Quyết định 1818/QĐ-BGTVT 2021 Dự án hỗ trợ kỹ thuật Tăng cường năng lực đào tạo đường sắt đô thị
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1818/QĐ-BGTVT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1818/QĐ-BGTVT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Ngọc Đông |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 19/10/2021 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nhật Bản tài trợ 399 triệu Yên cho Trường Cao đẳng Đường sắt
Cụ thể, Dự án dự kiến được thực hiện từ năm 2021 – 2025, do Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ. Dự án đặt mục tiêu tăng cường năng lực đào tạo về đường sắt đô thị cho Trường Cao đẳng Đường sắt trong đó xây dựng hệ thống chương trình đào tạo, giáo trình giảng dạy, nâng cao kiến thức đội ngũ giáo viên, giảng viên thực hành có đủ trình độ và cung cấp thiết bị để thực hành đảm bảo mục tiêu hơn 70% học sinh sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc cho các công ty, tổ chức liên quan đến đường sắt đô thị.
Đáng chú ý, Dự án có tổng số vốn là 431,763 triệu Yên (tương đương 91,421 tỷ đồng), trong đó: Vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản là 399 triệu Yên (tương đương 84,428 tỷ đồng); Vốn đối ứng của Việt Nam là 6,966 tỷ đồng từ nguồn vốn Trường tự cân đối chi đảm bảo dự án hoạt động theo như cam kết.
Để thực hiện Dự án, Trường Cao đẳng Đường sắt có trách nhiệm bố trí nhân sự đối tác thực hiện trong toàn bộ quá trình chuẩn bị và triển khai Dự án; bổ sung phòng làm việc cùng các điều kiện thiết yếu đi kèm để cung cấp và tạo điều kiện cần thiết cho Nhóm chuyên gia tư vấn hỗ trợ (gồm 15-20 người) trong suốt thời gian JICA, Nhà cung cấp dịch vụ thực hiện Dự án.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 1818/QĐ-BGTVT tại đây
tải Quyết định 1818/QĐ-BGTVT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI __________ Số: 1818/QĐ-BGTVT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
V/v phê duyệt Dự án hỗ trợ kỹ thuật Tăng cường năng lực đào tạo đường sắt đô thị cho Trường Cao đẳng Đường sắt
_________
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 12/10/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Quyết định số 511/QĐ-TTg ngày 30/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục tài trợ dự án đề xuất hợp tác kỹ thuật của Chính phủ Nhật Bản tài khóa 2016;
Căn cứ các Công hàm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 6082/BKHĐT-KTĐN ngày 16/9/2020 và số 1191/BKHĐT-KTĐN ngày 05/3/2021 gửi Đại sứ Quán Nhật Bản tại Việt Nam về Dự án Tăng cường năng lực đào tạo đường sắt đô thị cho Trường Cao đẳng Đường sắt;
Căn cứ Văn bản số 6941/BGTVT-KHĐT ngày 16/7/2021 của Bộ Giao thông vận tải về việc giao ký Biên bản cuộc họp với Đoàn công tác JICA về Dự án Tăng cường năng lực đào tạo đường sắt đô thị cho Trường Cao đẳng Đường sắt;
Căn cứ các văn bản số 3058/BLĐTB&XH-TCGDNN ngày 13/9/2021 của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội; số 6242/BKHĐT-KTĐN ngày 16/9/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; số 11807/BTC-QLN ngày 15/10/2021 về việc góp ý Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật Tăng cường năng lực đào tạo ĐSĐT cho Trường Cao đẳng Đường sắt.
