, g khoản 3 Điều 5 của Thông tư này.
Điều 7. Nguyên tắc ghi ký hiệu, số thứ tự báo hiệu cầu, khoang thông thuyền
1. Nguyên tắc ghi ký hiệu, số thứ tự báo hiệu cầu, khoang thông thuyền được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 của Thông tư này và khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Ghi chữ và số chỉ loại báo hiệu, số thứ tự báo hiệu.
a) Chữ chỉ báo hiệu cầu là C; báo hiệu đánh dấu khoang thông thuyền là CT;
b) Số thứ tự gồm 3 chữ số:
- Số thứ tự báo hiệu cầu được đánh số liền theo số thứ tự báo hiệu đứng trước nó, phía bờ phải đánh số chẵn, phía bờ trái đánh số lẻ.
- Số thứ tự báo hiệu khoang thông thuyền được đánh số liền theo số thứ tự báo hiệu đứng trước nó. Trường hợp có hai hay nhiều khoang thông thuyền số báo hiệu được chia đều cho 2 bờ, phía bờ phải đánh số chẵn, phía bờ trái đánh số lẻ.
3. Trường hợp bổ sung, thu hồi báo hiệu thực hiện theo quy định tại điểm e, g khoản 3 Điều 5 của Thông tư này.
Chương III
VỊ TRÍ LẮP ĐẶT VÀ CÁCH GHI KÝ HIỆU, SỐ THỨ TỰ TRÊN
BÁO HIỆU ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 8. Vị trí lắp đặt và quy cách báo hiệu kilômét-địa danh
1. Vị trí lắp đặt báo hiệu kilômét-địa danh tại điểm khởi đầu, điểm kết thúc và khu vực thị trấn, thị xã, thành phố. Mỗi vị trí chỉ đặt một báo hiệu ở chỗ dễ nhận biết nhất.
2. Quy cách báo hiệu kilômét-địa danh:
a) Màu sắc nền của biển có màu xanh lam;
b) Chữ ghi trên biển là tên đường thuỷ nội địa, địa danh, kilômét được sơn màu trắng, kích thước quy định cụ thể tại Phụ lục II của Thông tư này.
Điều 9. Vị trí ghi ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu
1. Đối với báo hiệu dưới nước được ghi ở phần giữa của giá phao.
2. Đối với báo hiệu trên bờ được ghi ở 2/3 chiều cao cột trở xuống. Trường hợp nhiều biển báo hiệu được lắp trên cùng một cột thì ghi ký hiệu, số thứ tự từ trên xuống dưới theo thứ tự lắp đặt các biển báo hiệu.
3. Đối với báo hiệu cầu được ghi ở biển phụ, biển phụ được đặt ở dưới biển chính.
4. Quy cách ghi ký hiệu, số thứ tự báo hiệu theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.
Điều 10. Cách ghi ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu
1. Dòng thứ nhất ghi ký hiệu tuyến đường thủy nội địa theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.
2. Dòng thứ hai ghi ký hiệu và số thứ tự báo hiệu theo quy định tại khoản 3 Điều 5; khoản 2 Điều 6 và khoản 2 Điều 7 của Thông tư này.
3. Ký hiệu và số thứ tự được viết bằng sơn trắng với kích thước quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Điều 12. Tổ chức thực hiện
1. Căn cứ khoản 2 Điều 5 của Thông tư này, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể ký hiệu của các tuyến đường thủy nội địa địa phương thuộc phạm vi quản lý.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 12;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, CQ thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Các Sở Giao thông vận tải;;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ; Website Bộ GTVT;
- Báo GTVT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KCHTGT.

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

nhayPhụ lục I "Ký hiệu tuyến đường thủy nội địa ghi trên báo hiệu đường thủy nội địa" Thông tư 35/2012/TT-BGTVT được thay thế bởi Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 49/2018/TT-BGTVT theo quy định tại khoản 5 Điều 1, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019nhay

Phụ lục I

Ký hiệu tuyến đường thủy nội địa ghi trên báo hiệu đường thuỷ nội địa

(Kèm theo Thông tư số 35/2012/TT-BGTVT ngày 06 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Ký hiệu ghi trên báo hiệu tuyến đường thuỷ nội địa quốc gia

STT

Đường thuỷ nội địa trên sông, kênh

Ký hiệu

Phạm vi

Chiều dài (km)

Từ

Đến

A

Miền Bắc

 

 

 