Xét đề nghị của Trường Cao đẳng Đường sắt tại Tờ trình số 395/TTr-CĐĐS ngày 19/7/2021 xin phê duyệt Văn kiện Dự án hỗ trợ kỹ thuật Tăng cường năng lực đào tạo đường sắt đô thị cho Trường Cao đẳng Đường sắt và các văn bản giải trình số 428/CĐĐS ngày 13/8/2021, số 535/CĐĐS ngày 15/10/2021 của Trường Cao đẳng Đường sắt;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư kèm theo Báo cáo thẩm định số 1125/KHĐT ngày 18/10/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án hỗ trợ kỹ thuật Tăng cường năng lực đào tạo đường sắt đô thị cho Trường Cao đẳng Đường sắt (kèm theo Văn kiện dự án) với các nội dung chính sau:
1. Tên dự án: Dự án hỗ trợ kỹ thuật Tăng cường năng lực đào tạo đường sắt đô thị cho Trường Cao đẳng Đường sắt.
(Tiếng Anh: Project for Strengthening the Urban Railway Training Capacity for Railway College)
2. Nhà tài trợ nước ngoài: Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ.
3. Cơ quan chủ quản, chủ dự án:
- Cơ quan chủ quản: Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT).
- Chủ dự án: Trường Cao đẳng Đường sắt (Trường CĐĐS).
4. Thời gian dự kiến thực hiện: (khoảng 4 năm) Từ năm 2021 - 2025.
5. Địa điểm thực hiện dự án: Trường CĐĐS và các đơn vị trực thuộc.
6. Mục tiêu và kết quả chủ yếu của dự án:
6.1. Mục tiêu của dự án:
- Mục tiêu tổng quát: Xây dựng mô hình chuẩn cho tổ chức đào tạo đường sắt đô thị (ĐSĐT) để Trường CĐĐS có khả năng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về ĐSĐT phục vụ vận hành và bảo trì hệ thống ĐSĐT ở Việt Nam thuận tiện, an toàn, bền vững. Trước mắt, phục vụ khai thác các dự án ĐSĐT tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sau khi hoàn thành đưa vào khai thác. Dự án tăng cường năng lực đào tạo cho Trường CĐĐS trong công tác quản lý, tổ chức khai thác, vận hành và bảo trì ĐSĐT góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
- Mục tiêu cụ thể: Tăng cường năng lực đào tạo về ĐSĐT cho Trường CĐĐS trong đó xây dựng hệ thống chương trình đào tạo, giáo trình giảng dạy, nâng cao kiến thức đội ngũ giáo viên, giảng viên thực hành có đủ trình độ và cung cấp thiết bị để thực hành đảm bảo mục tiêu hơn 70% học sinh sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc cho các công ty, tổ chức liên quan đến ĐSĐT.
6.2. Sản phẩm, kết quả chủ yếu của dự án:
Kết quả đầu ra chính của Dự án bao gồm:
(i) Hoạt động 1: Nghiên cứu tái cơ cấu chuyển Trung tâm nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ (NC&CGCN) tại Trường thành đơn vị tổ chức đào tạo ĐSĐT.
- Xem xét, đánh giá cơ cấu, tổ chức hiện nay của Trường CĐĐS.
- Xác định cơ cấu, tổ chức, vai trò và chức năng của Trung tâm NC&CGCN.
- Xây dựng các quy tắc và quy định nội bộ của Trung tâm NC&CGCN sau chuyển đổi thành đơn vị đào tạo ĐSĐT.
Kết quả: Tiếp nhận kết quả nghiên cứu để ứng dụng hình thành Trung tâm đào tạo ĐSĐT tại Trường CĐĐS.
(ii) Hoạt động 2: Xây dựng các giáo trình và chương trình đào tạo về ĐSĐT.
- Xem xét các giáo trình và chương trình đào tạo hiện có.
- Tiến hành đánh giá các nhu cầu về các nghề đối với phát triển nhân lực ĐSĐT tại Việt Nam.
- Xây dựng các chương trình và giáo trình đào tạo về các nghề ĐSĐT.
- Biên soạn các tài liệu đào tạo, bao gồm các tài liệu trực tuyến và các sổ tay hướng dẫn các nghề về ĐSĐT.
- Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo về ĐSĐT.
- Đề xuất danh mục thiết bị cần mua sắm để phục vụ đào tạo các nghề về ĐSĐT.
Kết quả: Tiếp nhận các chương trình, giáo trình để đâo tạo các nghề về ĐSĐT tại Việt Nam và danh mục thiết bị cần thiết để phục vụ việc đào tạo tại Trường.
(iii) Hoạt động 3: Triển khai các khóa đào tạo thường xuyên cho các giảng viên Trường CĐĐS và cán bộ quản lý của phía Việt Nam.
- Đánh giá năng lực, trình độ về ĐSĐT các giảng viên tại Trường.
- Thiết kế những yêu cầu về trình độ của các giảng viên và đào tạo cho các giảng viên của Trường về ĐSĐT theo từng ngành nghề cụ thể.
- Tiến hành đào tạo thử nghiệm cho cán bộ quản lý với sự hỗ trợ của các Chuyên gia Nhật Bản.
- Triển khai các khóa đào tạo thường xuyên cho các giảng viên, cán bộ quản lý tại Nhật Bản và Việt Nam
Kết quả: Đào tạo từ 76 - 86 cán bộ, giảng viên tại Việt Nam và Nhật Bản.
(iv) Hoạt động 4: Sửa đổi hệ thống quy định và hướng dẫn của Trường CĐĐS.
- Xem xét hệ thống quy định và các hướng dẫn hiện có.
- Tiến hành đánh giá sự cần thiết của việc sửa đổi hệ thống quy định và các hướng dẫn của Trường về đào tạo ĐSĐT để đề xuất sửa đổi hệ thống quy định và hướng dẫn của Trường theo tiêu chuẩn khu vực và thế giới.
Kết quả: Các quy định, quy trình về đào tạo các nghề về ĐSĐT sẽ được ban hành và áp dụng tại Trường CĐĐS.
(v) Hoạt động 5: Nâng cao hiểu biết sâu sắc hơn về an toàn GTVT ĐSĐT.
Giới thiệu những ví dụ về các tai nạn đường sắt tại Nhật Bản để đề xuất các chương trình và giáo trình về quản lý an toàn giao thông đường sắt.
Kết quả: Tiếp nhận các chương trình, giáo trình về quản lý an toàn giao thông để giảng dạy tại Trường CĐĐS.
(vi) Hoạt động 6: Tiếp nhận, quản lý và khai thác các thiết bị, công nghệ phục vụ đào tạo các nghề về ĐSĐT.
- Các hệ thống mô phỏng phục vụ việc đào tạo các nghề về ĐSĐT: Thiết bị phục vụ đào tạo thực hành nghề lái tàu, nhân viên vận hành ga, depot, nhân viên bảo dưỡng, điều độ viên,... sẽ là các máy móc thiết bị cho công tác thực hiện dự án chủ yếu là thiết bị động lực liên quan, thiết bị tự động hóa làm việc, máy chiếu,... cần thiết cho công tác đào tạo về đoàn tàu, tín hiệu, an toàn hệ thống, thiết bị nhà ga, công cụ, vận hành, hệ thống mô phỏng lái tàu, luyện tập khẩn,... theo danh mục thiết bị đề xuất.
- Lập hướng dẫn kỹ thuật kiểm tra, đánh giá về công tác thực hành trên các thiết bị.
- Thực hiện xây dựng quy trình khai thác, duy tu bảo dưỡng trang thiết bị, công nghệ mới.
Kết quả: Tiếp nhận các thiết bị mô phỏng để đào tạo các nghề về ĐSĐT.
7. Tổng vốn dự án: 431,763 triệu Yên (Bốn trăm ba mươi mốt, bảy trăm sáu mươi ba triệu Yên Nhật Bản) (tương đương 3,953 triệu USD) tương đương 91,421 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản: 399 triệu Yên tương đương 84,428 tỷ đồng.
- Vốn đối ứng của Việt Nam: 6,966 tỷ đồng từ nguồn vốn Trường tự cân đối chi đảm bảo dự án hoạt động theo như cam kết.