2.719,9

1

Sông Hồng

QG001

Phao số 0 Ba Lạt

Ngã ba Nậm Thi

544,0

2

Sông Đà

QG002

Ngã ba Hồng Đà

Hạ lưu đập Thuỷ điện Hoà Bình

58,0

3

Hồ Hoà Bình

QG003

Tạ Bú

Thượng lưu đập thuỷ điện Hoà Bình

203,0

4

Sông Lô

QG004

Ngã ba Việt Trì

Ngã ba Lô Gâm

115,0

5

Sông Gâm

QG005

Ngã ba Lô Gâm

Chiêm Hoá

36,0

6

Hồ Thác Bà

QG006

Cảng Hương Lý

Cẩm Nhân

42,0

QG007

Cảng Hương Lý

Đập Thác Bà

8,0

7

Sông Đuống

QG008

Ngã ba Mỹ Lộc

Ngã ba Cửa Dâu

68,0

8

Sông Luộc

QG009

Quý Cao

Ngã ba Cửa Luộc

72,0

9

Sông Đáy

QG010

Phao số 0 Cửa Đáy

Cảng Vân Đình

163,0

10

Sông Hoàng Long

QG011

Ngã ba Gián Khẩu

Cầu Nho Quan

28,0

11

Sông Đào Nam Định

QG012

Ngã ba Độc Bộ

Ngã ba Hưng Long

33,5

12

Sông Ninh Cơ

QG013

Chân cầu Châu Thịnh về phía hạ lưu

Ngã ba Mom Rô

47,0

13

Kênh Quần Liêu

QG014

Ngã ba sông Ninh Cơ

Ngã ba sông Đáy

3,5

14

Sông Vạc

QG015

Ngã ba Kim Đài

Ngã ba sông Vân

28,5

15

Kênh Yên Mô

QG016

Ngã ba Đức Hậu

Ngã ba Chính Đại

14,0

16

Sông Thái Bình

QG017

Cửa Thái Bình

Ngã ba Lác

100,0

17

Sông Cầu

QG018

Ngã ba Lác

Hà Châu

104,0

18

Sông Lục Nam

QG019

Ngã ba Nhãn

Chũ

56,0

19

Sông Thương

QG020

Ngã ba Lác

Bố Hạ

62,0

20

Sông Công

QG021

Ngã ba sông Cầu - sông Công

Cải Đan

19,0

21

Sông Kinh Thầy

QG022

Ngã ba Trại Sơn

Ngã ba Nấu Khê

44,5

22

Sông Kinh Môn

QG023

Ngã ba Nống

Ngã ba Kèo

45,0

23

Sông Kênh Khê

QG024

Ngã ba Thái Bình

Ngã ba Văn Úc

3,0

24

Sông Lai Vu

QG025

Ngã ba Cửa Dưa

Ngã ba Vũ Xá

26,0

25

Sông Mạo Khê

QG026

Ngã ba Bến Đụn

Ngã ba Bến Triều

18,0

26

Sông Cầu Xe

QG027

Ngã ba Mía

Âu Cầu Xe

3,0

27

Sông Gùa

QG028

Ngã ba Cửa Dưa

Ngã ba Mũi Gươm

4,0

28

Sông Mía

QG029

Ngã ba Văn Úc

Ngã ba Thái Bình

3,0

29

Sông Hoá

QG030

Cửa Ba Giai

Ngã ba Ninh Giang

36,5

30

Sông Trà Lý

QG031

Cửa Trà Lý

Ngã ba Phạm Lỗ

70,0

31

Sông Cấm

QG032

Hạ lưu cầu Kiền 200m

Ngã ba Nống

7,5

32

Sông Đá Bạch

QG033

Ngã ba sông Giá- sông Bạch Đằng

Ngã ba Đụn

22,3

33

Kênh Cái Tráp

QG034

Đầu kênh phía luồng Lạch Huyện

Đầu kênh phía luồng Bạch Đằng

4,5

34

Sông Đào Hạ Lý

QG035

Ngã ba Xi măng

Ngã ba Niệm

3,0

35

Sông Hàn

QG036

Ngã ba Nống

Ngã ba Trại Sơn

8,5

36

Sông Lạch Tray

QG037

Cửa Lạch Tray

Ngã ba Kênh Đồng

49,0

37

Sông Phi Liệt

QG038

Ngã ba Đụn

Ngã ba Trại Sơn

8,0

38

Sông Ruột Lợn

QG039

Ngã ba Đông Vàng Chấu

Ngã ba Tây Vàng Chấu

7,0

39

Sông Văn Úc

QG040

Cửa Văn Úc

Ngã ba Cửa Dưa

57,0

40

Sông Uông

QG041

Ngã ba Điền Công

Cầu đường bộ 1

14,0

41

Luồng Ba Mom

QG042

Hòn Vụng Dại

Đèn Quả Xoài

15,0

42

Luồng Bái Tử Long

QG043

Hòn Đũa

Hòn Một

13,5

43

Luồng Bài Thơ

QG044

Hòn Đầu Mối

Núi Bài Thơ

7,0

44

Lạch Bãi Bèo

QG045

Hòn Vảy Rồng

Hòn ngang Cửa Đông

7,0

45

Vịnh Cát Bà

QG046

Hòn Vảy Rồng

Cảng Cát Bà

2,0

46

Lạch Cái Bầu - Cửa Mô

QG047

Cửa Mô

Hòn Buộm

48,0

47

Nhánh

QG048

Đông Bìa

Vạ Ráy ngoài - Giuộc giữa

12,0

48

Luồng Cửa Mô - Sậu Đông

QG049

Sậu Đông

Cửa Mô

10,0

49

Sông Chanh

QG050

Hạ lưu cầu Mới 200m

Ngã ba sông Chanh- Bạch Đằng

6,0

50

Luồng Hòn Đũa - Cửa Đối

QG051

Cửa Đối

Hòn Đũa

46,6

51

Luồng Hòn Gai

QG052

Hòn Đũa

Hòn Tôm

16,0

52

Lạch Ngăn

QG053

Hòn Một

Ghềnh Đầu Phướn

16,0

53

Lạch Đầu Xuôi

QG054

Hòn Sãi Cóc

Hòn Mười Nam

9,0

54

Lạch Cửa Vạn

QG055

Cửa Tùng Gấu

Hòn Sãi Cóc

4,5

55

Lạch Tùng Gấu - Cửa Đông

QG056

Cửa Đông

Cửa Tùng Gấu

8,0

56

Lạch Giải

QG057

Hòn Sãi Cóc

Hòn Một

6,0

57

Luồng Lạch Sâu

QG058

Hòn Một

Hòn Vụng Dại

11,5

58

Luồng Lạch Buộm

QG059

Hòn Buộm

Hòn Đũa

11,0

59

Luồng Móng Cái - Cửa Mô

QG060

Vạn Tâm

Cửa Mô

48,0

60

Sông Móng Cái

QG061

Vạn Tâm

Thị xã Móng Cái

17,0

61

Luồng Vịnh Hạ Long

QG062

Bến khách Hòn Gai

Hòn Vụng Dại

9,5

62

Luồng Vân Đồn-Cửa Đối

QG063

Cửa Đối

Cảng Cái Rồng

37,0

63

Sông Tiên Yên

QG064

Cửa Mô

Thị trấn Tiên Yên

31,0

64

Luồng Tài Xá Mũi Chùa

QG065

Mũi Chùa

Tài Xá

31,5

65

Luồng Vũng Đục

QG066

Vũng Đục

Hòn Buộm

2,5

66

Sông Bằng Giang

QG067

Thuỷ Khẩu

Thị xã Cao Bằng

56,0

B

Miền Trung

 

 

 