Để thực hiện Dự án, Trường Cao đẳng Đường sắt có trách nhiệm bố trí nhân sự đối tác thực hiện trong toàn bộ quá trình chuẩn bị và triển khai Dự án; bổ sung phòng làm việc cùng các điều kiện thiết yếu đi kèm để cung cấp và tạo điều kiện cần thiết cho Nhóm chuyên gia tư vấn hỗ trợ (gồm 15-20 người) trong suốt thời gian JICA, Nhà cung cấp dịch vụ thực hiện Dự án.
8. Cơ chế tài chính vốn ODA không hoàn lại: Ngân sách nhà nước cấp phát 100%.
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
1. Trường Cao đẳng Đường sắt có trách nhiệm:
- Bố trí nhân sự đối tác, phòng làm việc, trang thiết bị cần thiết cho chuyên gia nước ngoài trong thời gian thực hiện Dự án.
- Phối hợp với JICA triển khai Dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư, tuân thủ theo Hướng dẫn của nhà tài trợ và quy định của pháp luật Việt Nam.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
2. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm hỗ trợ Trường CĐĐS trong quá trình thực hiện dự án về xây dựng tiêu chuẩn chức danh nghề theo các quy định của Bộ GTVT.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch - Đầu tư, Hợp tác quốc tế, Tài chính, Tổ chức cán bộ; Trường Cao đẳng Đường sắt và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng (để b/cáo); - ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam; - Các Bộ: KH&ĐT, Tài chính, Ngoại giao, LĐ-TB&XH; - JICA Việt Nam; - Lưu VT, KHĐT(HaiNN). | BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Đông
|
VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA KHÔNG HOÀN LẠI CỦA CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN
(Kèm theo Quyết định số 1818/QĐ-BGTVT ngày 19/10/2021 của Bộ GTVT)
________________
I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án (tiếng Việt và tiếng Anh): “Tăng cường năng lực đào tạo đường sắt đô thị” cho Trường Cao đẳng Đường sắt (Project for Strengthening the Urban Railway Training Capacity for Railway College)
2. Cơ quan chủ quản, đơn vị đề xuất và chủ dự án:
- Cơ quan chủ quản: Bộ Giao thông Vận tải (GTVT)
Địa chỉ liên lạc: số 80 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
- Đơn vị đề xuất dự án: Trường Cao đẳng Đường sắt thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Địa chỉ liên lạc: số 2/167 Phố Gia Quất, Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội. số điện thoại/Fax: 043.8710384
c) Chủ dự án: Trường Cao đẳng Đường sắt (Trường CĐĐS).
Địa chỉ liên lạc: số 2/167 Phố Gia Quất, Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội. số điện thoại liên hệ: 043.8712983
3. Nhà tài trợ nước ngoài hỗ trợ thực hiện dự án: Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)
4. Thời gian dự kiến thực hiện dự án: Từ năm 2021 - 2025
5. Địa điểm thực hiện dự án: số 2/167 Phố Gia Quất, Phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
lI. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
1. Sự phù hợp và các đóng góp của dự án vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, quy hoạch phát triển ngành, vùng và địa phương.
1.1.Chính sách về phát triển GTVT trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020: Thời kỳ thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm (giai đoạn 2011-2020), kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 6,4%/năm, Việt Nam cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp, đáp ứng nhu cầu vận tải, mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông được hoàn thiện, giao thông đô thị từng bước được cải thiện, bước đầu đang xây dựng và chuẩn bị hoàn thành một số tuyến vận tải đường sắt đô thị (ĐSĐT) ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
- Quy hoạch phát triển tổng thể đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030: Các thành phố lớn (Hà Nội và TP.HCM) phấn đấu hoàn thành các dự án ĐSĐT đang triển khai và tiếp tục đầu tư các tuyến mới theo quy hoạch được TTgCP phê duyệt nhằm từng bước giải quyết ùn tắc, mất an toàn giao thông và môi trường đô thị,... nên nguồn nhân lực phục vụ ĐSĐT, đường sắt tốc độ cao cần phải đi trước một bước để sớm tổ chức đào tạo.