831,4

1

Kênh Nga Sơn

QG100

Điện Hộ

Ngã ba Chế Thôn

27

2

Sông Lèn

QG101

Ngã ba Yên Lương

Ngã ba Bông

31

3

Kênh De

QG102

Ngã ba Trường Xá

Ngã ba Yên Lương

6,5

4

Sông Trường ( Tào)

QG103

Ngã ba Hoằng Hà

Ngã ba Trường Xá

6,5

5

Kênh Choán

QG104

Ngã ba Hoằng Phụ

Ngã ba Hoằng Hà

15

6

Sông Mã

QG105

Cách cầu Hoàng Long 200m về phía hạ lưu

Ngã ba Vĩnh Ninh

36

7

Sông Bưởi

QG106

Ngã ba Vĩnh Ninh

Kim Tân

25,5

8

Lạch Bạng - đảo Hòn Mê

QG107

Cảng cá Lạch Bạng

Đảo Hòn Mê

20

9

Sông Lam

QG108

Thượng lưu cảng Bến Thuỷ 200m

Đô Lương

96,5

10

Sông Hoàng Mai

QG109

Cửa Lạch Cờn

Cầu Tây

18,0

11

Lan Châu-Hòn Ngư

QG110

Lan Châu

Hòn Ngư

5,7

12

Sông La

QG111

Ngã ba Núi Thành

Ngã ba Linh Cảm

13,0

13

Sông Nghèn

QG112

Cửa Sót

Cầu Nghèn

38,5

14

Sông Rào Cái

QG113

Ngã ba Sơn

Thị trấn Cẩm Xuyên

37,0

15

Sông Gianh

QG114

Thượng lưu cảng xăng dầu sông Gianh 200m

Đồng Lào

63,0

16

Sông Son

QG115

Ngã ba Văn Phú

Hang Tối

36,0

17

Sông Nhật Lệ

QG116

Cửa Nhật Lệ

Cầu Long Đại

22,0

18

Sông Hiếu

QG117

Thượng lưu cảng Cửa Việt 200m

Bến Đuồi

27,0

19

Sông Thạch Hãn

QG118

Ngã ba Gia Độ

Ba Lòng

46,0

20

Sông Hương

QG119

Thượng lưu cảng xăng dầu Thuận An 200m

Ngã ba Tuần

34,0

21

Phá Tam Giang và Đầm Thuỷ Tú

QG120

Cửa Tư Hiền

Vân Trình

74,0

22

Sông Trường Giang

QG121

Cách cảng Kỳ Hà 6,8km về phía thượng lưu

Ngã ba An Lạc

60,2

23

Sông Thu Bồn

QG122

Cửa Đại

Phà Nông Sơn

65,0

24

Hội An - Cù Lao Chàm

QG123

Cửa Đại

Cù Lao Chàm

17,0

25

Sông Hội An

QG124

Km2+100 sông Thu Bồn

Km10 sông Thu Bồn

11,0

C

Miền Nam

 

 

 

3.143,2

1

Hồ Trị An

QG150

Thượng lưu đập Trị An

Cầu La Ngà

40,0

2

Sông Đồng Nai

QG151

Rạch Ông Nhiêu

Ngã ba sông Bé

83,3

3

Nhánh cù lao Bạch Đằng

QG152

Hạ lưu cù lao Bạch Đằng

Tân Uyên

7,1

4

Nhánh cù lao Rùa

QG153

Hạ lưu cù lao Rùa

Thượng lưu cù lao Rùa

6,6

5

Nhánh cù lao Ông Cồn

QG154

Hạ lưu cù lao Ông Cồn

Thượng lưu cù lao Ông Cồn

1,0

6

Sông Sài Gòn

QG155

Hạ lưu cầu Sài Gòn

Hạ lưu đập Dầu Tiếng 2 km

126,2

7

Sông Vàm Cỏ Đông

QG156

Ngã ba sông Vàm Cỏ Đông - Tây

Cảng Bến Kéo

131,0

8

Sông Vàm Cỏ Tây

QG157

Ngã ba sông Vàm Cỏ Đông - Tây

Kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng

162,8

9

Sông Vàm Cỏ

QG158

Ngã ba sông Soài Rạp

Ngã ba sông Vàm Cỏ Đông - Tây

35,5

10

Kênh Tẻ

QG159

Ngã ba Kênh Đôi

Ngã ba sông Sài Gòn

4,5

11

Kênh Đôi

QG160

Ngã ba sông Chợ Đệm Bến Lức

Ngã ba Kênh Tẻ

8,5

12

Sông Chợ Đệm Bến Lức

QG161

Ngã ba sông Vàm Cỏ Đông

Ngã ba Kênh Đôi

20,0

13

Kênh Thủ Thừa

QG162

Ngã ba sông Vàm Cỏ Tây

Ngã ba sông Vàm Cỏ Đông

10,5

14

Rạch Ông Lớn

QG163

Ngã ba kênh Cây Khô

Ngã ba Kênh Tẻ

5,0

15

Kênh Cây Khô

QG164

Ngã ba rạch Ông Lớn

Ngã ba sông Cần Giuộc

3,5

16

Sông Cần Giuộc

QG165

Ngã ba sông Soài Rạp

Ngã ba kênh Cây Khô

35,5

17

Kênh Nước Mặn

QG166

Ngã ba kênh Nước Mặn - Vàm Cỏ

Ngã ba kênh Nước Mặn - Cần Giuộc

2,0

18

Rạch Ông Trúc

QG167

Tắt Nha Phương

Sông Thị Vải

1,6

19

Tắt Nha Phương

QG168

Sông Đồng Kho

Rạch Ông Trúc

1,7

20

Sông Đồng Kho

QG169

Tắt Ông Trung

Tắt Nha Phương

7,0

21

Tắt Ông Trung

QG170

Sông Đồng Tranh

Sông Đồng Kho

3,4

22

Sông Đồng Tranh

QG171

Ngã ba sông Ngã Bảy

Ngã ba sông Lòng Tàu

25,3

23

Tắt Ông Cu - Tắt Bài

QG172

Ngã ba sông Đồng Tranh

Ngã ba sông Gò Gia

7,5

24

Tắt Ông Nghĩa

QG173

Kênh Bà Tống

Ngã ba sông Lòng Tàu

3,3

25

Kênh Bà Tống

QG174

Ngã ba sông Soài Rạp

Ngã ba kênh Tắt Ông Nghĩa

3,2

26

Sông Dần Xây

QG175

Ngã ba sông Dinh Bà

Ngã ba sông Lòng Tàu

4,4

27

Sông Dinh Bà

QG176

Ngã ba sông Lò Rèn

Ngã ba sông Dần Xây

6,1

28

Sông Lò Rèn

QG177

Ngã ba sông Vàm Sát

Ngã ba sông Dinh Bà

4,1

29

Sông Vàm Sát

QG178

Ngã ba sông Soài Rạp

Ngã ba sông Lò Rèn

9,7

30

Rạch Lá

QG179

Ngã kênh Chợ Gạo

Ngã ba sông Vàm Cỏ

10,0

31

Kênh Chợ Gạo

QG180

Ngã ba rạch Kỳ Hôn

Ngã ba rạch Lá

11,5

32

Rạch Kỳ Hôn

QG181

Ngã ba sông Tiền

Ngã ba kênh Chợ Gạo

7,0

33

Sông Tiền

QG182

Thượng lưu cảng Mỹ Tho 500m

Biên giới Việt Nam - Campuchia

176,3

34

Nhánh cù lao Long Khánh

QG183

Hạ lưu cù lao Long Khánh

Thượng lưu cù lao Long Khánh

10,0

35

Nhánh cù lao Tây, Ma

QG184

Hạ lưu cù lao Tây

Thượng lưu cù lao Ma

27,0

36

Nhánh sông Hổ Cứ

QG185

Hạ lưu cồn Chài

Thượng lưu cồn Lân

8,0

37

Kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng

QG186

Sông Tiền

Sông Vàm Cỏ Tây

44,4

38

Kênh Tháp Mười số 1

QG187

Ngã ba sông Vàm Cỏ Tây

Ngã ba sông Tiền

90,5

39

Kênh Tháp Mười số 2

QG188

Ngã ba sông Vàm Cỏ Tây

Ngã ba sông Tiền

93,5

40

Kênh Phước Xuyên

QG189

Ngã ba kênh 4 Bis

Ngã ba kênh Hồng Ngự

28,0

41

Kênh 4 Bis

QG190

Ngã ba kênh Nguyễn Văn Tiếp

Ngã ba kênh Đồng Tiến

16,5

42

Kênh Tư Mới

QG191

Ngã ba kênh 28

Ngã ba kênh 4 Bis

10,0

43

Kênh 28

QG192

Nhánh cù lao Tân Phong sông Tiền

Ngã ba kênh Tư Mới

21,3

44

Kênh Xáng Long Định

QG193

Ngã ba kênh Tháp Mười số 2

Ngã ba sông Tiền

18,5

45

Sông Vàm Nao

QG194

Ngã ba sông Hậu

Ngã ba sông Tiền

6,5

46

Kênh Tân Châu

QG195

Ngã ba sông Hậu

Ngã ba sông Tiền

12,1

47

Kênh Lấp Vò Sa Đéc

QG196

Ngã ba sông Hậu

Ngã ba sông Tiền

51,5

48

Rạch Ông Chưởng

QG197

Nhánh cù lao Ông Hổ sông Hậu

Nhánh cù lao Tây - cù lao Ma sông Tiền

21,8

49

Kênh Chẹt Sậy

QG198

Ngã ba sông Bến Tre

Ngã ba sông Tiền (Vàm Gia Hòa)

9,0

50

Sông Bến Tre

QG199

Ngã ba kênh Chẹt Sậy

Ngã ba sông Bến Tre Hàm Luông

7,5

51

Sông Hàm Luông

QG200

Cửa Hàm Luông

Ngã ba sông Tiền

86,0

52

Rạch và kênh Mỏ Cày

QG201

Ngã ba sông Cổ Chiên

Ngã ba sông Hàm Luông

18,0

53

Kênh Chợ Lách

QG202

Ngã ba Chợ Lách - Cổ Chiên

Ngã ba Chợ Lách-Sông Tiền

10,7

54

Sông Cổ Chiên

QG203

Cửa Cổ Chiên

Ngã ba sông Cổ Chiên - sông Tiền

109,0

55

Sông Băng Tra

QG204

Hạ lưu sông Băng Tra

Thượng lưu sông Băng Tra

20,8

56

Nhánh Cung Hầu

QG205

Ngã ba kinh Trà Vinh

Ngã ba sông Cổ Chiên

4,0

57

Kênh Trà Vinh

QG206

Cầu Trà Vinh

Ngã ba sông Cổ Chiên

4,5

58

Sông và Kênh Măng Thít

QG207

Ngã ba rạch Trà Ôn

Ngã ba Măng Thít - Cổ Chiên

43,5

59

Rạch Trà Ôn

QG208

Ngã ba sông Hậu

Ngã ba sông Măng Thít

5,0

60

Kênh Tắt Cù Lao Mây

QG209

Sông Hậu (phía Cái Côn)

Sông Hậu (phía Trà Ôn)