Ngày 08/5/2012, Bộ GTVT có Quyết định số 1205/QĐ-BGTVT phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Trường CĐĐS đến năm 2020 với mục tiêu Trường có khả năng đào tạo tất cả các nghề về đường sắt ở trình độ đại học, đạt chuẩn khu vực và quốc tế; phát triển thương hiệu, uy tín về chất lượng đào tạo và nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ các lĩnh vực như: Thiết kế chế tạo đầu máy, toa xe; thiết kế tư vấn đầu tư xây dựng cầu, hầm đường sắt; thiết kế hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt; quản lý khai thác và điều hành chạy tàu đường sắt và các lĩnh vực khác,... phục vụ nhu cầu về nhân lực cho đường sắt quốc gia và ĐSĐT.
Về Đề án Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho ĐSĐT: Ngày 14/02/2014, Bộ GTVT đã có Quyết định 127/QĐ-BGTVT phê duyệt Đề án tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho ĐSĐT giai đoạn 2014 -2020 của Trường CĐĐS với mục tiêu tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho ĐSĐT đến năm 2020 và chất lượng công tác đào tạo các chức danh cũng như hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý, chính sách mang tính chiến lược.
2. Mối quan hệ với các chương trình, dự án khác nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan của chương trình, dự án.
Chính phủ Nhật Bản thông qua JICA hỗ trợ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nghiên cứu tiền khả thi dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam, cung cấp vốn vay ODA cho các dự án đầu tư xây dựng các cầu trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP HCM, các tuyến ĐSĐT Hà Nội và TP HCM,... nên JICA tài trợ không hoàn lại Dự án trên là phù hợp.
3. Sự cần thiết của dự án phục vụ cho các dự án ĐSĐT.
ĐSĐT là một lĩnh vực mới và lần đầu tiên thực hiện ở Hà Nội và TP.HCM, một số dự án với các công nghệ khác nhau, trong tương lai quá trình tổ chức vận hành, khai thác và bảo trì là hết sức quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, thuận tiện và tính kết nối các tuyến với nhau. Do đó, nhu cầu nguồn nhân lực vận hành, khai thác, bảo trì cho tất cả các tuyến ĐSĐT là rất lớn, trong khi công tác đào tạo trực tiếp thông qua các dự án cụ thể ở nước ngoài chỉ hạn hẹp, chi phí cao nên việc tổ chức đào tạo trong nước rất cần thiết. Bên cạnh đó, công tác tổ chức đào tạo trong bối cảnh cần xây dựng mô hình, tiêu chuẩn đối với nhân viên ĐSĐT ở Việt Nam còn đang trong quá trình nghiên cứu, học hỏi.
Để từng bước đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ĐSĐT tại Việt Nam, cần xây dựng chương trình, giáo trình và đào tạo giảng viên, các trang thiết bị, mô hình phục vụ công tác giảng dạy và thực hành về ĐSĐT tại Việt Nam. Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, các nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài là giải pháp được nhấn mạnh trong Đề án tổ chức đào tạo nguồn nhân lực ĐSĐT cho Trường giai đoạn 2014 - 2020. Để công tác tổ chức đào tạo bài bản, chuyên nghiệp theo một quy trình chuẩn, thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế, đảm bảo đạt chất lượng của học viên được đào tạo sau khi ra trường, Trường CĐĐS cần được đầu tư Dự án Tăng cường năng lực đào tạo ĐSĐT.
4. Nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật bằng vốn ODA không hoàn lại.
Nhằm đảm bảo tính bền vững của các dự án ĐSĐT sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản, JICA đã tiến hành khảo sát nhiều lần nhu cầu phát triển ĐSĐT của Việt Nam để xây dựng nội dung dự án HTKT tăng cường năng lực đào tạo ĐSĐT cho Trường CĐĐS (gọi tắt là Dự án). Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam có Công hàm số JD 7/2021 ngày 23/02/2021, Công hàm số JD 8/2021 ngày 23/02/2021 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) xác nhận triển khai Dự án và Bộ KH&ĐT đã có Công hàm số 1191/BKHĐT-KTĐN ngày 05/3/2021 chấp thuận triển khai Dự án.