3,5

61

Sông Hậu

QG210

Vàm rạch Ô Môn

Ngã ba kênh Tân Châu

97,7

62

Nhánh Năng Gù - Thị Hòa

QG211

Hạ lưu rạch Năng Gù - Thị Hòa

Thượng lưu rạch Năng Gù - Thị Hòa

16,0

63

Nhánh cù lao Ông Hổ

QG212

Hạ lưu cù lao Ông Hổ

Thượng lưu cù lao Ông Hổ

10,8

64

Nhánh phải cù lao Thốt Nốt

QG213

Hạ lưu cù lao Thốt Nốt

Thượng lưu cù lao Thốt Nốt

21,8

65

Sông Châu Đốc

QG214

Ngã ba kênh Vĩnh Tế

Ngã ba sông Hậu

1,5

66

Kênh Vĩnh Tế

QG215

Bến Đá

Ngã ba sông Châu Đốc

8,5

67

Kênh Tri Tôn Hậu Giang

QG216

Ngã ba sông Hậu

Ngã ba kênh Rạch Giá Hà Tiên

57,5

68

Kênh Ba Thê

QG217

Ngã ba kênh Rạch Giá Hà Tiên

Ngã ba sông Hậu

57,0

69

Kênh Mặc Cần Dưng

QG218

Ngã ba kênh Tám Ngàn

Ngã ba kênh Ba Thê

12,5

70

Kênh Tám Ngàn

QG219

Ngã ba kênh Rạch Giá Hà Tiên

Ngã ba kênh Mạc Cần Dưng

36,0

71

Kênh Rạch Giá Long Xuyên

QG220

Kênh Ông Hiển Tà Niên

Ngã ba sông Hậu

64,0

72

Kênh Rạch Sỏi Hậu Giang

QG221

Ngã ba kênh Ông Hiển Tà Niên

Ngã ba sông Hậu

59,0

73

Kênh Ông Hiển Tà Niên

QG222

Kênh Rạch Sỏi - Hậu Giang

Ngã ba sông Cái Bé

5,2

74

Kênh Rạch Giá Hà Tiên

QG223

Ngã ba kênh rạch Giá Long Xuyên

Đầm Hà Tiên (Hạ lưu cầu Đông Hồ 100m)

80,8

75

Kênh Vành Đai - Rạch Giá

QG224

Kênh Rạch Giá Hà Tiên

Kênh Rạch Sỏi Hậu Giang

8,0

76

Kênh Ba Hòn

QG225

Cống Ba Hòn

Ngã ba kênh Rạch Giá Hà Tiên

5,0

77

Rạch Cần Thơ

QG226

Ngã ba kênh Xà No

Ngã ba sông Hậu

16,0

78

Kênh Xà No

QG227

Ngã ba rạch Cái Nhứt

Ngã ba rạch Cần Thơ

39,5

79

Rạch Cái Nhứt

QG228

Ngã ba rạch Cái Tư

Ngã ba kênh Xà No

3,0

80

Rạch Cái Tư

QG229

Ngã ba sông Cái Lớn

Ngã ba rạch Cái Nhứt

12,5

81

Kênh Tắt Cây Trâm

QG230

Ngã ba rạch Cái Tàu

Ngã ba sông Cái Lớn

5,0

82

Rạch Ngã Ba Đình

QG231

Ngã ba kênh sông Trẹm Cạnh Đền

Ngã ba rạch Cái Tàu

11,5

83

Kênh sông Trẹm Cạnh Đền

QG232

Ngã ba kênh sông Trẹm

Ngã ba rạch Ngã Ba Đình

33,5

84

Rạch Ô Môn

QG233

Ngã ba kênh Thị Đội

Ngã ba sông Hậu

15,2

85

Kênh Thị Đội Ô Môn

QG234

Ngã ba kênh Thốt Nốt

Ngã ba rạch Ô Môn

27,5

86

Kênh Thốt Nốt

QG235

Ngã ba sông Cái Bé

Ngã ba kênh Thị Đội Ô Môn

4,8

87

Sông Cái Bé

QG236

Rạch Khe Luông

Ngã ba kênh Thốt Nốt

54,0

88

Rạch Cái Tàu

QG237

Ngã ba sông Cái Lớn

Ngã ba kênh Tắt Cây Trâm - rạch Ngã Ba Đình

15,2

89

Rạch Khe Luông

QG238

Ngã ba sông Cái Lớn

Ngã ba sông Cái Bé

1,5

90

Sông Cái Lớn

QG239

Cửa Cái Lớn

Ngã ba Tắt Cây Trâm

56,0

91

Kênh Tắt Cậu

QG240

Ngã ba sông Cái Bé

Ngã ba sông Cái Lớn

1,5

92

Rạch Cái Côn

QG241

Ngã bảy Phụng Hiệp

Ngã ba sông Hậu

16,5

93

Kênh Quản Lộ Phụng Hiệp

QG242

Cà Mau

Ngã bảy Phụng Hiệp

105,0

94

Kênh Tân Bằng Cán Gáo

QG243

Ngã ba sông Cái Lớn

Ngã ba sông Trèm Trẹm

40,0

95

Sông Trèm Trẹm

QG244

Sông Ông Đốc

Kênh Tân Bằng Cán Gáo

41,3

96

Sông Ông Đốc

QG245

Cửa Ông Đốc

Ngã ba sông Trèm Trẹm

49,5

97

Sông Tắt Thủ

QG246

Ngã ba sông Gành Hào

Ngã ba sông Ông Đốc

4,5

98

Sông Gành Hào

QG247

Phao số 0 Gành Hào

Ngã ba sông Tắt Thủ

62,5

99

Rạch Đại Ngải

QG248

Ngã ba sông Hậu

Ngã ba kênh Phú Hữu Bãi Xàu

4,5

100

Kênh Phú Hữu Bãi Xàu

QG249

Ngã ba rạch Thạnh Lợi

Ngã ba rạch Đại Ngải

15,5

101

Rạch Thạnh Lợi

QG250

Rạch Ba Xuyên Dừa Tho

Ngã ba kênh Phú Hữu Bãi Xàu

3,9

102

Rạch Ba Xuyên Dừa Tho

QG251

Sông Cổ Cò

Rạch Thạnh Lợi

7,6

103

Sông Cổ Cò

QG252

Ngã ba kênh Bạc Liêu Vàm Lẻo

Rạch Ba Xuyên Dừa Tho

29,3

104

Kênh Bạc Liêu - Vàm Lẻo

QG253

Ngã ba kênh Bạc Liêu Cà Mau

Ngã ba sông Cổ Cò

18,0

105

Kênh Bạc Liêu Cà Mau

QG254

Ngã ba sông Gành Hào

Ngã ba kênh Bạc Liêu Vàm Lẻo

67,0

106

Kênh Lương Thế Trân

QG255

Ngã ba sông Gành Hào

Ngã ba sông Ông Đốc

10,0

107

Kênh Bảy Hạp Gành Hào

QG256

Ngã ba sông Bảy Hạp

Ngã ba sông Gành Hào

9,0

108

Sông Bảy Hạp

QG257

Ngã ba kênh Năm Căn Bảy Hạp

Ngã ba kênh Bảy Hạp Gành Hào

25,0

109

Kênh Tắt Năm Căn

QG258

Năm Căn

Ngã ba sông Bảy Hạp

11,5

110

Kênh Hộ Phòng Gành Hào

QG259

Ngã ba kênh Gành Hào

Hộ Phòng

18,0

111

Kênh Tắc Vân

QG260

Sông Gành Hào

Kênh Bạc Liêu Cà Mau

9,4

112

Kênh Cái Nháp

QG261

Ngã ba sông Cửa Lớn

Ngã ba sông Bảy Hạp

11,0

 

Tổng cộng

 

6.694,5

2. Ký hiệu ghi trên báo hiệu tuyến đường thuỷ nội địa địa phương

TT

Tên địa phương

Ký hiệu

TT

Tên địa phương

Ký hiệu

1

An Giang

AG

33

Kiên Giang

KG

2

Bạc Liêu

BL

34

Lạng Sơn

LS

3

Bắc Cạn

BC

35

Lai Châu

LC

4

Bắc Giang

BG

36

Lâm Đồng

5

Bắc Ninh

BN

37

Lào Cai

LK

6

Bà Rịa - Vũng Tàu

BV

38

Kon Tum

KT

7

Bến Tre

BTr

39

Long An

LA

8

Bình Dương

BD

40

Nam Định

9

Bình Định

41

Nghệ An

NA

10

Bình Thuận

BTh

42

Ninh Bình

NB

11

Bình Phước

BP

43

Ninh Thuận

NT

12

Cà Mau

CM

44

Phú Thọ

PT

13

Cần Thơ

CT

45

Phú Yên

PY

14

Cao Bằng

CB

46

Quảng Bình

QB

15

Đà Nẵng

ĐNa

47

Quảng Nam

QNa

16

Đắc Lắc

ĐL

48

Quảng Ngãi

QNg

17

Đắc Nông

ĐNô

49

Quảng Ninh

QN

18

Điện Biên

ĐB

50

Quảng Trị

QT

19

Đồng Nai

ĐN

51

Sóc Trăng

ST

20

Đồng Tháp

ĐT

52

Sơn La

SL

21

Gia Lai

GL

53

Tây Ninh

TN

22

Hà Giang

HG

54

Thái Bình

TB

23

Hà Nam

HNa

55

Thái Nguyên

TNg

24

Hà Nội

HN

56

Thanh Hoá

TH

25

Hà Tĩnh

HT

57

Thừa Thiên Huế

TTH

26

Hải Dương

HD

58

Tiền Giang

TG

27

Hải Phòng

HP

59

Trà Vinh

TV

28

Hậu Giang

HGi

60

Tuyên Quang

TQ

29

Hoà Bình

HB

61

Vĩnh Long

VL

30

TP. Hồ Chí Minh

SG

62

Vĩnh Phúc

VP

31

Hưng Yên

HY

63

Yên Bái

YB

32

Khánh Hoà

KH

 

 

 

3. Ký hiệu ghi trên báo hiệu tuyến đường thuỷ nội địa chuyên dùng

- Hệ thống đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa quốc gia; đường thuỷ nội địa chuyên dùng đi qua 2 tỉnh trở lên hoặc đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối đường thuỷ nội địa quốc gia với đường thuỷ nội địa địa phương được quy định như sau: CDQGX

Trong đó :

+ CD: là ký hiệu viết tắt của hệ thống đường thuỷ nội địa chuyên dùng

+ QG: là ký hiệu viết tắt của hệ thống đường thuỷ nội địa quốc gia

+ X: số hiệu tuyến đường thuỷ nội địa quốc gia được quy định tại khoản 1 Phụ lục này.

Ví dụ : Hệ thống đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia (luồng Vịnh Hạ Long), theo quy định tại khoản 1 Phụ lục này luồng Vịnh Hạ Long có ký hiệu là QG062; mã hiệu đường thuỷ nội địa chuyên dùng được viết trên báo hiệu là: CDQG062

- Hệ thống đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa địa phương được quy định như sau: CDYX

Trong đó:

+ CD: là ký hiệu viết tắt của hệ thống đường thuỷ nội địa chuyên dùng.

+ Y: là ký hiệu viết tắt của hệ thống đường thuỷ nội địa địa phương theo khoản 2 phụ lục này

+ X : là số hiệu đường thuỷ nội địa địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

Ví dụ : Hệ thống đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa của thành phố Hồ Chí Minh, trong đó đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa thành phố Hồ Chí Minh có số hiệu 002; mã hiệu đường thủy nội địa chuyên dùng được viết như sau: CDSG002.

Phụ lục II

Mẫu biển báo hiệu kilômét-địa danh trên đường thủy nội địa

(Kèm theo Thông tư số 35/2012/TT-BGTVT ngày 06 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Hình dáng

Kích thước

Loại sông (cm)

Đặc biệt

1

2

3

Báo hiệu kilômét-địa danh trên đường thuỷ nội địa

 

Thông tư 35/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về lắp đặt báo hiệu Kilômét - Địa danh và các ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu đường thủy nội địa 

 

h

h1

h2

b

b1

b2

 

140

26

14

200

100

170

 

 

 

 

nhayPhụ lục III "Mẫu ghi ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu" Thông tư số 35/2012/TT-BGTVT được thay thế bởi Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 49/2018/TT-BGTVT theo quy định tại khoản 6 Điều 1, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019nhay

Phụ lục III

Mẫu ghi ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu

(Kèm theo Thông tư số 35/2012/TT-BGTVT ngày 06 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Kích thước chữ và số :

- Chiều cao chữ và số: 5,0cm

- Chiều rộng của chữ, số: 3,0cm

- Chiều rộng nét chữ, số: 1,0cm

- Khoảng cách giữa các dòng : 2,5cm

2. Mẫu ghi ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu

a) Báo hiệu bờ

 