Sau một số cuộc họp với Tổng công ty ĐSVN, JICA đã cử Đoàn khảo sát lập dự án sang Việt Nam từ ngày 26/4/2021 - 11/5/2021 làm việc với Trường CĐĐS và Tổng công ty ĐSVN để khảo sát cơ bản thực hiện Dự án nhằm thực hiện việc đào tạo nguồn nhân lực cho các tuyến ĐSĐT tại Việt Nam như: Cát Linh - Hà Đông; Nhổn - Ga Hà Nội; Bến Thành - Suối Tiên,...
III. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI
Từ năm 1992 khi bắt đầu hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam, Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất về xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và phát triển nguồn nhân lực, nhằm hỗ trợ Bộ GTVT tiếp cận với công nghệ xây lắp hiện đại, áp dụng nguyên vật liệu mới, công tác quản lý bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở trình độ cao đảm bảo tính bền vững và đáng tin cậy.
IV. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
1. Mục tiêu của dự án:
- Mục tiêu tổng quát: Xây dựng mô hình chuẩn cho tổ chức đào tạo ĐSĐT để Trường CĐĐS có khả năng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về ĐSĐT phục vụ vận hành và bảo trì hệ thống ĐSĐT ở Việt Nam thuận tiện, an toàn, bền vững. Trước mắt, phục vụ khai thác các dự án ĐSĐT tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sau khi hoàn thành đưa vào khai thác. Dự án tăng cường năng lực đào tạo cho Trường CĐĐS trong công tác quản lý, tổ chức khai thác, vận hành và bảo trì ĐSĐT góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
- Mục tiêu cụ thể:
Tăng cường năng lực đào tạo về ĐSĐT cho Trường CĐĐS trong đó xây dựng hệ thống chương trình đào tạo, giáo trình giảng dạy, nâng cao kiến thức đội ngũ giáo viên, giảng viên thực hành có đủ trình độ và cung cấp thiết bị để thực hành đảm bảo mục tiêu hơn 70% học sinh sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc cho các công ty, tổ chức liên quan đến ĐSĐT.
3. Kết quả chủ yếu:
- Nghiên cứu tái cơ cấu chuyển Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ tại Trường CĐĐS thành đơn vị tổ chức đào tạo ĐSĐT.
- Xây dựng các giáo trình và chương trình đào tạo các nghề về đường sắt đô thị để giảng dạy tại RC.
- Triển khai các khóa đào tạo thường xuyên cho các giảng viên, cán bộ quản lý của RC và các đơn vị liên quan của Phía Việt Nam.
- Đề xuất sửa đối hệ thống các quy định và các hướng dẫn về đào tạo đường sắt đô thị của RC. Hệ thống tiêu chuẩn hóa về đánh giá chất lượng đào tạo đường sắt đô thị sẽ được thiết lập tại Trường CĐĐS theo tiêu chuẩn quy định.
- Tiếp nhận các tài liệu và các giải pháp về an toàn để nâng cao hiểu biết sâu sắc hơn về an toàn GTVT đường sắt.
- Tiếp nhận các trang thiết bị về đường sắt đô thị để phục vụ đào tạo các nghề về ĐSĐT tại Trường.
V. MÔ TẢ DỰ ÁN
Kết quả đầu ra chính của Dự án bao gồm:
(i) Hoạt động 1: Nghiên cứu tái cơ cấu chuyển Trung-tâm nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ (NC&CGCN) tại Trường thành đơn vị tổ chức đào tạo ĐSĐT.
- Xem xét, đánh giá cơ cấu, tổ chức hiện nay của Trường CĐĐS.
- Xác định cơ cấu, tổ chức, vai trò và chức năng của Trung tâm NC&CGCN.
- Xây dựng các quy tắc và quy định nội bộ của Trung tâm NC&CGCN sau chuyển đối thành đơn vị đào tạo ĐSĐT.
Kết quả: Tiếp nhận kết quả nghiên cứu để ứng dụng hình thành Trung tâm đào tạo ĐSĐT tại Trường CĐĐS.
(ii) Hoạt động 2: Xây dựng các giáo trình và chương trình đào tạo về ĐSĐT.
- Xem xét các giáo trình và chương trình đào tạo hiện có.
- Tiến hành đánh giá các nhu cầu về các nghề đối với phát triển nhân lực ĐSĐT tại Việt Nam.
- Xây dựng các chương trình và giáo trình đào tạo về các nghề ĐSĐT.
- Biên soạn các tài liệu đào tạo, bao gồm các tài liệu trực tuyến và các sổ tay hướng dẫn các nghề về ĐSĐT.
- Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo về ĐSĐT.
- Đề xuất danh mục thiết bị cần mua sắm để phục vụ đào tạo các nghề về ĐSĐT.
Kết quả: Tiếp nhận các chương trình, giáo trình để đào tạo các nghề về ĐSĐT tại Việt Nam và danh mục thiết bị cần thiết để phục vụ việc đào tạo tại Trường.
(iii) Hoạt động 3: Triển khai các khóa đào tạo thường xuyên cho các giảng viên Trường CĐĐS và cán bộ quản lý của phía Việt Nam.
- Đánh giá năng lực, trình độ về ĐSĐT các giảng viên tại Trường.
- Thiết kế những yêu cầu về trình độ của các giảng viên và đào tạo cho các giảng viên của Trường về ĐSĐT theo từng ngành nghề cụ thể.
- Tiến hành đào tạo thử nghiệm cho cán bộ quản lý với sự hỗ trợ của các Chuyên gia Nhật Bản.
- Triển khai các khóa đào tạo thường xuyên cho các giảng viên, cán bộ quản lý tại Nhật Bản và Việt Nam
Kết quả: Đào tạo từ 76 - 86 cán bộ, giảng viên tại Việt Nam và Nhật Bản.
(iv) Hoạt động 4: Sửa đổi hệ thống quy định và hướng dẫn của Trường CĐĐS.
- Xem xét hệ thống quy định và các hướng dẫn hiện có.
- Tiến hành đánh giá sự cần thiết của việc sửa đổi hệ thống quy định và các hướng dẫn của Trường về đào tạo ĐSĐT để đề xuất sửa đổi hệ thống quy định và hướng dẫn của Trường theo tiêu chuẩn khu vực và thế giới.
Kết quả: Các quy định, quy trình về đào tạo các nghề về ĐSĐT sẽ được ban hành và áp dụng tại Trường CĐĐS.
(v) Hoạt động 5: Nâng cao hiểu biết sâu sắc hơn về an toàn GTVT ĐSĐT.
Giới thiệu những ví dụ về các tai nạn đường sắt tại Nhật Bản để đề xuất các chương trình và giáo trình về quản lý an toàn giao thông đường sắt.
Kết quả: Tiếp nhận các chương trình, giáo trình về quản lý an toàn giao thông để giảng dạy tại Trường CĐĐS.
(vi) Hoạt động 6: Tiếp nhận, quản lý và khai thác các thiết bị, công nghệ phục vụ đào tạo các nghề về ĐSĐT.
- Các hệ thống mô phỏng phục vụ việc đào tạo các nghề về ĐSĐT: Thiết bị phục vụ đào tạo thực hành nghề lái tàu, nhân viên vận hành ga, depot, nhân viên bảo dưỡng, điều độ viên,... sẽ là các máy móc thiết bị cho công tác thực hiện dự án chủ yếu là thiết bị động lực liên quan, thiết bị tự động hóa làm việc, máy chiếu,... cần thiết cho công tác đào tạo về đoàn tàu, tín hiệu, an toàn hệ thống, thiết bị nhà ga, công cụ, vận hành, hệ thống mô phỏng lái tàu, luyện tập khẩn,... theo danh mục thiết bị đề xuất.
- Lập hướng dẫn kỹ thuật kiểm tra, đánh giá về công tác thực hành trên các thiết bị.
- Thực hiện xây dựng quy trình khai thác, duy tu bảo dưỡng trang thiết bị, công nghệ mới.
Kết quả: Tiếp nhận các thiết bị mô phỏng để đào tạo các nghề về ĐSĐT.
VI. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
1. Đối tượng thụ hưởng trực tiếp: Trường Cao đẳng Đường sắt
2. Đối tượng thụ hưởng gián tiếp: Bộ Giao thông vận tải, Cục đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương có xây dựng, quản lý vận hành ĐSĐT trong tương lai...
VII. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
1. Sau khi Dự án được Bộ GTVT phê duyệt, Biên bản thảo luận được Bộ GTVT và JICA ký, Trường CĐĐS sẽ phối hợp với tư vấn JICA lập kế hoạch triển khai các hoạt động của Dự án làm cơ sở cho Ban chỉ đạo theo dõi giám sát.
2. Kế hoạch tổng thể dự kiến triển khai trong 48 tháng bắt đầu từ 2021 đến 2025. Trong năm 2021 dự kiến sẽ triển khai những hoạt động sau: JICA sẽ tiến hành khảo sát lập kế hoạch chi tiết để thực hiện Dự án trong vòng một năm kể từ khi bắt đầu triển khai Dự án.
3. Kế hoạch giám sát và đánh giá dự án: JICA và Trường CĐĐS cùng tiến hành họp Ban chỉ đạo giám sát thường kỳ tiến độ của Dự án (6 tháng một lần).
Thực hiện kế hoạch giám sát, đánh giá dự án theo qui định tại Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ Việt Nam về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của Nhà tài trợ nước ngoài.
VIII. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Trường Cao đẳng Đường sắt có trách nhiệm:
- Bố trí nhân sự đối tác, phòng làm việc, trang thiết bị cần thiết cho chuyên gia nước ngoài trong thời gian thực hiện Dự án.
- Phối hợp với JICA triển khai Dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư, tuân thủ theo Hướng dẫn của nhà tài trợ và quy định của pháp luật Việt Nam.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
2. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm hỗ trợ Trường CĐĐS trong quá trình thực hiện dự án về xây dựng tiêu chuẩn chức danh nghề theo các quy định của Bộ GTVT.
IX. TỔNG VỐN DỰ ÁN
Tổng kinh phí thực hiện dự án: 431,763 triệu Yên (Bốn trăm ba mươi mốt, bảy trăm sáu mươi ba triệu Yên Nhật Bản) (tương đương 3,953 triệu USD) tương đương 91,421 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản: 399 triệu Yên tương đương 84,428 tỷ đồng.
- Vốn đối ứng của Việt Nam: 6,966 tỷ đồng từ nguồn vốn Trường tự cân đối chi đảm bảo dự án hoạt động theo như cam kết.
Để thực hiện Dự án, Trường Cao đẳng Đường sắt có trách nhiệm bố trí nhân sự đối tác thực hiện trong toàn bộ quá trình chuẩn bị và triển khai Dự án; bổ sung phòng làm việc cùng các điều kiện thiết yếu đi kèm để cung cấp và tạo điều kiện cần thiết cho Nhóm chuyên gia tư vấn hỗ trợ (gồm 15-20 người) trong suốt thời gian JICA, Nhà cung cấp dịch vụ thực hiện Dự án.
X. ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC VỀ SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA NHÀ TÀI TRỢ, CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC
1. Điều kiện ràng buộc về sử dụng vốn ODA của nhà tài trợ:
Đây là khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản không có điều kiện ràng buộc. Nhà tài trợ trực tiếp tổ chức lựa chọn tư vấn, giải ngân qua dự án, không giải ngân qua ngân sách nhà nước Việt Nam.
2. Cơ chế tài chính vốn ODA không hoàn lại: Ngân sách nhà nước cấp phát 100%.