 



b) Báo hiệu dưới nước (phao)

 

 
 
 

 

 

 


c) Báo hiệu cầu

 

 
 
 

 

 

 

 

d) Biển phụ gắn ở báo hiệu cầu

STT

Hình dáng

Kính thước

Loại sông (cm)

đặc biệt

1

2

3

1

 

 

 

 

 

 

2

Đánh dấu khoang thông thuyền

 

 
 
 

 

 

 

 

Chỉ được phép đi qua giữa hai biển báo hiệu

 

 
 
 

 

 

h

b

 

 

 

 

 

h

b

Theo tính toán

 

 

 

 

 



Theo tính toán

60

180

 

 

 

 

 

60

90

50

150

 

 

 

 

 

50

75

40

120

 

 

 

 

 

40

60

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
----------------------
Số: 35/2012/TT-BGTVT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2012

 
 
THÔNG TƯ
Quy định về lắp đặt báo hiệu Kilômét – Địa danh và các ký hiệu,
 số thứ tự trên báo hiệu đường thủy nội địa
------------------------
 
 
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về lắp đặt báo hiệu kilômét-địa danh và cách ghi ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu đường thuỷ nội địa.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
 
Thông tư này quy định về lắp đặt báo hiệu kilômét-địa danh và cách ghi ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu đường thủy nội địa.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ghi ký hiệu, số thứ tự báo hiệu đường thuỷ nội địa là ghi ký hiệu và số thứ tự trên báo hiệu theo các nguyên tắc quy ước thống nhất để theo dõi quản lý.
2. Báo hiệu kilômét-địa danh trên một tuyến đường thuỷ nội địa là báo hiệu thông báo cự ly từ địa danh ghi trên báo hiệu đến điểm khởi đầu (km0) của tuyến đường thuỷ nội địa theo quy ước thống nhất.
3. Trục tim luồng chạy tàu là đường thẳng hoặc đường cong trơn liên tục, nối các điểm giữa của luồng chạy tàu.
4. Nước ròng thấp là vị trí thấp nhất của mực nước biển trong các chu kỳ dao động triều.
5. Thượng lưu là phía thượng nguồn của sông, kênh, rạch, hồ thủy điện.
6. Hạ lưu là phía hạ nguồn của sông, kênh, rạch, hồ thủy điện.
Chương II
NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ĐẶT BÁO HIỆU KILÔMÉT- ĐỊA DANH VÀ GHI KÝ HIỆU
SỐ THỨ TỰ BÁO HIỆU ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
 
1. Chiều xác định số kilômét của báo hiệu kilômét-địa danh được thực hiện như sau:
a) Đối với đường thủy nội địa trên sông, kênh và hồ theo hướng từ hạ lưu về thượng lưu (từ cửa sông đổ ra biển, cửa sông nhỏ đổ ra sông lớn về thượng lưu) hoặc từ Đông sang Tây;
b) Đối với đường thủy nội địa trên vịnh, ven biển, đầm, phá theo hướng từ Bắc xuống Nam;
c) Đối với đường thủy nội địa từ bờ ra đảo theo hướng từ đất liền ra đảo và nối giữa các đảo theo hướng từ Bắc xuống Nam.
2. Cách xác định điểm khởi đầu (km0) và điểm kết thúc tuyến đường thuỷ nội địa.
a) Đối với đường thủy nội địa trên sông chảy trực tiếp ra biển:
- Điểm khởi đầu là điểm giao nhau giữa đường trục tim luồng với đường nối điểm nhô xa nhất của hai bờ cao cửa sông khi nước ròng thấp;
- Điểm kết thúc là điểm giao nhau giữa đường trục tim luồng với mặt cắt mép ngoài cùng của cảng, bến thuỷ nội địa hoặc là điểm giao nhau giữa trục tim luồng với mặt cắt ngang sông cuối cùng phía thượng lưu tuyến đường thuỷ nội địa.
b) Đối với đường thủy nội địa trên sông nhỏ đổ ra sông lớn:
- Điểm khởi đầu tuyến là điểm giao nhau giữa hai hay nhiều trục tim luồng;
- Điểm kết thúc tuyến được xác định theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Đối với đường thủy nội địa trên kênh:
Điểm khởi đầu và điểm kết thúc là điểm giao nhau giữa hai hay nhiều trục tim luồng ở đầu hoặc cuối kênh;
d) Đối với đường thuỷ nội địa trên hồ thủy điện:
- Điểm khởi đầu là mép ngoài cùng của cầu cảng hoặc bến thuỷ nội địa ở hạ lưu; trường hợp không có cảng, bến thuỷ nội địa thì điểm khởi đầu là mép ngoài cùng của hành lang bảo vệ đập và nhà máy thuỷ điện;
- Điểm kết thúc là mép ngoài cùng của cảng hoặc bến thuỷ nội địa cuối cùng trên thượng lưu hoặc là điểm giao nhau giữa trục tim luồng với mặt cắt ngang sông cuối cùng phía thượng lưu tuyến đường thuỷ nội địa;
- Đối với các tuyến đường thủy nội địa là nhánh phụ: Điểm khởi đầu là điểm giao nhau giữa hai trục tim luồng và điểm kết thúc được xác định như quy định tại điểm a, khoản này.
đ) Đối với đường thuỷ nội địa trên vịnh, ven biển, đầm, phá, đường ra đảo, nối các đảo:
- Điểm khởi đầu là mép ngoài cùng của cảng, bến thuỷ nội địa trên đất liền hoặc trên các đảo;
- Điểm kết thúc là điểm ngoài cùng của cảng, bến thủy nội địa trên đất liền hoặc trên đảo; trường hợp không có cảng, bến thuỷ nội địa thì điểm kết thúc là mép nước ròng thấp tiếp giáp với bờ.
1. Ghi ký hiệu, số thứ tự báo hiệu gồm hai nhóm:
a) Nhóm ký hiệu tuyến đường thủy nội địa;
b) Nhóm chữ và số chỉ loại báo hiệu, số thứ tự báo hiệu.
2. Ghi ký hiệu tuyến đường thủy nội địa bao gồm các chữ cái viết tắt loại đường thủy nội địa và ba chữ số từ 001 đến 999 phía sau các chữ cái. Chữ cái viết tắt loại đường thủy nội địa quy định như sau:
a) Đường thủy nội địa quốc gia là QG;
b) Đường thủy nội địa chuyên dùng là CD;
c) Đường thủy nội địa địa phương là chữ viết tắt tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại khoản 2 Phụ lục I của Thông tư này.
3. Ghi chữ và số chỉ loại báo hiệu, số thứ tự báo hiệu.
a) Chữ chỉ loại báo hiệu trên bờ là chữ B;
b) Số thứ tự được ghi liên tục từ số 001 đến hết số báo hiệu (bao gồm báo hiệu trên bờ, báo hiệu dưới nước và báo hiệu cầu) trên một tuyến đường thủy nội địa đã công bố;
c) Chiều ghi số thứ tự báo hiệu trên đường thuỷ nội địa theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này;
d) Báo hiệu bờ trái ghi theo số lẻ bắt đầu từ số 001 và tăng dần về điểm kết thúc tuyến đường thuỷ nội địa;
đ) Báo hiệu bờ phải ghi theo số chẵn bắt đầu từ số 002 và tăng dần về điểm kết thúc tuyến đường thuỷ nội địa;
e) Trường hợp bổ sung báo hiệu, số thứ tự báo hiệu bổ sung ghi số theo báo hiệu liền kề trước nó và thêm đuôi (.1), (.2), … vào cuối;
g) Khi thu hồi báo hiệu thì để trống số thứ tự báo hiệu đó, không thay đổi số thứ tự báo hiệu còn lại.
4. Ký hiệu các tuyến đường thủy nội địa quốc gia quy định tại khoản 1 Phụ lục I của Thông tư này.
5. Ký hiệu các tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng quy định tại khoản 3 Phụ lục I của Thông tư này.
1. Nguyên tắc ghi ký hiệu, số thứ tự báo hiệu dưới nước gồm hai nhóm theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 của Thông tư này và khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này.
2. Ghi chữ và số chỉ loại báo hiệu, số thứ tự báo hiệu.
a) Chữ chỉ phao giới hạn luồng, phao hai luồng là P; phao tim luồng là PT;
b) Số thứ tự gồm 3 chữ số, được đánh số liền theo số thứ tự báo hiệu đứng trước nó, phao bờ phải đánh số chẵn, phao bờ trái đánh số lẻ.
3. Phao số 0 là P0 được lắp đặt tại cửa sông, kênh chảy ra biển.
4. Trường hợp bổ sung, thu hồi báo hiệu thực hiện theo quy định tại điểm e, g khoản 3 Điều 5 của Thông tư này.
1. Nguyên tắc ghi ký hiệu, số thứ tự báo hiệu cầu, khoang thông thuyền được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 của Thông tư này và khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Ghi chữ và số chỉ loại báo hiệu, số thứ tự báo hiệu.
a) Chữ chỉ báo hiệu cầu là C; báo hiệu đánh dấu khoang thông thuyền là CT;
b) Số thứ tự gồm 3 chữ số:
- Số thứ tự báo hiệu cầu được đánh số liền theo số thứ tự báo hiệu đứng trước nó, phía bờ phải đánh số chẵn, phía bờ trái đánh số lẻ.
- Số thứ tự báo hiệu khoang thông thuyền được đánh số liền theo số thứ tự báo hiệu đứng trước nó. Trường hợp có hai hay nhiều khoang thông thuyền số báo hiệu được chia đều cho 2 bờ, phía bờ phải đánh số chẵn, phía bờ trái đánh số lẻ.
3. Trường hợp bổ sung, thu hồi báo hiệu thực hiện theo quy định tại điểm e, g khoản 3 Điều 5 của Thông tư này.
Chương III
VỊ TRÍ LẮP ĐẶT VÀ CÁCH GHI KÝ HIỆU, SỐ THỨ TỰ TRÊN
BÁO HIỆU ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
 
1. Vị trí lắp đặt báo hiệu kilômét-địa danh tại điểm khởi đầu, điểm kết thúc và khu vực thị trấn, thị xã, thành phố. Mỗi vị trí chỉ đặt một báo hiệu ở chỗ dễ nhận biết nhất.
2. Quy cách báo hiệu kilômét-địa danh:
a) Màu sắc nền của biển có màu xanh lam;
b) Chữ ghi trên biển là tên đường thuỷ nội địa, địa danh, kilômét được sơn màu trắng, kích thước quy định cụ thể tại Phụ lục II của Thông tư này.
1. Đối với báo hiệu dưới nước được ghi ở phần giữa của giá phao.
2. Đối với báo hiệu trên bờ được ghi ở 2/3 chiều cao cột trở xuống. Trường hợp nhiều biển báo hiệu được lắp trên cùng một cột thì ghi ký hiệu, số thứ tự từ trên xuống dưới theo thứ tự lắp đặt các biển báo hiệu.
3. Đối với báo hiệu cầu được ghi ở biển phụ, biển phụ được đặt ở dưới biển chính.
4. Quy cách ghi ký hiệu, số thứ tự báo hiệu theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.
1. Dòng thứ nhất ghi ký hiệu tuyến đường thủy nội địa theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.
2. Dòng thứ hai ghi ký hiệu và số thứ tự báo hiệu theo quy định tại khoản 3 Điều 5; khoản 2 Điều 6 và khoản 2 Điều 7 của Thông tư này.
3. Ký hiệu và số thứ tự được viết bằng sơn trắng với kích thước quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
1. Căn cứ khoản 2 Điều 5 của Thông tư này, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể ký hiệu của các tuyến đường thủy nội địa địa phương thuộc phạm vi quản lý.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
 

Nơi nhận:
- Như Điều 12;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, CQ thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Các Sở Giao thông vận tải;;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ; Website Bộ GTVT;
- Báo GTVT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KCHTGT.
BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

 
 
 
 
 
 

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi